Đọc bài viết này của bác chủ em không muốn nghĩ là ở đâu sướng hơn, nên chọn ở đâu để sinh sống và lập nghiệp. Mà tại sao sinh viên, người đi làm Việt Nam mình không thể tồn tại , cạnh tranh được với Mỹ tây khi qua bên đó? Chúng ta luôn tơ lơ mơ về năng lực của mình và đang sống trong một môi trường tự sướng với nhau quá nhiều.
Thứ ba, 21/5/2013, 17:12 GMT+7<span style=""float: left; margin: 0px 7px 0px 0px; cursor: pointer;"">
</span>
<span style=""float: left; margin: 0px 7px 0px 0px; cursor: pointer;"">
</span>
Nã súng bắn chết người tại hàng phở Việt ở Mỹ</h1>Giới chức Mỹ đang truy nã nghi phạm sát nhân gây ra vụ nã súng làm một người thiệt mạng tại một tiệm phở Việt Nam.
> [link=http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2013/05/hai-nguoi-bi-dam-chet-o-tiem-pho-viet-tai-my/]Hai người bị đâm chết tại hàng phở Việt ở Mỹ
[/link]> Nghi phạm đâm chết người tại hàng phở Việt bị bắt</h2>
Tiệm iPho trong bản tin về vụ giết người của ABC13. Ảnh chụp màn hìnhABC13 hôm qua đưa tin, vụ nã súng xảy ra ngày 18/5, tại nhà hàng iPho, ở thành phố Houston, bang Texas.
Văn phòng cảnh sát thành phố cho biết nạn nhân là một người đàn ông 50 tuổi có tên Ha Tran, tử vong vì một viên đạn găm vào đầu. Thủ phạm được mô tả là một người châu Á khoảng 30-40 tuổi và hiện đã bỏ trốn.
Hai ngày sau vụ việc, nhà hàng iPho đã mở cửa trở lại, phục vụ phở và nem cuốn cho rất đông khách hàng vào giờ ăn trưa. Tuy nhiên, các nhân viên ở đây vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh tượng bạo lực hồi cuối tuần trước.
"Có một âm thanh lớn, giống như tiếng nổ phát ra từ một khẩu súng", một nhân viên nói. "Cậu nhân viên kia đến thanh toán tiền và nhìn thấy một người đàn ông chết trên bàn".
"Tôi đã rất sốc", một nhân viên nhớ lại.
Crime Stoppers, tổ chức ngăn chặn và giải quyết các vụ phạm tội trong cộng đồng và trường học, đã công bố những bức ảnh về một nghi phạm được cho là kẻ gây ra vụ giết người. Y đến hàng phở bằng một chiếc Ford Expedition màu đen với đèn hậu được bọc giấy. Những bức ảnh này được lấy ra từ camera giám sát của nhà bên cạnh.
Video bản tin về vụ giết người tại iPhoVụ giết người trên không phải là vụ bạo lực duy nhất nhằm vào những người Mỹ gốc Việt trong khu vực này thời gian gần đây. Hồi tháng hai, chủ quán cà phê Chiều Tím đã thiệt mạng trong khi bảo vệ cửa hàng trước sự tấn công của hai tay súng. Chưa có ai bị bắt trong vụ việc này.
Ủy viên Hội đồng thành phố Houston Al Hoang cho hay "Cộng đồng châu Á nhìn chung rất ngại đứng ra làm chứng khi xảy ra một vụ phạm tội". Ông Hoang kêu gọi bất cứ ai có thông tin về vụ việc nên đến trình báo cho các nhà chức trách.
Nhân Mã
<span style=""float: left; margin: 0px 7px 0px 0px; cursor: pointer;"">
Nã súng bắn chết người tại hàng phở Việt ở Mỹ</h1>Giới chức Mỹ đang truy nã nghi phạm sát nhân gây ra vụ nã súng làm một người thiệt mạng tại một tiệm phở Việt Nam.
