Nhà 2,5 tỏi quá chời tha hồ mua bác hăng ry tèo ới... 1 tỏi cũng có đầy. phèo không có ý...nhưng khổ nổi bác hăng ry cứ đoi.. hít lít thơm hơn thì seo mua được. He he he.......Phèo có nhà nào khoảng 2,5 tỏi hông giới thiệu cho tèo đi.
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Liệu sắp có đợt bùng nổ bất động sản mới?
Phan Minh Ngọc
Thứ Bảy, 20/6/2015, 10:23 (GMT+7)
(TBKTSG) - Thị trường bất động sản (BĐS) trong nước lại manh nha nóng trở lại. Vậy, có bao nhiêu khả năng xảy ra bong bóng BĐS trong tương lai gần?
Thị trường BĐS trong nước lại manh nha nóng trở lại với số người quan tâm vào đầu tư BĐS đã nhiều hơn rõ rệt, phần vì các kênh đầu tư khác như vàng, gửi tiết kiệm và đô la Mỹ dường như đã phần nào mất tính hấp dẫn, trong khi nguồn kiều hối vẫn tiếp tục đổ vào mạnh.
Bên cạnh đó, tin tức về nhiều dự án BĐS lớn nhỏ đã được ký, từ những thương vụ mua sỉ một số căn hộ cho chuyên gia nước ngoài ở, đến những vụ hợp tác giữa các công ty BĐS trong nước với các quỹ đầu tư nước ngoài cam kết rót vốn hàng trăm triệu đô la Mỹ... dường như càng tạo thêm động lực cho một bộ phận nhà đầu tư tiềm năng đón đầu một đợt sóng mới trong tương lai.
Trong bối cảnh này, không ít người lo ngại một bong bóng BĐS mới sẽ sớm hình thành. Ngay cả Thủ tướng Chính phủ cũng khuyến cáo không để xảy ra tình trạng bong bóng BĐS trong cuộc họp chính phủ mới đây. Vậy, có bao nhiêu khả năng xảy ra bong bóng BĐS trong tương lai gần?
Điều đầu tiên phải kể đến khi phân tích triển vọng của một thị trường BĐS là những yếu tố kinh tế vĩ mô hậu thuẫn cho thị trường BĐS đó. Cụ thể hơn, một chính sách tiền tệ nới lỏng với tín dụng tăng trưởng mạnh luôn có khả năng châm ngòi cho sự bùng nổ trên thị trường BĐS. Nhưng căn cứ vào lập trường chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói riêng và của Chính phủ nói chung, khả năng để cho tiền tệ và tín dụng tăng trưởng bùng nổ như đợt sốt BĐS trước đây là không nhiều.
Bài học về tăng trưởng tiền tệ và bất ổn kinh tế vĩ mô suốt mấy năm qua vẫn còn nóng hổi và đã được áp dụng khá triệt để trong các cấp lãnh đạo hiện nay. Bởi thế, trừ khi có sự thay đổi đột ngột lập trường chính sách của Chính phủ, thị trường BĐS đã và sẽ không được “tiếp máu” một cách quá đà từ kênh tín dụng chính thức như trước nữa.
Thứ hai, Luật Nhà ở sửa đổi sắp có hiệu lực vào tháng 7 tới cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam cùng với việc đảm bảo các quyền sở hữu tài sản cho nhóm đối tượng này. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế tiếp tục được cải thiện sẽ làm tăng thu nhập của một bộ phận lớn dân chúng. Đó là chưa kể giá BĐS nói chung đã sụt giảm khá mạnh trong suốt mấy năm qua và đã trở nên hấp dẫn hơn, nằm trong tầm với của nhiều người hơn. Đây là chính là một trong những yếu tố tích cực chủ yếu sẽ vực cầu BĐS lên.
Tuy vậy, để giá BĐS gia tăng nóng do nhu cầu tăng mạnh thì cần thêm một điều kiện là nguồn cung BĐS phải bị giới hạn, hoặc tăng không mạnh, không nhanh bằng tốc độ tăng cầu BĐS. Nhưng theo thống kê chính thức của Bộ Xây dựng thì nguồn BĐS tồn kho còn rất lớn, mới chỉ có dấu hiệu giảm đi, chứ chưa giảm mạnh (chưa kể là bản thân thống kê về con số tồn kho này còn bị nhiều người trong cuộc coi là bất hợp lý). Trong khi đó, hàng loạt các dự án BĐS mới và cũ đã hoặc là tiếp tục được tái khởi động sau thời gian ngủ đông, hoặc là mới được tung ra nhằm chớp thời cơ giá BĐS đang có vẻ nóng lên.
Cũng giống như trong nhiều thị trường hàng hóa cơ bản trên thế giới vốn đang chìm ngập trong dư cung như dầu mỏ và quặng sắt, mọi sự phục hồi nhẹ của giá cả nhờ cầu được cải thiện đều nhanh chóng bị nhấn chìm trở lại bởi nguồn cung lập tức gia tăng mạnh mẽ hơn, tình hình thị trường BĐS chắc cũng không khác nhiều. Và cũng giống như các thị trường hàng hóa cơ bản, sự phục hồi giá cả có chăng sẽ diễn ra ở trên một vài phân khúc nhỏ, ở một vài thời điểm, một vài nơi, giá BĐS ở Việt Nam nếu có tăng thì cũng sẽ theo mô thức như vậy, chứ khó hy vọng giá cả sẽ tăng đồng loạt trên diện rộng và duy trì được lâu dài.
Thứ ba, không chỉ vặn chặt hơn van tín dụng ở tầm vĩ mô (giảm tốc độ tăng tổng cung tiền ra nền kinh tế so với trước đây), NHNN cũng đã có sự điều tiết vi mô lên nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại đổ vào BĐS theo hướng chặt chẽ và thận trọng hơn. Khả năng rót tín dụng cho lĩnh vực BĐS của các ngân hàng thương mại không chỉ bị chặn trực tiếp bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng do NHNN duyệt hàng năm cho từng ngân hàng thương mại, mà còn bị chặn một cách gián tiếp thông qua giới hạn tỷ lệ nợ xấu không quá 3% tổng dư nợ mà NHNN quy định áp dụng chung cho cả hệ thống ngân hàng. Do một tỷ trọng lớn nợ xấu có nguồn gốc từ cho vay hay đầu tư vào BĐS nên bản thân các ngân hàng thương mại cũng không muốn, không dám mạnh tay cho vay lĩnh vực này, dù NHNN có thể không khống chế tỷ lệ dư nợ cho BĐS.
Thứ tư, xét về nguồn vốn ngoài tín dụng ngân hàng có thể đổ vào thị trường BĐS như tiết kiệm trong dân cư, kiều hối hay nguồn vốn nước ngoài. Đành rằng tiềm năng huy động những nguồn vốn này còn rất lớn nhưng không thể phủ nhận rằng một phần lớn nguồn vốn này có động cơ đầu cơ, đầu tư sinh lời. Nhưng với tư cách là nhà đầu tư, đầu cơ, chủ sở hữu các nguồn vốn này thường lại chỉ muốn bỏ tiền khi nhìn thấy cơ hội sinh lời rõ ràng và chắc chắn. Và như đã phân tích ở trên, chắc chắn không ít nhà đầu tư, đầu cơ nhận thấy thị trường vẫn còn (có xu hướng) bị lấn át bởi nguồn cung quá lớn trong khi cầu có manh nha tăng nhưng chưa đủ mạnh để hấp thụ hết dư cung. Họ có thể nhìn thấy cơ hội ở một phân khúc nào đó có khả năng khởi sắc mạnh hơn nên nếu có đầu tư thì sẽ đầu tư mang tính chọn lọc, và sự chọn lọc này không thể diễn ra ở quy mô lớn được, như đã nói bên trên. Một phần lớn các nhà đầu tư còn lại sẽ chọn thái độ chờ xem, hy vọng giá cả sẽ tiếp tục yếu đi hoặc một thương vụ hời nào đó mới phát sinh.
Tóm lại, có thể khái quát thị trường BĐS hiện nay ở Việt Nam là một thị trường đang dư cung lớn trong khi nguồn nuôi dưỡng chính là tín dụng từ hệ thống ngân hàng đã và đang bị siết lại khá chặt, còn nguồn tài chính từ các tổ chức phi ngân hàng và cá nhân vẫn phần lớn chỉ là tiềm năng. Tuy nhiên, tình hình hiện tại của thị trường BĐS trong tương lai sẽ thay đổi hoàn toàn nếu mai đây các nhà quản lý vì một lý do nào đó lại nới van tín dụng ở cả tầm vĩ mô và vi mô mạnh trở lại như mấy năm cuối của thập kỷ trước.
Trừ khi có sự thay đổi đột ngột lập trường chính sách của Chính phủ, thị trường bất động sản đã và sẽ không được “tiếp máu” một cách quá đà từ kênh tín dụng chính thức như trước nữa.
http://www.thesaigontimes.vn/131725/lieu-sap-co-dot-bung-no-bat-dong-san-moi.html/
Phan Minh Ngọc
Thứ Bảy, 20/6/2015, 10:23 (GMT+7)
(TBKTSG) - Thị trường bất động sản (BĐS) trong nước lại manh nha nóng trở lại. Vậy, có bao nhiêu khả năng xảy ra bong bóng BĐS trong tương lai gần?
Thị trường BĐS trong nước lại manh nha nóng trở lại với số người quan tâm vào đầu tư BĐS đã nhiều hơn rõ rệt, phần vì các kênh đầu tư khác như vàng, gửi tiết kiệm và đô la Mỹ dường như đã phần nào mất tính hấp dẫn, trong khi nguồn kiều hối vẫn tiếp tục đổ vào mạnh.
Bên cạnh đó, tin tức về nhiều dự án BĐS lớn nhỏ đã được ký, từ những thương vụ mua sỉ một số căn hộ cho chuyên gia nước ngoài ở, đến những vụ hợp tác giữa các công ty BĐS trong nước với các quỹ đầu tư nước ngoài cam kết rót vốn hàng trăm triệu đô la Mỹ... dường như càng tạo thêm động lực cho một bộ phận nhà đầu tư tiềm năng đón đầu một đợt sóng mới trong tương lai.
Trong bối cảnh này, không ít người lo ngại một bong bóng BĐS mới sẽ sớm hình thành. Ngay cả Thủ tướng Chính phủ cũng khuyến cáo không để xảy ra tình trạng bong bóng BĐS trong cuộc họp chính phủ mới đây. Vậy, có bao nhiêu khả năng xảy ra bong bóng BĐS trong tương lai gần?
Điều đầu tiên phải kể đến khi phân tích triển vọng của một thị trường BĐS là những yếu tố kinh tế vĩ mô hậu thuẫn cho thị trường BĐS đó. Cụ thể hơn, một chính sách tiền tệ nới lỏng với tín dụng tăng trưởng mạnh luôn có khả năng châm ngòi cho sự bùng nổ trên thị trường BĐS. Nhưng căn cứ vào lập trường chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói riêng và của Chính phủ nói chung, khả năng để cho tiền tệ và tín dụng tăng trưởng bùng nổ như đợt sốt BĐS trước đây là không nhiều.
Bài học về tăng trưởng tiền tệ và bất ổn kinh tế vĩ mô suốt mấy năm qua vẫn còn nóng hổi và đã được áp dụng khá triệt để trong các cấp lãnh đạo hiện nay. Bởi thế, trừ khi có sự thay đổi đột ngột lập trường chính sách của Chính phủ, thị trường BĐS đã và sẽ không được “tiếp máu” một cách quá đà từ kênh tín dụng chính thức như trước nữa.
Thứ hai, Luật Nhà ở sửa đổi sắp có hiệu lực vào tháng 7 tới cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam cùng với việc đảm bảo các quyền sở hữu tài sản cho nhóm đối tượng này. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế tiếp tục được cải thiện sẽ làm tăng thu nhập của một bộ phận lớn dân chúng. Đó là chưa kể giá BĐS nói chung đã sụt giảm khá mạnh trong suốt mấy năm qua và đã trở nên hấp dẫn hơn, nằm trong tầm với của nhiều người hơn. Đây là chính là một trong những yếu tố tích cực chủ yếu sẽ vực cầu BĐS lên.
Tuy vậy, để giá BĐS gia tăng nóng do nhu cầu tăng mạnh thì cần thêm một điều kiện là nguồn cung BĐS phải bị giới hạn, hoặc tăng không mạnh, không nhanh bằng tốc độ tăng cầu BĐS. Nhưng theo thống kê chính thức của Bộ Xây dựng thì nguồn BĐS tồn kho còn rất lớn, mới chỉ có dấu hiệu giảm đi, chứ chưa giảm mạnh (chưa kể là bản thân thống kê về con số tồn kho này còn bị nhiều người trong cuộc coi là bất hợp lý). Trong khi đó, hàng loạt các dự án BĐS mới và cũ đã hoặc là tiếp tục được tái khởi động sau thời gian ngủ đông, hoặc là mới được tung ra nhằm chớp thời cơ giá BĐS đang có vẻ nóng lên.
Cũng giống như trong nhiều thị trường hàng hóa cơ bản trên thế giới vốn đang chìm ngập trong dư cung như dầu mỏ và quặng sắt, mọi sự phục hồi nhẹ của giá cả nhờ cầu được cải thiện đều nhanh chóng bị nhấn chìm trở lại bởi nguồn cung lập tức gia tăng mạnh mẽ hơn, tình hình thị trường BĐS chắc cũng không khác nhiều. Và cũng giống như các thị trường hàng hóa cơ bản, sự phục hồi giá cả có chăng sẽ diễn ra ở trên một vài phân khúc nhỏ, ở một vài thời điểm, một vài nơi, giá BĐS ở Việt Nam nếu có tăng thì cũng sẽ theo mô thức như vậy, chứ khó hy vọng giá cả sẽ tăng đồng loạt trên diện rộng và duy trì được lâu dài.
Thứ ba, không chỉ vặn chặt hơn van tín dụng ở tầm vĩ mô (giảm tốc độ tăng tổng cung tiền ra nền kinh tế so với trước đây), NHNN cũng đã có sự điều tiết vi mô lên nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại đổ vào BĐS theo hướng chặt chẽ và thận trọng hơn. Khả năng rót tín dụng cho lĩnh vực BĐS của các ngân hàng thương mại không chỉ bị chặn trực tiếp bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng do NHNN duyệt hàng năm cho từng ngân hàng thương mại, mà còn bị chặn một cách gián tiếp thông qua giới hạn tỷ lệ nợ xấu không quá 3% tổng dư nợ mà NHNN quy định áp dụng chung cho cả hệ thống ngân hàng. Do một tỷ trọng lớn nợ xấu có nguồn gốc từ cho vay hay đầu tư vào BĐS nên bản thân các ngân hàng thương mại cũng không muốn, không dám mạnh tay cho vay lĩnh vực này, dù NHNN có thể không khống chế tỷ lệ dư nợ cho BĐS.
Thứ tư, xét về nguồn vốn ngoài tín dụng ngân hàng có thể đổ vào thị trường BĐS như tiết kiệm trong dân cư, kiều hối hay nguồn vốn nước ngoài. Đành rằng tiềm năng huy động những nguồn vốn này còn rất lớn nhưng không thể phủ nhận rằng một phần lớn nguồn vốn này có động cơ đầu cơ, đầu tư sinh lời. Nhưng với tư cách là nhà đầu tư, đầu cơ, chủ sở hữu các nguồn vốn này thường lại chỉ muốn bỏ tiền khi nhìn thấy cơ hội sinh lời rõ ràng và chắc chắn. Và như đã phân tích ở trên, chắc chắn không ít nhà đầu tư, đầu cơ nhận thấy thị trường vẫn còn (có xu hướng) bị lấn át bởi nguồn cung quá lớn trong khi cầu có manh nha tăng nhưng chưa đủ mạnh để hấp thụ hết dư cung. Họ có thể nhìn thấy cơ hội ở một phân khúc nào đó có khả năng khởi sắc mạnh hơn nên nếu có đầu tư thì sẽ đầu tư mang tính chọn lọc, và sự chọn lọc này không thể diễn ra ở quy mô lớn được, như đã nói bên trên. Một phần lớn các nhà đầu tư còn lại sẽ chọn thái độ chờ xem, hy vọng giá cả sẽ tiếp tục yếu đi hoặc một thương vụ hời nào đó mới phát sinh.
Tóm lại, có thể khái quát thị trường BĐS hiện nay ở Việt Nam là một thị trường đang dư cung lớn trong khi nguồn nuôi dưỡng chính là tín dụng từ hệ thống ngân hàng đã và đang bị siết lại khá chặt, còn nguồn tài chính từ các tổ chức phi ngân hàng và cá nhân vẫn phần lớn chỉ là tiềm năng. Tuy nhiên, tình hình hiện tại của thị trường BĐS trong tương lai sẽ thay đổi hoàn toàn nếu mai đây các nhà quản lý vì một lý do nào đó lại nới van tín dụng ở cả tầm vĩ mô và vi mô mạnh trở lại như mấy năm cuối của thập kỷ trước.
Trừ khi có sự thay đổi đột ngột lập trường chính sách của Chính phủ, thị trường bất động sản đã và sẽ không được “tiếp máu” một cách quá đà từ kênh tín dụng chính thức như trước nữa.
http://www.thesaigontimes.vn/131725/lieu-sap-co-dot-bung-no-bat-dong-san-moi.html/
Làm gì để bán được nhà cho người nước ngoài?
Thứ Hai, 22 Tháng 6, 2015 - 15:26
(TNĐO) - Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) kỳ vọng bán nhà cho người nước ngoài khi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1-7 tới đây. Nhưng có bán được nhà hay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Luật cho người nước ngoài mua nhà: Chưa làm đã rối
Người nước ngoài mua nhà: Cần tránh tư duy thiệt hơn
Bán nhà cho Tây không dễ. Ảnh: TL
Hạ tầng vượt trội
Phú Mỹ Hưng hiện là khu đô thị có sức hút mạnh nhất đối với cộng đồng người nước ngoài. Trong tổng số 27.000 người đang sinh sống tại Phú Mỹ Hưng, có tới hơn 40% là người nước ngoài đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Mỹ...
Nổi lên trong thị trường TP.HCM là Indochina Land, một doanh nghiệp không thiếu kinh nghiệm bán nhà cho người nước ngoài. Ông Christopher Piro, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Indochina Land nhận định, người nước ngoài và Việt kiều sẽ không bỏ lỡ cơ hội sau khi luật đã mở để mua nhà vừa để ở, vừa để đầu tư. Những người nước ngoài đã sống 3-5 năm ở Việt Nam và có ý định làm việc lâu dài tại đây sẽ là đối tượng bỏ tiền mua nhà, thay vì phải đi thuê như trước đây.
Bên cạnh đó, Việt kiều mua nhà với mục đích đầu tư có thể mua một lúc vài căn nhà với quyền sở hữu lâu dài. Đối với những nhà đầu tư này, thị trường căn hộ ở TP.HCM đang khá hấp dẫn do kinh tế tăng trưởng cao, hạ tầng phát triển nhanh và lợi nhuận cho thuê nhà ở khá tốt (từ 5% -8%/năm).
Phía thị trường Hà Nội, theo ông Lawrence Peh, Tổng Giám đốc ParkCity Hanoi, doanh nghiệp chỉ đợi quy định mới có hiệu lực là sẽ chào bán sản phẩm. Hiện ParkCity Hanoi đang nhận đăng ký mua nhà tại tiểu khu Evelyne Gardens và dự kiến sẽ mở bán chính thức ngay sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực. Ông Lawrence Peh kỳ vọng, với vị trí gần trung tâm đô thị mới của Hà Nội ở phía Tây và được phát triển theo mô hình “nhà trong công viên”, ParkCity Hanoi sẽ thu hút người nước ngoài.
Một phân khúc sẽ gây được sự quan tâm của người nước ngoài là BĐS nghỉ dưỡng. Đối tượng khách hàng sẽ là các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông và Singapore. Họ sẽ tìm mua bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc giống như họ đã mua ở Phuket (Thái Lan) và Bali (Indonesia), trong khi giá bán ở Việt Nam hiện nay chỉ bằng một nửa so với hai nơi kia.
Ở phân khúc ngày, Vingroup vẫn là tập đoàn có hoạt động đầu tư, kinh doanh mạnh mẽ nhất. Nhìn vào danh mục các dự án của Vingroup gần đây cho thấy, bên cạnh Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, tập đoàn này còn đang đổ bộ mạnh vào nhiều tỉnh thành khác. Mới đây nhất, đã có thông tin đơn vị này đầu tư hai dự án lớn tại Quảng Ngãi, trong đó có dự án khu nghỉ dưỡng 2.000 ha ở bãi biển Bình Châu, Bình Sơn. Vingroup cũng đang có kế hoạch khởi công một khu nghỉ dưỡng khác có tổng mức đầu tư dự kiến 1 tỷ USD trên một hòn đảo 872 ha tại Hải Phòng…
Trong năm 2015, dự kiến Vingroup có thể cung ứng khoảng trên 830 căn biệt thự nghỉ dưỡng ven biển ra thị trường từ 3 địa điểm là Phú Quốc, Nha Trang và Đà Nẵng.
Khơi thoáng chính sách
Những dự án của Indochina Land và Phú Mỹ Hưng thu hút được nhiều người nước ngoài mua nhất vì nằm ở những vị trí đắc địa, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế và có tiện ích thỏa mãn những yêu cầu khắt khe của người nước ngoài về môi trường sống. Hiện nay, Phú Mỹ Hưng giống như một “khu đô thị Liên Hợp Quốc” thu nhỏ tại TP.HCM vì được quy hoạch đồng bộ, môi trường trong lành, sản phẩm đa dạng, phù hợp với phong cách sống của dân cư đến từ nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Một điểm cộng nữa là dịch vụ giáo dục, y tế, mua sắm, giải trí tại đây cũng đầy đủ và đa dạng. Tại Phú Mỹ Hưng, có hệ thống trường đa dạng từ mẫu giáo đến đại học như Trường quốc tế Nam Sài Gòn, Trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, bất kỳ người nước ngoài nào muốn sở hữu BĐS ở Việt Nam đều rất quan tâm đến loại hình bảo hiểm BĐS, trừ những trường hợp liều lĩnh, không hiểu biết. Chính vì thế, ở Mỹ, các ngân hàng sẽ không bao giờ cho vay khi khách hàng không bỏ tiền ra mua bảo hiểm kèm theo tài sản đó.
Luật sư Trần Hồng Phong phân tích, một số nước trên thế giới khuyến khích người nước ngoài mua nhà bằng các chương trình khuyến mãi như được cấp thẻ xanh, được gia hạn cư trú, được cấp giấy nhập khẩu ôtô miễn thuế… Tuy nhiên, khi người nước ngoài mua BĐS, họ thường mua bảo hiểm quyền sở hữu BĐS. Loại hình bảo hiểm này phải bồi thường cho người sở hữu BĐS trong tương lai khi có những tranh chấp và khi người sở hữu tài sản đó phải chịu thiệt hại. Hiện không có một hãng bảo hiểm nào trên thế giới hay của Việt Nam có thể bảo hiểm nhà ở cho người dân tại Việt Nam, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Như vậy, kỳ vọng giải quyết đầu ra cho thị trường BĐS trên cơ sở mở rộng đối tượng người nước ngoài mua nhà, chỉ có thể đạt được khi có những điều kiện mở hơn trong việc chuyển nhượng hay cho thuê quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài. Bên cạnh đó, cần có một cơ quan quốc gia về đăng ký giao dịch, bảo đảm liên quan đến quyền sở hữu đất đai, nhà ở trên toàn quốc, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến người nước ngoài.
Thứ Hai, 22 Tháng 6, 2015 - 15:26
(TNĐO) - Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) kỳ vọng bán nhà cho người nước ngoài khi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1-7 tới đây. Nhưng có bán được nhà hay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Luật cho người nước ngoài mua nhà: Chưa làm đã rối
Người nước ngoài mua nhà: Cần tránh tư duy thiệt hơn
Hạ tầng vượt trội
Phú Mỹ Hưng hiện là khu đô thị có sức hút mạnh nhất đối với cộng đồng người nước ngoài. Trong tổng số 27.000 người đang sinh sống tại Phú Mỹ Hưng, có tới hơn 40% là người nước ngoài đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Mỹ...
Nổi lên trong thị trường TP.HCM là Indochina Land, một doanh nghiệp không thiếu kinh nghiệm bán nhà cho người nước ngoài. Ông Christopher Piro, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Indochina Land nhận định, người nước ngoài và Việt kiều sẽ không bỏ lỡ cơ hội sau khi luật đã mở để mua nhà vừa để ở, vừa để đầu tư. Những người nước ngoài đã sống 3-5 năm ở Việt Nam và có ý định làm việc lâu dài tại đây sẽ là đối tượng bỏ tiền mua nhà, thay vì phải đi thuê như trước đây.
Bên cạnh đó, Việt kiều mua nhà với mục đích đầu tư có thể mua một lúc vài căn nhà với quyền sở hữu lâu dài. Đối với những nhà đầu tư này, thị trường căn hộ ở TP.HCM đang khá hấp dẫn do kinh tế tăng trưởng cao, hạ tầng phát triển nhanh và lợi nhuận cho thuê nhà ở khá tốt (từ 5% -8%/năm).
Phía thị trường Hà Nội, theo ông Lawrence Peh, Tổng Giám đốc ParkCity Hanoi, doanh nghiệp chỉ đợi quy định mới có hiệu lực là sẽ chào bán sản phẩm. Hiện ParkCity Hanoi đang nhận đăng ký mua nhà tại tiểu khu Evelyne Gardens và dự kiến sẽ mở bán chính thức ngay sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực. Ông Lawrence Peh kỳ vọng, với vị trí gần trung tâm đô thị mới của Hà Nội ở phía Tây và được phát triển theo mô hình “nhà trong công viên”, ParkCity Hanoi sẽ thu hút người nước ngoài.
Một phân khúc sẽ gây được sự quan tâm của người nước ngoài là BĐS nghỉ dưỡng. Đối tượng khách hàng sẽ là các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông và Singapore. Họ sẽ tìm mua bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc giống như họ đã mua ở Phuket (Thái Lan) và Bali (Indonesia), trong khi giá bán ở Việt Nam hiện nay chỉ bằng một nửa so với hai nơi kia.
Ở phân khúc ngày, Vingroup vẫn là tập đoàn có hoạt động đầu tư, kinh doanh mạnh mẽ nhất. Nhìn vào danh mục các dự án của Vingroup gần đây cho thấy, bên cạnh Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, tập đoàn này còn đang đổ bộ mạnh vào nhiều tỉnh thành khác. Mới đây nhất, đã có thông tin đơn vị này đầu tư hai dự án lớn tại Quảng Ngãi, trong đó có dự án khu nghỉ dưỡng 2.000 ha ở bãi biển Bình Châu, Bình Sơn. Vingroup cũng đang có kế hoạch khởi công một khu nghỉ dưỡng khác có tổng mức đầu tư dự kiến 1 tỷ USD trên một hòn đảo 872 ha tại Hải Phòng…
Trong năm 2015, dự kiến Vingroup có thể cung ứng khoảng trên 830 căn biệt thự nghỉ dưỡng ven biển ra thị trường từ 3 địa điểm là Phú Quốc, Nha Trang và Đà Nẵng.
Khơi thoáng chính sách
Những dự án của Indochina Land và Phú Mỹ Hưng thu hút được nhiều người nước ngoài mua nhất vì nằm ở những vị trí đắc địa, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế và có tiện ích thỏa mãn những yêu cầu khắt khe của người nước ngoài về môi trường sống. Hiện nay, Phú Mỹ Hưng giống như một “khu đô thị Liên Hợp Quốc” thu nhỏ tại TP.HCM vì được quy hoạch đồng bộ, môi trường trong lành, sản phẩm đa dạng, phù hợp với phong cách sống của dân cư đến từ nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Một điểm cộng nữa là dịch vụ giáo dục, y tế, mua sắm, giải trí tại đây cũng đầy đủ và đa dạng. Tại Phú Mỹ Hưng, có hệ thống trường đa dạng từ mẫu giáo đến đại học như Trường quốc tế Nam Sài Gòn, Trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, bất kỳ người nước ngoài nào muốn sở hữu BĐS ở Việt Nam đều rất quan tâm đến loại hình bảo hiểm BĐS, trừ những trường hợp liều lĩnh, không hiểu biết. Chính vì thế, ở Mỹ, các ngân hàng sẽ không bao giờ cho vay khi khách hàng không bỏ tiền ra mua bảo hiểm kèm theo tài sản đó.
Luật sư Trần Hồng Phong phân tích, một số nước trên thế giới khuyến khích người nước ngoài mua nhà bằng các chương trình khuyến mãi như được cấp thẻ xanh, được gia hạn cư trú, được cấp giấy nhập khẩu ôtô miễn thuế… Tuy nhiên, khi người nước ngoài mua BĐS, họ thường mua bảo hiểm quyền sở hữu BĐS. Loại hình bảo hiểm này phải bồi thường cho người sở hữu BĐS trong tương lai khi có những tranh chấp và khi người sở hữu tài sản đó phải chịu thiệt hại. Hiện không có một hãng bảo hiểm nào trên thế giới hay của Việt Nam có thể bảo hiểm nhà ở cho người dân tại Việt Nam, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Như vậy, kỳ vọng giải quyết đầu ra cho thị trường BĐS trên cơ sở mở rộng đối tượng người nước ngoài mua nhà, chỉ có thể đạt được khi có những điều kiện mở hơn trong việc chuyển nhượng hay cho thuê quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài. Bên cạnh đó, cần có một cơ quan quốc gia về đăng ký giao dịch, bảo đảm liên quan đến quyền sở hữu đất đai, nhà ở trên toàn quốc, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến người nước ngoài.
Mức phí bảo lãnh dự án BĐS có thể bằng không ?
Mặc dù chưa có hiệu lực thi hành, nhiều doanh nghiệp BĐS đã có kiến nghị cho lùi thời hạn thực hiện điều 56 của Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 về bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Tóm tắt
- Nhiều doanh nghiệp BĐS tỏ rõ băn khoăn và cho rằng quy định này vẫn còn nhiều điểm mơ hồ. Ngay cả một số ngân hàng thương mại (NHTM) cũng khá lúng túng khi nói về cách thức thực hiện. Do vậy, các doanh nghiệp đã đề nghị Horea nên có văn bản kiến nghị cho lùi thời hạn thực hiện quy định này.
- Ngoài ra còn một phương án khác, nên tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm, tổ chức tin dụng tham gia bảo lãnh rủi ro cho người mua nhà.
Chiều 23/6, Hiệp hội bất động sản Tp. HCM (Horea) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chi nhánh Tp.HCM đã tổ chức tọa đàm về nội dung quy định thực hiện quy định ký bảo lãnh ngân hàng. Tại đây, nhiều doanh nghiệp BĐS tỏ rõ băn khoăn và cho rằng quy định này vẫn còn nhiều điểm mơ hồ. Ngay cả một số ngân hàng thương mại (NHTM) cũng khá lúng túng khi nói về cách thức thực hiện. Do vậy, các doanh nghiệp đã đề nghị Horea nên có văn bản kiến nghị cho lùi thời hạn thực hiện quy định này.
Ẩn số mức phí bảo lãnh
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, cho rằng việc đưa ra quy định bảo lãnh này là điều rất tốt trong việc bảo vệ tối đa quyền lợi người mua nhà. Tuy nhiên, điều mà ông lo lắng đó là trong bối cảnh công ty đang triển khai nhiều dự án nhưng cho đến thời điểm này mặc dù biết rằng luật đã quy định như vậy, song việc áp dụng vào thực tiễn như thế nào thì đến giờ doanh nghiệp vẫn còn “lơ mơ”, bởi chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể về quy trình bảo lãnh này như thế nào.
“Ngay cả dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này cũng không có dòng nào nói về việc phải thực hiện bão lãnh ngân hàng cho người mua nhà như thế nào. Doanh nghiệp hiện nay vẫn trong tâm lý chờ đợi”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (Horea), nói.
Trong đó, điều mà nhiều doanh nghiệp BĐS đặt vấn đề nhiều nhất là mức phí bảo lãnh sẽ được phía ngân hàng áp dụng như thế nào.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, về mức phí bảo lãnh thì do các NHTM và doanh nghiệp tự thỏa thuận và theo quan sát của ông thì hiện nay mức phí này của các ngân hàng cũng rất cạnh tranh, đang ở mức từ 0,5%-2,5%/năm.
“Nếu như mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp tốt đẹp từ trước đến nay, lịch sử tài chính của doanh nghiệp “đẹp” có thể phía ngân hàng sẽ áp dụng mức phí bảo lãnh bằng 0. Tùy thuộc quyết định của NHTM và NHNN không can thiệp vào việc áp mức phí”, ông Minh cho biết thêm.
Ông Minh cũng cho biết, hiện nay NHNN đang soạn dự thảo thông tư mới thay đổi Thông tư 28 năm 2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, dự thảo Thông tư mới sẽ có 12 điểm thay đổi về quy định so với thông tư cũ. Việc có thế chấp hay không thế chấp và các mức phí tính như thế nào thì còn chờ đợi vào việc NHNN ban hành thông tư thay thế trong thời gian tới.
Bảo lãnh bằng dòng tiền bán hàng
Đề cập đến những bất cập về quy định bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, nếu chọn giải pháp thế chấp thì gần như là không thể xảy ra được vì dự án đã được thế chấp ngân hàng trước đó để vay vốn đầu tư. Giải pháp tốt nhất hiện nay chính là bảo lãnh bằng chính dự án đó, nguồn thu từ dự án đó. Ngoài ra còn một phương án khác, nên tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm, tổ chức tin dụng tham gia bảo lãnh rủi ro cho người mua nhà.
Trong khi đó, quan điểm của ngân hàng nhà nước cho rằng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng cũng là 1 hình thức cấp tín dụng. Như vậy phải có tài sản thế chấp. Song, tại Tp.HCM, đối với các thành phần kinh tế có đủ điều kiện vay tiền nhưng không có tài sản đảm bảo, các NHTM sẽ áp dụng các quy định thoáng hơn như cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo), hoặc thông qua việc bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Trong thời gian tới, có thể ngân hàng sẽ xem xét cho doanh nghiệp BĐS ký bảo lãnh theo hướng dùng chính ngay dòng tiền bán hàng để tín chấp, tức là ngân hàng sẽ quản lý dòng tiền bán hàng của doanh nghiệp để tính toán việc thu hồi nợ đã cho vay”, ông Minh cho biết.
Nên lùi ít nhất 6 tháng
Tuy nhiên, ở một giác độ khác, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc công ty Đất Lành, nhận định bảo lãnh này liệu có bắt buộc thực hiện với mọi doanh nghiệp BĐS hay không? Đây là giao dịch dân sự nên không cần bắt buột phải thực hiện theo một khuôn mẫu nhất định. Dù còn 7 ngày nữa là đến thời điểm phải thi hành nhưng các quy định vẫn chưa rõ ràng. Vậy, doanh nghiệp sẽ thực hiện làm sao. Nếu không có ngân hàng bảo lãnh thì doanh nghiệp làm sao bán hàng. Khi luật chưa rõ ràng thì nên tạm lùi thời gian áp dụng thêm 6 tháng để công việc chuẩn bị tốt hơn.
Cùng quan điểm trên, ông Trung cho rằng NHNN và các cơ quan chức năng cần nên cho lùi thời hạn áp dụng quy định này để những góp ý của các doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực này có thể đến được với các cơ quan chức năng để rồi từ đó có những quy định phù hợp với thực tế của thị trường.
“Nếu bây giờ mà áp dụng sẽ làm thị trường thêm rối ren, nguy cơ gây sốt trong ngắn hạn do không đủ nguồn cung dẫn đến tình trạng sốt ảo. Đồng thời không nên vì một vài doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng mà quy chụp cho cả thị trường”, ông Trung nêu vấn đề.
Trước mắt, theo ông Lê Hoàng Châu, các doanh nghiệp BĐS muốn kiến nghị ngân hàng nhà nước sửa đổi, bổ sung Thông tư 28 năm 2012 ở một số nội dung như sớm công bố danh sách các NHTM có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai. NHNN cần quy định chủ đầu tư dự án (bên được bảo lãnh) phải mở tài khoản tại ngân hàng thương mại (bên bảo lãnh) để nhận tiền thanh toán mua nhà, thuê mua nhà hình thành trong tương lai của khách hàng theo hợp đồng, và thanh toán cho nhà thầu, các nhà cung cấp vật liệu xây dựng theo tiến độ thi công công trình, để đảm bảo điều kiện cho NHTM giám sát dòng tiền của doanh nghiệp.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/muc-phi-bao-lanh-du-an-bds-co-the-bang-khong-20150623220612558.chn
Liệu giá nhà sẽ tiếp tục tăng?
Thị trường BĐS Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất sôi động, doanh nghiệp liên tục tung sản phẩm mới ở nhiều phân khúc. Giá nhà đang bắt đầu có sự tăng nhẹ.
Tóm tắt
- Theo thống kê của JLL trong quý 1/2015 giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp tăng 1.9% so với quý trước và tăng 3.5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong quý 1/2015, một số dự án ở những vị trí tốt đã có mức tăng giá 5-6%.
- Người mua nhà hiện nay cũng được cung cấp khá đầy đủ thông tin cũng như có nghiên cứu và so sánh để lựa chọn sản phẩm phù hợp nên hiện tượng làm giá cũng chỉ sẽ là tạm thời trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.
- Sự ấm lên của thị trường bất động sản là một hệ quả tất yếu khi mà tăng trưởng kinh tế đang dần được cải thiện.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc công ty TNHH JLL Việt Nam về vấn đề này.
Ông có thể đưa ra sự so sánh về sự biến động giá nhà đất tại Tp.HCM ít nhất trong vòng 2 năm qua đến nay? Yếu tố nào tác động đến sự biến động tăng (nếu có) này?
Thị trường căn hộ tại TP. HCM đang chứng kiến mức giá bán đang tăng trở lại sau một thời gian dài suy giảm. Cụ thể, giá bán tiếp tục tăng với mức tăng theo quý mạnh hơn. Theo thống kê của JLL trong quý 1/2015 giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp tăng 1.9% so với quý trước và tăng 3.5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong quý 1/2015, một số dự án ở những vị trí tốt đã có mức tăng giá 5-6%.
Trên thị trường thứ cấp, giá bán cũng tăng trên diện rộng, với số căn hộ có giá tăng chiếm đến hơn 75% tổng cung thứ cấp. Mức giá tăng trên thị trường phần lớn do thanh khoản thị trường đã cải thiện nhiều và có xu hướng khởi sắc trong thời gian tới. Song song đó, nguồn cầu trên thị trường đang tăng mạnh, do vậy đang có sự xuất hiện tăng giá chào bán nhẹ ở một vài dự án.
Ngoài ra, một số dự án mới chào bán từ một số chủ đầu tư uy tín, do có vị trí tốt hơn, gần hệ thống cơ sở hạ tầng đi vào hoàn thiện nên giá bán cũng cao hơn. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh giá hầu hết đều nằm trong biên độ được kiểm sóat.
Trên thị trường hiện nay có nhiều dự đoán cho thấy rằng giới đầu cơ đã xuất hiện và bắt tay với nhiều doanh nghiệp BĐS làm giá, đẩy giá bán cao so với thực tế chung? Ông bình luận như thế nào về nhận định này?
Trong bối cảnh lãi suất giảm và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn, cũng như thị trường bất động sản vẫn luôn được nhiều nhà đầu tư cân nhắc, thì hiện nay theo quan sát trên thị trường hiện tượng này đã có xuất hiện. Nhưng, tôi nhấn mạnh rằng hiện tượng này chỉ ở mức độ cục bộ từ một số dự án hấp dẫn hoặc chỉ cho một block hoặc tầng căn hộ với tầm nhìn đẹp mới được chào bán trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng, lượng lớn các dự án từ các chủ đầu tư uy tín, cũng như có giá bán khá phù hợp nhắm đến từng phân khúc khách hàng khác nhau đang mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng tiềm năng. Người mua nhà hiện nay cũng được cung cấp khá đầy đủ thông tin cũng như có nghiên cứu và so sánh để lựa chọn sản phẩm phù hợp nên tôi tin rằng hiện tượng này cũng chỉ sẽ là hiện tượng tạm thời trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.
Hiện đang có một nghịch lý, cung tăng rất mạnh, nhưng giá không giảm mà lại tăng. Vậy đây có phải do những quy định về ký bảo lãnh ngân hàng, ký quỹ đầu tư dự án… đang làm cho giá nhà tăng và người mua nhà sẽ bị thiệt?
Nguồn cung có gia tăng do tính thanh khỏan của thị trường được cải thiện, nên các chủ đầu tư đã mạnh dạn chào ra các sản phẩm mới tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình thị trường hiện tại. Với kinh nghiệm sau một thời gian dài thị trường rơi vào trầm lắng, các chủ đầu tư đã khá thận trọng thực hiện các nghiên cứu thị trường chi tiết nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng.
Như đã được đề cập ở trên, giá nhà có sự gia tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong biên độ, và mức tăng này dự kiến sẽ không có sự tăng giá đột biến do nguồn cầu trên thị trường vẫn còn rất tiềm năng. Những quy định về bão lãnh ngân hàng, ký quỹ đầu tư dự án… sẽ góp phần giúp thị trường phát triển minh bạch và ổn định hơn cho giai đọan phát triển tiếp theo chứ không làm giá nhà tăng mạnh.
Theo ông thì sự phục hồi của thị trường BĐS hiện nay sẽ mang lại quá trình phát triển bền vững trong giai đoạn tới?
Sự ấm lên của thị trường bất động sản là một hệ quả tất yếu khi mà tăng trưởng kinh tế đang dần được cải thiện. Tăng trưởng GDP tăng, lạm phát gần như được kiểm sóat, lãi suất có xu hướng giảm là những yếu tố tiền đề quan trong đối với sự phục hồi của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây. Giá nhà có sự gia tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong biên độ được kiểm sóat.
Chính phủ cũng như nhiều cơ quan có liên quan đã ban hành Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi và Luật Nhà ở sẽ có hiệu lực trong tháng 7 tới đây sẽ giúp thị trường phát triển một cách minh bạch hơn, tiếp tục đà phục hồi và được kỳ vọng sẽ bước qua một giai đọan phát triển mới. Hơn nữa, người mua do tiếp cận được nhiều nguồn thông tin hơn nên sẽ cẩn trọng hơn rất nhiều khi quyết định mua nhà, từ đó buộc chủ đầu tư phải nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/lieu-gia-nha-se-tiep-tuc-tang-20150622214444223.chn
Thị trường BĐS Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất sôi động, doanh nghiệp liên tục tung sản phẩm mới ở nhiều phân khúc. Giá nhà đang bắt đầu có sự tăng nhẹ.
Tóm tắt
- Theo thống kê của JLL trong quý 1/2015 giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp tăng 1.9% so với quý trước và tăng 3.5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong quý 1/2015, một số dự án ở những vị trí tốt đã có mức tăng giá 5-6%.
- Người mua nhà hiện nay cũng được cung cấp khá đầy đủ thông tin cũng như có nghiên cứu và so sánh để lựa chọn sản phẩm phù hợp nên hiện tượng làm giá cũng chỉ sẽ là tạm thời trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.
- Sự ấm lên của thị trường bất động sản là một hệ quả tất yếu khi mà tăng trưởng kinh tế đang dần được cải thiện.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc công ty TNHH JLL Việt Nam về vấn đề này.
Ông có thể đưa ra sự so sánh về sự biến động giá nhà đất tại Tp.HCM ít nhất trong vòng 2 năm qua đến nay? Yếu tố nào tác động đến sự biến động tăng (nếu có) này?
Thị trường căn hộ tại TP. HCM đang chứng kiến mức giá bán đang tăng trở lại sau một thời gian dài suy giảm. Cụ thể, giá bán tiếp tục tăng với mức tăng theo quý mạnh hơn. Theo thống kê của JLL trong quý 1/2015 giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp tăng 1.9% so với quý trước và tăng 3.5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong quý 1/2015, một số dự án ở những vị trí tốt đã có mức tăng giá 5-6%.
