Status
Không mở trả lời sau này.
bvy
Hạng D
6/1/12
1.163
676
113
@Subaru: Vẫn chưa đi vào trọng tâm. Ý em là hàng tháng người vay vẫn trả gốc lãi theo kỳ ký kết với bank. Nhưng giữa chừng mất jobs kg đủ tiền trả nữa thì bank kéo nhà. Thế thanh lý cái hđ đó ra sao đó bác?

E trả lời luôn.

1. Bác mua căn nhà 1 triệu USD. Tới tháng 11 đã trả được 100.000 tiền lãi và 100.000 tiền gốc đi thì vẫn còn nợ ngân hàng 900.000 usd
2. Tháng 12 ko trả được thì bắt đầu làm các thủ tục, đàm phán, ....khoảng 3-6 tháng sau yêu cầu ra khỏi nhà.
3. 6-12 tháng sau tùy vào sự hợp tác của bác ngân hàng sẽ phối hợp cưỡng chế . Sau khi ra khỏi nhà ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi
4. Thường giá trị phát mãi sẽ rất thấp, thế nên ví dụ nó phát mãi giá 400.000 usd thì sau khi bán ngân hàng nó thu vào 400.000 usd và bác vẫn còn nợ ngân hàng 500.000 usd.
5. Tùy vào từng trường hợp và hợp đồng tín dụng ký như thế nào mà luật sư xử lý phần hậu sự. Kẹt lắm thì khai phá sản
 
Hạng D
3/1/12
1.497
22.766
133
bác bvy trả lời thật rõ ràng. Tks bác!
thế còn trường hợp bên bác ngoài việc trừ tiền làm nội thất ra thì số tiền gốc xử lý sao hả bác?
 
bvy
Hạng D
6/1/12
1.163
676
113
Bên anh xây xong đưa ra chương trình đó và thấy bán được nên nghĩ là nhờ chương trình đó mà bán hàng được
Sao anh không nhìn trên thị trường hiện nay, những chung cư xây đoàng hoàng giao nhà, giá bán cũng tầm 15tr-17tr như các chung cư của Nam long, thủ đức house, an gia...tụi nó vẫn bán ầm ầm hết sạch, có cần j chương trình đó đâu
Có những dự án xây đúng tiến độ càng bán nó càng tăng giá mà éo thèm khuyến mãi nữa kìa, mặc dù giá không hề rẻ

1. Hết thật hay hết gìả chỉ có người trong cuộc mới biết. Muốn biết càng dễ. Đóng vai người mua sĩ, kêu có 1000 tỏi trong ngân hàng. Đi Bentley,Mersc tới , nó đưa toàn bộ danh sách căn hộ trống cho coi. Bên e chơi chiêu này hoài. Ai bán được biết hết.

2. Dự án hiện nay càng bán càng chết. Chết ở đây là mấy anh đầu cơ chết, nên sẽ chấp nhận bán phá giá hơn chủ đầu tư để cắt lỗ. Ví dụ dựa án A bán được 800 căn rồi, còn 3000 căn nữa. Thế nhưng trong 800 căn đó dân đầu cơ nó chiếm tới 1/2. Trong 400 căn đó có 1/2 ko chịu được nhiệt. Trong 400 căn ko phải đầu cơ thì có koảng 1/3 sẽ chuyển chỗ làm, chuyển nơi sống hay thất nghiệp hay cần tiền làm ăn, cho con du học...sẽ tiếp tục bán lỗ.

Nói tóm lại, cá nhân gặp vấn đề cần tiền, điều đầu tiên họ nghĩ tới là hạ giá, chấp nhận lỗ để nhanh chóng có tiền vì thế CĐT sẽ ôm xô số hàng còn lại. Chỉ còn cách cho vay thì ko thằng nào cạnh tranh được vì đa số dân bán lỗ cần bán gấp và yêu cầu người mua trả 100% số tiền. Nếu CĐT đứng ra cho vay thì người mua vẫn thích hơn nhiều là trả 100% tiền cho người cắt lỗ hay làm việc với ngân hàng. Vì ngân hàng có những quy định rất ngặt nghèo. Bên đây khách kẹt vẫn lên cty năn nỉ ỉ ôi và vẫn được du di nhé.
 
  • Like
Reactions: henvaho
bvy
Hạng D
6/1/12
1.163
676
113
bác bvy trả lời thật rõ ràng. Tks bác!
thế còn trường hợp bên bác ngoài việc trừ tiền làm nội thất ra thì số tiền gốc xử lý sao hả bác?

số tiền gốc trừ 15-20% tổng giá trị hđ tùy thời gian hợp đồng (nếu ký lúc đầu thì 15%, ký lúc sau là 20%). Lãi bác phải mất và số gốc còn lại trả cho bác.
 
bvy
Hạng D
6/1/12
1.163
676
113
Chuyện xử lý nợ xấu mà đơn giản như anh nói thì mấy thằng NH đã không xét đến cm thu nhập rồi, nội vụ nhắc khách hàng bình thường đóng theo tiến độ cdt đưa ra trên hd cũng nhức cả đầu rồi đấy

Ngân hàng gặp khó là vì thường CĐT sẽ ko hợp tác. Ví dụ khách A vay ngân hàng mua nhà. Khách A ko trả được tiền thì nó cứ ầu ơ với ngân hàng vì ngân hàng ko có quyền yêu cầu CĐT ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước, gas, thẻ xe, thẻ thang máy,...và CĐT cũng chả liên quan vì ngừng cung cấp dịch vụ thì mất doanh thu àh?

