Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Các bác xem 1 trailer của bộ phim Stalỉngad về một cuộc giao tranh trên đường phố Stalỉngad:


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=uXNrYoO-7qU&feature=related[/tube]


Lính Đức đánh nhau với lính Nga và cả mùa đông nước Nga ở nhiệt độ -30-40°C:


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=7kb44SUcSd0&feature=related[/tube]


Người Nga đáng phục nhất ở chỗ vậy là dám đánh lại và đánh thắng cả người Đức, một dân tộc vào loại đáng phục nhất trên TG :D.

Chỉ có điều là giá của chiến thắng là 20 tr. sinh mạng như chúng ta đều biết. Chúng ta nhớ lại các TP Paris và Praha ... đã được bảo tồn thoát khỏi các hủy hoại của chiến tranh nhờ người Pháp và người Tiệp đã biết đầu hàng Đức rất nhanh :D!
 
Hạng C
27/6/08
972
2
18
51
www.otosaigon.com
Em rất say mê lịch sử chiến tranh cứu nước của VN và LX, em luôn yêu mến và cảm phục những con người tài ba, dũng cảm. Em đã đọc nhiều mẫu chuyện về LS, hôm nay đọc bài của bác Golf06 em cảm thấy lịch sử như mới hôm qua, những trang sử bi hùng dường như sống lại. Cảm ơn bác Golf nhé.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Hai dân tộc uýnh nhau giỏi nhất châu Âu mà đụng nhau thì điều gì sẽ xẩy ra?

Ngoài ý nghĩa là một bước ngoặt của cuộc chiến, chiến trường Stalingrad thể hiệ kỷ luật thép và sự quyết tâm của cả quân đội Đức và Hồng quân, được duy trì bởi những mệnh lệnh quân sự tàn nhẫn.

Tổn thất nhân mạng của Liên xô lớn đến nỗi có đôi lúc thời gian sống của một lính mới ở Stalingrad giảm xuống dưới 1 ngày và của một sĩ quan là 3 ngày vì tấn công của QĐ Đức quá dữ dội.

Do lòng quả cảm và anh hùng của những người bảo vệ thành phố, Stalingrad đã được tặng danh hiệu Thành phố anh hùng vào năm 1945. Sau chiến tranh, vào những năm 1960s, một bức tượng khổng lồ cao 85m có tên "Mẹ Tổ quốc" (tiếng Nga Match - Rodina) đã được dựng lên quả đồi Mamayev Kurgan thấm máu. Bên canh bức tượng là những bức tường đổ nát được giữ nguyên sau trận đánh:


mothermotherlandstatueswv2.jpg



Nghe nói tới tận hôm những mẩu xương và các mảnh kim loại han rỉ vẫn có thể được tìm thấy trên đồi Mamayev Kurgan, là biểu tượng cho sự đau khổ của con người trong trận chiến và cho cuộc chiến tranh vệ quốc thành công nhưng quá đắt giá của Liên xô.

Quân đội Đức cũng thể hiện kỉ luật xuất sắc sau khi bị bao vây. Đây là lần đầu tiên họ phải chiến đấu dưới những điều kiện bất lợi ở một qui mô lớn như vậy. Thiếu thức ăn và quần áo ấm, trong giai đoạn sau của cuộc vây hãm nhiều lính Đức đã chết đói và chết cóng nhưng kỉ luật và sự phục tùng cấp trên vẫn chiếm ưu thế. Chỉ đến thời điểm cuối cùng, khi sự kháng cự không còn ý nghĩa gì nữa họ mới đầu hàng.

Thống chế Friedrich Paulus đã tuân theo mệnh lệnh của Hitler, ông ta đã khước từ rất nhiều lời khuyên của các tướng lĩnh hàng đầu của Đức như Von Manstein. Paulus đã không phá vây, không đầu hàng cho đến khi đạn dược, thức ăn của lính Đức trong thành phố hoàn toàn cạn kiệt.

Vào thời điểm được Hitler phong hàm Thống chế, Paulus biết Stalingrad đã mất và việc cứu trợ bằng hàng không đã thất bại. Thông thường thì các thống soái Đức sẽ tự vẫn trong trừong hợp này, hành động truyền thống của tướng lĩnh Đức khi thất trận, nên việc phong hàm cho ông ta là một động thái an ủi và thúc đẩy thêm để Paulus không để Liên xô bắt sống. Tuy nhiên Paulus cuối cùng đã không làm theo lệnh Hitler, ngay sau khi được phong hàm, ông ta nói rằng mình là một người Thiên chúa ngoan đạo và không thể tự vẫn.

