Status
Không mở trả lời sau này.
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.436
113
Thì đó, e mới nói có khi ép hết mà vẫn lún. Nhà bác bị lún theo e là do mình iên kết đà kiềng của nhà và tường rào vào với nhau, một khối cao tầng một khối thấp tầng nên lún lệch, còn nhà kia có khi họ làm cừ tràm nên tách ra chứ ko làm dính vào nhau...........dân ngoại đạo e nói thế thôi. Hay ko bằng hên là đúng:D
 
Hạng D
18/7/11
1.004
4.838
113
Q7
Các bác cao thủ đã tư vấn cho bác chủ đầy đủ cả rồi, em xin chia sẽ thêm một số kinh nghiêm thực tế về nền móng khu vực Q7 mà e trưc tiếp làm:
1. Ptk/Pép: P_ép không có ý nghĩa trong tính tóan, mà nó chỉ phục vụ chuẩn bị thiết bị thi công và khống chế Pmax để khỏi bể đầu cọc. Những cây cọc đầu tiên không bao giờ đạt P_min vì cọc tuột rất nhanh, tụi em vẫn cho dừng ép, không nối thêm cọc. Sau khi ép xong bọn em chọn mấy cây có P_ép nhỏ để thí nghiệm nén tĩnh để chọn P_tk. Thực tế đa số cọc nén tĩnh đều đạt --> chứng tỏ khả năng phục hồi ma sát rất tốt của đất nền.
Đối với nhà dân do không có kinh phí thí nghiệm nén tĩnh thì tạm dùng P_ép, nhưng phải tính theo P_ép sau khi để cọc nghỉ tối thiểu 24h, tức là hôm nay ép xong để đó, hôm sau dùng dàn ép nhấn lại để lấy P, sẽ thấy P tăng lên rất nhiều.
2. Móng cọc: số lượng cọc chọn phụ thuộc theo tải trọng công trình, ưu tiên chọn 1 tim cho mỗi móng thì càng có lợi về chi phí. Chọn 1 tim thì có rủi ro chất lượng cọc, có 1 chân mà bị thương thì ..hơi mệt. Như bên em thường ép sâu thêm vài mét thì tải khả năng chịu tải của cọc tăng lên rất nhiều, họặc tăng tiết diện cọc ngay từ đầu (VD: thay vì dùng 250 thì dùng cọc ống 300, dùng cọc mac cao hơn,..). 1 tim cọc tiết kiệm hơn 2 tim ở chỗ đọan cọc nằm trogn lớp đất bùn (20m) là không chịu lực gì nhưng phải có, tức là 1 tim thì chỉ mất 20m, 2 tim thì phải mất 40m. Và chọn 2 loại tiết diện cọc trong 1 công trình là bình thường để tối ưu phần cọc. ---> cái này là lập luận của bên em ở vai trò chủ đầu tư để tiết kiệm chi phí, còn nhà thầu có thể làm khác :D. Riêng nhà bác, các móng giữa em thấy 2 tim nhưa bác caddd nói là hợp lý, vì là móng lệch tâm.
3. Sàn trệt: như bác tuando đã nói, ở Q7 bác phải làm sàn trệt. Q7 lún kinh khủng, lún cả khu vực. dự án bên em hiện đã lún từ 40-70cm trong vòng 7 năm. Bác muốn xem thực tế 2 sàn khác nhau ntn nào thì ghé vp em em đưa bác đi coi.
Hầm phân đổ BT treo vào hệ đà sàn hoặc có cọc riêng.
4. Móng hàng rào: nếu bác làm hàng rào đơn giản, không quá nặng thì không cần ép cọc mà chỉ cần làm móng đơn - cừ tràm là đc, chấp nhận lún, sau vài năm ổn định thì sửa lại cũng không tốn kém lắm. Còn bác chơi kính cổng cao tường thì phải ép cọc đến lớp đất tốt, đủ độ sâu, (có thể chọn cọc nhỏ, ít thép) chứ ép nữa chừng thì khi lún nền thì cái hàng rào cũng lún theo. Dự án bên em làm ở Cần Thơ cũng làm cọc hàng rào lưng lửng, hậu quả là hàng rào bị lún, nghiêng, còn tường rào giữa 2 nhà (trong dãy nhà liên kế) thì bị xé tọat ở chỗ giáp giữa tường rào và tường nhà chính.
Hy vọng bác chủ có thêm thông tin để ra quyết định, cheers!
 
Hạng C
8/4/11
889
11.171
93
@KhoaitaySG: thông tin của bác rất hữu ích. Quận 7 mà lún như thế thì Nhà Bè còn căng hơn phải không bác ?
 
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.436
113
E úp vài hình lên các bác xem, lần đầu tiên làm ở miền tây còn lạ nước lạ cái. Các bác cho e hỏi, e bỏ bớt vài tim cọc công trình này được ko. Cái này ở kênh 6, Rạch giá Kiên giang
sieuthiNHANH201203026109nta2yta1mw368921.jpeg

sieuthiNHANH201203026109mddhmzm4zw434642.jpeg

sieuthiNHANH201203026109njlimwnkm2303761.jpeg

sieuthiNHANH201203026109ngm0mtmzmd224853.jpeg

sieuthiNHANH201203026109ntm4ntbinj127887.jpeg
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/5/07
1.358
15.244
113
khoaitaySG nói:
Các bác cao thủ đã tư vấn cho bác chủ đầy đủ cả rồi, em xin chia sẽ thêm một số kinh nghiêm thực tế về nền móng khu vực Q7 mà e trưc tiếp làm:
1. Ptk/Pép: P_ép không có ý nghĩa trong tính tóan, mà nó chỉ phục vụ chuẩn bị thiết bị thi công và khống chế Pmax để khỏi bể đầu cọc. Những cây cọc đầu tiên không bao giờ đạt P_min vì cọc tuột rất nhanh, tụi em vẫn cho dừng ép, không nối thêm cọc. Sau khi ép xong bọn em chọn mấy cây có P_ép nhỏ để thí nghiệm nén tĩnh để chọn P_tk. Thực tế đa số cọc nén tĩnh đều đạt --> chứng tỏ khả năng phục hồi ma sát rất tốt của đất nền.
Đối với nhà dân do không có kinh phí thí nghiệm nén tĩnh thì tạm dùng P_ép, nhưng phải tính theo P_ép sau khi để cọc nghỉ tối thiểu 24h, tức là hôm nay ép xong để đó, hôm sau dùng dàn ép nhấn lại để lấy P, sẽ thấy P tăng lên rất nhiều.
2. Móng cọc: số lượng cọc chọn phụ thuộc theo tải trọng công trình, ưu tiên chọn 1 tim cho mỗi móng thì càng có lợi về chi phí. Chọn 1 tim thì có rủi ro chất lượng cọc, có 1 chân mà bị thương thì ..hơi mệt. Như bên em thường ép sâu thêm vài mét thì tải khả năng chịu tải của cọc tăng lên rất nhiều, họặc tăng tiết diện cọc ngay từ đầu (VD: thay vì dùng 250 thì dùng cọc ống 300, dùng cọc mac cao hơn,..). 1 tim cọc tiết kiệm hơn 2 tim ở chỗ đọan cọc nằm trogn lớp đất bùn (20m) là không chịu lực gì nhưng phải có, tức là 1 tim thì chỉ mất 20m, 2 tim thì phải mất 40m. Và chọn 2 loại tiết diện cọc trong 1 công trình là bình thường để tối ưu phần cọc. ---> cái này là lập luận của bên em ở vai trò chủ đầu tư để tiết kiệm chi phí, còn nhà thầu có thể làm khác :D. Riêng nhà bác, các móng giữa em thấy 2 tim nhưa bác caddd nói là hợp lý, vì là móng lệch tâm.
3. Sàn trệt: như bác tuando đã nói, ở Q7 bác phải làm sàn trệt. Q7 lún kinh khủng, lún cả khu vực. dự án bên em hiện đã lún từ 40-70cm trong vòng 7 năm. Bác muốn xem thực tế 2 sàn khác nhau ntn nào thì ghé vp em em đưa bác đi coi.
Hầm phân đổ BT treo vào hệ đà sàn hoặc có cọc riêng.
4. Móng hàng rào: nếu bác làm hàng rào đơn giản, không quá nặng thì không cần ép cọc mà chỉ cần làm móng đơn - cừ tràm là đc, chấp nhận lún, sau vài năm ổn định thì sửa lại cũng không tốn kém lắm. Còn bác chơi kính cổng cao tường thì phải ép cọc đến lớp đất tốt, đủ độ sâu, (có thể chọn cọc nhỏ, ít thép) chứ ép nữa chừng thì khi lún nền thì cái hàng rào cũng lún theo. Dự án bên em làm ở Cần Thơ cũng làm cọc hàng rào lưng lửng, hậu quả là hàng rào bị lún, nghiêng, còn tường rào giữa 2 nhà (trong dãy nhà liên kế) thì bị xé tọat ở chỗ giáp giữa tường rào và tường nhà chính.
Hy vọng bác chủ có thêm thông tin để ra quyết định, cheers!

