Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
sinhviengià nói:
Lạu mới vào lại topic, không biết nhờ topic này có bác nào ra đi hay quay về không?
Cảm ơn những chia sẽ đều đều của bác subaru. Nhân đọc chuyện nhà có 3 con tốt nghiệp trường Yale làm em nhớ 1 chị bạn cũng khá giống. Con họ ko tốt nghiệp trường nổi tiếng nhưng mà khá thành công.
2 đứa lớn đang làm quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và giải trí, 2 đứa nhỏ còn đang học nghề gv và kỹ sư. Tất cả đều có học bổng và đi làm thêm nên cha mẹ chưa hề đóng 1 đồng học phí nào khi 4 đứa học ĐH, điều này mới đáng nể.

2 vợ chồng cũng không phải là dân trí thức gì, họ cũng khong có bí quyết gì đặc biệt. Chỉ có vẻ hơi nghiêm khắc khi dạy các con. Cho nên tụi nó tự lập sớm và không đua đòi theo các bạn cùng lứa.


Cái hay của những gia đình đặc biệt như thế này là con cái họ học là có học bổng toàn phần và cha mẹ hầu như không tốn 1 cắt cho sách và học phí từ lớp nhỏ cho đến khi hết học.

Thường thì họ dành dụm cả năm không thể đủ cho 1 tháng học phí ở mấy trường nổi tiếng như Yale.

Ở VN, năm nào mình cũng nghe những thủ khoa con nhà nghèo. Gần đây nhất là thủ khoa nhà nghèo của trường y nào đó bị gọi nghĩa vụ quân sự và sau đó được hoãn.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
Loay hoay trả lời vài PM mà không được vì bấm nút nó cứ trơ trơ ra, đành để dành khi admin sửa lại. Tôi chỉ được nối tiếp theo các thread nhưng không mở thớt mới được. Cho nên cứ bám theo các thread mà nói chuyện.

Trở lại chuyện học và ngoài lề một chút.

Cách tuyển của các trường nổi tiếng mỗi nơi mỗi khác để tạo sự khác biệt và gìn giữ truyền thống. Nhưng cốt cán vẫn là xét tuyển "quá trình" của người nạp đơn (sinh viên tương lai) chứ không xét tuyển theo điểm thi là chính (như các trường ở VN là "thi đậu" vào chứ không phải "được xét" vào).

Để hình dung "phần nào" hay "khía cạnh" nhỏ xíu nào đó của việc "xét tuyển" ở đại học có tiếng thì các bạn xem phim "Admission"

Admission-Movie.jpg


Chính vì người ta xét theo tiêu chí "quá trình" thì ngay từ mẫu giáo cha mẹ phải tính toán sao cho khi đến lớp 11 thì con cái đã có một "quá trình" phù hợp cho một số trường có tiếng mà họ mong muốn.

"Quá trình" đó chẳng cần ép con cái học nặng nề vì điểm học chỉ chiếm 60% cân trọng cho việc xét tuyển, còn lại là những thứ khác vừa bảo đảm cho học sinh là "người bình thường" trong xã hội (không phải quá lập dị) nhưng cũng có "những điểm đặc biệt" mà trường đó cần để tạo nên bản sắc riêng của trường.

Để vào các trường có tiếng (top 20) mà không cần cạnh tranh với các em con nhà giàu học giỏi khác thì cần tính toán một "quá trình" để khi cuối cùng thì trở nên "ngôi sao" sáng bất ngờ và chói lọi mà không ai có thể ngờ đến.

Tôi không vạch ra được quá trình nào cho nên theo lối "tới đâu hay tới đó" và "sau này sống tốt là được".
 
Hạng C
12/2/08
551
459
63
SAI GON
SubaruLover nói:
Loay hoay trả lời vài PM mà không được vì bấm nút nó cứ trơ trơ ra, đành để dành khi admin sửa lại. Tôi chỉ được nối tiếp theo các thread nhưng không mở thớt mới được. Cho nên cứ bám theo các thread mà nói chuyện.

