NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ: CHƯA PHẢI LÀ CHIẾC ĐŨA THẦN
Theo các chuyên gia,, chúng ta đừng quá kỳ vọng việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ ngay lập tức đẩy thị trường BĐS phát triển.
Tóm tắt
- Các chuyên gia đều khẳng định rằng, từ năm 2016 trở đi, tính cạnh tranh trên thị trường BĐS Việt Nam sẽ gay gắt hơn, từ đó cho thấy sẽ có một cuộc đào thải những doanh nghiệp không đủ tiềm lực, thiếu kinh nghiệm và khả năng hoạt động yếu.
- Chúng ta đừng xem việc người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là “chiếc đũa thần”, giúp giarm một lượng lớn sản phẩm nhà ở trên thị trường hiện nay.
- Người nước ngoài thường vài ba năm lại thay đổi chỗ ở theo nhiệm vụ công việc, trong khi thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam còn rườm rà nên mức tác động lên thị trường không cao, sức mua của thị trường cũng chỉ 1-2%.
Các chuyên gia đều khẳng định rằng, từ năm 2016 trở đi, tính cạnh tranh trên thị trường BĐS Việt Nam sẽ gay gắt hơn, từ đó cho thấy sẽ có một cuộc đào thải những doanh nghiệp không đủ tiềm lực, thiếu kinh nghiệm và khả năng hoạt động yếu. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài mua lại dự án, liên danh với doanh nghiệp nội để phát triển như làn sóng mua bán-sáp nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ trong năm vừa qua.
Đồng thời, đây cũng là thời điểm đánh dấu sự phát triển và hội nhập rất lớn của thị trường BĐS Việt Nam và khu vực.
Thống kê của các đại sứ quán nước ngoài tại Tp.HCM, cho thấy hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 80.000 người Hàn Quốc, 8.000 người Nhật, 120.000 người Đức và trên 6.000 người Philippines đang sinh sống và làm việc. Tính chung, cả nước có khoảng 500.000 ngàn người nước ngoài, trong đó có khoảng 30.000 CEO cao cấp đang sống và làm việc.
“Từ thống kê trên có thể kỳ vọng việc mở cửa thị trường BĐS cho người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở dài hạn sẽ làm tăng độ ấm cho thị trường trong dài hạn”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, nhận định.
Tuy nhiên, ông Châu khẳng định rằng từ sau ngày 1/7/2015, chúng ta đừng xem việc người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là “chiếc đũa thần”, giúp giảm một lượng lớn sản phẩm nhà ở trên thị trường hiện nay. Bởi vì, luật đã mở toang cửa nhưng người nước ngoài vẫn có tâm lý chờ đợi để xem những quy định dưới luật sẽ được thực thi như thế nào.
Ông Phùng Chu Cường, Giám đốc Công ty Phú Long Land, cho biết “chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng những chính sách này cần sớm chi tiết, cụ thể hơn khi đi vào thực tiễn cuộc sống, hoạt động của doanh nghiệp nhiều hơn nữa”.
Theo ông Cường, Luật hiện thời cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở dài hạn tại Việt Nam, nhưng việc họ có được quyền thế chấp tài sản này cho các ngân hàng nước ngoài được không vẫn còn đang đặt nhiều câu hỏi. Vấn đề nữa là liệu các ngân hàng trong nước có sẵn lòng cho Việt kiều và người nước ngoài vay tiền mua nhà theo các chính sách tín dụng hiện hành của nước sở tại, trong khi họ đến Việt Nam chỉ với một thẻ visa.
Còn theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, thì không phải đợi đến khi có luật cho phép thì người nước ngoài mới mua nhà ở Việt Nam. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức khác nhau, người nước ngoài hay Việt kiều đều đã có nhà đất. Do vậy, thị trường sẽ không có biến động lớn với trường hợp này.
“Theo dự báo của tôi, sức mua nhà ở của người Việt kiều sắp tới sẽ không cao. Người nước ngoài cũng khá dè dặt vì BĐS của chúng ta khó có khả năng tăng giá cao. Bên cạnh đó, người nước ngoài thường vài ba năm lại thay đổi chỗ ở theo nhiệm vụ công việc, trong khi thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam còn rườm rà nên mức tác động lên thị trường không cao, sức mua của thị trường cũng chỉ 1-2%”, ông Đực nhận định.
Ông Chen Lian Pang, Giám đốc Điều hành tập đoàn Capitaland tại Việt Nam, cũng cho rằng qua thăm dò nhiều đối tác nước ngoài của Capitaland, họ cho biết BĐS Việt Nam trong ít nhất 2 năm tới vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất. Tuy nhiên, người nước ngoài đang vấp phải quá nhiều rào cản về chính sách, thủ tục hành chính khi muốn mua hay sở hữu nhà đất tại Việt Nam. Trong đó, chỉ cần vượt qua được khâu chứng thực các loại giấy tờ đủ làm họ ngao ngán.
Một vài chuyên gia khác thì cho biết thông tin nhà đất của Việt Nam hiện chưa rõ ràng, người nước ngoài phải trải qua nhiều cấp, nhiều ngành mới có được thông tin. Nhà đầu tư không biết những điều được phép và không được phép làm. Ngoài ra, thời gian giải quyết thủ tục hành chính như thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá nhiêu khê.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
Theo các chuyên gia,, chúng ta đừng quá kỳ vọng việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ ngay lập tức đẩy thị trường BĐS phát triển.
