Cầu Thị Nghè Tp.HCM hướng từ ngã 4 Hàng Xanh vào, trên cầu có 2 vạch kẻ, 1 liên tục và 1 không liên tục. Vạch liên tục thì chắc phân làn cho xe 2B đi bên phải, 4B đi bên trái, nhưng lane ngoài cho 4B lại có vạch không liên tục chia phần đường cho 4B thành 2 lane bé xíu đủ cho 1 chiếc ba gác hay xích lô thôi, 4B ko tài nào lọt. Đề nghị GTCC xóa cái vạch liên tục này!
sgb345 nói:Đề nghị bác Chánh xem xét, giúp xoá bỏ các mũi tên quẹo phải, thay thế chúng bằng mũi tên chỉ hướng đi thẳng, tại 8 vị trí nhập làn trên Nút giao lập thể hình hoa thị Cầu vượt Trạm 2 (trên Sơ đồ tổng thể là các vị trí ghi chữ A, B, C, D,... màu tím).
Xin cảm ơn bác nhiều.
Lí do:
- Nút giao Cầu vượt trạm 2 hiện nay đã là nút giao lập thể giữa Xa lộ Đại Hàn (tức là QL1A) và XLHN, các luồng phương tiện đi theo đường dẫn cong hình hoa thị nhập làn vào nhau, không còn tồn tại điểm giao cắt trực tiếp, đồng mức giữa các luồng xe như trước kia nữa.
- Theo quy định tại QC41 về Điều lệ báo hiệu đường bộ (Hình G.19 và G20), các mũi tên chỉ hướng đi vẽ tại các điểm nhập làn phải là mũi tên đi thẳng.
- Trên thực tế, các phương tiện lưu thông qua các vị trí này đều bật xi nhan trái để nhập sang làn bên trái sau khi nhập làn.
Nếu bật xi nhan bên phải thì xe buộc phải quẹo phải để đi vào làn xe 2 bánh hoặc để tấp lề.
#1 - Tám vị trí A, B, C, D, ... cần xoá mũi tên chỉ hướng quẹo phải, thay thế bằng mũi tên chỉ hướng đi thẳng.
#2 - Các vị trí B, D, E trong hình tổng thể là các vị trí có đoạn chuyển tiếp kiểu song song, như hình G20 Quy chuẩn 41.
#3 - Phần lớn các phương tiện đều bật xi nhan trái để nhập làn
---------------------------------
Giải thích, minh hoạ:
#4 - Nhìn trên bản đồ ta thấy vị trí B và D của nút giao lập thể hình hoa thị Trạm 2 chính là vị trí nhập làn có đoạn chuyển tiếp kiểu song song
#5 - Các làn nằm phía trong vạch L2-L2 là đoạn chuyển tiếp kiểu song song.
#6 -
Hiện nay, trên các vị trí nhập làn thuộc Nút giao lập thể hình hoa thị tại Trạm 2 đều kẻ sai mũi tên như này
#7 - Vị trí B
#8 - Vị trí D
#9 - Vị trí E
#10 - Vị trí G
Hôm nay em mới đi thử khu này, mũi tên ở vị trí này vẫn còn nhưng đã khá mờ:
đề nghị bác Chánh vẽ rõ lên lại, và cho vạch giới hạn/stop sau vạch hướng rẽ phải thì sẽ rõ ràng trong trường hợp trên.
có cái hình post trước để bác Chánh tham khảo đó.
và nếu được giúp anh em là tại sao vẽ mũi tên thẳng hay hướng đi bên phải thì hay quá.
SangGPS nói:Đoạn bà hom từ phú lâm xuống đến ngã 4 xa lộ đại hàn sau 23h chuyển qua đèn vàng chớp chớp, qua ngã 4 xa lộ đại hàn đến chợ bà lát cứ xanh đỏ miết & các anh csgt cứ rình bắt sau 23h( em dùng từ rình vì mấy ảnh giấu xe trên lề đường, kể cả xe oto chuyên dụng & trốn cách đó 50m canh me người vi phạm).
