Hạng B2
28/12/09
472
2.817
93
Tp Hồ Chí Minh
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

Mr Fil nói:
phongicehcmc nói:
thanks bác, thấy bác biết nhiều em mới dám hỏi chứ :)
em hỏi tiếp nhé?
dây điện 1,5mm2 và 2,5mm2, loại có 7 tao nhỏ, khi đấu vào CB hay thanh nguội, có nên bấm đầu cos không? nếu bấm thì dùng đầu cos loại nào?
Thi công tại VN Bác có thể làm bất cứ việc gì mình muốn. Nhưng nếu làm cho DN nước ngoài hoặc dưới sự giám sát của em thì tất cả đều phải bấm cos và đánh dấu thứ tự pha đàng hoàng.:D:D:D:D:D
Về nguyên tắc, nếu không bấm cốt mà bắt trực tiếp vào thanh cái thì mặc nhiên quá trình xiết bulong đã làm hỏng/biến dạng chất liệu của dây dẫn (có thể là đứt dây), bản thân bề mặt tiếp xúc ít gây ra hiện tượng phát nhiệt
Loại cos nào? Có rất nhiều loại với nhiều đường kính lỗ khác nhau. Ví dụ, cùng là dây 1,5mm nhưng có thể phải đấu vào bulong 12 - 14mm hoặc cũng có thể chỉ là 6 - 8mm hoặc nhỏ hơn
Xem hình
1329558634_image040.jpg
1329558960_image044.jpg

Riêng việc đấu vào CB thì cos bấm là loại cos rỗng không lỗ, đầu tròn.
Xem hình
1329558782_image042.jpg
1329558732_image041.jpg
Việc sử dụng đầu cốt (cable lug) phụ thuộc vào tính chất của mối nối điện, đối với các mối nối mà cho phép kẹp chặt, đủ lực và không làm hư lõi cáp thì còn tốt hơn nhiều việc dùng đầu cốt và cách kẹp không phù hợp.
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.817
93
Tp Hồ Chí Minh
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

Mr Fil nói:
Khi thiết kế hệ thống điện.Đa phần tuân thủ theo quy tắc,nhưng không phải khi thi công đều như thế.
Vậy chúng ta sẽ đối phó ra sao trong quá trình xây dựng để có một công trình đạt yêu cầu,an toàn trong sử dụng.
1,Một đường dây có tiết diện 2,5mm - phụ tải đo được là 15A.
Quá nguy hiểm nếu nó bị cháy thì...
Đúng là linh ta linh tinh, vớ va vớ vẩn

2,Một số nhà thầu còn chôn thẳng các mối nối vào trong tường.Điều này sẽ gây ra một hệ lụy đó là cháy tiếp xúc mối nối sau một thời gian mang tải.
Cho dù công nhân đã thực hiện nó cũng không thể nhớ vị trí để khắc phục vì việc làm bừa làm ẩu luôn mau quên.
Đúng là linh ta linh tinh, vớ va vớ vẩn
Vấn đề dòng danh định của cáp điện dẫn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố chính sau:
- cấp nhiệt độ của cáp,
- Đi dây (một sợi, nhiều sợi, máng cáp, môi trường ...),
- Độ sụt áp cho phép của mạch ứng với dòng làm việc (liên quan đến chiều dài mạch),
chi tiết các bác có thể tham khảo tiêu chuẩn lắp đặt điện - phần đi dây TCVN 7447-5-52 (IEC 60364-5-52) hay tiêu chuẩn rút gọn TCXDVN 394. Và phụ lục D tiêu chuẩn kiểm tra lắp đặt TCVN 7447-6 (IEC 60364-6).
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/12/09
472
2.817
93
Tp Hồ Chí Minh
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

cpkhanhhung nói:
Thường nhiệt độ tố đa cho phép ở CB là bao nhiêu hả bác? Em thì may có thằng lính làm điện rất cẩn thận, tủ điện của nó đi dây đẹp như tủ của điện lực vậy, vuốt từng lớp, vuông góc, song song rất bắt mắt.
Cái này phải tham khảo spec của CB bác ạ, nó phụ thuộc vào đặc tính tác động nhiệt của CB. Chọn CB cũng được quy định rất kỹ trong bộ 7447 đấy nhóm 7447-4- và nhóm 7447-7-.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/1/09
1.339
11
38
36
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

nhnam100 nói:
Mr Fil nói:
phongicehcmc nói:
he he vậy em hỏi tiếp nếu là bác, bác có qui định chụp hình hồng ngoại tủ điện không?
Không hiểu ý của Cụ lắm???
Hiện nay sử dụng ảnh hồng ngoại trong lĩnh vực điện đang càng ngày càng phổ biến.
Việc chụp cho tủ điện, hệ thống dây dẫn đã được áp dụng nhiều trên thế giới và đang được nhiều đơn vị trong nước quan tâm.
Nó cho phép nhận diện nhanh các bất hợp lý trong lắp đặt điện như chất lượng mối nối, phân bố tải và nhận diện sơm sự tăng nhiệt bất hợp lý trong hoạt động của thiết bị điện.
hehe, bác nhnam nhanh thế, cái này chắc xài được hả bác?
http://www.fluke.com/fluke/sgen/thermal-imaging/fluke-ti25.htm?PID=56723
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.817
93
Tp Hồ Chí Minh
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