Dạ cảm ơn bác, vậy có lẽ em làm cái cổng móng đơn thôi, Sau có vấn đề gì thì khắc phục. Còn tường rào sân trước thì 2 bên làm tường rồi. Em không cần làm nữa bác nhỉ?
Bên bác có nhận làm cọc nhà dân nhỏ nhỏ như nhà em không bác?
 
Hạng D
18/7/11
1.004
4.838
113
Q7
dạ bên em không nhận thiết kế, thi công bác ơi, bên em là CĐT, còn bọn em chỉ toàn là nói phét thôi, bác đừng có tin nha
21.gif
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
12/11/11
5
0
0
@ngoinhaxanh: thế bác không tin ks bên bác nữa rồi à ? ct của bác mấy cái tim 3 và 4 bỏ bớt được 1 tim đấy bác cứ ép 80t là ok, vấn đề ct của bác là tdiện cột thôi, em thấy mb móng cọc tdiện cột 200x200 là khg ổn. à mà em thấy có vẻ bác quan niệm sai về móng cọc và móng cừ tràm cho cột cổng rào đấy, nếu bác nghiên cứu sâu thêm về móng cừ tràm bác sẽ thấy không đơn giản chỉ là độ sâu ép đâu nhé !
 
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.436
113
EDWARDIAN nói:
@ngoinhaxanh: thế bác không tin ks bên bác nữa rồi à ? ct của bác mấy cái tim 3 và 4 bỏ bớt được 1 tim đấy bác cứ ép 80t là ok, vấn đề ct của bác là tdiện cột thôi, em thấy mb móng cọc tdiện cột 200x200 là khg ổn. à mà em thấy có vẻ bác quan niệm sai về móng cọc và móng cừ tràm cho cột cổng rào đấy, nếu bác nghiên cứu sâu thêm về móng cừ tràm bác sẽ thấy không đơn giản chỉ là độ sâu ép đâu nhé !
E cũng có cảm giác là dư cái tim đó, đâu cần tới 4 tim. Hồ sơ ra đại để báo giá kịp tiến độ, sau đó rà lại thêm lần nữa rồi đem ra thi công, e biết thằng này làm lúc nào cũng dư nên mới hỏi các bác xem sao. E hỏi thế thôi chứ e vẩn làm 4 tim cho đúng nguyên tắc:D. Cột thì 25x25 là ok. Cám ơn bác
Bác nào thi công khu vực này có thể giới thiệu dùm e ai ép cọc dưới này để e liên hệ nhé
 
Last edited by a moderator:
O2 confirmed
Hạng B1
5/9/06
85
453
53
@ ngoinhaxanh: Em không tính nói, nhưng thấy mặt bằng bố trí móng này có vài điểm có thể gây bất lợi cho bác: (tuỳ bác xem xét nhé)
- Phải bố hệ giằng đài cọc cho các móng 1 & 2 cọc. Vì sao phải có hệ giằng? Không bao giờ tim cột & tim cọc có thể trùng nhau. (Tiêu chuẩn cho sai số thi công cọc khoảng 7.5cm hay 10cm gì đó em quên). Nếu móng 01 cọc giả sử chịu tải 30 tấn/cọc. Moment lệch tâm có thể là 3tm. Như vậy phải bố trí giằng đài cọc chịu M này. Móng 01 cọc không biết thi công lệch phương nào nên phải có giằng theo 02 phương. Móng 02 cọc bất lợi nhất khi 2 cọc lệch về 1 phía & M lệch tâm là 6 tm => bố trí giằng đà cọc chịu tải 6tm theo phương vuông góc đường nối tim 2 cọc. Sức chịu tải của cọc lớn hơn thì M lớn hơn...
- Các móng 1& 2 cọc luôn luôn là các móng lệch tâm (do sai số trong thi công) nên bố trí giằng móng là hiệu quả nhất.
- Với mặt bằng rộng rãi như vậy, việc chất tải thi công thuận tiện, cọc 25x25 có thể thiết kế chịu tải đến 45-50 tấn/cọc. Từ đó có thể kiến nghị giảm cọc.
- Thiết kế cọc chịu tải lớn hơn có thể bỏ các cọc trục 2&5, giảm các cọc trục 3&4.
 
Status
Không mở trả lời sau này.