Trở lại chuyện học và ngoài lề một chút.

Cách tuyển của các trường nổi tiếng mỗi nơi mỗi khác để tạo sự khác biệt và gìn giữ truyền thống. Nhưng cốt cán vẫn là xét tuyển "quá trình" của người nạp đơn (sinh viên tương lai) chứ không xét tuyển theo điểm thi là chính (như các trường ở VN là "thi đậu" vào chứ không phải "được xét" vào).

Để hình dung "phần nào" hay "khía cạnh" nhỏ xíu nào đó của việc "xét tuyển" ở đại học có tiếng thì các bạn xem phim "Admission"

Admission-Movie.jpg


Chính vì người ta xét theo tiêu chí "quá trình" thì ngay từ mẫu giáo cha mẹ phải tính toán sao cho khi đến lớp 11 thì con cái đã có một "quá trình" phù hợp cho một số trường có tiếng mà họ mong muốn.

"Quá trình" đó chẳng cần ép con cái học nặng nề vì điểm học chỉ chiếm 60% cân trọng cho việc xét tuyển, còn lại là những thứ khác vừa bảo đảm cho học sinh là "người bình thường" trong xã hội (không phải quá lập dị) nhưng cũng có "những điểm đặc biệt" mà trường đó cần để tạo nên bản sắc riêng của trường.

Để vào các trường có tiếng (top 20) mà không cần cạnh tranh với các em con nhà giàu học giỏi khác thì cần tính toán một "quá trình" để khi cuối cùng thì trở nên "ngôi sao" sáng bất ngờ và chói lọi mà không ai có thể ngờ đến.

Tôi không vạch ra được quá trình nào cho nên theo lối "tới đâu hay tới đó" và "sau này sống tốt là được".


bác có thể nói rõ hơn 1 vài quá trình dành cho du học sinh được không ( tốt nghiệp high school ở Mỹ ) ? Cám ơn bác nhiều ! Có thể hẹn bác uống ly coffee được không ?
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
Sáng này tôi đi làm sớm hơn thường lệ sau ngày lễ lao động riêng của bọn Mỹ chết giãy.

Đi đường thấy học sinh đủ loại áo quần đi học thay vì mặc đồng phục.

Đồng phục không bắc buộc nhưng có bán nhiều ngoài các cửa hiệu (không độc quyền).

Đồng phục của bọn Mỹ chết giãy khá đơn giản: áo xanh lạt và quần/váy xanh đậm. Áo thì có cổ chân phương, thun (cho co giãn dễ dàng). Quần/váy thì loại vải ka-ki cho bền và rẻ.

Nhìn đồng phục này bọn Mỹ thèm chảy nước miếng vì họ chẳng có đủ tiền để mua như người dân xứ thiêng đường mơ ước của họ:

2eb79780-88a1-40ec-9b73-8e21b3220e7b.jpg


Mặc dù trung bình thu nhập người Mỹ cao, nhưng sau khi trả tiền nhà (có nhà cũng phải trả thuế), xăng, ăn, điện,... và thuế thân thì chẳng còn dư bao nhiêu cho nên họ không cho nhà trường làm đồng phục riêng thật đẹp để bán cho học sinh.

Từ đầu năm đến giờ tôi chưa gặp xe siêu sang nào trên đường. Có lẽ họ nghèo quá bán đi hay phải đắp chiếu vì thiếu tiền đổ xăng.

Cách đây 2 tuần, tôi mua một số đồ dùng cho học sinh như tập, vỡ, hồ, bút màu, bút chì,.... đầy cả xe cốp sau xe mà chỉ có 600 ngàn VNĐ. Tôi mua để donate cho trường vì lúc đó gần nhập học thì mọi đồ dùng cho học sinh đều sale đậm (chứ không lên giá để phụ huynh học sinh có cơ hội mua hàng giá cực rẻ cho con em họ đi học).

Kinh tế xuống, nhiều trường công lập gởi thư đến dân cư quanh vùng xin đồ (không bao giờ xin tiền như bên VN). Họ đưa ra danh sách những đồ họ cần cho lớp học. Người ta chỉ cần mua theo danh sách đó để tránh phung phí và thiếu.

Họ chỉ xin đồ vì tranh thủ tận dụng đồ còn dư không cần đến của dân quanh vùng. Không xin tiền để tránh tham ô tham nhũng.

Quy định trong nhà trường là phụ huynh không được tặng thầy cô giáo thẻ hay viện vật quá 440 ngàn VNĐ trong năm. Nếu tặng quá mức đó thì phải trả lại hoặc báo cho nhà trường để xử lý.

Hàng năm, có khoảng 5000 vụ cha mẹ bị cảnh sát thẩm vấn chỉ vì vô tình tặng cho thầy cô thẻ tiền khoảng 1 triệu VNĐ. Kết quả thì chỉ bị cảnh cáo và tiền rút lại.

Nếu cố tình ép thầy cô nhận trên 2 triệu VNĐ thì bị tù vì mang tội hối lộ. Hàng năm có khoảng hơn 100 vụ đi tù chỉ vì phụ huynh có lòng tốt với thầy cô chỉ ít triệu VNĐ mà không biết là "phạm luật" (tội) chứ không phải chỉ là "vi phạm".



 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
minhb2 nói:
bác có thể nói rõ hơn 1 vài quá trình dành cho du học sinh được không ( tốt nghiệp high school ở Mỹ ) ? Cám ơn bác nhiều ! Có thể hẹn bác uống ly coffee được không ?


Các trường top 20/2000 thì có "văn hóa" riêng cho nên lên google search những người mới được tuyển vào để ý:

- học ở đâu

- học những gì ở cấp 3

- có đặc điểm gì nổi bật

- có hoạt động ngoại khóa nào và mức độ ra sao

sau đó vào website của trường đọc và download application xuống đọc.

Search trên google tìm các bài viết của học sinh khi viết để xin vào trường. Qua "nhiều" bài viết đó đoán được văn hoá của trường đó.

Ở địa phương cũng có người đại diện cho trường (họ làm không công, thường thì họ có con em hoặc có liên hệ với trường) để hỏi. Tìm những người này thì vào trường trung học mà hỏi.

Mỗi trường trung học khá khá đều có những giáo viên nằm trong đội ngũ xét tuyển gì gì đó tầm cỡ liên bang. Tìm những người này hỏi thêm về quá trình học sao cho để vào được các trường có tiếng. Họ có thể nâng đở trong quá trình học cả trung học. Họ làm việc tận tình và không đòi hỏi gì ở phụ huynh. Họ chỉ mong phụ huynh kiên trì và kiên định với ước mơ cho con cái.

Chi tiết hơn thì chỉ có bạn tìm hiểu vì mỗi học sinh là mỗi trường hợp, mỗi trường ĐH mỗi văn hoá, mỗi trường trung học mỗi kiểu điều hành,....

Chung quy lại là các trường đại học top 20/2000 vẫn giữ văn hoá riêng (truyền thống riêng) nhưng họ có phần nhỏ nào đó nhận vào để "diversity" góp phần phong phú trong cái xã hội gọi là "hợp chủng quốc" đang giãy chết. Người không giỏi tranh thủ vào cái phần nhỏ đó để có tiếng thơm với đời.

Cách đây 2 tháng, báo bên VN có đăng là 2 nữ học sinh trong trường quốc tế nào đó được 1 trường top 20/2000 của Mỹ liên lạc để 2 cháu "apply" vào và được cho học bổng toàn phần (học phí và trọ phí). Bây giờ 2 cháu này đã nhập học. 2 cháu này nằm trong phần "diversity" của trường (tức là trường dành ít chỗ cho người nước ngoài thuộc "xứ thiên đường".





 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.588
113
SubaruLover nói:
Từ đầu năm đến giờ tôi chưa gặp xe siêu sang nào trên đường. Có lẽ họ nghèo quá bán đi hay phải đắp chiếu vì thiếu tiền đổ xăng.

Cách đây 2 tuần, tôi mua một số đồ dùng cho học sinh như tập, vỡ, hồ, bút màu, bút chì,.... đầy cả xe cốp sau xe mà chỉ có 600 ngàn VNĐ. Tôi mua để donate cho trường vì lúc đó gần nhập học thì mọi đồ dùng cho học sinh đều sale đậm (chứ không lên giá để phụ huynh học sinh có cơ hội mua hàng giá cực rẻ cho con em họ đi học).
F1 nhà em tham gia volunteer cho thư viện trong hè nên được tặng 1 suất Zoo cùng rất nhiều đồ dùng học tập cho năm học mới. Đối chiếu lại supply list của trường thì chỉ mua thêm chưa đến $10 cho cả năm. Khắp nơi đều khuyến mãi "Back to School" với giá rẻ hơn cả Dollar Three. Em cũng ăn ké: 1 cái máy in HP1102w = $99, 2 ram giấy A4= $6, bút chì 10 cây=50cents, 10 cuốn tập gáy lò xo = 170 cents, highlight 4 màu = $1..... Thôi ráng bao giờ khấm khá chút sẽ ủng hộ cộng đồng như bác Sub:D
 
Hạng D
21/4/10
3.116
37.584
113
HCM city
SubaruLover nói:
Sáng này tôi đi làm sớm hơn thường lệ sau ngày lễ lao động riêng của bọn Mỹ chết giãy.

Đi đường thấy học sinh đủ loại áo quần đi học thay vì mặc đồng phục.

Đồng phục không bắc buộc nhưng có bán nhiều ngoài các cửa hiệu (không độc quyền).

Đồng phục của bọn Mỹ chết giãy khá đơn giản: áo xanh lạt và quần/váy xanh đậm. Áo thì có cổ chân phương, thun (cho co giãn dễ dàng). Quần/váy thì loại vải ka-ki cho bền và rẻ.

Nhìn đồng phục này bọn Mỹ thèm chảy nước miếng vì họ chẳng có đủ tiền để mua như người dân xứ thiêng đường mơ ước của họ:

2eb79780-88a1-40ec-9b73-8e21b3220e7b.jpg


Mặc dù trung bình thu nhập người Mỹ cao, nhưng sau khi trả tiền nhà (có nhà cũng phải trả thuế), xăng, ăn, điện,... và thuế thân thì chẳng còn dư bao nhiêu cho nên họ không cho nhà trường làm đồng phục riêng thật đẹp để bán cho học sinh.

Từ đầu năm đến giờ tôi chưa gặp xe siêu sang nào trên đường. Có lẽ họ nghèo quá bán đi hay phải đắp chiếu vì thiếu tiền đổ xăng.

Cách đây 2 tuần, tôi mua một số đồ dùng cho học sinh như tập, vỡ, hồ, bút màu, bút chì,.... đầy cả xe cốp sau xe mà chỉ có 600 ngàn VNĐ. Tôi mua để donate cho trường vì lúc đó gần nhập học thì mọi đồ dùng cho học sinh đều sale đậm (chứ không lên giá để phụ huynh học sinh có cơ hội mua hàng giá cực rẻ cho con em họ đi học).

Kinh tế xuống, nhiều trường công lập gởi thư đến dân cư quanh vùng xin đồ (không bao giờ xin tiền như bên VN). Họ đưa ra danh sách những đồ họ cần cho lớp học. Người ta chỉ cần mua theo danh sách đó để tránh phung phí và thiếu.

Họ chỉ xin đồ vì tranh thủ tận dụng đồ còn dư không cần đến của dân quanh vùng. Không xin tiền để tránh tham ô tham nhũng.

Quy định trong nhà trường là phụ huynh không được tặng thầy cô giáo thẻ hay viện vật quá 440 ngàn VNĐ trong năm. Nếu tặng quá mức đó thì phải trả lại hoặc báo cho nhà trường để xử lý.

