Bác Tí có tư liệu nào về hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí thì chia sẻ với, search trên google cũng không nhiều lắm.
Wikipedia Việt Ngữ quá ít :
Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993),
hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, biếm hoạ
Việt Nam. Ông quê ở huyện
Chương Mỹ, tỉnh
Hà Nội. Một trong những hoạ sĩ hàng đầu có những đóng góp cho những bước khởi nguyên và sự phát triển của nền
mỹ thuật hiện đại Việt Nam thế kỉ 20. Ông cùng với
Tô Ngọc Vân,
Nguyễn Tường Lân,
Trần Văn Cẩn là bốn cây đại thụ của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn).
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí thường làm tranh không hết hợp đồng, hầu hết khách đặt tranh là những tỷ phú
Nam Phi,
Nam Mỹ. Họ đến xin ông vẽ những tranh khổ lớn và không yêu cầu về hình thức nghệ thuật, tùy ông muốn. Tranh ông bán đo bằng
ca-rê. Ở Việt Nam các họa sĩ trong lịch sử Hội họa hiện đại có duy nhất danh họa Nguyễn Gia Trí bán tranh tính bằng ca-rê và luôn phải từ chối đơn đặt hàng của khách.
Họa sĩ lúc sinh thời đã có nguyện vọng giữ lại ba bức tranh : "để cho thế hệ mai sau nghiên cứu". Đó là 3 bức tranh sơn mài khổ lớn lưu tại
Thư viện quốc gia TP Hồ Chí Minh mà vợ
Ngô Đình Nhu mua định tặng Nhật Hoàng, nhưng ông yêu cầu phải để lại trong nước. Những năm 70 của thế kỷ 20, tài chính của Nguyễn Gia Trí tới hàng nghìn cây vàng. Nhưng đến khi nhắm mắt ,xuôi tay, ngoài vài tấm tranh, tài sản của ông chẳng có gì đáng kể, tất cả đã được họa sĩ dành cho nghệ thuật!
Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã được chỉ định là Bảo vật Quốc Gia. Vì thế, những tác phẩm của ông đã không được phép rời khỏi Việt Nam.
Danh hoạ Nguyễn Gia Trí từ trần lúc 22 giờ 30 phút ngày 20/6/1993 tại
Sài Gòn. Gia đình làm lễ khâm liệm vào ngày 21/6/1993.
Một số lời nói của ông:
"Làm và đọc nhiều thứ làm cho tán lực. Mắt nhìn và tai nghe, mỗi thứ có diệu dụng. Khổng Giáo chữa bệnh ngoài da. Phật Giáo chữa bệnh trong cốt tủy. Chữ hiếu trong Đạo Phật khác Khổng. Tu cũng là hình thức báo hiếu cha mẹ, cả cha mẹ các đời trước." "Cái danh nó ràng buộc mình. Tự cho là mình giỏi thì không tiến được nữa". "Muốn có phòng tranh đi Paris, ấy là vọng. Sống với cái giả, hại gốc." "Tôi sáng tác bằng tâm linh"