Hitler sau đó không chấp nhận lời giải thích và sỉ nhục Paulus vì đã trở thành Thống chế duy nhất trong lịch sử nước Đức bị bắt sống! (lược theo ttvnol)
 
Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
Các bác cho em hỏi ngu tí.
Hồi WW2 em thấy lính Đức xài súng cá nhân là tiểu liên nhưng không biết lính ĐM và Nga xài súng gì vì không thấy cái băng đạn bổ chảng như súng của Đức, vậy ĐM và Nga có tiểu liên cá nhân chưa các bác?
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Stalingrad là một thành phố công nghiệp chính bên bờ sông Volga, nằm trên một tuyến đường vận chuyển quan trọng nối biển Caspian và miền bắc nước Nga. Chiếm được Stalingrad vì vậy sẽ đảm bảo sườn trái cho QĐ Đức khi họ tiến vào vùng Caucasus nhiều dầu mỏ, cái mà QĐ Đức đang thiếu trầm trọng sau khi đã đánh nhau liên tục với cả châu Âu nhiều năm trời!

Ngoài ra thành phố này mang tên đối thủ không đội trời chung của Hitler là Joseph Stalin nên chiếm được nó sẽ là một thành công phi thường về tư tưởng và tuyên truyền. Stalin biết điều này và ra lệnh: "Bất cứ ai đủ sức cầm một khẩu súng trường đều phải ra chiến trường".

Bản đồ di chuyển của QĐ Đức tại Mặt trận phía đông trước, trong, và sau trận Stalingrad:



feeaq2.png




Cuộc chiến trên đồi Mamayev Kurgan, một quả đồi thấm đẫm máu tại thành phố, đã diễn ra cực kì thảm khốc. Quyền kiểm soát tại đây đã đổi nhiều lần. Có một cuộc phản công của Liên xô tại đây mà trong đó họ đã mất trọn vẹn một sư đoàn gồm 10,000 lính chỉ trong 1 ngày,

Một xe tăng Đức bị bắn hạ ở Stalingrad:


atankbattlenearstalingriu1.jpg




Chiến tranh có một khuôn mặt thật là tàn bạo, ai chỉ nói chiến tranh, chết chóc là anh hùng thì chắc là thực chất cũng chưa bao giờ phải đi đánh nhau ngoài mặt trận!
 
Hạng C
13/11/07
850
17.387
93
53
ba em mà lên đọc bài này thì chắc cụ khoái lắm, ngày xưa cụ đi học mười mấy năm ở Nga về, nhớ ơn CCCP đã cưu mang bao thế hệ sinh viên và nghiên cứu sinh VN, càng yêu CCCP càng cú vụ 1979
 
Hạng D
15/10/06
1.830
26
48
3lan
bác Bin: có lẽ em chỉ có tình yêu nước Nga qua sách vở nên dễ bị lung lay hơn các bác khác, những người từng sống, làm việc, học tập ở Nga, với người Nga. Em trân trọng tình cảm của các bác (cũng giống như với thơ TH vậy).
Tuy nhiên hình tượng đẹp đẽ về nước Nga trong em phai dần theo thời gian cũng một phần do em hay tìm hiểu thêm các thông tin trái chiều.
Ví dụ chuyện Liên Xô ngày xưa giúp VN nhiều chuyện là đúng nhưng chẳng xuất phát gì từ tình anh em cả mà chỉ là hai bên cùng có lợi, đôi khi người Nga còn có nhiều lợi hơn mình! Ngay cả chuyện khí gas đấy thôi, cũng là mua bán đàng hoàng chứ có cho không hay viện trợ đâu.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Cám ơn các bác, bản thân tình cảm của em với nước Nga cũng rất lẫn lộn nên em cũng có nhu cầu tám phét với các bác trong những ngày này ... :)

Tám tiếp với các bác về trận Stalingrad, được mệnh danh là Battlefield của thế kỷ 20 với 2 cuộc chiến tranh TG đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại:

Trận Stalingrad kéo dài 199 ngày và là trận chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại cho tới giờ. Trong các giai đoạn đầu, người Đức đã gây ra những tổn thất nặng nề cho Liên xô nhưng cuộc bao vây của Liên xô, bằng cách đánh xuyên qua các sườn của Đức, chủ yếu được lính Romania canh giữ, đã giam hãm một cách hiệu quả phần còn lại của tập đoàn quân Đức số 6, vốn đã phải chịu những tổn thất nặng nề do các trận chiến trên đường phố trước đó. Có thời điểm người Đức đã kiếm hoát tới 90% thành phố nhưng lính và các sĩ quan Liên xô vẫn chiến đấu quyết liệt.