Hàng năm, có khoảng 5000 vụ cha mẹ bị cảnh sát thẩm vấn chỉ vì vô tình tặng cho thầy cô thẻ tiền khoảng 1 triệu VNĐ. Kết quả thì chỉ bị cảnh cáo và tiền rút lại.

Nếu cố tình ép thầy cô nhận trên 2 triệu VNĐ thì bị tù vì mang tội hối lộ. Hàng năm có khoảng hơn 100 vụ đi tù chỉ vì phụ huynh có lòng tốt với thầy cô chỉ ít triệu VNĐ mà không biết là "phạm luật" (tội) chứ không phải chỉ là "vi phạm".

Đúng là xứ giãy chết. Toàn đi xin đồ. :D
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.372
113
Trường này tào lao, VN xứ nhiệt đới nóng bỏ xừ phải mặc đồ thì thoáng mát chứ tự nhiên bắt chước tụi Tây mặc vest như vậy nóng sao học được. Theo em biết ở Mỹ ko mặc đồng phục cũng vì tụi nhỏ ko thích mặc, nó nói ép nó mặc là vi hiến.
2eb79780-88a1-40ec-9b73-8e21b3220e7b.jpg

 
Hạng D
21/4/10
3.116
37.584
113
HCM city
TKM nói:
Trường này tào lao, VN xứ nhiệt đới nóng bỏ xừ phải mặc đồ thì thoáng mát chứ tự nhiên bắt chước tụi Tây mặc vest như vậy nóng sao học được. Theo em biết ở Mỹ ko mặc đồng phục cũng vì tụi nhỏ ko thích mặc, nó nói ép nó mặc là vi hiến.
2eb79780-88a1-40ec-9b73-8e21b3220e7b.jpg


Xứ thiên đường nhé. Bác không được chê cái đồng phục này tào lao nhe. Vì còn nhiều cái tào lao hơn :D
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.372
113
Lễ khai giảng


Lễ khai giảng của bọn giãy chết .... không có xảy ra. Nó lôi thôi lếch thếch chẳng có truyền thống ... cách mạng. Nó không hề có chào cờ, đội cờ, quan chức phát biểu,... Cảm tưởng rằng cái ngày tựu trường của bọn giãy chết không hề có mà cũng chẳng có ... sự học nào quan tâm.


Hễ cứ đến khai giảng là chỉ biết phụ huynh cầm tờ giấy những gì cần mua cho học sinh thì đi mua. Mua trước khi khai giảng thì họ "on sale" rất đậm cho nên bà con nghèo không tốn bao nhiêu tiền để mua cho con cái họ đi học.


Nghe nói rằng lễ khai giảng xứ thiên đường rất đàng hoàng và nghiêm túc. Cờ xí và quan chức rất trịnh trọng. Cũng nghe nói chỉ có học sinh giỏi và có "đạo đức XHCN tốt" mới được đi dự khai giảng. Trước ngày khai giảng thì mọi học sinh cho phép dự tập dợt rất kỹ để buổi lễ khai giảng thật đồng bộ, kỹ cương, khô lạnh, và cực kỳ trật tự.


Đó là nghe nói chứ mấy trường vùng quê xa thì đâu có vậy. Nhất là mấy trường xơ xác nghèo rách còn hơn đám mồng tơi mà OSers đã và đang đóng góp xây lại thì đâu có một cơ hội nào để ngày lễ khai giảng nhiều cờ xí và có tập dợt kỹ như trong hình:

1011656_10200249173345770_632338893_n.jpg



show_pic_by_id.php


Khai-giang-nam-hoc-moi.jpg



khai-giang-2010-2011.jpg



Còn đây là tranh biếm hoạ học sinh của xứ giãy chết:

back-to-school-tax.jpg



Thấy nó lôi thôi lếch thếch làm sao:

Hayes_420_072513.jpg


first-day-of-school.jpg



oms-2.jpg