Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Audi nói:
Cám ơn bác Golf đã có 1 bài tổng hợp rất hay về WW2
080402cool_prv.gif

Welcome các bác, hy vọng các bác chưa thích Liên-xô có khi lại quay sang thích Liên-xô :D!

Bản "Đàn sếu bay qua" (tinh thần như bản "Anh nằm xuống, anh lại đứng lên" của TCS ở VN ta :D) qua ba tiếng hát ngọt ngào của những ngườii Con gái Nga xinh đẹp như suối, có ánh mắt sâu thẳm chết người ... đượcTạo hóa sinh ra là để cho tình yêu mà vẫn không được hưởng hạnh phúc vì những người lính đã ra đi là khó bề trở lại ... :

Có phụ đề tiếng Nga và tiếng Anh nên hy vọng không ai có vấn đề gì về lời của bài hát, giai điệu thì theo em là ổn roài, có hơi buồn quá thôi :)


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=639AA6KYNsw[/tube]
 
Hạng D
6/3/08
3.961
8.059
113
Sàigòn
Журавли
Стихи: Расул Гамзатов
Музыка: Ян Френкель

Мне кажется порою, что солдаты,
С кровавых не пришедшие полей,
Не в землю нашу полегли когда-то,
А превратились в белых журавлей.

Они до сей поры с времен тех дальних
Летят и подают нам голоса.
Не потому ль так часто и печально
Мы замолкаем, глядя в небеса?

Летит, летит по небу клин усталый,
Летит в тумане на исходе дня,
И в том строю есть промежуток малый,
Быть может, это место для меня.

Настанет день, и с журавлиной стаей
Я поплыву в такой же сизой мгле,
Из-под небес по-птичьи оклика
Всех вас, кого оставил на земле...

Мне кажется порою, что солдаты,
С кровавых не пришедшие полей,
Не в землю нашу полегли когда-то,
А превратились в белых журавлей.

The Cranes
Poem: Rasul Gamzatov,
Music: Yan Frenkel
English translation: Peter Tempest

I sometimes think that warriors brave,
Who met their death in bloody fight,
Were never buried in a grave
But rose as cranes with plumage white.

Since then unto this very day
They pass high overhead and cry.
Is that not why we often gaze
In silence as the cranes go by?

Across the weary sky they race
In the evening’s dying glow I see
And in their ranks there is a space—
Perhaps they’re keeping it for me?

One day I’ll join the flock of cranes
With them I shall go winging by
And you who here on earth remain,
Will listen to my strident cry.

Đàn sếu
Thơ: Rasul Gamzatô
Nhạc: Yan Frenkel
Dịch: Nguyễn Đình Đăng

Tôi thường nghĩ đôi khi bao người lính
Không trở về từ bãi chiến trường xa
Đã chẳng chịu vùi thây trong lòng đất
Mà hiện hình thành sếu trắng bay qua.

Từ thuở ấy đến giờ bao năm tháng
Sếu vừa bay vừa thảng thốt gọi ta
Có phải vậy mà ta thường lặng lẽ
Ngước mắt buồn nhìn trời thẳm bao la?

Bay bay mãi ôi cánh chim vẫy mỏi
Xuyên sương mù, ngày sẽ lụi tàn thôi
Giữa bầy sếu chợt hé ra khoảng nhỏ
Phải chăng là một chỗ để cho tôi?

Rồi sẽ tới cái ngày tôi cùng sếu
Trôi giữa màu xanh thắm củathiên thu
Từ mây trắng cất tiếng chim tôi gọi
Những bạn bè trên mặt đất âm u.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Cám ơn bác Nguyễn đã phụ một tay, bài này quả là quá hay :)

Tám tiếp với các bác về các trận đánh WW2 của HQ LX chống phát xít Đức:

Trận Leningrad là cuộc bao vây thành phố Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) trong Thế chiến thứ hai. Đây là trận đánh có tỉ lệ tử vong cao thứ hai trong lịch sử thế giới. Chiến dịch này được Đức Quốc Xã gọi là Operation Nordlicht (Chiến dịch Ánh sáng phương Bắc). Cuộc bao vây bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày cuối tháng giêng năm 1944.