Chiến thuật của Liên Xô: cầm chân người Đức trong thành phố, sau đó vượt qua các sườn bị kéo quá dài và do vậy chỉ được phòng thủ sơ sài, rồi bao vây quân Đức đang ở trong Stalingrad. Nguyên soái Zhukov đã đích thân đến chỉ huy chiến trường, một điều hiếm thấy ở một tướng lĩnh cấp cao. Chiến dịch này có mật danh là Uranus (thiên vương tinh) và được mở gần như cùng lúc với chiến dịch Mars (hỏa tinh), một chiến dịch khác nhắm trực tiếp đến nhóm tập đoàn quân trung tâm của Đức. Kế hoạch này tương tự như chiến thắng của Zhukov tại Khalkin Gol 3 năm trước, nơi mà ông đã mở một cuộc tấn công gọng kìm và tiêu diệt sư đoàn số 23 của Nhật.

Việc chuẩn bị cho cuộc bao vây rất tỉ mỉ. Chiến thuật của Zhukov là hỗ trợ vừa đủ cho lực luợng đang bị vây trong Stalingrad để họ có thể thu hút, cầm chân và làm kiệt sức tập đoàn quân số 6 Đức của tướng Paulus trong khi lượng lính xô viết mới tuyển và những trang thiết bị mới sẽ được dùng để xây dựng 5 tập đoàn xe tăng mới. Đến thời điểm này việc sản xuất khí tài chiến tranh của Liên xô đã vượt xa sự tưởng tượng của người Đức. Những tập đoàn quân liên xô mới liền được thử lửa ở những nơi khác trên tiền tuyến.

Về tình hình phía Đức trong giai đoạn sau này của chiến dịch lịch sử Stalingrad, sau khi thế cờ đã bị đảo lại: Tàn quân Đức trong thành phố đầu hàng vào đầu tháng 2.1943. Hơn 90000 lính Đức ốm, đói và mệt mỏi đã bị bắt làm tù binh. Trong số tù bình có 22 viên tướng, việc này khiến Liên xô rất mừng và làm mất tinh thần của người Đức. Hitler rất giận dữ khi biết tin Thống chế Paulus đầu hàng và nói rằng "Paulus đã đứng trước ngưỡng cửa của sự vinh quang vĩnh cửu nhưng lại quay đi".

Tại sao Paulus, một tướng cao cấp của QĐ Đức được huấn luyện theo truyền thống của quân đội Hoàng gia Phổ không bao giò biết đến từ "đầu hàng", QĐ có truyền thống úynh nhau số 1 châu Âu lại phải chấp nhận đầu hàng? Vào thời điểm bi đát nhất khi QĐ Đức bị giam hãm trong TP Stalingrad, Liên xô đã gửi cho Paulus một đề nghị: "nếu quân Đức đầu hàng, Liên xô sẽ đảm bảo an toàn cho các tù nhân, cung cấp thuốc men cho thương bệnh binh Đức, lính Đức sẽ được phép giữ những tài sản cá nhân, được ăn những khẩu phần ăn bình thường và được hồi hương về bất cứ nơi nào họ muốn sau khi kết thúc chiến tranh".

Paulus, bị giằng xé giữa ý thức của ông ta về bổn phận và sự khổ sở của binh lính Đức, nhưng vẫn chọn tiếp tục kháng cự và khước từ lời đề nghị. Điều này đã bắt đầu sự hủy diệt tập đoàn quân số 6 thiện chiến vào loại nhất của Đức. Vào cuối chiến dịch quân Đức phải chịu rút lui dần từ vùng ngoại ô Stalingrad vào co cụm cố thủ bên trong thành phố. Sau khi 2 sân bay ở gần đó bị cô lập thì hy vọng của Đức được tiếp tế và di tản thương binh qua cầu hàng không cũng chấm dứt. Lính Đức giờ đây không chỉ đang chết đói mà còn hết dần cả đạn.