Đoanj đó sau 23h dừng xe lại em thất dất là sợ ma & sợ cướp. Tối nào em cũng đi ngang về đường đó thấy rất nhiều người bị dính bẫy ( kể cả oto ) mong các bác chánh nhanh chóng sửa dùm dể bà con nhờ.
Các ơn các bác.
Ps: qua cầu bà hom đoạn đó là ngã 3 nhưng ko cho phép xe máy đi thẳng khi đèn đỏ nên rất nhiều người phải nộp bánh mì cho mấy ảnh.
Cám ơn bác chánh đã chỉnh, bọn anh hùng núp đã hết đường mần ăn.
Còn 1 cột đèn nữa bác sửa giúp luôn nhé. Tks bác chánh nhiều.
Bác thiệt là đáng yêu!
Có chút bối rối với đèn quay đầu (hướng từ hầm TT quay lại cầu Khánh hội) :
1. Trên VVK hướng từ hầm đến cầu ông Lãnh :
- Có biển quay đầu xe.
- Đèn đi thẳng và đèn quay đầu lệch pha thời gian khá nhiều. Thời gian đèn đỏ chờ quay đầu rất lớn, >75s
- Dưới đường có mũi tên đi thẳng trên cả 3 làn xe trước giao lộ ?
-> xe nào đi thẳng mà làn ngoài cùng sẽ phải chuyển làn vào trong khi đèn đi thẳng xanh, nếu không sẽ găp rắc rối ngay (khi có xxx) vì phía trước có làn đường chỉ dành cho quay đầu.
2. Khi qua giao lộ nói trên, các xe muốn quay đầu thì bắt buộc phải chuyển vào làn này. Xuất hiện một tình huống khác là : xe chờ quay đầu sẽ không biết lúc nào được quay đầu (vì đèn quay đầu báo thời gian ở đằng sau lưng, còn phía trước không có gì để nhận biết).
Vậy đề nghị bác Chánh nghiên cứu gắn bổ sung một đèn tín hiệu quay đầu ngay dưới chỗ gầm cầu ông Lãnh. Ngoài ra bác xem luôn việc đặt biển chỉ hướng đi (biển dưới biển ngược chiều) có hợp lý ?
1. Trên VVK hướng từ hầm đến cầu ông Lãnh :
- Có biển quay đầu xe.
- Đèn đi thẳng và đèn quay đầu lệch pha thời gian khá nhiều. Thời gian đèn đỏ chờ quay đầu rất lớn, >75s
- Dưới đường có mũi tên đi thẳng trên cả 3 làn xe trước giao lộ ?
-> xe nào đi thẳng mà làn ngoài cùng sẽ phải chuyển làn vào trong khi đèn đi thẳng xanh, nếu không sẽ găp rắc rối ngay (khi có xxx) vì phía trước có làn đường chỉ dành cho quay đầu.
2. Khi qua giao lộ nói trên, các xe muốn quay đầu thì bắt buộc phải chuyển vào làn này. Xuất hiện một tình huống khác là : xe chờ quay đầu sẽ không biết lúc nào được quay đầu (vì đèn quay đầu báo thời gian ở đằng sau lưng, còn phía trước không có gì để nhận biết).
Vậy đề nghị bác Chánh nghiên cứu gắn bổ sung một đèn tín hiệu quay đầu ngay dưới chỗ gầm cầu ông Lãnh. Ngoài ra bác xem luôn việc đặt biển chỉ hướng đi (biển dưới biển ngược chiều) có hợp lý ?
Last edited by a moderator:
.
Đề nghị Bác Chánh nghiên cứu giúp, cho bổ sung các biển hạn chế tốc độ số 127 hình tròn, cắm độc lập, trên dải bê tông ngăn giữa các làn ô tô bên ngoài và các làn xe hỗn hợp bên trong, trên toàn tuyến XLHN, đoạn nằm giữa hai Cầu Đồng nai và Cầu Sài gòn.
