Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
Giấc mơ Kỹ Sư

Đa số nam thanh niên VN sang Mỹ mơ làm kỹ sư nhiều hơn sĩ vì ai cũng biết học làm sĩ không phải dành cho số đông.

Nghành: điện, công nghệ thông tin, xây dựng máy tính,... được các nam thanh niên theo học nhất. Những con cháu HO ra trường trước 1995 đi làm làm cho con cháu HO qua sau thèm rõ dãi vì thời gian này "đót còm" bắt đầu phát triển và máy tính tấn công văn phòng như vũ bão.

Những người ra trường khi đi tiểu bang khác phỏng vấn thì các công ty lớn đưa xe đòn dài thật dài đón rất long trọng. Đó là câu chuyện lâm ran.

Những câu chuyện kỹ sư máy tính kỹ sư điện làm nức lòng mọi sinh viên và các sinh viên VN giúp đỡ nhau rất nhiều để bù những lỗ hổng kiến thức để học hành đến nơi đến chốn.

1999 thì các công ty "đót com" sụp đỗ dần dần thì tại VN công nghệ thông tin phát triển như vũ bão.

Các kỹ sư máy tính thất nghiệp như rơm rạ ngoài đồng sau mùa gặt. Một số ít dạt về VN hình thành "xóm San Jose" tại tp Hồ Chí Minh. Lúc đầu do vượt trội về kinh nghiệm nên những kỹ sư thất nghiệp đó có việc để làm cầm cự. Nhưng về sau thì đội ngũ sinh viên ra trường tại VN khá đông nên cả "xóm San Jose" tan xác và những VK đó trở về Mỹ làm đủ nghề để sống sót.

Những kỹ sư VK thời gian đầu 1990 đã góp phần đáng kể về sự phát triển tiếng Việt trên Internet. Họ đi xa quê hương nhưng rất chất Việt cho nên họ phát triển rất nhiều website và "nội dung" rặt Việt.

Khi tại VN các công ty FTP và VNN hình thành thì cuộc chiến "nội dung" (content) Việt trên Internet giữa kỹ sư VK rải rác khắp nơi và các công ty FTP & VNN của nhà nước.

Cuộc chiến này không cân sức vì một bên là nhà nước có tiền và một bên là những cá nhân lẻ tẻ khắp nơi.

Nhưng cuộc chiến đã để lại rất nhiều nội dung quý giá trên Internet. Đặc biệt là nội dung văn học mà cả hai phía đua nhau đánh máy đưa lên mạng.

Forum là nơi xảy ra các cuộc chiến rõ nhất. Cả VK và VN đều có những kẻ: cực tả, cực hữu, trung dung và giả dạng nhau. Nhưng nhờ vậy cả hai phía đều mở tầm mắt rộng hơn và nội dung trên Internet ngày một phong phú.

Sau năm 2000 thì cuộc chiến kết thúc mà phần thắng thuộc về phía VN. Lúc này các website tin tức và nội dung cực lớn như NhanDan, QueHuong, VNExpress,... hình thành

Các website của VK với nhiều nội dung sưu tầm được rụng từ từ vì mang tính cá nhân. Những website nào còn trụ được thì dần dần bị "tập thể hoá" và mất đi bản sắc riêng vì tiền để duy trì website rất lớn.

Tôi từng thấy các website chuyên về "Tuổi Thơ Học Sinh" với cả 50 ngàn nội dung (không tính forum vào vì forum không có giá trị nội dung) với nhiều truyện, bài viết, đoản văn, nhạc, hình ảnh,... rất hay từ xa xưa đến giờ.

Tôi cũng từng đọc các website chuyên về Văn Học Cổ, Văn Học Tiền Chiến,... mà có rất nhiều bài viết diễn giải và nghiên cứu có giá trị.

Tất cả được đưa lên Internet là nhờ công lao cũng nhiều VK làm văn phòng, hơi rảnh, và nặng lòng văn hoá Việt.