Con số người thiệt mạng sau cuộc bao vây cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất. Sau chiến tranh, chính phủ Xô Viết cho biết có ~700 000 người chết từ năm 1941 đến tháng 1 năm 1944, phần lớn là do nạn đói. Một số đánh giá khác cho rằng con số người thiệt mạng cào hơn nhiều so với con số mà chính phủ Xô Viết đưa ra, vào khoảng 700 000 - 1,5 triệu người chết, phần lớn các ước đoán cho thấy số người chết vào khoảng hơn 1 triệu người chết.

Leningrad được trao tặng danh hiệu thành phố anh hùng vào năm 1945 (lược theo wiki)

Hầu hết các nạn nhân này được chôn tại nghĩa địa Piskarevskoye của TP. Em đã tới thăm nghĩa địa Piskarevskoye vào mùa đông 1982. Các nấm mộ được sắp xếp theo năm từ các năm từ 1941 đến 1944. Cảm giác mênh mông tĩnh lặng và tử khí bào trùm một vùng rộng lớn cả trăm héc-ta là cảm giác chủ đạo theo cảm nhận trong chuyến thăm đó của em

Khu mộ tập thể này được xây xong vào dịp 9.05.1960 để kỷ niệm 15 năm chiến thắng. Khoảng trên 400 000 dân thường và 50 000 lính tại mặt trận Leningrad đã được chôn trong 186 nấm mộ tập thể. Ở lối vào có đặt ngọn lửa Vĩnh hằng để tưởng nhớ tới linh hồn những người đã chết

Theo bảng mộ thì từ 09.1941 tới 01.1944 đã có hơn 100 000 trái bom đã bỏ xuống Leningrad làm hơn 16 000 người chết và hơn 30 000 bị thương. Nhưng số người chết chủ yếu vẫn là chết đói trong 900 ngày đêm thành phố bị bao vây mà không chịu đầu hàng. Có tới hơn 600 000 người đã bị chết đói trong những năm này:


Piskarevskoye_Memorial_Cemetery_Central_Alley.jpg




Tượng Bà mẹ Tổ quốc tại khu mộ tập thể Leningrad:


Piskarevskoye_Memorial_Cemetery_Mother_Motherland_04.jpg



Video :

"Bao vây Leningrad: 900 ngày đêm hãi hùng của Leningrad", khẩu phần của mỗi người hàng ngày là 100 g bánh mỳ đen, đó là nguyên nhân của 600 000 cái chết của ND thành phố chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm:


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=CnEbSGFm5t4&feature=related[/tube]


"Leningrad in winter 1943" - film tuyên truyền của Đức quốc xã:


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=Ici62jHzrX4&feature=related[/tube]
 
Hạng C
28/11/06
865
22.848
93
53
Mình thắc mắc là hình như Stalin không phải là người Nga! mà là người Kavkaz hay Geogia gì đó thì phải?
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Stalin không phải là người Nga mà là người Grusia (cũng như đánh lộn với Hitler không phải là người Đức mà đã làm Lãnh tụ của Đế chế thứ 3 của Đức :D). Stalin là bạn chiến đấu luôn sát cánh bên Lenin và Troski - là những lãnh tụ của CM Nga. Bác muốn tìm hiểu thêm thì cứ google, sẽ ra nhiều chiyện lắm :)

Về thực phẩm và khẩu phần ăn của người dân Leningrad trong 900 ngày blockade:
- công nhân được cung cấp 600 g bánh mì một ngày,
- lao động bình thường đuợc 400 g,
- trẻ em và các thành phần khác được 300 g một ngày.

Khi tất cả các nguồn dự trữ bột mì đã hết một số nguồn khác như sợi (cellulose) và bán khô dầu cho súc vật được tận dụng. Yến mạch cho ngựa cũng được trưng dụng làm thực phẩm, còn ngựa thì được nuôi bằng lá cây.

Trong suốt cuộc bao vây, có tổng cộng năm đợt giảm khẩu phần: kết thúc bằng 250 g/ngày cho công nhân và 125 g/ngày cho thuờng dân.