Sự tiếp tế bằng không quân đã thất bại gần như ngay lập tức. Hỏa lực phòng không hạng nặng và các máy bay tiêm kích của Liên xô đã khiến Đức tổn thất ~500 máy bay vận tải. Thời tiết mùa đông cũng làm giảm hiệu quả bay của không quân Đức. Chỉ ~10% lượng tiếp tế cần thiết là được đưa đến nơi. Các máy bay vận tải hạ cánh an toàn đã được sử dụng để di tản những chuyên gia kĩ thuật và những người bị ốm và bị thương ra khỏi vùng bị vây hãm. Có ~40,000 người tất cả đã được di tản.

Binh lính Đức còn lại trong thành phố thuộc Tập đoàn quân số 6 dần dần chết đói. Các phi công Đức đã bị sốc khi thấy những binh lính được lệnh gỡ hàng đã quá đói và mệt để có thể thực hiện nhiệm vụ. Tại nước Đức, tướng Zeitzler (tham mưu trưởng lục quân Đức) xúc động trước thảm cảnh của quân lính tại Stalingrad nên bắt đầu giới hạn khẩu phần ăn của chính mình về mức cả ngày chỉ ăn một bữa đạm bạc vào buổi trưa giống như họ. Sau vài tuần như vậy, ông ta trở nên hốc hác đến nỗi Hitler tức giận và đích thân ra lệnh cho Zeitzler phải ăn uống lại như bình thường.

Tuy vậy họ vẫn tiếp tục kháng cự không nhượng bộ, một phần là vì họ nghĩ rằng lính Liên xô sẽ xử tử hàng binh. Đặc biệt, những người được gọi là "HiWis", những công dân Liên xô nhưng đang chiến đấu cho Đức, lại càng không hi vọng gì về số phận của họ nếu bị bắt. Cuộc chiến đẫm máu trong đô thị diễn ra nhưng lần này người Đức mới là phe bị đẩy lùi về phía bờ sông Volga.

Theo bộ phim tài liệu Stalingrad của Đức, hơn 10000 lính Đức và các nước phe trục khác đã từ chối hạ vũ khí tại thời điểm chính thức đầu hàng, dường như họ tin rằng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng còn hơn là phải chết dần chết mòn trong các trại tập trung tù nhân của Liên xô. Những lực lượng này ẩn trong các hầm rượu và các cống rãnh của thành phố và kháng cự trong khi số lượng của họ liên tục bị giảm bởi quân Liên xô đang loại bỏ những sự kháng cự còn sót lại của đối phương trong thanh phố. Đến tháng 3, những lực lượng còn lại của phe phát xít là rất ít, lại bị chia cắt thành 2 "túi" biệt lập nên đã phải đầu hàng.

Số lượng thương vong rất khó để tính toán bởi quy mô quá lớn của trận chiến và bởi thực tế là Liên xô đã không cho phép thực hiện những sự đánh giá vì sợ rằng con số được đưa ra sẽ quá cao. Theo các con số có được, tổn thất của Hồng quân là hơn 1 tr. người, ~500000 bị giết và bị bắt, 650000 bị thương. Tổng số dân thường chết ở các vùng bên ngoài thành phố không được biết đến. Tổng cộng, trận chiến đã gây ra thương vong ước tính 1.7 - 2 triệu cho cả 2 bên.

Một điều cũng đáng nói là về các bạn đồng minh của Đức, thí dụ các tập đoàn quân của Roumani thường là mới thành lập nên ít thiện chiến và kinh nghiệm chiến trường hơn các bác Đức. Thí dụ sườn phía bắc của quân đội Đức đặc biệt dễ bị tổn thương bởi nó đang được phòng ngự bởi các đơn vị của Italia, Hungary và Romania, những đơn vị mà so với các đơn vị tương ứng của Đức thì kém hơn về trình độ, trang bị và tinh thần. Điểm yếu này bị phát hiện và khai thác bởi quân Liên xô, bất cứ khi nào có thể, họ thích đột phá các phòng tuyến được canh giữ bởi những đơn vị không phải của Đức hơn. Điều này cũng giống việc quân đội Anh thích tấn công lính Italia hơn là tấn công lính Đức ở miền Bắc châu Phi :)

20th Century Battlefields - 1942 Stalingrad:


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=aEh9jlNG0nQ&feature=fvsr[/tube]

(tổng hợp từ Internet)
 
Status
Không mở trả lời sau này.