> [link=http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2013/05/hai-nguoi-bi-dam-chet-o-tiem-pho-viet-tai-my/]Hai người bị đâm chết tại hàng phở Việt ở Mỹ
[/link]> Nghi phạm đâm chết người tại hàng phở Việt bị bắt</h2>
Văn phòng cảnh sát thành phố cho biết nạn nhân là một người đàn ông 50 tuổi có tên Ha Tran, tử vong vì một viên đạn găm vào đầu. Thủ phạm được mô tả là một người châu Á khoảng 30-40 tuổi và hiện đã bỏ trốn.
Hai ngày sau vụ việc, nhà hàng iPho đã mở cửa trở lại, phục vụ phở và nem cuốn cho rất đông khách hàng vào giờ ăn trưa. Tuy nhiên, các nhân viên ở đây vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh tượng bạo lực hồi cuối tuần trước.
"Có một âm thanh lớn, giống như tiếng nổ phát ra từ một khẩu súng", một nhân viên nói. "Cậu nhân viên kia đến thanh toán tiền và nhìn thấy một người đàn ông chết trên bàn".
"Tôi đã rất sốc", một nhân viên nhớ lại.
Crime Stoppers, tổ chức ngăn chặn và giải quyết các vụ phạm tội trong cộng đồng và trường học, đã công bố những bức ảnh về một nghi phạm được cho là kẻ gây ra vụ giết người. Y đến hàng phở bằng một chiếc Ford Expedition màu đen với đèn hậu được bọc giấy. Những bức ảnh này được lấy ra từ camera giám sát của nhà bên cạnh.
Video bản tin về vụ giết người tại iPhoVụ giết người trên không phải là vụ bạo lực duy nhất nhằm vào những người Mỹ gốc Việt trong khu vực này thời gian gần đây. Hồi tháng hai, chủ quán cà phê Chiều Tím đã thiệt mạng trong khi bảo vệ cửa hàng trước sự tấn công của hai tay súng. Chưa có ai bị bắt trong vụ việc này.
Ủy viên Hội đồng thành phố Houston Al Hoang cho hay "Cộng đồng châu Á nhìn chung rất ngại đứng ra làm chứng khi xảy ra một vụ phạm tội". Ông Hoang kêu gọi bất cứ ai có thông tin về vụ việc nên đến trình báo cho các nhà chức trách.
Nhân Mã
Giấc mơ Mỹ: cô công an
Ở phường tôi có cô công an sống rất đạm bạc. Thời tôi, công an bắt đầu chạy cup nhiều và có nhiều chú lên đời Dream Thái mà người đời cho rằng lương không bao nhiều và không có việc làm thêm mà ham khoe mẽ, nổ, sống bề ngoài để xây nhà và sắm Dream Thái.
Nhưng cô công an này luôn đi làm và đi đâu đó bằng xe đạp, đi xa thì đi xe lôi xe đò.
Đời chả mấy ai tin và cho rằng đó là vỏ bọc thôi chứ trong thì giàu nức vách.
Thật sự cô công an này rất nghèo. Mảnh đất là xin ở nhờ, căn nhà thì căn nhà lá với bà mẹ già. Hai mẹ con cô neo đơn lặng lẽ. Chỉ có dân xóm gần mới hiểu và cảm thương hai mẹ con người Bắc rặt này.
Cô công an này rất tận tình giúp đỡ lo chứng giấy tờ cho mọi hồ sơ xin xuất cảnh từ ODP đến HO sau này là vượt biên hồi hương rồi xin đi lại mà không lấy bất cứ quà gì.
Nhiều người đi rồi, thương tình và cảm cái tấm lòng tận tuỵ không lấy ơn đó nên hùn nhau mua chiếc Wave nhưng cô từ chối. Người ta khéo léo nói chủ đất đuổi hai mẹ con cô đi và hai mẹ con xin nhờ đất khác nhưng có sự sắp đặt phía sau là chủ đất mới cho luôn (tức là nhóm người chịu ơn mua lén trước).
Thế là 2 mẹ con cô công an có nhà đất riêng thay vì ở nhờ.
Ba cô là ông bộ đội cấp uý, mẹ cô từng là giáo viên. Họ sống lý tưởng "cần, kiệm, liêm, chính" theo gương bác Hồ vĩ đại. Cô cũng theo cách sống đó.
Cô âm thầm giúp rất nhiều gia đình HO không hề nhận ơn để giấy tờ thông suốt vì sau 1/5/1975 nhiều gia đình phải ly tán và không còn nhiều giấy tờ.
Cô dứt khoát không chứng những hồ sơ có cài người giả làm con hay làm vợ của "nhóm lợi ích" và "quan quyền" vào gia đình HO.
Cô quan niệm là chiến tranh đã xong, ba cô đã chết bì bom đạn. Không vì thế cô lại hận thù người Việt. Có hận thù thì hận thù bọn Pháp bọn Mỹ bọn Tàu chứ không bao giờ hận thù "bọn Nguỵ"
Khi tôi đi Mỹ, cô đã già, 34. Đi được 2 năm nghe nói cô "xin thôi làm công an" (xin hay bị ép chẳng ai biết).
Có ông sĩ quan "Nguỵ" sau 1/5/1975 còn rất trẻ chưa vợ nên đi "học tập cải tạo" về cũng chưa vợ và đi HO cùng năm với tôi. Ông này động lòng cô công an và 5 năm sau về cưới.
"Nghe nói" là giờ này cô cựu công an là thạc sĩ nghành gì gì đó tôi quên.
----------
Thêm đoạn này:
Tôi thích tìm đọc mấy con số Chỉ có con số mới nói được nhiều thứ, còn lại là "myth" hết
Tôi chọn tiểu bang heo hút Utah xem tình hình người Việt thế nào.
Có một nghiên cứu hơi cũ nhưng cũng lý thú:
http://www.bebr.utah.edu/Documents/studies/AsiansinUtah.pdf
Bất cứ tiểu bang nào cũng có "danh sách trắng" (white page) nhân viên làm việc và cả chỉ số lương. Chịu khó google là biết luôn lương từng người. Chỉ có rất ít người phải bí mật bị giấu tung tích do luật quy định. Còn lại là dân ăn tiền thuế của dân dù là thống đốc bang đều phải "trắng" nhách
Danh sách của nhân viên của tiểu bang Utah (không tính địa phương)
http://web.state.ut.us/cgi/phone/phone.bat
(sơ bộ có 25 người Việt tôi tìm thấy, có thể có nhiều nữa)
Còn danh sách nhân viên riêng của thành phố Salt Lake City (trang 88 trở đi):
http://directory.slcgov.com/phone.pdf
Chỉ tạm thấy 4 người Việt trong danh sách trên.
(Làm cho địa phương ít tiền hơn và dễ bị hết việc làm cho tiểu bang, cho nên dân Việt cứ tìm cách làm cho tiểu bang )
Ở phường tôi có cô công an sống rất đạm bạc. Thời tôi, công an bắt đầu chạy cup nhiều và có nhiều chú lên đời Dream Thái mà người đời cho rằng lương không bao nhiều và không có việc làm thêm mà ham khoe mẽ, nổ, sống bề ngoài để xây nhà và sắm Dream Thái.
Nhưng cô công an này luôn đi làm và đi đâu đó bằng xe đạp, đi xa thì đi xe lôi xe đò.
Đời chả mấy ai tin và cho rằng đó là vỏ bọc thôi chứ trong thì giàu nức vách.
Thật sự cô công an này rất nghèo. Mảnh đất là xin ở nhờ, căn nhà thì căn nhà lá với bà mẹ già. Hai mẹ con cô neo đơn lặng lẽ. Chỉ có dân xóm gần mới hiểu và cảm thương hai mẹ con người Bắc rặt này.
Cô công an này rất tận tình giúp đỡ lo chứng giấy tờ cho mọi hồ sơ xin xuất cảnh từ ODP đến HO sau này là vượt biên hồi hương rồi xin đi lại mà không lấy bất cứ quà gì.
Nhiều người đi rồi, thương tình và cảm cái tấm lòng tận tuỵ không lấy ơn đó nên hùn nhau mua chiếc Wave nhưng cô từ chối. Người ta khéo léo nói chủ đất đuổi hai mẹ con cô đi và hai mẹ con xin nhờ đất khác nhưng có sự sắp đặt phía sau là chủ đất mới cho luôn (tức là nhóm người chịu ơn mua lén trước).
Thế là 2 mẹ con cô công an có nhà đất riêng thay vì ở nhờ.
Ba cô là ông bộ đội cấp uý, mẹ cô từng là giáo viên. Họ sống lý tưởng "cần, kiệm, liêm, chính" theo gương bác Hồ vĩ đại. Cô cũng theo cách sống đó.
Cô âm thầm giúp rất nhiều gia đình HO không hề nhận ơn để giấy tờ thông suốt vì sau 1/5/1975 nhiều gia đình phải ly tán và không còn nhiều giấy tờ.
Cô dứt khoát không chứng những hồ sơ có cài người giả làm con hay làm vợ của "nhóm lợi ích" và "quan quyền" vào gia đình HO.
Cô quan niệm là chiến tranh đã xong, ba cô đã chết bì bom đạn. Không vì thế cô lại hận thù người Việt. Có hận thù thì hận thù bọn Pháp bọn Mỹ bọn Tàu chứ không bao giờ hận thù "bọn Nguỵ"
Khi tôi đi Mỹ, cô đã già, 34. Đi được 2 năm nghe nói cô "xin thôi làm công an" (xin hay bị ép chẳng ai biết).
Có ông sĩ quan "Nguỵ" sau 1/5/1975 còn rất trẻ chưa vợ nên đi "học tập cải tạo" về cũng chưa vợ và đi HO cùng năm với tôi. Ông này động lòng cô công an và 5 năm sau về cưới.
"Nghe nói" là giờ này cô cựu công an là thạc sĩ nghành gì gì đó tôi quên.
----------
Thêm đoạn này:
Tôi thích tìm đọc mấy con số Chỉ có con số mới nói được nhiều thứ, còn lại là "myth" hết
Tôi chọn tiểu bang heo hút Utah xem tình hình người Việt thế nào.
Có một nghiên cứu hơi cũ nhưng cũng lý thú:
http://www.bebr.utah.edu/Documents/studies/AsiansinUtah.pdf
Bất cứ tiểu bang nào cũng có "danh sách trắng" (white page) nhân viên làm việc và cả chỉ số lương. Chịu khó google là biết luôn lương từng người. Chỉ có rất ít người phải bí mật bị giấu tung tích do luật quy định. Còn lại là dân ăn tiền thuế của dân dù là thống đốc bang đều phải "trắng" nhách
Danh sách của nhân viên của tiểu bang Utah (không tính địa phương)
http://web.state.ut.us/cgi/phone/phone.bat
(sơ bộ có 25 người Việt tôi tìm thấy, có thể có nhiều nữa)
Còn danh sách nhân viên riêng của thành phố Salt Lake City (trang 88 trở đi):
http://directory.slcgov.com/phone.pdf
Chỉ tạm thấy 4 người Việt trong danh sách trên.
(Làm cho địa phương ít tiền hơn và dễ bị hết việc làm cho tiểu bang, cho nên dân Việt cứ tìm cách làm cho tiểu bang )
Last edited by a moderator:
SubaruLover nói:Khi tôi đi Mỹ, cô đã già, 34. Đi được 2 năm nghe nói cô "xin thôi làm công an" (xin hay bị ép chẳng ai biết).
Có ông sĩ quan "Nguỵ" sau 1/5/1975 còn rất trẻ chưa vợ nên đi "học tập cải tạo" về cũng chưa vợ và đi HO cùng năm với tôi. Ông này động lòng cô công an và 5 năm sau về cưới.
"Nghe nói" là giờ này cô cựu công an là thạc sĩ nghành gì gì đó tôi quên.
Phải nghỉ CA mới cưới dc những người có liên quan đến chế độ cũ
corolla95
Bác Su nói sao chứ thằng cùng level , nó làm ở Wesconsin/Neenah lương nó $5800 lận mà , ở VN khoảng 40chai gross , ô shiệt
nếu chỉ nói khơi khơi thu nhập/tháng thì hiện nay (lúc gõ bài này) ở HCMC cũng nhiều cụ/mợ >< 50 chai/net rồi, công tác ĐNÁ như đi chợ
có cụ CEO giá đó mà vẫn tới sở làm bằng Wave Alpha 100cc cùi bắp, hổng quan tâm xe hơi, muốn đi đâu thì tắc-xi hay thuê 7-16 chỗ
Giấc mơ Mỹ: trường học cho con
Người ở VN "lúc này" kiếm cái cớ đi Mỹ là đi cho tương lai của con nhỏ chứ già rồi làm sao mà làm có tiền được.
Tôi không tính đến chuyện các gia đình gởi con đi học mà chỉ nói đến các gia đình có ước mơ, có điều kiện sang Mỹ cả gia đình.
Ngày xưa, người ta chỉ mong đi Mỹ chỉ vì dễ thở hơn vì mức chênh lệch giữa Mỹ và VN quá lớn (từ "nói" cho đến "ăn").
Bây giờ ở VN, người ta "nói" cũng dễ hơn 20-30 năm trước, người ta "ăn" cũng dễ hơn. Nói chung cái "miệng" nó thoải mái hơn.
Cho nên cái cớ đi Mỹ vì cái "miệng" (nói và nhai) không còn quan trọng nữa nhưng cái "tương lai" của các con (F1) thì quan trọng nhất.
Các gia đình đa số không biết rằng điểm đến đầu tiên là điểm quan trọng nhất nếu vì tinh thần cho F1 học hành.
Họ khó lòng di chuyển sau khi chưa ổn định (cần 1-2 năm).
Ở Mỹ có nhiều loại trường, nhiều loại xóm. Nếu gặp xóm và trường không tốt thì F1 có thể "thúi hẻo" và trở nên bình thường ngoại trừ rất bản lãnh (kiểu như sen trong đầm thúi).
Bây giờ mình đừng nói ở này hay ở kia. Chung quy nhất là người ta dễ thấy cái điển điển hình. Các gia đình đi cũng chỉ vì muốn F1 như các điển hình: bác sĩ và kỹ sư hoặc thành công mặt nào đó và tin chắc sẽ được vì khó mà thấy cái cực đối nghịch lại.
Trường học ở Mỹ cũng mang nặng tính "tuyến". Ai ở tuyến nào học tuyến đó ngoại trừ tuyến kia còn trống chỗ mới cho vào.
Tuyến nào có những xóm tốt thì trường tốt. Những xóm tốt thì khó ở vì ... thuế cao, mọi thứ cao để có tiền cho mọi thứ.
Ví dụ như đèn đường, những xóm nào giàu thì đèn đường đẹp vì người ta chịu khó đóng thuế nhiều hơn. Thư viện cũng vậy, ngân sách chung là 100, dân xóm chịu khó đóng thêm thì ngân sách sẽ là 200 và thư viện sẽ cực tốt. Trường cũng vậy luôn. Xóm giàu người ta đóng góp cho nhiều thứ rất tốt.
Do đó điểm đến đầu tiên rất quan trọng.
Tôi không rành lắm giáo dục ở Mỹ và chỉ ở cái xóm tàng tàng nhưng không đến nổi qúa tệ. Tôi từng thấy và thăm những trường ở các xóm giàu. Những trường đó thật mê ly luôn.
Vừa rồi, một bà chị họ xa của tôi có người con được 1 trường trong top 5 của Mỹ cho học bỗng toàn phần để nhập học năm tới.
Đó là một điển hình. Vào top 5 không dễ tí nào. Nhưng đó là 12 năm liền phấn đấu. Bà chị đó ở cái xóm tốt, trường tốt, và có nhiều thầy cô tốt (không hề nhận thứ gì của phụ huynh học sinh) cho nên ai giỏi được chăm chút thật kỹ để các trường top 20 đến lựa.
Dĩ nhiên bà con của bà chị ấy ở VN thấy thèm rõ dãi vì đó là điển hình. Giấc mơ Mỹ trong lòng họ mạnh hơn bao giờ hết và ước mơ F1 của họ được học hành ở Mỹ.
Dĩ nhiên bà chị này 22 năm trước tính rất kỹ cho F1 cho dù F1 chưa ra đời. Rình mua một căn nhà ở xóm đó cho bằng được. Chị ấy toại nguyện khi mua được và con cái được học trường có nhiều thầy cô thật tốt và tận tuỵ.
Còn mặt đối nghịch thì sao?
Có nhiều bạn trong forum này hay kiếm các bài báo nói về mặt đối nghịch. Tôi không nói tới vì các bạn ấy đã làm đủ và ai cũng biết.
Trở lại vấn đề là ở cái xóm tệ, trường học Mỹ có tốt hơn trường học ở VN không?
Đây là câu hỏi có nhiều câu trả lời nhất vì nó có nhiều thứ liên quan mà tùy người quan tâm.
Ví dụ, gia đình có trình độ ĐH và tổng thu nhập trên 80 triệu mỗi tháng ở VN thì sẽ thất vọng vô cùng khi các F1 học những trường này. Cực kỳ thất vọng.
Ví dụ, gia đình lao động nghèo ở VN thì sẽ vui và sẵn sàng nổ banh xà rông khi F1 được đi học bất cứ trường nào ở Mỹ vì đi học miễn phí, ăn miễn phí, không cần đi học thêm, không cần quà cáp, cô giáo không phân biệt giàu nghèo hay màu da,... trong lúc đó ở VN thì học sinh nào nghèo ít "quan tâm" tới thầy cô thì "một số" thầy cô "kỳ thị" ngay. Họ cảm thấy cái học của con cái không cần lo (thậm chí tập vở chép cũng có thể được cho khi quá nghèo) thì họ hạnh phúc hơn vì ở VN họ phải lo cả năm và lúc nào cũng cảm thấy không đủ (vì sách vở đắt so với tiền kiếm được).
Với người nghèo, nuôi F1 đi học dễ dàng:
- Áo quần thì rẻ rề (rẻ hơn hàng chợ ở VN) nếu chịu khó canh mua sale hay mua second hand. Giày dép cũng vậy.
- Hành trang đi học như tập vỡ bút và ít thứ khác cũng rẻ nếu mua vào tháng 8 để dành. Tháng 8 là tháng sale cho học sinh. Ví dụ cuốn tập viết $1/cuốn thì nó sale $1 cho 4-10 cuốn.
- Ăn uống tại trường, chỉ cần điền đơn và khai thu nhập thôi là F1 của người nghèo được ăn miễn phí.
- Không có tiền đi khám vài thứ theo luật định thì trường sẽ tìm cách chỉ cho đi khám miễn phí.
- Không theo kịp bạn bè, thầy cô ân cần giúp và trường giúp giới thiệu tìm dạy kèm miễn phí
Khi lớn lên con cái vào college. Gia đình nghèo thì sao cũng được. Còn gia đình đi chỉ vì ước vọng cho F1 thì sẽ có những khó khăn sau:
- Nếu thu nhập trung bình thì phải ký giấy nợ chung (ký cho đến khi quá 21 tuổi) khi F1 phải đóng học phí hay cần cho những chi phí khác. Thu nhập trung bình không thể đủ nuôi con ăn học ở đại học.
- Nếu học đại học cộng đồng trước thì ba mẹ vốn có ĐH hơi thất vọng vì ĐH CĐ không dạy được bao nhiêu. Nếu F1 học đại học tốt mà không có tiền thì phải ký nợ (phải có thu nhập tốt mới cho ký nợ, không thì phải học trường ít học phí hơn).
- Nếu học đại học tốt và học phí cao thì chưa chắc cho ký nợ nếu gia đình không đủ thu nhập.
Vì thế nó cứ lùng bùng cho những gia đình không giàu cũng không nghèo mà ước vọng cao cho F1 mà F1 không có giỏi.
Những ai đi kiểu "hy sinh mẹ bố để củng cố F1" thì có chắc F1 sẽ quá giỏi để trường nào cũng rải thảm đỏ ??? Nếu chỉ học khá khá thì đóng học phí mệt nghĩ hoặc ký nợ mệt nghĩ và ra trường F1 có thể ôm cục nợ khổng lồ và phải lao đầu đi cày trả nợ.
Nhắc lại tôi không rành về giáo dục ở Mỹ nhưng tôi cứ phiếm với những gì tôi thấy và so sánh. Mong các bạn khác góp vào để tôi học hỏi và sửa sai.
Người ở VN "lúc này" kiếm cái cớ đi Mỹ là đi cho tương lai của con nhỏ chứ già rồi làm sao mà làm có tiền được.
Tôi không tính đến chuyện các gia đình gởi con đi học mà chỉ nói đến các gia đình có ước mơ, có điều kiện sang Mỹ cả gia đình.
Ngày xưa, người ta chỉ mong đi Mỹ chỉ vì dễ thở hơn vì mức chênh lệch giữa Mỹ và VN quá lớn (từ "nói" cho đến "ăn").
Bây giờ ở VN, người ta "nói" cũng dễ hơn 20-30 năm trước, người ta "ăn" cũng dễ hơn. Nói chung cái "miệng" nó thoải mái hơn.
Cho nên cái cớ đi Mỹ vì cái "miệng" (nói và nhai) không còn quan trọng nữa nhưng cái "tương lai" của các con (F1) thì quan trọng nhất.
Các gia đình đa số không biết rằng điểm đến đầu tiên là điểm quan trọng nhất nếu vì tinh thần cho F1 học hành.
Họ khó lòng di chuyển sau khi chưa ổn định (cần 1-2 năm).
Ở Mỹ có nhiều loại trường, nhiều loại xóm. Nếu gặp xóm và trường không tốt thì F1 có thể "thúi hẻo" và trở nên bình thường ngoại trừ rất bản lãnh (kiểu như sen trong đầm thúi).
Bây giờ mình đừng nói ở này hay ở kia. Chung quy nhất là người ta dễ thấy cái điển điển hình. Các gia đình đi cũng chỉ vì muốn F1 như các điển hình: bác sĩ và kỹ sư hoặc thành công mặt nào đó và tin chắc sẽ được vì khó mà thấy cái cực đối nghịch lại.
Trường học ở Mỹ cũng mang nặng tính "tuyến". Ai ở tuyến nào học tuyến đó ngoại trừ tuyến kia còn trống chỗ mới cho vào.
Tuyến nào có những xóm tốt thì trường tốt. Những xóm tốt thì khó ở vì ... thuế cao, mọi thứ cao để có tiền cho mọi thứ.
Ví dụ như đèn đường, những xóm nào giàu thì đèn đường đẹp vì người ta chịu khó đóng thuế nhiều hơn. Thư viện cũng vậy, ngân sách chung là 100, dân xóm chịu khó đóng thêm thì ngân sách sẽ là 200 và thư viện sẽ cực tốt. Trường cũng vậy luôn. Xóm giàu người ta đóng góp cho nhiều thứ rất tốt.
Do đó điểm đến đầu tiên rất quan trọng.
Tôi không rành lắm giáo dục ở Mỹ và chỉ ở cái xóm tàng tàng nhưng không đến nổi qúa tệ. Tôi từng thấy và thăm những trường ở các xóm giàu. Những trường đó thật mê ly luôn.
Vừa rồi, một bà chị họ xa của tôi có người con được 1 trường trong top 5 của Mỹ cho học bỗng toàn phần để nhập học năm tới.
Đó là một điển hình. Vào top 5 không dễ tí nào. Nhưng đó là 12 năm liền phấn đấu. Bà chị đó ở cái xóm tốt, trường tốt, và có nhiều thầy cô tốt (không hề nhận thứ gì của phụ huynh học sinh) cho nên ai giỏi được chăm chút thật kỹ để các trường top 20 đến lựa.
Dĩ nhiên bà con của bà chị ấy ở VN thấy thèm rõ dãi vì đó là điển hình. Giấc mơ Mỹ trong lòng họ mạnh hơn bao giờ hết và ước mơ F1 của họ được học hành ở Mỹ.
Dĩ nhiên bà chị này 22 năm trước tính rất kỹ cho F1 cho dù F1 chưa ra đời. Rình mua một căn nhà ở xóm đó cho bằng được. Chị ấy toại nguyện khi mua được và con cái được học trường có nhiều thầy cô thật tốt và tận tuỵ.
Còn mặt đối nghịch thì sao?
Có nhiều bạn trong forum này hay kiếm các bài báo nói về mặt đối nghịch. Tôi không nói tới vì các bạn ấy đã làm đủ và ai cũng biết.
Trở lại vấn đề là ở cái xóm tệ, trường học Mỹ có tốt hơn trường học ở VN không?
Đây là câu hỏi có nhiều câu trả lời nhất vì nó có nhiều thứ liên quan mà tùy người quan tâm.
Ví dụ, gia đình có trình độ ĐH và tổng thu nhập trên 80 triệu mỗi tháng ở VN thì sẽ thất vọng vô cùng khi các F1 học những trường này. Cực kỳ thất vọng.
Ví dụ, gia đình lao động nghèo ở VN thì sẽ vui và sẵn sàng nổ banh xà rông khi F1 được đi học bất cứ trường nào ở Mỹ vì đi học miễn phí, ăn miễn phí, không cần đi học thêm, không cần quà cáp, cô giáo không phân biệt giàu nghèo hay màu da,... trong lúc đó ở VN thì học sinh nào nghèo ít "quan tâm" tới thầy cô thì "một số" thầy cô "kỳ thị" ngay. Họ cảm thấy cái học của con cái không cần lo (thậm chí tập vở chép cũng có thể được cho khi quá nghèo) thì họ hạnh phúc hơn vì ở VN họ phải lo cả năm và lúc nào cũng cảm thấy không đủ (vì sách vở đắt so với tiền kiếm được).
Với người nghèo, nuôi F1 đi học dễ dàng:
- Áo quần thì rẻ rề (rẻ hơn hàng chợ ở VN) nếu chịu khó canh mua sale hay mua second hand. Giày dép cũng vậy.
- Hành trang đi học như tập vỡ bút và ít thứ khác cũng rẻ nếu mua vào tháng 8 để dành. Tháng 8 là tháng sale cho học sinh. Ví dụ cuốn tập viết $1/cuốn thì nó sale $1 cho 4-10 cuốn.
- Ăn uống tại trường, chỉ cần điền đơn và khai thu nhập thôi là F1 của người nghèo được ăn miễn phí.
- Không có tiền đi khám vài thứ theo luật định thì trường sẽ tìm cách chỉ cho đi khám miễn phí.
- Không theo kịp bạn bè, thầy cô ân cần giúp và trường giúp giới thiệu tìm dạy kèm miễn phí
Khi lớn lên con cái vào college. Gia đình nghèo thì sao cũng được. Còn gia đình đi chỉ vì ước vọng cho F1 thì sẽ có những khó khăn sau:
- Nếu thu nhập trung bình thì phải ký giấy nợ chung (ký cho đến khi quá 21 tuổi) khi F1 phải đóng học phí hay cần cho những chi phí khác. Thu nhập trung bình không thể đủ nuôi con ăn học ở đại học.
- Nếu học đại học cộng đồng trước thì ba mẹ vốn có ĐH hơi thất vọng vì ĐH CĐ không dạy được bao nhiêu. Nếu F1 học đại học tốt mà không có tiền thì phải ký nợ (phải có thu nhập tốt mới cho ký nợ, không thì phải học trường ít học phí hơn).
- Nếu học đại học tốt và học phí cao thì chưa chắc cho ký nợ nếu gia đình không đủ thu nhập.
Vì thế nó cứ lùng bùng cho những gia đình không giàu cũng không nghèo mà ước vọng cao cho F1 mà F1 không có giỏi.
Những ai đi kiểu "hy sinh mẹ bố để củng cố F1" thì có chắc F1 sẽ quá giỏi để trường nào cũng rải thảm đỏ ??? Nếu chỉ học khá khá thì đóng học phí mệt nghĩ hoặc ký nợ mệt nghĩ và ra trường F1 có thể ôm cục nợ khổng lồ và phải lao đầu đi cày trả nợ.
Nhắc lại tôi không rành về giáo dục ở Mỹ nhưng tôi cứ phiếm với những gì tôi thấy và so sánh. Mong các bạn khác góp vào để tôi học hỏi và sửa sai.
Cái tốt đẹp nhất là ra đường không có hàng chữ "cam dai bay" , what's kind the bay is that? .hahaa