Trên thị trường thứ cấp, giá bán cũng tăng trên diện rộng, với số căn hộ có giá tăng chiếm đến hơn 75% tổng cung thứ cấp. Mức giá tăng trên thị trường phần lớn do thanh khoản thị trường đã cải thiện nhiều và có xu hướng khởi sắc trong thời gian tới. Song song đó, nguồn cầu trên thị trường đang tăng mạnh, do vậy đang có sự xuất hiện tăng giá chào bán nhẹ ở một vài dự án.
Ngoài ra, một số dự án mới chào bán từ một số chủ đầu tư uy tín, do có vị trí tốt hơn, gần hệ thống cơ sở hạ tầng đi vào hoàn thiện nên giá bán cũng cao hơn. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh giá hầu hết đều nằm trong biên độ được kiểm sóat.
Trên thị trường hiện nay có nhiều dự đoán cho thấy rằng giới đầu cơ đã xuất hiện và bắt tay với nhiều doanh nghiệp BĐS làm giá, đẩy giá bán cao so với thực tế chung? Ông bình luận như thế nào về nhận định này?
Trong bối cảnh lãi suất giảm và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn, cũng như thị trường bất động sản vẫn luôn được nhiều nhà đầu tư cân nhắc, thì hiện nay theo quan sát trên thị trường hiện tượng này đã có xuất hiện. Nhưng, tôi nhấn mạnh rằng hiện tượng này chỉ ở mức độ cục bộ từ một số dự án hấp dẫn hoặc chỉ cho một block hoặc tầng căn hộ với tầm nhìn đẹp mới được chào bán trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng, lượng lớn các dự án từ các chủ đầu tư uy tín, cũng như có giá bán khá phù hợp nhắm đến từng phân khúc khách hàng khác nhau đang mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng tiềm năng. Người mua nhà hiện nay cũng được cung cấp khá đầy đủ thông tin cũng như có nghiên cứu và so sánh để lựa chọn sản phẩm phù hợp nên tôi tin rằng hiện tượng này cũng chỉ sẽ là hiện tượng tạm thời trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.
Hiện đang có một nghịch lý, cung tăng rất mạnh, nhưng giá không giảm mà lại tăng. Vậy đây có phải do những quy định về ký bảo lãnh ngân hàng, ký quỹ đầu tư dự án… đang làm cho giá nhà tăng và người mua nhà sẽ bị thiệt?
Nguồn cung có gia tăng do tính thanh khỏan của thị trường được cải thiện, nên các chủ đầu tư đã mạnh dạn chào ra các sản phẩm mới tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình thị trường hiện tại. Với kinh nghiệm sau một thời gian dài thị trường rơi vào trầm lắng, các chủ đầu tư đã khá thận trọng thực hiện các nghiên cứu thị trường chi tiết nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng.
Như đã được đề cập ở trên, giá nhà có sự gia tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong biên độ, và mức tăng này dự kiến sẽ không có sự tăng giá đột biến do nguồn cầu trên thị trường vẫn còn rất tiềm năng. Những quy định về bão lãnh ngân hàng, ký quỹ đầu tư dự án… sẽ góp phần giúp thị trường phát triển minh bạch và ổn định hơn cho giai đọan phát triển tiếp theo chứ không làm giá nhà tăng mạnh.
Theo ông thì sự phục hồi của thị trường BĐS hiện nay sẽ mang lại quá trình phát triển bền vững trong giai đoạn tới?
Sự ấm lên của thị trường bất động sản là một hệ quả tất yếu khi mà tăng trưởng kinh tế đang dần được cải thiện. Tăng trưởng GDP tăng, lạm phát gần như được kiểm sóat, lãi suất có xu hướng giảm là những yếu tố tiền đề quan trong đối với sự phục hồi của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây. Giá nhà có sự gia tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong biên độ được kiểm sóat.
Chính phủ cũng như nhiều cơ quan có liên quan đã ban hành Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi và Luật Nhà ở sẽ có hiệu lực trong tháng 7 tới đây sẽ giúp thị trường phát triển một cách minh bạch hơn, tiếp tục đà phục hồi và được kỳ vọng sẽ bước qua một giai đọan phát triển mới. Hơn nữa, người mua do tiếp cận được nhiều nguồn thông tin hơn nên sẽ cẩn trọng hơn rất nhiều khi quyết định mua nhà, từ đó buộc chủ đầu tư phải nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/lieu-gia-nha-se-tiep-tuc-tang-20150622214444223.chn
M&A bất động sản sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2016-2017
Thị trường bất động sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm cao vào từ các nhà đầu tư khu vực châu Âu và Hoa Kỳ, dự báo con số này sẽ tăng trong vòng 2 – 3 năm tới đây.
Tóm tắt
- Vốn ngoại đầu tư vào bất động sản được kỳ vọng sẽ tăng theo chiều hướng tốt sau một thời gian dài trầm lắng, với một lượng vốn đáng kể từ một số quỹ đầu tư vào thị trường.
- Thời gian gần đây các doanh nghiệp địa ốc tại TPHCM như Hoàng Quân hay Nam Long cũng đang ráo riết “săn” nguồn vốn ngoại.
- Theo các chuyên gia, cản trở lớn nhất cho các nhà đầu tư hay quỹ đầu tư nước ngoài trong các thương vụ là họ khó chấp nhận những dự án nào vẫn chưa phải là “đất sạch”, còn vướng các thủ tục pháp lý về đền bù giải tỏa.
Tại Hội thảo bất động sản Việt Nam 2015 “Cơ hội đầu tư nửa thập kỷ tới” mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo nguồn vốn FDI chủ yếu đến từ các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) bắt đầu tăng mạnh vào bất động sản.
Song song với đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm cao vào từ các nhà đầu tư khu vực châu Âu và Hoa Kỳ, dự báo con số này sẽ tăng trong vòng 2 – 3 năm tới đây. “Vốn ngoại đầu tư vào bất động sản được kỳ vọng sẽ tăng theo chiều hướng tốt sau một thời gian dài trầm lắng, với một lượng vốn đáng kể từ một số quỹ đầu tư vào thị trường. Chiến lược đầu tư này chủ yếu thông qua các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A)”, ông Winfield K Wong, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng toàn cầu, Ngân hàng HSBC Việt Nam, nhận định.
Còn theo ý kiến từ ông Mathew B. Winn, Giám đốc điều hành bộ phận bán lẻ toàn cầu Cushman & Wakefield, hiện nay các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chọn hình thức liên doanh hoặc mua lại các công ty trong nước để nhanh chóng tiến vào thị trường hơn là bắt đầu từ con số 0. Về mặt lợi ích thì họ sẽ mang lại tiềm lực tài chính tốt hơn, sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản suất, hệ thống phân phối…được chú trọng đầu tư hơn, công tác đào tạo nhân lực được nâng cao, từ đó giá trị sản phẩm và thương hiệu được nâng tầm.
Một chuyên gia kinh tế khác cũng cho rằng trong thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự gia nhập thị trường của nhiều nhà đầu tư quốc tế lớn. Trong năm 2014 vừa qua, các vụ giao dịch M&A diễn ra giữa các tập đoàn trong nước, đa số các nhà đầu tư nước ngoài đang trong tình trạng chờ đợi thời cơ thích hợp để nhảy vào đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2017 sẽ là thời điểm bùng nổ mạnh các thương vụ M&A giữa các tập đoàn trong nước với nước ngoài.
Để khai thác hiệu quả nhất giá trị quỹ đất, trong năm 2015 công ty CP Địa ốc Nam Long (NLG) sẽ thực hiện kế hoạch huy động vốn cho 2 dự án là Waterpoint và Aquamarine Residences. Trong đó, công ty này cũng tính đến chiến lược làm việc với các đối tác chiến lược là quỹ đầu tư nước ngoài nhằm huy động được nguồn vốn hiệu quả nhất dựa trên mô hình đôi bên cùng có lợi (win-win).
Còn nhớ, hồi tháng 3-2015, NLG đã ký kết hợp tác đầu tư phát triển dự án Flora Anh Đào với hai nhà đầu tư bất động sản lớn của Nhật Bản là công ty Hankyu Realty và công ty Nishi Nippon Railroad. Các bên sẽ đóng góp vốn 50-50 vào quá trình đầu tư xây dựng dự án.
“Việc hai nhà phát triển bất động sản hàng đầu Nhật Bản lần đầu tiên ký kết hợp tác chiến lược với doanh nghiệp bất động sản trong nước đã chứng minh cho thấy tiềm năng lĩnh vực BĐS của Việt Nam nói chung và riêng tại TP.HCM nói riêng đang ngày càng hấp dẫn. Trong tương lai, nhiều nhà đầu tư bất động sản của Nhật Bản sẽ tăng cường sự hiện diện tại TP.HCM”, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT NLG, cho biết.
Một công ty địa ốc khác cũng ráo riết “săn” vốn ngoại là địa ốc Hoàng Quân (HQC) để hiện thức hóa một số dự án lớn trong năm nay. Theo đó, HQC quyết tâm đặt mục tiêu doanh thu năm 2015 dự kiến 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận 320 tỷ đồng (gấp 10 lần năm 2014), cổ tức 8%. Riêng trong quý 1-2015, HQC ước tính lợi nhuận đạt ít nhất là 30 tỷ đồng. Hiện nay, HQC đang thương lượng với các nhà đầu tư chiến lược, trong đó có 3 quỹ đầu tư nước ngoài. Khả năng tối thiểu là HQC có thể bán được cho các nhà đầu tư chiến lược giá trị khoảng 20 triệu USD.
Mới đây nhất, Quỹ Đầu tư Jen Capital - thuộc Chiaphua Limited (một trong những quỹ đầu tư tư nhân quản lý nhiều công ty ở Hồng Kông đã phát triển trên 200 dự án tại châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông) cũng đang tìm kiếm những dự án bất động sản tiềm năng trong trung và dài hạn ở Việt Nam.
Theo tiết lộ của ông Nguyễn Vĩnh Trân, Chủ tịch Quỹ Jen Capital, hiện tổ chức tài chính này đang tập trung vào các dự án ở vùng đô thị đông dân cư, quy mô khoảng vài trăm căn hộ như ở quận Tân Bình, quận 4, quận 7, quận 10…Trung bình mỗi dự án quỹ này chỉ rót vốn từ 10-20 triệu USD và không chọn những dự án cao cấp ở trung tâm thành phố. Nguồn vốn đến từ các tổ chức tài chính, quỹ đấu tư quốc tế lớn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trân cho biết thêm: “Chúng tôi không đặt ra một mốc thời gian cụ thể để hoàn vốn đầu tư mà tính toán một lộ trình khá dài. Điều này sẽ phù hợp hơn với chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam. Chúng ta thấy rằng thị trường bất động sản Việt Nam thay đổi khá lẹ, có khi 3 tháng, có lúc 6 tháng vì bất kỳ tình huống nào”.
Tuy nhiên, ông Trân cũng cho rằng cản trở lớn nhất cho các nhà đầu tư hay quỹ đầu tư nước ngoài trong các thương vụ M&A là họ khó chấp nhận những dự án nào vẫn chưa phải là “đất sạch”, còn vướng các thủ tục pháp lý về đền bù giải tỏa… Khó khăn thứ hai của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện M&A tại Việt Nam là vấn đề giá đất chưa rõ ràng. Thứ ba, chính sách cần phải được rõ ràng, minh bạch về mặt xin giấy phép, trả tiền sử dụng đất, chính sách tài cho người mua…
“Nếu chấp nhận rủi ro thì chúng tôi cũng không thể nào xác định được thời điểm chính xác nhận được đất sạch để phát triển dự án. Nhưng, nếu vốn bị chôn trong dự án từ 1-2 năm thì lẽ dĩ nhiên lợi nhuận sẽ không còn”, ông Trân nói.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
Thị trường bất động sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm cao vào từ các nhà đầu tư khu vực châu Âu và Hoa Kỳ, dự báo con số này sẽ tăng trong vòng 2 – 3 năm tới đây.
Tóm tắt
- Vốn ngoại đầu tư vào bất động sản được kỳ vọng sẽ tăng theo chiều hướng tốt sau một thời gian dài trầm lắng, với một lượng vốn đáng kể từ một số quỹ đầu tư vào thị trường.
- Thời gian gần đây các doanh nghiệp địa ốc tại TPHCM như Hoàng Quân hay Nam Long cũng đang ráo riết “săn” nguồn vốn ngoại.
- Theo các chuyên gia, cản trở lớn nhất cho các nhà đầu tư hay quỹ đầu tư nước ngoài trong các thương vụ là họ khó chấp nhận những dự án nào vẫn chưa phải là “đất sạch”, còn vướng các thủ tục pháp lý về đền bù giải tỏa.
Tại Hội thảo bất động sản Việt Nam 2015 “Cơ hội đầu tư nửa thập kỷ tới” mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo nguồn vốn FDI chủ yếu đến từ các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) bắt đầu tăng mạnh vào bất động sản.
Song song với đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm cao vào từ các nhà đầu tư khu vực châu Âu và Hoa Kỳ, dự báo con số này sẽ tăng trong vòng 2 – 3 năm tới đây. “Vốn ngoại đầu tư vào bất động sản được kỳ vọng sẽ tăng theo chiều hướng tốt sau một thời gian dài trầm lắng, với một lượng vốn đáng kể từ một số quỹ đầu tư vào thị trường. Chiến lược đầu tư này chủ yếu thông qua các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A)”, ông Winfield K Wong, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng toàn cầu, Ngân hàng HSBC Việt Nam, nhận định.
Còn theo ý kiến từ ông Mathew B. Winn, Giám đốc điều hành bộ phận bán lẻ toàn cầu Cushman & Wakefield, hiện nay các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chọn hình thức liên doanh hoặc mua lại các công ty trong nước để nhanh chóng tiến vào thị trường hơn là bắt đầu từ con số 0. Về mặt lợi ích thì họ sẽ mang lại tiềm lực tài chính tốt hơn, sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản suất, hệ thống phân phối…được chú trọng đầu tư hơn, công tác đào tạo nhân lực được nâng cao, từ đó giá trị sản phẩm và thương hiệu được nâng tầm.
Một chuyên gia kinh tế khác cũng cho rằng trong thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự gia nhập thị trường của nhiều nhà đầu tư quốc tế lớn. Trong năm 2014 vừa qua, các vụ giao dịch M&A diễn ra giữa các tập đoàn trong nước, đa số các nhà đầu tư nước ngoài đang trong tình trạng chờ đợi thời cơ thích hợp để nhảy vào đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2017 sẽ là thời điểm bùng nổ mạnh các thương vụ M&A giữa các tập đoàn trong nước với nước ngoài.
Để khai thác hiệu quả nhất giá trị quỹ đất, trong năm 2015 công ty CP Địa ốc Nam Long (NLG) sẽ thực hiện kế hoạch huy động vốn cho 2 dự án là Waterpoint và Aquamarine Residences. Trong đó, công ty này cũng tính đến chiến lược làm việc với các đối tác chiến lược là quỹ đầu tư nước ngoài nhằm huy động được nguồn vốn hiệu quả nhất dựa trên mô hình đôi bên cùng có lợi (win-win).
Còn nhớ, hồi tháng 3-2015, NLG đã ký kết hợp tác đầu tư phát triển dự án Flora Anh Đào với hai nhà đầu tư bất động sản lớn của Nhật Bản là công ty Hankyu Realty và công ty Nishi Nippon Railroad. Các bên sẽ đóng góp vốn 50-50 vào quá trình đầu tư xây dựng dự án.
“Việc hai nhà phát triển bất động sản hàng đầu Nhật Bản lần đầu tiên ký kết hợp tác chiến lược với doanh nghiệp bất động sản trong nước đã chứng minh cho thấy tiềm năng lĩnh vực BĐS của Việt Nam nói chung và riêng tại TP.HCM nói riêng đang ngày càng hấp dẫn. Trong tương lai, nhiều nhà đầu tư bất động sản của Nhật Bản sẽ tăng cường sự hiện diện tại TP.HCM”, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT NLG, cho biết.
Một công ty địa ốc khác cũng ráo riết “săn” vốn ngoại là địa ốc Hoàng Quân (HQC) để hiện thức hóa một số dự án lớn trong năm nay. Theo đó, HQC quyết tâm đặt mục tiêu doanh thu năm 2015 dự kiến 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận 320 tỷ đồng (gấp 10 lần năm 2014), cổ tức 8%. Riêng trong quý 1-2015, HQC ước tính lợi nhuận đạt ít nhất là 30 tỷ đồng. Hiện nay, HQC đang thương lượng với các nhà đầu tư chiến lược, trong đó có 3 quỹ đầu tư nước ngoài. Khả năng tối thiểu là HQC có thể bán được cho các nhà đầu tư chiến lược giá trị khoảng 20 triệu USD.
Mới đây nhất, Quỹ Đầu tư Jen Capital - thuộc Chiaphua Limited (một trong những quỹ đầu tư tư nhân quản lý nhiều công ty ở Hồng Kông đã phát triển trên 200 dự án tại châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông) cũng đang tìm kiếm những dự án bất động sản tiềm năng trong trung và dài hạn ở Việt Nam.
Theo tiết lộ của ông Nguyễn Vĩnh Trân, Chủ tịch Quỹ Jen Capital, hiện tổ chức tài chính này đang tập trung vào các dự án ở vùng đô thị đông dân cư, quy mô khoảng vài trăm căn hộ như ở quận Tân Bình, quận 4, quận 7, quận 10…Trung bình mỗi dự án quỹ này chỉ rót vốn từ 10-20 triệu USD và không chọn những dự án cao cấp ở trung tâm thành phố. Nguồn vốn đến từ các tổ chức tài chính, quỹ đấu tư quốc tế lớn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trân cho biết thêm: “Chúng tôi không đặt ra một mốc thời gian cụ thể để hoàn vốn đầu tư mà tính toán một lộ trình khá dài. Điều này sẽ phù hợp hơn với chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam. Chúng ta thấy rằng thị trường bất động sản Việt Nam thay đổi khá lẹ, có khi 3 tháng, có lúc 6 tháng vì bất kỳ tình huống nào”.
Tuy nhiên, ông Trân cũng cho rằng cản trở lớn nhất cho các nhà đầu tư hay quỹ đầu tư nước ngoài trong các thương vụ M&A là họ khó chấp nhận những dự án nào vẫn chưa phải là “đất sạch”, còn vướng các thủ tục pháp lý về đền bù giải tỏa… Khó khăn thứ hai của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện M&A tại Việt Nam là vấn đề giá đất chưa rõ ràng. Thứ ba, chính sách cần phải được rõ ràng, minh bạch về mặt xin giấy phép, trả tiền sử dụng đất, chính sách tài cho người mua…
“Nếu chấp nhận rủi ro thì chúng tôi cũng không thể nào xác định được thời điểm chính xác nhận được đất sạch để phát triển dự án. Nhưng, nếu vốn bị chôn trong dự án từ 1-2 năm thì lẽ dĩ nhiên lợi nhuận sẽ không còn”, ông Trân nói.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
CII: Đầu tư hạ tầng đổi lấy hơn 84.000m2 đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
CII sẽ đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng vào Khu 3 và Khu 4 để đổi lấy khoảng 84.255m2 đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng khoán CII) vừa công bố thông tin trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ CHí Minh về việc ngày 27/6 tới sẽ khởi công dự án BT đổi đất lấy hạ tầng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đó, CII sẽ đầu tư cho Khu 3 và Khu 4 trong tổng thể Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng giá trị đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng.
Được biết, trong quy hoạch tổng thể Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu 3 là khu chức năng dân cư hỗn hợp, nằm dọc bờ bắc Thủ Thiêm, mật dộ xây dựng thấp, chiều cao xây dựng công trình từ 4 đến 25 tầng. Điểm nhấn của Khu này là trường học và Nhà bảo tàng.
Khu 4 là khu dân cư hỗn hợp nằm ở phía Bắc Thủ Thiêm, gồm các công trình thương mại đa chức năng mật độ cao tập trung dọc Đại lộ Vòng cung. Các chức năng dân cư hỗn hợp và công trình công cộng có mật độ thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn và rạch Cá Trê lớn. Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 4 là 3 Trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, Cơ quan Hành chính Địa phương, Trạm Cứu hỏa và Trạm cung cấp nhiên liệu. Chiều cao xây dựng công trình từ 4 đến 20 tầng.
Đầu tư xây dựng hạ tầng 2 khu này, CII sẽ được nhận lại quỹ đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo đơn giá của Thành phố xác định trước. Tổng diên tích đất xây dựng nhà ở kết hợp phục vụ thương mại mà CII được nhận sẽ là 84.255m2 với tổng giá trị được xác định là 2.343 tỷ đồng. Phần chênh lệch giữa giá trị nghiệm thu công trình và giá trị quỹ đất sẽ được thành phố trả lại bằng tiền hoặc tăng thêm quỹ đất.
Quỹ đất nhận được, CII sẽ đầu tư hai dự án Bất động sản tại khu vực này là Dự án Maria Bay và Dự án Thủ Thiêm Lake View.
Mai Nguyễn
Theo InfoNet
http://cafef.vn/tin-tuc-du-an/cii-d...hu-do-thi-moi-thu-thiem-20150625101139755.chn
Dự án Celadon City hơn 24.700 tỷ về tay đại gia BĐS Malaysia
Sacomreal và Thành Thành Công mới đây đã chính thức chuyển nhượng Khu đô thị Celadon City cho Gamuda Land Vietnam, tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này được cho là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Dự án Celadon City có tổng diện tích hơn 82,5 ha, có vị trí tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Tp.HCM với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 24.758 tỷ đồng.
Chủ đầu tư Dự án Celadon City là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng. Công ty này được thành lập bởi liên doanh giữa Sacomreal và Gamuda Land –một tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu của Malaysia.
Dự án được khởi công vào năm 2010, và cũng đã hoàn thành nhiều hạng mục như Khu phức hợp Thể dục thể thao đa năng (phần ngầm) trên khuôn viên 5,43ha, Khu công viên Trung tâm Celadon city (công viên lớn nhất Tp.HCM) với tổng diện tích trên 16ha.
Mới đây, báo chí đã thông tin về thương vụ chuyển nhượng Dự án này của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) và CTCP Đầu tư Thành Thành Công cho Gamuda Land Vietnam. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 1.400 tỷ đồng. Được biết, khoản tiền này sẽ được thanh toán vào đầu tháng 7/2015 và đây là khoản doanh thu và lợi nhuận bất thường của SCR không nằm trong kế hoạch trình ĐHĐCĐ của SCR năm 2015.
Liên quan đến Dự án Celadon City, trước đó vào tháng 9 năm 2013, HĐQT Công ty này cũng đã có Nghị quyết bán 28% trong tổng số 30% sở hữu tại Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng.
Bên cạnh việc chuyển nhượng Dự án Celadon City, SCR mới đây cũng đã công bố về doanh số bán hàng trong quý 2/2015 với gần 1.200 sản phẩm căn hộ và đất nền. Trong đó lớn nhất là 800 căn hộ Jamona Apartment (quận 7), hơn 200 căn hộ Carillon 2, gần 100 căn hộ Carillon 3, hơn 100 nền đất tại dự án Jamona City.
Tại Hà Nội, Gamuda Land Vietnam cũng đang phát triển dự án Gamuda City và khu công viên Yên Sở với quy mô lên tới 500ha, tổng mức đầu tư dự kiến 5 tỷ USD. Hiện tại chủ đầu tư dự án này đang xây dựng và hoàn thiện khu Gamuda Gardens hơn 82ha, đã có hàng trăm căn nhà biệt thự, liền kề và chung cư được bán ra thị trường.
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/tin-tuc-du-an/du-an...ay-dai-gia-bds-malaysia-20150626000256344.chn
Sacomreal và Thành Thành Công mới đây đã chính thức chuyển nhượng Khu đô thị Celadon City cho Gamuda Land Vietnam, tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này được cho là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Dự án Celadon City có tổng diện tích hơn 82,5 ha, có vị trí tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Tp.HCM với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 24.758 tỷ đồng.
Chủ đầu tư Dự án Celadon City là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng. Công ty này được thành lập bởi liên doanh giữa Sacomreal và Gamuda Land –một tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu của Malaysia.
Dự án được khởi công vào năm 2010, và cũng đã hoàn thành nhiều hạng mục như Khu phức hợp Thể dục thể thao đa năng (phần ngầm) trên khuôn viên 5,43ha, Khu công viên Trung tâm Celadon city (công viên lớn nhất Tp.HCM) với tổng diện tích trên 16ha.
Mới đây, báo chí đã thông tin về thương vụ chuyển nhượng Dự án này của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) và CTCP Đầu tư Thành Thành Công cho Gamuda Land Vietnam. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 1.400 tỷ đồng. Được biết, khoản tiền này sẽ được thanh toán vào đầu tháng 7/2015 và đây là khoản doanh thu và lợi nhuận bất thường của SCR không nằm trong kế hoạch trình ĐHĐCĐ của SCR năm 2015.
Liên quan đến Dự án Celadon City, trước đó vào tháng 9 năm 2013, HĐQT Công ty này cũng đã có Nghị quyết bán 28% trong tổng số 30% sở hữu tại Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng.
Bên cạnh việc chuyển nhượng Dự án Celadon City, SCR mới đây cũng đã công bố về doanh số bán hàng trong quý 2/2015 với gần 1.200 sản phẩm căn hộ và đất nền. Trong đó lớn nhất là 800 căn hộ Jamona Apartment (quận 7), hơn 200 căn hộ Carillon 2, gần 100 căn hộ Carillon 3, hơn 100 nền đất tại dự án Jamona City.
Tại Hà Nội, Gamuda Land Vietnam cũng đang phát triển dự án Gamuda City và khu công viên Yên Sở với quy mô lên tới 500ha, tổng mức đầu tư dự kiến 5 tỷ USD. Hiện tại chủ đầu tư dự án này đang xây dựng và hoàn thiện khu Gamuda Gardens hơn 82ha, đã có hàng trăm căn nhà biệt thự, liền kề và chung cư được bán ra thị trường.
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/tin-tuc-du-an/du-an...ay-dai-gia-bds-malaysia-20150626000256344.chn
Hoạt động trở lại được rùi hả bác Phèo?
Chúc mừng bác, đỡ phải cày quốc để thăng hạng.
Chúc mừng bác, đỡ phải cày quốc để thăng hạng.
- Status
- Không mở trả lời sau này.