con này quá tốt nhừ giá chát lắm, để inspection điện, có thể dùng của testo, hình như đang khuyến mãi. Con rẻ nhất, độ phân giải tương tự giá khoảng 2K Mỹ. Còn em thì xài con bèo thôi Flir i7, không cần thiết phải PIP hay video gì gì đó đâu.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/12/09
472
2.817
93
Tp Hồ Chí Minh
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

Trước không theo thớt này, nay đành cũng còm linh ta linh tinh vậy.
Mr Fil nói:
Độ sụt áp :

IEE 522-8 quy định độ sụt áp không được vượt quá 2.,5% điện áp danh định
Với mạch 1 pha 220V độ sụt áp cho phép 5.5V
Với mạch 3 pha 380V độ sụt áp cho phép 9.5V.

Quái, cái IEC 60522 là "determination of the permanent filtration of x-ray tube assemblies" cơ mà.
Sụt áp nó phụ thuộc vào ứng dụng,
Dòng ngắn mạch nó được chọn dựa vào chế độ nhiệt của cáp và đặc tính cắt của CB sao cho CB cắt trong thời gian quy định. Món này được xác định gián tiếp thông qua trở kháng mạch vòng sự cố L-N, có tính đến cả điện trở của các mối nối và tiếp điểm CB.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

nhnam100 nói:
Trước không theo thớt này, nay đành cũng còm linh ta linh tinh vậy.
Mr Fil nói:
Độ sụt áp :

IEE 522-8 quy định độ sụt áp không được vượt quá 2.,5% điện áp danh định
Với mạch 1 pha 220V độ sụt áp cho phép 5.5V
Với mạch 3 pha 380V độ sụt áp cho phép 9.5V.

Quái, cái IEC 60522 là "determination of the permanent filtration of x-ray tube assemblies" cơ mà.
Sụt áp nó phụ thuộc vào ứng dụng,
Dòng ngắn mạch nó được chọn dựa vào chế độ nhiệt của cáp và đặc tính cắt của CB sao cho CB cắt trong thời gian quy định. Món này được xác định gián tiếp thông qua trở kháng mạch vòng sự cố L-N, có tính đến cả điện trở của các mối nối và tiếp điểm CB.
Độ sụt áp này quá "lý tưởng" cho các nhà cung ứng điện và cả các nhà thiết kế mạch điện ở VN
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.817
93
Tp Hồ Chí Minh
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

Mr Fil nói:
nhnam100 nói:
Trước không theo thớt này, nay đành cũng còm linh ta linh tinh vậy.
Mr Fil nói:
Độ sụt áp :

IEE 522-8 quy định độ sụt áp không được vượt quá 2.,5% điện áp danh định
Với mạch 1 pha 220V độ sụt áp cho phép 5.5V
Với mạch 3 pha 380V độ sụt áp cho phép 9.5V.

Quái, cái IEC 60522 là "determination of the permanent filtration of x-ray tube assemblies" cơ mà.
Sụt áp nó phụ thuộc vào ứng dụng,
Dòng ngắn mạch nó được chọn dựa vào chế độ nhiệt của cáp và đặc tính cắt của CB sao cho CB cắt trong thời gian quy định. Món này được xác định gián tiếp thông qua trở kháng mạch vòng sự cố L-N, có tính đến cả điện trở của các mối nối và tiếp điểm CB.
Độ sụt áp này quá "lý tưởng" cho các nhà cung ứng điện và cả các nhà thiết kế mạch điện ở VN
Theo quy định tại Thông tư 32/2010/TT-BCT điện áp danh định của Lưới điện quốc gia hiện nay là 0,4 kV 3pha 50 Hz tức 230 V 1 pha 50 Hz nhé.
Tần số ±0,2 Hz đến ±0,5 Hz tùy mục đích.
Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:
a) Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ±5 %;
b) Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10 % và -5 %.
Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10 % so với điện áp danh định.
 
Hạng D
27/1/09
1.339
11
38
36
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

em hay xài cáp Taisin, tra catalogue thì dòng cho phép nó thế này, dù thực tế em chả bao giờ thiết kế hay sử dụng lên đến đúng giá trị dòng này, cảm giác ớn lắm, dây bị nóng lắm
Đúng là linh ta linh tinh, vớ va vớ vẩn
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Vài cái linh tinh vớ vẩn

Em hỏi ngu tí nha Bác.
Theo tiêu chuẩn thiết kế bây giờ, 1 mi li vuông dây dẫn có vỏ bọc bất kỳ cho phép chịu tải mấy Ampere? ( trong điều kiện bình thường)