Thế nhưng nếu CĐT cho vay thì khác. Thử cúp nước 1 ngày coi sao hay cắt thẻ thang máy 1 buổi coi sao?? Nói thì nói vậy để cho thấy quyền tự quyết của người cho vay nhưng nó vẫn có cái tình người ở đây. Bên em vẫn du di cho khách khá nhiều. Nhiều khi để tới 6,7 tháng. Thế nhưng khi thanh lý thì phải thực hiện đúng hợp đồng
 
  • Like
Reactions: chau tinh trung
Bò Hóng
22/1/13
1.549
33.180
113
Nói chung là đầu cư chung cư kiểu như anh bvy thì đúng là chỉ có loại dở hơi mới đi làm kiểu đó


tuy nhiên:
 
Bò Hóng
22/1/13
1.549
33.180
113
trong thời gian khốn nạn nhất của cái gọi là thị trường BDS VN mấy năm qua, anh ấy đã gượng qua được thì một phần do cách làm dở hơi đó


Xét trên bối cảnh nền tài chính của VN thì ngưỡng an toàn trong đầu tư BDS nói chung và Chung cư nói riêng thì CDT buộc phải đảm bảo có 30% vốn tự có số còn lại sẽ là sử dụng đòn bẩy tài chính và huy động từ thị trường.

Tuy nhiên do sự điên rồ của thị trường BDS thời gian trước nên có những trường hợp CDT chỉ có 5 - 10 % cũng đã đủ triển khai rồi ( do lạm thu từ thị trường bù khả năng tự có) , thậm chí có những CDT còn éo có đồng xu nào cả ( trường hợp này là siêu nhân)

Còn trường hợp của nhà bác bvy là rơi mẹ nó vào thời đại suy thoái - khi mà tất cả các dự án khác lăn quay ra chết nhăn thì nhà bác ấy lại cặm cụi ra hàng.

Dở hơi có thể hiểu là ở chỗ ra hàng ngay ở thời điểm không đúng.

Còn nhiều bác hay thắc mắc rằng tại sao nhà bác ấy thay ngân hàng cho vay???????????
Nói cho gọn là nhà bác ấy đông tiền. Thay vì chỉ bỏ ra 30% là đủ nhưng bác ấy đã bỏ ra 100%, sau đó bán chịu cho người mua. Và dĩ nhiên tuỳ vào nhu cầu của người mua mà bác ấy có nhiều cách quản lý để đảm bảo số tiền bác ấy nó được sử dụng đúng.

Vì nhà bác ấy đông tiền nên dễ tạo ra nhiều sự lựa chọn chứ không như các CDT khác là chỉ có Tiền tươi thóc thật. Do vậy chả cần thắc mắc gì, ai cũng biết cộng trừ nhân chia, ai cũng có nhu cầu về nhà ở nhưng năng lực ban đầu có hạ thì gặp bác ấy là hợp lý quá rồi.

Em thì khác, tại sao em không thích cách làm của bác ấy, đơn giản là vì em éo có tiền, em mà có nhiều tiền như bác ấy em éo việc gì phải bỏ tiền ra đi hầu thiên hạ kiểu vậy cả.
Điều rủi ro trong việc bác ấy cho vay kiểu đó giống như kiểu thả gà ra đuổi.
- Hợp đồng mua bán đã ký coi như tài sản đó của người mua
- Bác giữ sổ của người ta, cho người ta nợ - cái này tưởng như là an toàn nhưng xin thưa rằng bác giữ sổ của người ta là sai bởi cơ chế luật pháp đâu thừa nhận chuyện này , có thể bác biết nhưng việc bác cầm sổ của người ta chẳng qua bắt họ có trách nhiệm trả tiền cho bác ấy.
May cho bác ấy rằng khách nó đàng hoàng trả tiền chứ mà nó ỳ ra éo trả thì bác cũng chả có cách nào tống cổ khách hàng ra khỏi nhà của họ được, vì:
+ tài sản là tài sản của tao ,
+ cho nợ thì là quyền của thằng chủ nợ. Trả nợ hay không là quyền của thằng nợ. , chưa trả nợ thì từ từ bố trả nhoé.
+ Pháp luật chỉ thừa nhận việc cho duy nhất thằng ngân hàng nhận cắm sổ, còn lại là NO. Ngân hàng nó có pháp luật bảo vệ mà phát mãi được cũng cả chục năm, đằng này trong tay ông chả có cái chon chặc gì thì,..... Sin Nỗi Nhoa.

Do vậy nói chung cách làm dở hơi của bác bvy là thả gà ra đuổi và nắm đằng chuôi. Dở hơi là chỗ đó

Ai biểu đông tiền mà đòi làm BDS làm chi. :D

Thôi thì với cách làm kiểu ấy thì bà con có nhu cầu thì cứ thế mà chiến thôi! hehehe
 
Hạng B2
22/10/14
241
417
93
33
Anh Mèo chưa làm thương mại nhiều?
Trong hợp đồng thương mại có những điều khoản mà người mua trả chậm tiền phải chịu ràng buộc bởi những điều khoản không thể từ chối trách nhiệm với bên bán hàng (dĩ nhiên là với thái độ hợp tác)
 
Status
Không mở trả lời sau này.