Về năng lượng: do thiếu năng lượng, nhiều nhà máy đóng của và tất cả các dịch vụ vận chuyển công cộng đều không thực hiện được. Việc sử dụng năng lượng bị cấm ở khắp nơi, ngoại trừ căn cứ trung tâm, hội đồng địa phương, các căn cứ phòng thủ, và một số trung tâm khác.

Sau một thời gian nguồn cung cấp dầu và than đá bắt đầu cạn kiệt. Nguồn năng lượng duy nhất vào lúc này là các loại củi. Ngày 8 tháng 10 hội đồng hành pháp Leningrad quyết định chặt toàn bộ cây tại 2 quận phía bắc của thành phố Leningrad để lấy củi.

Con đường tiếp tế: sau khi quân Đức tiến hành bao vây thành phố và phong tỏa tất cả các nguồn lương thực đến Leningrad và các vùng ngoại ô thì chỉ còn một hành lang tiếp tế duy nhất cho TP Leningrad đang bị bao vây là con đường băng qua hồ Lagoda. Con đường trên băng được gọi là con đường sống (tiếng Nga: Дорога жизни), chỉ có thể được sử dụng trong mùa đông, và trong suốt phần còn lại của năm, các loại thuyền được sử dụng để vận chuyển đồ tiếp tế. Tuy nhiên, con đường này đã mang thức ăn vào và đưa thuờng dân ra cho phép thành phố tiếp tục chống lại cuộc bao vây kéo dài của quân Đức.

Quân Đức và những trận đánh vào con đường của sống duy nhất của Leningrad là hồ Ladoga (film tuyên truyền của Đức quốc xã):

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=Z27-lMtD078&feature=related[/tube]

PS: khoe hàng chút: Golf06 mùa hè 1982 tại Leningrad bên chiếc chiến hạm Potemkin (chiến hạm Rạng đông) :D
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Cuộc bao vây này đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng các cư dân của thành phố, ít nhất là một thế hệ sau cuộc chiến. Thành phố Leningrad, mà ngày nay được trở lại tên cũ trước năm 1917 là St. Petersburg, luôn tự hào về văn hóa của thành phố, dù đó là với thư viện hai trăm năm tuổi Ermitage hoặc những cái chết vì băng giá trên hồ Ladoga. Niềm tự hào của người dân thành phố đã có quá nhiều hy sinh mất mát là: "Troia và Roma có thể sụp đổ, nhưng Leningrad vĩnh viễn không bao giờ thất bại, hix!"

Cảnh đẹp St. Petersburg ngày nay:

Cung điện Mùa Đông chụp panorama:

WinterPalaceNevaSide.jpg


Tượng Pie Đại đế:

Sankt_Petersburg_Dekabristenplatz_2005_c.jpg



Nghệ sĩ đường phố:


artist_griboedov_canal_st_petersburg_russia.jpg



Cung điện Mùa đông chụp gần hơn:

winter_palace_square_st_petersburg_russia.jpg



Petershof:

peterhof_st_petersburg_russia.jpg



Thác nước bên Petershof::

samson_fountain_peterhof_st_petersburg_russia.jpg



Bên bờ sông Neva tươi đẹp:

sand_sculpture_neva_river_st_petertsburg_russia.jpg



Đảo Vasilievsky trên sông Neva:

vasilievsky_island_neva_river_st_petersburg_russia.jpg



Cầu mở trong Đêm trắng thành Len (vào dịp tháng 7, belaia Notch, cho các bác thích tiếng Nga):

white_night_neva_river_st_petersburg_russia.jpg



Bác nào tám tiếp hộ chút, mệt rùi :D!
 
Hạng B2
8/8/06
456
18
28
Chiến tranh có người thắng kẻ thua, nhưng nhân dân thì ko bao giờ thắng cả!
 
Hạng D
28/7/08
2.279
3.718
113
Cám ơn các bác! Hay quá!

@golf: Chắc bác từng học tại USSR từ 82? Trường nào?
 
Status
Không mở trả lời sau này.