Cụ thể như thế này:
[/img]
Và như thế này:
Lí do:
1- Theo đúng luật, để báo tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới chạy thì phải cắm biển cấm số 127 "Tốc độ tối đa cho phép"
- Đường kính tối thiểu luật quy định cho biển tròn nói trên là 70cm.
2- Nhưng thực tế trên XLHN không được bác Chánh cắm biển 127 rời, đường kính 70-90cm như luật định.
Bác Chánh chỉ kẻ các biển 80, 60, 50 trên nền biển gộp hình, đường kính hình biển báo rất nhỏ, chỉ khoảng 50-40cm, vừa không nhìn thấy từ xa, vừa không đúng luật (xin xem hình #1 phía dưới)
3- Trên toàn tuyến Xa lộ Hà nội đều có dải phân cách cứng (ngăn các làn xe ô tô tốc độ cao ở bên ngoài khỏi các làn hỗn hợp tốc độ thấp ở bên trong, sát lề đường). Hoàn toàn có thể cắm các biển báo cấm (biển báo tốc độ tối đa, biển cấm xe 2b) trên dải phân cách cứng đó (xin xem Hình #3 phía dưới)
4- Trên các tuyến đường lớn tại Tp HCM như Nguyễn văn Linh, Mai chí Thọ, Phạm văn Đồng, Điện biên Phủ, bác Chánh có thực hiện cắm biển hạn chế tốc độ 127 trên dải phân cách cứng đúng luật, chỉ trừ đường XLHN là không có (Xin xem Hình #4 ---> #8 phía dưới).
Xin cảm ơn bác Chánh rất nhiều.
----------------------------------
Minh hoạ bằng hình:
Hình #1: Vẽ biển hạn chế tốc độ nhỉ xíu trên biển gộp nhiều hình. Ban ngày, trời đẹp còn không nhìn thấy số 50 ghi trên biển gộp hình đó. Nói chi tới ban đêm, bị đèn xe ngược chiều chiếu loá mắt, hoặc khi trời mưa, làm sao thấy được?
Hình #3: Khi cắm thêm biển số 127 trên cột nơi con lươn (như luật quy định) và hình tròn đường kính 70cm vẽ trên bảng, lái xe có thể nhìn thấy biển 50km/h từ xa, chủ động giảm tốc độ, không bị phanh gấp khi tới đầu cầu Sg.
Hình #4: Biển hạn chế tốc độ cắm riêng trên đường ĐBP
Minh hoạ cách cắm biển 127 độc lập đúng luật hiện nay trên tuyến Võ văn Kiệt, Nguyễn văn Linh và Mai chí Thọ
Hình #5- Trên toàn tuyến Võ văn Kiệt đều được bác Chánh cắm biển 127 độc lập trên dải phân cách như thế này.
Biển chỉ dẫn gộp nhiều hình cũng được tách riêng cho các làn đường ô tô và cho các làn hỗn hợp.
Hình #6- Trên toàn tuyến Nguyễn văn Linh cũng được cắm biển 127 độc lập, không ghép vào biển gộp nhiều hình
Hình #7- Trên toàn tuyến Mai chí Thọ cũng được bác Chánh cắm biển 127 độc lập, có thể nhìn rất rõ từ xa
Hình #8- Riêng XLHN, tưf đầu tháng 2-2014 từng tồn tại biển 127 cắm đúng luật như này. Nhưng nay biển rời đó đã bị dỡ bỏ. Quá uổng!
(Hình này chụp ngày 8-2-2014)
Hi vọng bác Chánh sẽ sớm cắm lại các biển rời 127 "Tốc độ tối Đa cho phép" trên dải phân cách của XLHN cho đúng luật, giống như cách cắm biển trên tuyến Võ văn Kiệt, Nguyễn văn Linh và Mai chí Thọ.
Đề nghị Bác Chánh nghiên cứu giúp, cho bổ sung các biển hạn chế tốc độ số 127 hình tròn, cắm độc lập, trên dải bê tông ngăn giữa các làn ô tô bên ngoài và các làn xe hỗn hợp bên trong, trên toàn tuyến XLHN, đoạn nằm giữa hai Cầu Đồng nai và Cầu Sài gòn.