Tóm tắt
- Các chuyên gia đều khẳng định rằng, từ năm 2016 trở đi, tính cạnh tranh trên thị trường BĐS Việt Nam sẽ gay gắt hơn, từ đó cho thấy sẽ có một cuộc đào thải những doanh nghiệp không đủ tiềm lực, thiếu kinh nghiệm và khả năng hoạt động yếu.
- Chúng ta đừng xem việc người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là “chiếc đũa thần”, giúp giarm một lượng lớn sản phẩm nhà ở trên thị trường hiện nay.
- Người nước ngoài thường vài ba năm lại thay đổi chỗ ở theo nhiệm vụ công việc, trong khi thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam còn rườm rà nên mức tác động lên thị trường không cao, sức mua của thị trường cũng chỉ 1-2%.
Các chuyên gia đều khẳng định rằng, từ năm 2016 trở đi, tính cạnh tranh trên thị trường BĐS Việt Nam sẽ gay gắt hơn, từ đó cho thấy sẽ có một cuộc đào thải những doanh nghiệp không đủ tiềm lực, thiếu kinh nghiệm và khả năng hoạt động yếu. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài mua lại dự án, liên danh với doanh nghiệp nội để phát triển như làn sóng mua bán-sáp nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ trong năm vừa qua.
Đồng thời, đây cũng là thời điểm đánh dấu sự phát triển và hội nhập rất lớn của thị trường BĐS Việt Nam và khu vực.
Thống kê của các đại sứ quán nước ngoài tại Tp.HCM, cho thấy hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 80.000 người Hàn Quốc, 8.000 người Nhật, 120.000 người Đức và trên 6.000 người Philippines đang sinh sống và làm việc. Tính chung, cả nước có khoảng 500.000 ngàn người nước ngoài, trong đó có khoảng 30.000 CEO cao cấp đang sống và làm việc.
“Từ thống kê trên có thể kỳ vọng việc mở cửa thị trường BĐS cho người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở dài hạn sẽ làm tăng độ ấm cho thị trường trong dài hạn”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, nhận định.
Tuy nhiên, ông Châu khẳng định rằng từ sau ngày 1/7/2015, chúng ta đừng xem việc người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là “chiếc đũa thần”, giúp giảm một lượng lớn sản phẩm nhà ở trên thị trường hiện nay. Bởi vì, luật đã mở toang cửa nhưng người nước ngoài vẫn có tâm lý chờ đợi để xem những quy định dưới luật sẽ được thực thi như thế nào.
Ông Phùng Chu Cường, Giám đốc Công ty Phú Long Land, cho biết “chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng những chính sách này cần sớm chi tiết, cụ thể hơn khi đi vào thực tiễn cuộc sống, hoạt động của doanh nghiệp nhiều hơn nữa”.
Theo ông Cường, Luật hiện thời cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở dài hạn tại Việt Nam, nhưng việc họ có được quyền thế chấp tài sản này cho các ngân hàng nước ngoài được không vẫn còn đang đặt nhiều câu hỏi. Vấn đề nữa là liệu các ngân hàng trong nước có sẵn lòng cho Việt kiều và người nước ngoài vay tiền mua nhà theo các chính sách tín dụng hiện hành của nước sở tại, trong khi họ đến Việt Nam chỉ với một thẻ visa.
Còn theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, thì không phải đợi đến khi có luật cho phép thì người nước ngoài mới mua nhà ở Việt Nam. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức khác nhau, người nước ngoài hay Việt kiều đều đã có nhà đất. Do vậy, thị trường sẽ không có biến động lớn với trường hợp này.
“Theo dự báo của tôi, sức mua nhà ở của người Việt kiều sắp tới sẽ không cao. Người nước ngoài cũng khá dè dặt vì BĐS của chúng ta khó có khả năng tăng giá cao. Bên cạnh đó, người nước ngoài thường vài ba năm lại thay đổi chỗ ở theo nhiệm vụ công việc, trong khi thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam còn rườm rà nên mức tác động lên thị trường không cao, sức mua của thị trường cũng chỉ 1-2%”, ông Đực nhận định.
Ông Chen Lian Pang, Giám đốc Điều hành tập đoàn Capitaland tại Việt Nam, cũng cho rằng qua thăm dò nhiều đối tác nước ngoài của Capitaland, họ cho biết BĐS Việt Nam trong ít nhất 2 năm tới vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất. Tuy nhiên, người nước ngoài đang vấp phải quá nhiều rào cản về chính sách, thủ tục hành chính khi muốn mua hay sở hữu nhà đất tại Việt Nam. Trong đó, chỉ cần vượt qua được khâu chứng thực các loại giấy tờ đủ làm họ ngao ngán.
Một vài chuyên gia khác thì cho biết thông tin nhà đất của Việt Nam hiện chưa rõ ràng, người nước ngoài phải trải qua nhiều cấp, nhiều ngành mới có được thông tin. Nhà đầu tư không biết những điều được phép và không được phép làm. Ngoài ra, thời gian giải quyết thủ tục hành chính như thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá nhiêu khê.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