Riêng bản thân tôi, tôi từng đánh máy cả ngàn trang văn học không công để góp vào những website lớn vẫn tồn tại đến giờ.

Có điều thú vị có cuộc chiến nhỏ là font tiếng Việt: VNI, TCVN2, VPS, BKHCM,.... Phần lớn thiên về VNI. Nhưng sau đó là Unicode bùng nổ thì cuộc chiến kết thúc.

Cuộc chiến Internet đó đã để lại một phần của hình ảnh kỹ sư VK, cuộc sống VK, văn hoá Mỹ,... trong lòng các cô cậu ở VN tham chiến.

Thế là "giấc mơ Mỹ" được nuôi dưỡng tiếp tục. Không ít các forum "report" những hình ảnh đám cưới xuyên đại dương giữa các members trong forums.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
Giấc Mơ Mỹ và Kinh Tế xuống dốc

Năm 2000 là năm các manager bắt đầu đi bỏ bọc ngoài chợ. Nhiều người làm lương 6 số phải chấp nhận làm việc bỏ bọc.

Đối với người Mỹ chẳng cần sĩ diện, họ chỉ cần việc làm. Họ lạc quan hơn. Còn người Việt bị đánh vào cái sĩ diện rất mạnh.

Trước năm 2000, các văn phòng dịch vụ phục vụ cho người Việt mọc như nấm và ai cũng bãnh. Sau đó các văn phòng này như lá mùa thu bay trong gió. Nhiều gương mặt với cặp mắt phờ phạt vì chỉ đủ cầm cự và không thể bỏ vì bỏ đi kiếm việc gì mà làm vì việc làm trở nên khan hiếm.

Nghành nail cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì thu nhập giảm đi 1/2. Thời mà những Bi những Mẹc láng cóng của dân nail thay thế dần những chiếc bình dân như Camry vì họ không thể theo mà trả các hoá đơn.

Từ cuối năm 1999 đến năm 2005 thì tôi phải vác đơn xin việc 8 lần và từng đi bỏ bọc siêu thị hay làm bưng thức ăn cho nhà hàng vài lần.

Trong lúc đó tình hình kinh tế ở VN lên vì Internet phát triển, giá nhà đất lên, "bổng chốc thành tỉ phú" nhiều như lá mùa Xuân. Không ít VK phải về quê hương kiếm việc và sinh sống tạm.

Doanh số bán xe hơi ở Mỹ tụt dốc dần dần vì người ta thất nghiệp nhiều. Lãi suất cũng thấp dần theo. Nghiệp đoàn công nhân nghành xe hơi từ từ yếu thế và nhỏ dần.

Người ta sợ nhất cơn suy thoái tồi tệ sau WWI sẽ xảy ra và người ta xếp hàng rồng rắng chỉ để nhận ổ bánh mì.

Dự trữ của các food bank xuống thấp kỷ lục (do người ta tới xin về ăn) và được kêu gọi đóng góp. Tôi cũng nằm trong dòng người đi xin đồ ăn ở food bank để giảm chi tiêu tí nào đở tí đó.

Cũng may, kinh tế đi xuống nhưng cầm cự được hơn 7 năm qua cho dù 2013 chưa có gì khởi sắc.

Lượng VK về thăm VN không giảm, ngoại hối từ VK ra đì từ miền Nam cứ tăng đều mỗi năm.

Điều đang thay đổi trong cộng đồng của người Việt tại Mỹ là du học sinh sang ngày một đông (hiện nay cả mấy chục ngàn), du lịch từ VN sang ngày một nhiều (do Mỹ mở rộg quota hơn khiến du lịch nội địa Mỹ tăng một chút xíu).

Chỉ tội cho VK nổ (đa số dân lao động ít học) một thời, họ lầm lũi, họ không còn cơ hội nào để nổ. Internet, thông tin siêu nhanh, người từ VN đến,... bủa quanh họ. Họ vẫn thế trong nhiều năm qua vì không thể giàu hơn trong cái thế tay làm hàm nhau của dân lao động. Họ cảm thấy trở nên thấp kém hơn bao giờ hết.


 
  • Like
Reactions: MrAMD
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
Giấc mơ Mỹ: xe hơi

Thằng làm thợ hồ chưa bao giờ đi xe gắn máy như tôi mới đến Mỹ thì bật ngữa với những dòng xe hơi.

Building tôi ở gồm 24 gia đình + gia đình tôi là 25. Có 1 gia đình ở basement. Basement có 3, 1 cho thuê, 1 cho giặt, 1 làm kho chứa.

Ở lâu thì tôi biết cả building không ai mua xe mới, người ta mua xe cũ. Có mấy người cùng lứa cũng thường chở anh em tôi đi chơi. Tôi ngẩn ngơ với kim đồng hồ, bản điều khiển âm thanh và radio vào ban đêm vì đèn sáng lên với nhiều màu sắc.

Tôi như Tư Ếch ở đất Mũi Cà Mau lên Sài Gòn. Mọi thứ nó quá xa lạ.

Không như bây giờ, ai biết Internet là không xa lạ bất cứ cái gì ở Mỹ vì mọi thứ đều có ở VN, nếu không có thì google hoặc youtube là biết.

6 tháng sau tôi mới có bằng lái trong lúc mọi người trong vòng 1-2 tháng có rồi.

Chiếc xe đầu tiên của tôi là Corolla rất cũ. Phải nói xe này bền bĩ. Đi 5 năm không hề đem đi sửa, chỉ có 11 lần thay nhớt và thay võ xe 1 lần.

Người đầu tiên trong building mua xe mới (mua trả góp) tạo dư luận trong building. Vì mua mới là người ổn định trong việc làm, có credit tốt để mua chịu, là có thể trả nổi các khoảng gia tăng như bảo hiểm, bảo trì, lãi suất,...

Chỉ là chiếc xe Civic 2 cửa 8.9K usd (lúc đó) đã tạo ra dư luận và sự thèm thuồng của đám thanh niên trong building.

Dĩ nhiên dân thuê căn hộ trong building để ở thì không có gara để xe mới, xe chỉ đậu ngoài đường.

Đám thanh niên cứ xuýt xoa với chiếc xe mới đầu tiên của building. Thỉnh thoảng anh kia lái chở cả đám đi một vòng cho thoả chí tò mò của một số thanh niên.

Nói về nơi bán xe.

Cái cộng đồng nhỏ xíu (so với Cali) thì có 2 dealer bán xe cũ cho người Việt. Quảng cáo Việt, bảng Việt, nói tiếng Việt,... cái gì cũng Việt rặt.

Một để giá sao bán vậy không có trả giá, nhân viên toàn là dân già. Một thì nói thách cho trả giá, nhân viên trẻ trung năng động. Nói vậy các bạn hiểu được dealer nào dành cho khách hàng nào trong cộng đồng người Việt.

Hai dealer này luôn luôn đắt khách vì HO qua rầm rộ và người Việt mới qua rất ngại đụng tới dealer Mỹ vì cho rằng dễ bị lừa (có vài ví dụ bị lừa).

Về sau, thanh niên có học, có tiếng Anh, hiểu chút văn hóa Mỹ, có đi làm tốt,... thì bắt đầu mua xe mới. Kinh nghiệm truyền nhau cho nên người ta đi tìm mua xe ở nhiều dealer khác để có nhiều lựa chọn hơn.

Thế là 2 dealer Việt phải dẹp tiệm, nhờ dẹp tiệm người ta biết được là cả hai cùng 1 chủ mà từ nào tới giờ không ai biết. Phải nói chủ này rất khôn ngoan khi đưa ra 2 dealer với 2 cách bán hàng riêng biệt. Cũng nhờ đó lòi ra là chủ chỉ mua xe đấu giá, đem về sửa lại và bán lại.

