Bác Mỳ Tôm và các bác: tình cảm với nước Nga cũng như nhân sinh quan về TG nó thay đổi theo thời gian là đúng rồi. Các bác càng lớn lên, càng đi xa, thấy nhiều, ngẫm nghĩ thì các bác càng biết đựoc rằng, những điều chúng ta được dạy dỗ thời nhỏ trong nhà trường đã tốt đẹp nhuốm màu hồng ra sao, còn cuộc sống thực sự thì nó muôn hình muôn vẻ và gồm đủ sắc mầu từ hồng tới đen. Ai biết nhiều màu quá thì tuy là mang tiếng hiểu biết cuộc sống, nhưng không vì thế mà cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn, ai chỉ biết mỗi màu hồng thì cuộc sống sẽ ấm áp dài dài, hehe!
Một mảng tối trong lịch sử Quân đội Sô viết mà ở VN các sách báo không công khai tới, còn ở nước Nga đã cho công khai từ sau Perestroika (Cải tổ) là lịch sử về các cuộc thanh trừng các tướng lĩnh HQ LX của Stalin vào năm 1937. Theo thống kê có hàng chục ngàn sĩ quan cao cấp đã bị sát hại và lưu đầy trong thời gian này, tức là chỉ có 2 năm trước WW2! May mắn cho LX và dân tộc Nga là các nguyên soái còn lại của Nga vẫn quá giỏi, sản xuất các tướng tá mới cũng lại nhanh như sx vũ khí nên nước Nga, cộng thêm với sự giúp đỡ của mùa đông nước Nga khắc nghiệt nên cuối cùng Liên-xô đã chiến thắng Phát xít Đức.
Nói tới Stalin, chúng ta nhớ lại trận chiến Stalingrad có tác dụng quyết định để làm quay lại bánh xe chiến cuộc WW2. Cuộc chiến này bắt đầu từ 08.1942 và kéo dài tới 01.1943. Đã có tới 2 tr. lính và dân thường của cả 2 bên chết chỉ riêng trong trận này.
Đế chế thứ 3 vs. Liên-xô trong trận chiến Stalỉngad:
- Các thống chế 2 bên:
PX Đức và phe trục:
Friedrich Paulus
Erich von Manstein
Petre Dumitrescu
Constantin Constantinescu
Italo Gariboldi
Marko Mesić
Hungary 1940
Ungarn Gusztav Jany
Liên xô:
Wassili Tschuikow
Alexander Wassilewski
Georgi Schukow
Semjon Timoschenko
Konstantin Rokossowski
Rodion Malinowski
Andrei Jerjomenko
Quân đội
Đức:
Heeresgruppe B
6. Armee
4. Panzerarmee
3-th Rumania Armee
4-th Rumänische Armee
8-th Italia Armee
2-th Ungarische Armee
Cả thảy ~ 850.000 quân
Phía Liên xô
Mặt trận phía Nam,
Mặt trận phía đông nam
Mặt trấn sông Đông
cả thảy 1.700.000
Nguyên nhân: Stalingrad là thành phố công nghiệp lớn bên bờ sông Volga (tuyến giao thông quan trọng giữa biển Caspian và bắc Liên Xô) và một cửa dẫn vào khu vực Kavkaz có ý nghĩa chiến lược về dầu mỏ, lúa mì, điện và than, việc thành phố mang tên lãnh tụ Liên Xô Stalin, có ý nghĩa quan trọng về tư tưởng và tuyên truyền. Stalin cũng có suy nghĩ tương tự như vậy. Trong cuộc nội chiến ở LX sau Cách mạng Tháng 10, Stalin từng là chỉ huy hồng quân chống lại các lực lượng Bạch vệ ở khu vực này (khi đó thành phố còn mang tên là Tsaritsyn).
Thương vong của trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử này là rất kinh khủng:
- Phía Đức tổn thất 700-800 nghìn quân (chết, bị thương, bị bắt), trong đó có 400.000 lính Đức, 200.000 lính Romania, 130.000 lính Ý và 120.000 lính Hungary. Gần như tất cả tù binh bị bắt đều chết (chỉ còn 6000 trong số ~100.000 tù binh trở về Đức vào năm 1955).
- Phía Hồng quân tổn thất ~1 triệu quân, trong đó bị chết ~500.000. Tổng số thương vong của cả 2 bên là gần 2 triệu. Một con số khủng khiếp!
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=we7DfXsYS-c&feature=related[/tube]
Về quan hệ lịch sử của VN với nước Nga sô viết: chả biết thế nào, chỉ biết Liên-xô là nước duy nhất trong HĐBA LHQ chưa từng úynh VN chúng ta (hay nói khác đi là VN chúng ta chưa có dịp úynh nhau với!). Vậy nên chí ít thì dân ta cũng còn những tình cảm nhất định với đất nước lớn nhất TG này đúng không các bác? Còn tại sao ta chưa uýnh bác này mà lại uýnh nhau tưng bừng với cả 4 bác khác trong cả bao nhiêu năm trời thì câu chuyện nó …. dài quá, ta có ngồi nói hàng năm trời cũng chả hết các bác nhỉ
?