Hạng C
31/8/10
842
291
63
Fred_Tran nói:
... Xe EFI hiện đại nhả ga, không nhả côn thì phun xăng cũng chỉ phun ở mức cầm chừng thôi, khác với xe chế hòa khí thì lượng xăng còn phun thuộc lượng khí.
Cái này dành cho mấy bác lo tít kiệm xăng nè. Các xe đời mới bây giờ đều dùng hệ thống phun xăng điện tử, khi ko đạp ga, tải trọng nhỏ, chạy số thấp đổ đèo máy có quay cỡ nào thì xăng nó cũng chỉ bơm vô 1 lượng như xe đang galanti thôi nên các bác khỏi lo tốn xăng khi đi số thấp đổ đèo nhé.

 
Hạng C
31/8/10
842
291
63
k3 nói:
Em lúc đó còn khờ dại lắm, chưa biết yêu, chưa một lần dám nắm tay bạn gái. Cho nên em thấy cũng bình thường thôi, điếc không sợ súng mà.
Sau vụ sém rớt đèo em năm 3, qua năm 4 em còn sém chìm tàu trên sông Hậu ở cái đoạn 7 dòng sông giao nhau tạo thành 1 cái xoáy nước khổng lồ, ở giữa xoáy nước là 1 hố đen sâu hun hút. Nhiều người đã được du hí qua cái hố đen đến gặp vua Thủy Tề rồi.
Lần đó là mùng 5 tháng 5 âm lịch, đi tàu từ Cần Thơ về cù lao Quốc gia ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Tàu chạy qua lại giữa các cù lao đón khách.
Khi chuẩn bị qua xoáy nước, bác tài công già đứng lên thắp nhang khấn vái, đồng thời gọi tất cả ai đang ngồi trên nóc tàu xuống bên trong tàu mà ngồi, để dặn dò biết cách lấy can nhựa ôm vào khi cần. Sau đó, đích thân bác tài công già cầm lái, không cho anh tài công trẻ lái nữa.
Dân đi quen thì tỉnh rụi, vẫn tiếp tục đánh bài hoặc nhậu lai rai.
Bọn sinh viên như em lúc đầu cũng hứng thú, nhưng trời càng dần tối, chạng vạng trên sông cái mênh mông thấy thân phận con tàu mình như chiếc lá thì bắt đầu lo.
Tàu càng tiến dần cái xoáy nước càng thấy nó khổng lồ.
Nhìn bác tài công có vẻ lo lắng hiện rõ.
Em nhìn ra xa đã thấy các ngọn sóng bắt đầu bạc đầu. Điều không ai mong đợi sắp thành hiện thực.
Lúc nãy bác tài công có dặn hễ khi thấy sóng bạc đầu mà xô thẳng vào tàu thì đó là lúc nguy hiểm đã đến. Nếu sóng bạc đầu mà chuyển sang sóng lưỡi búa thì mức độ nguy hiểm lên đến tột đỉnh. Điều đó chứng tỏ gió giật mạnh, có thể nhấn chìm con tàu bất cứ lúc nào. Trong thế ngàn cân treo sợi tóc, tất cả mạng sống đặt vào tài nghệ và kinh nghiệm của thuyền trưởng. Làm sao cho tàu cưỡi trên các ngọn sóng mới sống sót.
Bác tài công lại thắp nhang khấn vái lần nữa.
Ngay cả dân bản địa đi tàu hàng ngày cũng bắt đầu lo lắng, thôi tụ tập, ai về chỗ nấy để ổn định trọng tâm con tàu.
Bình thường theo tính toán đường đi của tài công thì gió sẽ đẩy con tàu ra xa xoáy nước. Nhưng người tính không bằng trời tính, có khi gió đột ngột đổi hướng ép con tàu đi sát vào xoáy nước. Nếu máy mạnh, chở nhẹ thì tăng tốc qua khỏi, nếu máy yếu chở nặng thì thôi rồi.
Gần như tất cả mọi người đều nín thở căng thẳng.
Bỗng nhiên có tiếng khóc phát ra nghe ghê rợn, thảm thiết như ma hú lạnh cả người. Thì ra có mợ sợ quá nên vừa khóc vừa hú lên từng hồi như vậy.
Em nhìn ra bên ngoài một màu đen đặc sệt, không thấy gì ngoài những ngọn sóng đầu bạc lừng lững nhưng những bóng ma lượn lờ quanh con tàu như muốn nuốt chửng nó.
Lúc này cũng không quan sát được cái xoáy nước đang ở bên trái hay bên phải được nữa.


Rồi sao bác? Bác kể như chuyện kinh dị vậy mà chưa có hồi kết, hồi hộp quá.

Em từng ngồi trên xe mất phanh rồi, tưởng sắp được về với ông bà rồi mà sau tiếng rầm...kinh hoàng, mở mắt ra thấy mình còn nguyên vẹn.
63.gif


Ngày đó xa lắm rồi, thời còn bao cấp em ngồi con Vonga Nga Ngố cũ đi công tác. Xe đang lao vùn vụt tầm 70km/h lên 1 cái dốc thoải, vừa qua đỉnh sang bên kia dốc ngoằn ngoèo thì thấy động cơ xe rú lên vài giây rồi tắt ngấm. Xe nhằm thẳng sườn đồi bên trái nơi có 1 anh dắt xe đạp lên dốc lao tới, sau tiếng rầm...xe hất tung cái xe đạp và anh kia lên sườn đồi và tiếp tục lao xuống. Vài chục mét dưới lưng dốc là cái đường tàu cắt ngang chênh vênh. Trước mũi xe là trụ cần Barie chắn tầu, xe tiếp tục lao tới rồi nó lướt qua cái trụ Barie được chế bằng 2 đoạn thanh ray cắm xuống đất. Lọt qua cái trụ Barie xe nhảy qua đường tàu sang bên kia là cái hố sâu rồi đâm xầm vào bờ đất dưới hố. Kính chắn gió vỡ toác, trán ông ngồi ghế trước sưng 1 cục bằng quả quít. Tất cả tái mét mặt cắt ko còn hột máu mở cửa lao ra nhìn ngó như vừa qua cơn ác mộng. Tất cả đều nguyên vẹn ko ai bị thương, thật khó tin với con xe ko dây an toàn, không túi khí.

Sau khi hoàn hồn hỏi lại anh lái xe mới biết xe bị mất phanh. Ngay khi tới đỉnh dốc anh ta đạp phanh giảm tốc thì thấy tụt hẫng chân phanh. Anh ta đã kịp dồn được về số 2 khiến máy lồng lên, hoảng quá anh ta tắt chìa khóa điện luôn. Thật tồi tệ là con xe Vonga khi tắt khóa điện quá đà nó chuyển sang nấc khóa tay lái luôn và đành ngồi yên chờ chết.
Vụ đó có 2 cái may:
1 là tài xế đã kịp về số thấp + kéo phanh tay nên giảm được tốc độ đáng kể, do vậy lực đâm không mạnh lắm chỉ hư hỏng nhẹ, người không bị thương.
2 là anh dắt xe đạp lên dốc này dắt tay chiêu, tức là thông thường khi dong xe ta đứng bên trái cái xe nhưng anh kia dong bên phải xe đạp nên khi ô tô ngược chiều đâm vào thì đâm vào khung xe đạp trước rồi hất anh ta lên đồi, chỉ bị choáng và bị đau phần mềm.

Bài học rút ra:
- Khi xe mất phanh cố gắng về được số càng thấp càng tốt
- Sử dụng phanh tay để giảm tốc độ được bao nhiêu hay bấy nhiêu
- Tuyệt đối không tắt máy xe, có thể bị khóa tay lái hoặc mất trợ lực tay lái