Phải nói là lái xe ở Tây Âu và Mỹ là đã. Mỹ là đất nước rộng lớn và có mạng lưới xa lộ cho nên lái xe rất đã. Có xe hơi là có lái xe đi du lịch gần gần (xa thì mướn xe nơi đến).

Thời trước 2000 thì hình ảnh xe hơi có thể nổ với người ở VN. Giờ thì nổ không nổi vì xe ở VN rất nhiều rồi và có nhiều xe khá xịn. Như xe Subaru Forester basic của tôi không có cửa so sánh với nhiều xe Forester khác của các bạn trong này vì nhiều option hơn.

Chỉ có điều có thể an ủi là xe ở Mỹ rẻ hơn và có luật triệu hồi nghiêm hơn.




 
  • Like
Reactions: MrAMD
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
METRO nói:
Bọ xít, rẽ tiền thì cái này http://www.harborfreight.com/power-tools/miter-saws/10-inch-sliding-compound-miter-saw-98199.html

Còn mắc tiên 1 trong 2 cái này http://www.northerntool.com/shop/tools/CompareProductsDisplay?storeId=6970&catalogId=11652&langId=-1&catentryId=200321899&cr=4.7&numR=18&catentryId=200229324&cr=4.8&numR=4

Cái slide compound thì ko cần lưởi cưa lớn 10' là ok, còn ko thì phải 12'-14', ít xài thì vô harbor frieght
Tui thì đang xài cái 14' Dewalt
21.gif
, muốn đồ xịn thì Makita màu xanh mà ít xài thì màu đỏ cho homeowner good luck!
55.gif

Tôi thì ở chung cư nên không cần tool. Nhìn thì ham, mua về cắm điện thì hàng xóm chữi :)

Kinh tế lên chắc tôi bán căn hộ chung cư mua nhà riêng biệt để dùng tool cho đã :)


 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
Giấc mơ Mỹ: hàng hóa Việt Kiều

Chắc nhiều bạn còn nhớ thời "ngăn sông cấm chợ".

Tôi mục kích thời gian cuối của tem phiếu. Thời gian này đi đâu mà đem theo 10 kg gạo thì có thể ở tù vì tội "buôn lậu phá hoại kinh tế XHCN".

Người ta sống trong sự lo sợ mấy cụm từ: "có tội ác với nhân dân", "nợ máu với nhân dân", "phá hoại", "phản động", "chống phá cách mạng",...

Thời gian trước đó 1 tí thì nhiều người phải ăn độn bo bo. Gia đình tôi nấu bobo với tỉ lệ 3 bobo 1 gạo (bobo hầm trước) mà cho đỡ đói khổ. Sau đó thì độ khoai lang. Xóm tôi có 3 đứa trẻ chết vì ăn bo bo nhiều quá tiêu không được xuất huyết bao tử.

Cũng may nhờ ơn đảng và nhà nước khéo lèo lái đưa dân tộc VN qua cơn đói khát, nếu không sẽ có hàng triệu người chết thời 1945.

Tôi nhớ như in các bà buôn lậu bó thịt heo vào người. Họ phải chịu sự dơ dáy suốt nhiều giờ.

Sau thời gian buôn lậu gạo, thịt heo, trứng, gà sống,... thì đến buôn lậu vải vì thức ăn nhờ đảng và nhà nước chăm lo nên có đủ.

Cái ăn đã tương đối no (chưa đủ thịt) thì người ta nghĩ đến cái mặc. Vì thế buôn lậu vải thành phong trào. Nhiều gì cho cam, chỉ có ít thước vải bó người thôi. Chẳng có đáng với quan tham của xã.

Sau cái mặc thì là buôn lậu xe honda nghĩa địa.

Thế đó, thời khốn khổ mà bọn đế quốc Mỹ để lại sau chiến tranh cho đảng và nhà nước là thế đó.

Về sau, khi ăn được bát cơm trắng nấu từ gạo tẻ ngắn ngày thì tôi luôn cảm ơn đảng và nhà nước khéo cho dân từ ăn độn bo bo tới ăn cơm trắng ngon lành.

Thời gian buôn lậu vải rộ lên là thời gian VK bắt đầu gởi hàng về.

Mỗi tỉnh tại miền Nam VN thủ phủ có 1 cơ quan nhà nước chuyên nhận hàng VK và phát lại. Cái cơ quan này rất đông người. Lúc đó ít nhất 2 chỉ vàng mới vào làm bình thường. 2 chỉ vàng lúc đó trị giá bằng 20 cây bây giờ vì 2 chỉ vàng có thể mua được nhà và đất (tuy không trung tâm nhưng giao thông thoải mái).

Tôi quên tên cái cơ quan này vì gia đình tôi chỉ lãnh có 2 lần.

Người làm ở cơ quan này giàu chẳng qua hàng hoá lúc đó hiếm nên xin lại người nhận mà chia nhau. Xin lại chỉ là bịch kẹo hay những vật phẩm nhỏ nhỏ mà người gởi kèm theo có ý để chia lại cho người làm nơi cơ quan đó.

Nghe đồn (không thể xác nhận) là cơ quan này ăn cắp hàng dữ lắm. Đó là nghe đồn nhưng ở cơ quan này có nhiều đảng viên nhòm chừng nên chắc không có ăn cắp.

Hàng hoá được ưa chuộng gởi về trong là vải quần tây loại tốt và vải ca-tê tốt may áo sơ mi. Hai thứ này rất có giá. Ngoài ra là kẹo bánh.

Đối chiếu với thời gian này là bên Mỹ có nhiều dịch vụ gởi hàng về VN.

Lợi dụng nhiều bà con chỉ ham lo đi cày và thất học (do xuất thân từ giới nghèo và làng chài vốn có bên VN) thì các dịch vụ ăn trên đầu trên cổ bà con. Bà con chỉ nói gởi bao nhiêu giá trị nào đó về VN thì họ gởi mà bà con không hề biết gởi gì. Thế là các dịch vụ gom hàng sale (ví dụ vải sale lúc bấy giờ 20xu/yard thì tính $1/yard) rồi tính giá cắt cổ với bà con.

Bà con bên VN thỉnh thoảng thất vọng vì gặp hàng kém chất lượng hoặc ít giá trị và cho rằng cái cơ quan đó đổi hàng.

Nên nhớ, trong lúc này vải (quần và áo) là dễ bán lại nhất.

Sau đó cái cơ quan đó xẹp dần dần vì có đường gởi tiền chui, người ta không cần hàng hoá bán lại lấy tiền mà cần tiền đô đổi tiền VN.

Khi cơ quan đó xẹp và VN bị 3 đại dịch và thiếu thuốc nghiêm trọng. Các ban nghành y tế đi từng gia đình có VK khẩn khoản viết thư xin VK gởi thuốc kháng sinh và đặc trị bất cứ bịnh gì về và được trả tiền cao hơn 20% giá trị thị trường VN.

Thế là cái cơ quan đó xẹp thì có cơ quan khác mọc lên chuyên đánh giá về thuốc. Bà con lúc đầu nghi nghờ nhưng một số người nhận tiền từ thuốc thật sự. Thế là từ vải chuyển sang thuốc. Hoan hô "bọn" Việt Kiều!!!! Cũng nhờ vậy VN có thuốc đặc trị trong hoàn cảnh bị bế quan toả cảng trong và ngoài nước.

Sau đó các nhà máy thuốc mọc lên như nấm và thuốc nhập về thì cái cơ quan chuyên về thuốc đó xẹp luôn.

Từ đó trở về sau (1990 trở đi) thì chỉ có kiều hối là chính, còn hàng hóa không còn quan trọng thay thế tiền nữa.

Vài con số tôi hỏi và thu thập lại

(lương tính sau thuế = net pay)

1990: lương công nhân VK khoảng $400 (có vùng cao hơn). một tháng gia đình kha khá tại Sài Gòn cần $30.

1995: lương công nhân VK khoảng $550 (có vùng cao hơn), một tháng gia đình kha khá tại Sài Gòn cần $60.

2000: lương công nhân VK khoảng $750 (có vùng cao hơn), một tháng gia đình kha khá tại Sài Gòn cần $200.

2010: lương công nhân VK khoảng $850 (có vùng cao hơn), một tháng gia đình kha khá tại Sài Gòn cần $600.

2013: lương công nhân VK khoảng $950 (có vùng cao hơn), một tháng gia đình kha khá tại Sài Gòn cần $900.

Thế là VK thích nổ hết đường để nổ :)

Còn lương sau thuế (net payment) của kỹ sư 4 năm kinh nghiệm (trừ Cali):

1990: $1200
2013: $3000

Lương (và lẹo ít) + bỗng của thầy cô giáo tại VN:

1990: 400 ngàn VNĐ
2013: 6 triệu VNĐ (khéo lẹo NHIỀU thì lên tới 15 triệu để đủ sống)

Ổ bánh mì không nhỏ nhỏ đủ ăn sáng:

1990: 100 VNĐ tại quê tôi
2010: 2000 VNĐ
2013: 4000 VNĐ ???? (xin xác nhận)

Lương của nhiềm member đi làm ăn lương (không làm chủ doanh nghiệp) trong forum này 60 triệu mỗi tháng (bằng lương kỹ sư mới ra trường ở Mỹ) là chuyện thường tình.

Tình hình nhìn vào lương và bánh mì đủ biết bọn VK ham nổ chỉ còn 10 năm nửa phải ngửa tay xin lại tiền từ VN và nghe bên VN nổ lại :)


 
  • Like
Reactions: MrAMD
Hạng B2
18/9/11
476
2
28
Bác Su viết hay quá
080402cool_prv.gif
. Nhiều Việt kiều nghe nói chuẩn bị rục rịch hồi hương, vì Việt nam sắp có "dân chủ" (đổi tên nước), bác có về không?
 
Hạng F
14/9/04
9.914
30.184
113
Q3
Bác Su nói sao chứ thằng cùng level , nó làm ở Wesconsin/Neenah lương nó $5800 lận mà , ở VN khoảng 40chai gross , ô shiệt
 
Hạng B2
14/4/08
365
450
63
Mỹ: Bắt nghi phạm giết người trong tiệm Phở Việt</h1>Thứ Bảy, 18/05/2013 10:47
(NLĐO)- Nghi phạm đâm chết 2 người ở tiệm Phở Việt Nam tại Phoenix (Mỹ) đã bị bắt giữ, Đài CBS đưa tin hôm 18-5.</h2>Nghi phạm là Tony Phung, 51 tuổi - được xác định là một đối tác của nhà hàng Phở 35, ở thành phố Phoenix, bang Arizona, Mỹ.
cua_d7c1d.jpg
Tony Phung
Vụ ẩu đả xảy ra sáng 16-5 giữa Timmy Hoang, Brandon Hoang với Tony Phung, Tim Phung. Cả 4 cùng sở hữu nhà hàng phở này. Cảnh sát Tommy Thompson cho biết 2 anh em Timmy Hoang và Brandon Hoang thiệt mạng. Tony Phung bị bắt và nghi ngờ đã đâm chết hai nạn nhân nói trên. Tony Phung cho biết có bất đồng với Brandon Hoang về việc thuê nhân viên cho nhà hàng. Hai bên tranh cãi nhiều giờ và ẩu đả xảy ra. Tony Phung dùng dao đâm Timmy Hoang, sau đó đuổi theo Brandon. Các nhân chứng cho biết hai anh em họ Hoang bị thương nặng và khi cảnh sát tới họ đang nắm tay nhau nằm trước của tiệm ăn. Cả hai đều không qua khỏi sau khi được đưa tới bệnh viện. Hiện chưa rõ ai khơi mào vụ ẩu đả. Cảnh sát cho biết đã phải tìm một phiên dịch để hỗ trợ điều tra.