Cụ thể như thế này:
Và như thế này:
Lí do:
1- Theo đúng luật, để báo tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới chạy thì phải cắm biển cấm số 127 "Tốc độ tối đa cho phép"
- Đường kính tối thiểu luật quy định cho biển tròn nói trên là 70cm.
2- Nhưng thực tế trên XLHN không được bác Chánh cắm biển 127 rời, đường kính 70-90cm như luật định.
Bác Chánh chỉ kẻ các biển 80, 60, 50 trên nền biển gộp hình, đường kính hình biển báo rất nhỏ, chỉ khoảng 50-40cm, vừa không nhìn thấy từ xa, vừa không đúng luật (xin xem hình #1 phía dưới)
3- Trên toàn tuyến Xa lộ Hà nội đều có dải phân cách cứng (ngăn các làn xe ô tô tốc độ cao ở bên ngoài khỏi các làn hỗn hợp tốc độ thấp ở bên trong, sát lề đường). Hoàn toàn có thể cắm các biển báo cấm (biển báo tốc độ tối đa, biển cấm xe 2b) trên dải phân cách cứng đó (xin xem Hình #3 phía dưới)
4- Trên các tuyến đường lớn tại Tp HCM như Nguyễn văn Linh, Mai chí Thọ, Phạm văn Đồng, Điện biên Phủ, bác Chánh có thực hiện cắm biển hạn chế tốc độ 127 trên dải phân cách cứng đúng luật, chỉ trừ đường XLHN là không có (Xin xem Hình #4 ---> #8 phía dưới).
Xin cảm ơn bác Chánh rất nhiều.
----------------------------------
Minh hoạ bằng hình:
Hình #1: Vẽ biển hạn chế tốc độ nhỉ xíu trên biển gộp nhiều hình. Ban ngày, trời đẹp còn không nhìn thấy số 50 ghi trên biển gộp hình đó. Nói chi tới ban đêm, bị đèn xe ngược chiều chiếu loá mắt, hoặc khi trời mưa, làm sao thấy được?
Hình #3: Khi cắm thêm biển số 127 trên cột nơi con lươn (như luật quy định) và hình tròn đường kính 70cm vẽ trên bảng, lái xe có thể nhìn thấy biển 50km/h từ xa, chủ động giảm tốc độ, không bị phanh gấp khi tới đầu cầu Sg.
Hình #4: Biển hạn chế tốc độ cắm riêng trên đường ĐBP
Minh hoạ cách cắm biển 127 độc lập đúng luật hiện nay trên tuyến Võ văn Kiệt, Nguyễn văn Linh và Mai chí Thọ
Hình #5- Trên toàn tuyến Võ văn Kiệt đều được bác Chánh cắm biển 127 độc lập trên dải phân cách như thế này.
Biển chỉ dẫn gộp nhiều hình cũng được tách riêng cho các làn đường ô tô và cho các làn hỗn hợp.
Hình #6- Trên toàn tuyến Nguyễn văn Linh cũng được cắm biển 127 độc lập, không ghép vào biển gộp nhiều hình
Hình #7- Trên toàn tuyến Mai chí Thọ cũng được bác Chánh cắm biển 127 độc lập, có thể nhìn rất rõ từ xa
Hình #8- Riêng XLHN, tưf đầu tháng 2-2014 từng tồn tại biển 127 cắm đúng luật như này. Nhưng nay biển rời đó đã bị dỡ bỏ. Quá uổng!
(Hình này chụp ngày 8-2-2014)
Hi vọng bác Chánh sẽ sớm cắm lại các biển rời 127 "Tốc độ tối Đa cho phép" trên dải phân cách của XLHN cho đúng luật, giống như cách cắm biển trên tuyến Võ văn Kiệt, Nguyễn văn Linh và Mai chí Thọ.
Last edited by a moderator: