O.S.P.D
4/12/06
701
23
63
Hà nội
Re:Em lại lang thang (phần 2)

@ Bác Tà: Trình chụp mà Khẩu và Tốc còn không nắm được nên chỉ dám post thế thôi ạ:(

Do chủ thớt nói về chủ đề LANG THANG, chắc nghĩ là thường một mình nên em cố lôi một ông cha vơ chú váo vào cái ảnh đầu tiên cho nó chuẩn chỉ thôi ---> Chứ:D, hồi bé, được nghe nhiều về ông Lê Vitan (cùng họ với em[8D]), nên khi vẽ vời gì đó chẳng dám dính dáng đến con người, vì phải tả cái Xúc của sự Vật Lộn của Lòai Người mà ( giống như bác miêu tả chuyện ngụ ngôn đó).

Em trích một đọan nói về Anh họ Lê Vi Tân nhà em nhé:):

"Một ngày thu ở Xôkônniki" là bức phong cảnh duy nhất của Lêvitan trong đó có người, mà cũng lại là do Nikôlai Tsêkhôp vẽ thêm vào. Sau đó, trong tranh của Lêvitan không bao giờ có người nữa. Người đã được thay thế bằng những khu rừng, những đồng cỏ, những dòng nước lũ mù sương và những túp lều nghèo đói của nước Nga, những túp lều câm lặng và cô độc như con người câm lặng và cô độc thời bấy giờ.

Mà thường Lang thang là Buồn bác Tà nhỉ
033102beer_1_prv.gif


@Otohanoi: Khai nhanh thế bác
033102bebe_1_prv.gif
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
29/8/08
1.405
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
Re:Em lại lang thang (phần 2)

@Bach : Bác nhắc chi cái ông anh họ của bác với cái "Mùa Thu Vàng " ám ảnh kia chứ ? Em trình còi nên chụp mãi chả được cái mùa Vàng nào cả mà nó cứ ra cái màu kỳ kỳ này nè , thôi thì cứ tặng mọi người cho thoả cái thú lang thang vậy :

Em lại lang thang
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Re:Em lại lang thang (phần 2)

em cũng xin ké tý lang thang:

n1567119332_129190_7517.jpg
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Re:Em lại lang thang (phần 2)

sorry! em insert được có 1/1 hình nên post tiếp vậy cho cùng đề tài:
n1567119332_129197_7826.jpg
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Re:Em lại lang thang (phần 2)

@đông tà: Bác cho luôn bức mùa thu vàng của Lê luôn đi! bác cứ dấu bác Bách làm gì!
 
30/7/08
1.200
7
38
Re:Em lại lang thang (phần 2)

otohanoi nói:
@ltvbach : Hàn xẻng đẹp nhưng vắng vẻ và có vẻ buồn bách nhỉ post tiếp đi bác .

dongtahdsu nói:
@otohanoi : Bác ấy đang bận thu gom bộ "Ngũ Cung Chân Kinh" để đem về nhà cất rồi Thanh ơi ! :D
080402cool_prv.gif
He he lại thêm nhiều người quyết không khai các chú nấp trong đống rơm nhể
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
:D

@ Otohanoi: Hoa lộc vừng đẹp quá Thanh ơi. Nhìn ảnh mà cái chân cứ cuồng lên rùi :D:D

@ bác Tà: bác giới thiệu sư phụ của bác rồi em cũng phải tranh thủ cái cơ hội ngàn năm có 1 này để mà học hỏi chứ :D:D. Cha con bác Phạm Duy - Duy Cường này đều là những bậc kỳ tài xưa nay hiếm vậy mà :D:D
 
Last edited by a moderator:
30/7/08
1.200
7
38
Re:Em lại lang thang (phần 2)

lee nói:
Nhắc đến bài thơ "Núi Đôi" là nhắc đến bài thơ em thuộc đầu tiên trong đời, khoảng năm 67-68 gì đó... và biết bao năm sau mới được ngắm nhìn "núi chống, núi vợ đứng song đôi" ... Bác BB cũng cho em xin thêm 1.000 đồng thông tin thêm về "...đôi ta đi giữa hai sườn núi" nhé.
Thank bác!

Chút thông tin về bài thơ Núi đôi đây bác nhé. Bác lang thang ở đâu mà cảnh đẹp thế bác
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif


Ai đã từng yêu thơ, đã từng cắp sách đến trường mấy mươi năm lại đây không thể không biết tới bài thơ Núi Đôi. Bài thơ đã được in đi in lại trong các tuyển tập thơ, được đưa vào sách giáo khoa và được ngâm, diễn trên sóng phát thanh, sóng truyền hình cả ngàn lần. Đó là một bài thơ hay, bài thơ mà nói đến thơ ca kháng chiến, thơ ca thời 9 năm không thể không nhắc tới... Bài thơ là câu chuyện tình trong chiến tranh giữa một anh bộ đội và một cô thôn nữ. Câu chuyện tình thật đẹp, thật thơ nhưng cũng thật xa xót, buồn thương, bi tráng. Câu chuyện tình thời chinh chiến của anh chiến sĩ tuổi đôi mươi và người con gái mới mười bảy "trẻ nhất làng" ấy đã và sẽ được người đời sau nhớ, thuộc dài dài.
Và chính nhờ có bài thơ mà người ta biết tới tên tuổi nhà thơ Vũ Cao, biết tới Núi Đôi - một ngọn núi mà trước khi có bài thơ cùng tên với nó chưa hề có trên bản đồ nước Việt.
Nhà thơ Vũ Cao tên thật là Vũ Hữu Chỉnh sinh ngày 18-2-1922 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tham gia quân đội từ khi còn rất trẻ, từng là phóng viên chiến trường của Quân đội Nhân dân thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Ông được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. Gia đình ông nổi tiếng là một gia đình văn nghệ; chú ruột, hai em ruột và vợ ông đều là nhà thơ, nhà văn. Trong đó có nhà văn Vũ Tú Nam từng giữ cương vị Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Bạn đọc biết đến ông qua những trang văn đẹp như “Một đoạn thư Sông Đà” và các tập thơ Đèo Trúc, Núi Đôi... Với bài thơ Núi Đôi, ông kể : Ông đã từng hoạt động nhiều năm ở vùng trung du Bắc Bộ thời 9 năm. Hòa bình lập lại, ông trở về "thực tế" tại đây và "tóm" được hình ảnh "núi chồng núi vợ đứng song đôi" và viết thành bài thơ. Núi Đôi là một ngọn núi nhỏ nằm ở xã Phù Linh thuộc huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội - huyện có sân bay quốc tế Nội Bài, đền Sóc thờ Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) và Học viện Phật giáo Việt Nam (mới khánh thành). Xã Phù Linh, xã có Núi Đôi nằm kề thị trấn Đa Phúc (huyện lỵ huyện Sóc Sơn) có năm thôn, trong đó có làng Xuân Dục, vì thế trong bài thơ có câu Mỗi bận dân công về lại hỏi/ Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng?

Núi Đôi không cao, chỉ nhỉnh hơn một quả đồi, tuy thế phong cảnh ở đây thật hữu tình với "đồi thông, bờ cỏ, con đường quen" và đồng lúa, mái chùa, tháp chuông ẩn hiện xa xa. Bài thơ có đoạn :
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi !

Xung quanh Núi Đôi, xung quanh bài thơ Núi Đôi và xung quanh nhà thơ Vũ Cao người ta đã "dệt" nên nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện tình thật mộng, thật thơ, nhằm trả lời câu hỏi ai là người con trai, ai là người con gái trong câu thơ :
Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang

Những câu hỏi vẫn còn là những "nghi án văn chương", những giai thoại mộng có, thật có vẫn tiếp tục được kể trong sự ngậm ngùi "Núi vẫn đôi mà anh mất em"... Và tác giả bài thơ thì năm nay đã ngoại bát tuần, chẳng còn được sống cảnh thư nhàn như tiên ông năm nào như trong câu thơ của nhà thơ Xuân Sách: "Sớm nay nhấp một chén trà/ Bâng khuâng tự hỏi đâu là Núi Đôi" nữa, nhưng chắc chắn còn dài dài. "Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi". Núi Đôi núi sẽ trường tồn cùng Núi Đôi thơ !

NGÔ VĂN BÌNH - PHẠM HUY TƯỞNG

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
8/9/08
1.828
63.974
113
TP. Hồ Chí Minh
Re:Em lại lang thang (phần 2)

Có ngay đây có ngay đây bác Lee ơi. Lâu lắm không gặp bác, kể từ ngày 888 với bác trong thớt " Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam, kể cho nhau nghe những kỷ niệm về thầy cô" của bác. Chúc bác vui khoẻ, hạnh phúc.

MÙA THU VÀNG

sieuthiNHANH200903268413mdzjyjqwn216167.jpeg
 
Last edited by a moderator:
30/7/08
1.200
7
38
Re:Em lại lang thang (phần 2)

ltvbach nói:
Em ké tí chủ đề Lang thang của chủ thớt nhé, cho đỡ phải edit bài:D

Bách chỉ được cái ý nhị :D. Thanks
080402cool_prv.gif

Mà lang thang thường là buồn hả Bách. Tại "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" hay tại "đi tập thể dục" thế :D. (mượn lời bác Tà tý nhé
bash.gif
bash.gif
chít cái tội văn phong đi vay mượn)

"những túp lều nghèo đói của nước Nga, những túp lều câm lặng và cô độc như con người câm lặng và cô độc thời bấy giờ.

Giọng văn này làm em nhớ đến các truyện ngắn của A.P. Tsekhop em đọc khi còn học phổ thông. Những câu chuyện đa sầu đa cảm, những nhân vật bế tắc, những khung cảnh tù túng, chật hẹp. Truyện ngắn "Người đàn bà phù phiếm" của ông là truyện làm em bị ám ảnh nhiều nhất, nhớ lâu nhất, đến tận bây giờ vẫn lấy nó để soi mình :D.
Hình như Levitan cũng có vẽ 1 bức chân dung Tsekhop, một trong số rất ít các bức vẽ chân dung vì thể loại này không phải thế mạnh của ông.
 
Last edited by a moderator: