Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
Em xin trích đăng một vài đoạn Phạm Duy (người Hà Nội) nói về nghệ sĩ Quang Dũng (cũng là người Hà Nội ) trong hồi ký của ông:
......


ydyn6zz1g9vvj8rczecd.jpg

Anh đang là một Đại Đội Trưởng ở trong Trung Đoàn Tây Tiến, đóng quân ở đâu đó trong vùng Hoà Bình thuộc Quân Khu II. Vừa được nghỉ phép để về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây, anh tạt qua một nơi có cái tên là Kinh Đào ở gần Chợ Đại để gặp lại người tình vũ nữ tên là Nhật, hiện nay là một cô hàng cà phê ở cái chợ trời trong vùng kháng chiến này. Người tình này còn có thêm một mỹ danh là Akimi. Nàng chính là người đẹp Sơn Tây mà Quang Dũng đã tặng bài thơ có những câu:

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương ?

Gặp Akimi đang cùng với người mẹ mở cái quán di cư ở Kinh Đào này, Quang Dũng ngồi viết ra những câu thơ tình và dán lên vách nứa:

Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước Kinh Đào, sóng nổi lên.
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên...

(Những câu thơ này, tôi đã được Akimi Nhật đọc cho tôi nghe vào đầu năm 1989 khi tôi bất ngờ biết rằng Nàng đang sống ở trên đất Mỹ).
Những bài thơ lãng mạn viết ra trong kháng chiến này có thể là lý do khiến cho Quang Dũng bị chuyển ngành từ quân đội qua văn hoá. Quang Dũng gặp tôi ở Chợ Đại và cho nghe bài thơ Tây Tiến mà anh vừa viết ra ở một nơi gọi là Phù Lưu Chanh, cách Chợ Đại khoảng 7 cây số. Mới nghe qua mấy câu mà đã thấy hay, lúc đó tôi đã có ý định phổ nhạc bài thơ này rồi.

Tôi với Quang Dũng là bạn học chung một lớp ở Trường Thăng Long. Trước đây, một nhà văn ở Saigon, trong một bài viết về Quang Dũng đã có quá nhiều óc tưởng tượng, gán cho anh là con của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

Theo như chỗ tôi biết thì tên thật của thi sĩ Trần Quang Dũng là Bùi Đình Diễm, quê ở Phượng Trì, Sơn Tây. Anh có họ hàng với tướng Bùi Đình Đạm.

Qua tới chương sau, viết về hai chặng đường Thanh-Nghệ-Tĩnh và Bình-Trị-Thiên, tôi sẽ kể thêm những kỷ niệm giữa tôi và chàng chiến sĩ-thi sĩ, giữa cảnh kháng chiến ngụt trời này, vẫn chỉ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm và chỉ mong có ngày trở về miền Sông Đáy chậm nguồn để nghe sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng...



l4f0h8pnoebl2qoucz.jpg



... Và tôi gặp lại Quang Dũng ở đây. Thi sĩ ''Tây Tiến'' từ đơn vị đạp xe về thăm anh chị Lê Khải Trạch. Thăm bố mẹ hay thăm cô con gái tên là Liên đây ? Chắc chắn cu cậu đang muốn làm rể gia đình này cho nên đem đôi bàn tay tài hoa của mình ra để giúp đỡ bà Trạch trong mọi việc. Chẳng hạn việc sản xuất cùi dià. Ai cũng biết rằng sống trong vùng kháng chiến là thiếu thốn đủ mọi thứ. Để làm vui cho gia đình này, Quang Dũng đi lượm một miếng sắt chắn bùn (garde boue) của xe đạp rồi cắt ra để làm cùi dìa tặng cho bà Trạch. Muốn tạo ra chỗ lõm của cùi dìa, Quang Dũng đào một cái lỗ nhỏ hình trái soan trên nền nhà, đặt miếng sắt vào cái khuôn đất đó rồi cầm hòn đá gò cho ra hình thù của cái thìa sắt. Nên nhớ rằng nền nhà đất nện ở vùng quê cứng như đá. Nhìn anh chàng thi sĩ to con ngồi lom khom gõ miếng sắt, tôi không khỏi phì cười.

Tôi biết Quang Dũng là người -- giống tính tôi -- rất quý trọng cái độc lập của mình. Đi kháng chiến, đã ở nhờ nhà đồng bào mà còn chăng dây bao quanh chỗ mình nằmvà treo một mảnh giấy có dòng chữ : Xin mọi người đừng bước vào đây. Thế nhưng trước gái đẹp, vị kỷ đến đâu thì cũng phải lụy ông bà thân sinh của người đẹp.

Quang Dũng còn có nhiều điểm giống tôi lắm. Trước hết, hai chúng tôi đều có một mối tình vũ nữ rất là đậm đà, mãnh liệt. Cũng như tôi, khi còn rất trẻ, anh đã bỏ nhà đi theo một gánh hát với tư cách nhạc công chơi đàn cò.

Anh không học Trường Mỹ Thuật như tôi nhưng cũng thích vẽ và có một thời gian sống bằng nghề hoạ sĩ, dùng cái bút lông để được lê gót giang hồ. Trong kháng chiến, Quang Dũng tham dự một cuộc Triển Lãm Hội Hoạ với bức tranh có tựa đề Gốc Bàng.

Anh còn soạn cả nhạc nữa. Bài hát nhan đề Ba Vì của anh đã được dân vùng kháng chiến hát lên trong nhiều năm :

Ba Vì mờ cao
Làn sương chiều xa buông
Gió về hương ngát thơm
Đưa hồn về đâu ?

Sau khi tôi tới thăm Lê Khải Trạch rồi ra về thì Quang Dũng theo tôi đi Chợ Neo. Với Thái Hằng ngồi đằng sau, tôi và Quang Dũng thong dong đạp xe trên con đường đê dọc theo nông giang. Trên đường về dài 15 cây số, tôi hỏi thăm Quang Dũng về người đẹp tên là Nhật tức Akimi. Anh vừa đạp xe vừa đọc cho tôi nghe bài thơ nhan đề Đôi Bờ mà trước đây tôi chỉ biết vài ba câu :

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi gió heo về một sớm mai.
. . . . . . . . . .
Rét mướt mưa sầu chừng sắp ngự
Bên này em có nhớ bên kia ?
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến
Quạnh vắng chiều sông lạnh đất tề
Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đông sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ.
Xa quá rồi em, người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào.

Cô hàng cà phê tên là Nhật Akimi đã bỏ lại người xưa, giã từ kinh đào quán lạnh dinh tê vào thành cho nên bây giờ Quang Dũng chỉ còn biết đứng bên này đất nước nhớ thương nhau.

Rồi sẽ nhìn vào đáy cốc để nhớ lại người xưa, cũng giống như tôi và Hoàng Cầm một ngày trước đây đã uống cạn cốc cà phê kháng chiến rồi nhìn vào đáy cốc để thấy in hình bóng Lạng Sơn (xin đọc đoạn viết về chặng đường Cao-Bắc- Lạng và về Hoàng Cầm).

Nàng Akimi sau này sẽ vẫn tiếp tục là người đẹp trong đêm tại nhà hàng khiêu vũ Tự Do ở Saigon.


Quang Dũng ở chơi tại Chợ Neo một đêm để nghe ban hợp ca gia đình chúng tôi hát chơi dăm ba bài trong đó có bài Nhạc Đường Xa là anh thích nhất. Sáng hôm sau anh đạp xe trở về đơn vị.

Bên bờ con sông máng, tôi ngồi phổ nhạc bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Nhưng -- cũng như với nhiều bài hát kháng chiến khác -- từ năm tháng xa xưa đó cho tới ngày hôm nay, tôi chẳng có cơ hội tốt đẹp nào để hát bài đó cả. Sống dưới hai triều đại Ngô và Nguyễn, hát bản nhạc hay ngâm bài thơ kháng chiến là dễ bị chụp mũ lắm.

Cho nên tôi đã quên hẳn một số bài soạn ra trong giai đoạn chống Pháp đó. Tôi chỉ còn nhớ là trong đoạn cuối của bài thơ Tây Tiến được tôi phổ nhạc, đáng lẽ ra nét nhạc phải trở về chủ âm (Sol majeur) thì câu hát Đường về Sầm Nứa chẳng (tôi đổi là không) về suôi... đã được tôi cho kết thúc với nốt LA ngang phè phè, giống như trên đường hành quân đoàn binh không mọc tóc của Quang Dũng chưa bao giờ -- hay không bao giờ -- có thể trở về nơi yên nghỉ.


Trong kháng chiến, tôi có may mắn được gặp hai nhà thơ hay nhất ở hai vùng kháng chiến khác nhau. Có lẽ khung cảnh ở mỗi vùng kháng chiến đều có những vẻ đẹp riêng cho nên thơ của Quang Dũng có vẻ âm u huyền bí trong khi thơ của Hoàng Cầm thì rất trong sáng.

Đường lên Tây Tiến không phẳng lặng và không bình an như đường về Sông Đuống :

Dốc lên khúc khỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời...

Vốn là một đại đội trưởng chiến đấu, Quang Dũng gần súng đạn, gần cái chết hơn Hoàng Cầm, cho nên anh gầm lên trong thơ :

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

Tuy nhiên, cả hai thi nhân kiêm chiến sĩ này đều vẽ ra những hình ảnh điển hình của kháng chiến. — bên kia dòng sông Đuống, nếu ta thấy Hoàng Cầm đưa ra được cảnh người dân nhẫn nhục nơi vùng địch chiếm :

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương buổi sớm.
Chợt lũ qủy mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc, tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa Đông...
... thì ở vùng tự do của Quang Dũng, ta thấy được cảnh vừa bình dị, vừa hùng tráng của một làng chiến đấu :
Những làng trung đoàn ta đi qua
Tiếng quát dân quân đầu vọng gác
Vàng vọt trăng non đêm tháng chạp
Nùn rơm, khói thuốc, bạch đầu quân.
Tự vệ xách đèn chai lối xóm
Khuya về chân khoả vội cầu ao
Nghe tiếng sung rơi miệng chiến hào
Bờ tre cây rơm thôi tịch mịch
Vỡ lá bàng khô bước du kích...

Chuyện Quang Dũng làm những bài thơ thở ra hào khí của kháng chiến như Tây Tiến, Những Làng Đi Qua... thì ai cũng đã biết.

Nhưng thơ tình của Quang Dũng thì có vẻ ít được phổ biến. Hồi giữa thập niên 50, trên báo Đời Mới ấn hành tại Saigon tôi thấy có đăng một mẩu thơ tình của Quang Dũng, có lẽ do Lê Khải Trạch kể lại :
... Trong kháng chiến, Quang Dũng có lần tới Phát Diệm và được một người bạn hứa giới thiệu cho một nàng goá phụ người Hà Nội tản cư về đó. Một hôm, người bạn hẹn Quang Dũng tới một căn nhà nằm ở đằng sau Nhà Dòng Mến Thánh Giá để gặp người đẹp goá phụ.

Quang Dũng tới đó, ngồi đợi khá lâu mà không thấy Nàng tới. Anh đã viết một bài thơ suôi với tựa đề là Angelus :

Em có yêu ta không ?
Ta có yêu người chăng ?
Ngoài ba mươi tuổi trên đường đời.
Chúng ta là hai kẻ rất bơ vơ.
Viết những bài thơ không bao giờ gửi...

Sau khi Quang Dũng đi rồi thì người đẹp goá phụ mới tới điểm hạn. Chắc Nàng cũng không bao giờ biết được rằng nhà thơ đã viết tặng Nàng bài thơ Angelus (Hồi Chuông Chiêu Mộ) này đâu.


Khi tôi đang viết những dòng chữ này thì tôi được tin Quang Dũng vừa từ giã cõi trần tại Hà Nội sau nhiều năm bị liệt một cánh tay và nói năng không rõ vì bị đứt mạch máu ở trong đầu.

Người đẹp Akimi hiện đang ở trên nước Hoa Kỳ rộng lớn này. Tôi đã điện đàm với Nàng và ước mong có dịp gặp con người có vầng trán mang trời quê hương và đôi mắt dìu dịu buồn Tây Phương đã từng là nguồn cảm hứng cho những bài thơ bất hủ của Quang Dũng để tôi -- rất có thể -- nhìn thấy những giòng lệ rào rào tuôn chảy xuống.

Những giòng lệ làm tôi hình dung ra được một con sông đào vùng tề hay một vùng biển lớn mang tên Thái Bình Dương, lúc nào cũng sẵn sàng để chia rẽ đôi bờ cho những người tình thuộc thế hệ tôi, thế hệ đầu tiên đã bị chiến tranh và thù hận bao vây không ngưng nghỉ.


Quang Dũng đã nằm xuống trên một mảnh đất quê hương -- tôi mong rằng -- không xa cánh đồng Bương Cấn của anh là mấy.

Thôi nhé, xin anh ngủ yên trong giấc mộng thiên thu để cho chúng tôi tiếp tục buồn hộ anh nỗi buồn viễn xứ khôn nguôi...


Nguồn:Trích Hồi Ký của Phạm Duy
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
12.146
2.243
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Hay quá! Tui nể trình độ hiểu biết và mức độ cảm nhận của các bác về văn hóa nghệ thuật và lịch sử của VN... Tiếp nữa đi các bác!:p
 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
Thêm một chuyện nữa mà em biết từ HK Phạm Duy, hoa hậu đầu tiên của VN (cũng là của DD) là người HN, bà là thân mẫu ca sĩ Khánh Ly!
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Cám ơn các bác đã nhiệt tình ủng hộ. Em tiếp tục nhé các bác.

Nhà văn Tô Hoài.

ToHoai01.jpg


Bút danh Tô Hoài được chàng thanh niên Nguyễn Sen đặt để kỷ niệm con sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức quê ông. Lớp trẻ ngày nay thật khó hình dung một thời con sông này rất trong xanh, với những vườn cây, bờ ao, cánh đồng. Những thứ gắn liền với tuổi thơ của nhà văn và giúp ông viết nên Dế Mèn phiêu lưu ký khi còn rất trẻ.

Cũng như nhân vật Dế Mèn của mình, Tô Hoài đã ngao du nhiều nơi. Vốn sống phong phú là nguồn cảm hứng cho ông dạo chơi bằng chữ nghĩa với nhiều thể loại văn học khác nhau, từ truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký. Gia tài văn chương của ông có đến gần hai trăm tác phẩm, trong đó mảng viết về Hà Nội chiếm tỉ trọng không nhỏ. Tô Hoài cho chúng ta cái nhìn xuyên suốt về Hà Nội. Từ Hà Nội những năm tháng rất xa cho đến giai đoạn trước CMT8 trong Quê nhà và Mười năm, đến Hà Nội sau 54 và thời đánh Mỹ trong Những ngõ phố và Người đường phố. Cũng như nhiều nhà văn khác, Tô Hoài có tập bút ký về những đường phố, con người, sự việc ở thủ đô thời trước nhưng với góc nhìn rất riêng của một anh nhà nghèo. Trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài thể hiện rõ nét óc quan sát và khả năng miêu tả tinh tế của mình. Ông dẫn dắt chúng ta về một Hà Nội xưa không phải lúc nào cũng thanh lịch, chỉnh chu mà còn có những góc khuất tăm tối, những nghèo khổ xô bồ của một đô thị mới đang chuyển mình. Ngòi bút của ông trân trọng từng gốc cây, bờ cỏ Hồ Gươm cho đến những con đường, những hàng quán và bao nhiêu phong tục đáng quý mà ngày nay hầu như không còn nữa.

Vào đầu những năm 90, Tô Hoài dự định tạo một bước ngoặc quan trọng trong bút pháp và tư tưởng qua Ba người khác. Truyện mô tả quá trình tham gia Cải cách ruộng đất với cái nhìn trần trụi của một nhân vật ít văn hóa và nặng nề xác thịt. Tuy viết xong năm 1992 nhưng đến 2008 truyện mới xuất bản và ...bị thu hồi lặng lẽ. Dường như lối thể hiện này không phù hợp với ông.

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai...
Đó là hai câu cao dao xưa mà Tô Hoài nhắc đến khi đặt tên tác phẩm gần đây nhất của ông, tập hồi ký Chiều chiều. Cùng với Cát bụi chân ai, Chiều chiều là nơi nhà văn dồn hết những tâm tư của mình về một thời ông và bao nhiêu người Hà Nội đã sống. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã xuất hiện trong hai tập hồi ký này với góc nhìn dung dị, đời thường và nhọc nhằn như hoàn cảnh chung của Hà Nội thời chiến tranh và bao cấp. Từ những tác giả nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Văn Cao, Hoàng Cầm, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng... ; những bậc công thần thất sủng như Vi Văn Định, Hồ Viết Thắng, Nguyễn Hữu Đang... cho đến những nhân vật vô danh như anh công an khu vực, anh khu phố trưởng... tất cả cùng vất vả tồn tại với những góc khuất ít ai nghĩ tới. Vượt lên trên sự cơ cực về vật chất, những trang viết của Tô Hoài làm người đọc đau đớn nhận ra sự gò ép bó buộc về tinh thần mới khiến người ta thực sự tuyệt vọng như sống trong cái ao tù không lối thoát. Hồi ký Chiều chiều kết thúc khi Tô Hoài trở lại vùng quê năm xưa ông đã tham gia phát động cải cách ruộng đất. Hình như sau bao nhiêu biến cố long trời lở đất, cuộc sống tinh thần ở đây vẫn như cái ao tù mấy mươi năm về trước. Chỉ còn tình người đọng lại khi Tô Hoài gặp được cô bé mười ba tuổi xưa kia nay đã là một cụ già:
"Cô Thẹn ngày ấy đây. Bà lão vẫn nắm tay tôi cất giọng phều phào, rè rè:
Đến bây giờ mới thấy đây
Mà lòng đã chắc những ngày một hai
Câu Kiều này, đầu mùa đông 1959, Nguyễn Đình Thi đã ghi sổ lưu niệm bảo tàng L. Tôn Tôi trong điền trang Jasnaia Poliana ở Tu La. Mỗi khi mơ màng lại cái chuyến về Thái Bình này, là thật hay chiêm bao. Hai câu lẩy Kiều tình nghĩa kia đã thấy ở Tu La hay đã nghe cô Thẹn, bà cụ Thẹn nghẹn ngào."
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
@bác Tí Dê: Hồi nhỏ mới biết đọc thì Dế mèn phiêu lưu ký đã khiến tui mê mẩn, như thấy mình lạc vào 1 thế giới khác lạ kì thú. Còn Ba người khác thì tui lại tìm đọc sau khi bị...thu hồi ! Các tác phẩm khác của Tô Hoài, thú thật, tui ko chú ý ! Đoạn hồi ức của nhà văn khi quay lại "chốn xưa" gặp "ng xưa" ở TB làm tui thấy bùi ngùi, cảm động! Xin cám ơn bác !
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
@Tide: em sorry bác, em nói nhầm. Va^ng, Tài tử Ngọc Bảo, có vợ là bà Khềnh
 
Hạng F
13/1/06
12.146
2.243
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Chuyện DẾ MÈN...của nhà văn Tô Hòai hay thật đấy! Hồi nhỏ tui cũng ôm cuốn truyện nhỏ nhắn đó mà nghiền ngẫm nhiều lần vẫn thấy rất là thú vị! "Dế mèn phiêu lưu ký" có thể chuyển thành phim 3D chắc coi cũng không thua gì mấy bộ phim nước ngòai?!

Trở lại câu chuyện về cố Tài Tử Ngọc Bảo (NB), có lẽ rất nhiều người Hà Nội đã say mê và hâm mộ giọng hát cùng cách thể hiện tình tứ của ông đối với nhiều tình khúc xưa cũ? [font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Tài tử Ngọc Bảo không học qua một trường lớp nào về âm nhạc nhưng từ năm 16 tuổi ông đã tìm niềm say mê trong những bài hát của Tino Rossi, ca sĩ người Pháp vào Việt Nam. Giọng hát du dương của Tino Rossi chính là động lực để ông bước vào con đường ca hát và chinh phục những bản tình ca lãng mạn. Trong những bước đường âm nhạc, tài tử Ngọc Bảo là một người đàn ông rất đào hoa, ông có rất nhiều mối tình với không biết bao nhiêu cô mà kể. Nhưng những cuộc tình ấy đã không bao giờ kéo dài vì ông có một người vợ chung thủy tuyệt vời.[/font]..Còn nhớ, khi ông sắp lìa đời, trên VTV 3 cũng có thực hiện 1 chương trình giao lưu âm nhạc hay lắm với chủ đề gì đó mà tui quên mất rồi? Tài Tử NB hát cùng cô cháu gái, rất hay, rất cảm động! Có bác nào cũng xem chương trình đó không nhỉ?
Di ảnh cố Tài Tử NGỌC BẢO:

xterebkh6i8ityrlyys3.jpg
i2cwnfecsfne3ht2uuf.jpg



5sres5pdocerpuslfo64.jpg
gmt7f86b0ogoguqnli63.jpg



Một bài hát tiêu biểu mà ông đã từng thể hiện rất thành công:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=a8AZnUxsKQo[/tube]
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Bác NB lớn tuổi thế mà giọng ca quá mượt mà, khoẻ . mấy đứa ca sĩ trẻ choai choai bây h phải xấu hổ ngã mũ bái phục.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ cám ơn thông tin của bác HCivic và bác Cowardsp: nói thật em rất ít nghe nhạc theo phong cách tiền chiến và nhạc Pháp, tuy vậy xem Ngọc Bảo biểu diễn thì không dứt ra được. Không biết hồi trẻ ông phong độ ra sao chứ lúc có tuổi ít ca sĩ nào có phong thái và giọng hát sang trọng, lịch lãm và lôi cuốn đến thế. Chương trình trên TV hình như em cũng có xem, tài tử Ngọc Bảo hát cùng với cô cháu ngoại Mỹ Vân. Cô này khá xinh xắn, hát được, nhưng hình như thích làm MC hơn ca hát. :D
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Tí dê nói:
@ bác Gentledog và bác Thích chọc ngoắy: thật ra đây cũng chỉ là những ấn tượng chủ quan của cá nhân em về những nghệ sĩ này. Nhiều tác phẩm của họ em cũng chưa đọc kỹ, mong các bác bổ sung thêm.

Vậy xin phép chen ngang bác Tí Dê bằng 1 bài viết về NĐT trong Kỷ yếu Hội thảo Nguyễn Đình Thi, nói lên sự nuối tiiec về 1 NĐT lẽ ra có thể bay cao bay xa hơn rất nhiều với 1 khởi đầu bề thế, hoành tráng, nhưng đáng tiếc đã lại rớt xuống thành chiếc công nông phành phạch trên đồng ruộng tiểu nông ! Xin đăng lại cả bào để các bác cùng tham khảo.
" Nghĩ về tầm vóc của Nguyễn Đình Thi làm tôi liên tưởng ngay tầm vóc của một Thánh Gióng, nghĩa là, một con người ngay phút mở màn khai trận đã trở thành anh hùng, mặc áo giáp sắt, nhảy lên ngựa sắt, vác gậy sắt xông thẳng ra trận tiền và quân thù dường như chỉ còn là thứ bùn bé nhỏ...
Đây, không phải là một hình ảnh ví von tuỳ tiện bừa bãi, bởi vì một triết nhân, một thi nhân, một văn nhân và một nhạc sĩ có tầm vóc như Nguyễn Đình Thi không hề thích hợp với những ví von tuỳ tiện. Sự ví von tuỳ tiện, hoặc xem xét phiên phiến, qua loa đại khái hay một kiểu phỉnh nịnh bồng bột “lời nói gió bay” đều làm “phơi áo” chính người viết, cũng như cả đời sống văn học nếu chấp nhận kiểu viết đó. Đặc biệt khi Nguyễn Đình Thi đã ra đi, ông xứng đáng để trở thành bài học cho những sáng tác cũng như đời sống của giới văn học. Bài học đó không chỉ toàn những điểm son mà còn có cả những khoảng tối. Bài học đó khiến ta nhận ra giá trị tôn vinh chính tác giả mà cũng là tấm gương để chúng ta soi lại bản thân mình, cũng như tham chiếu vào giới văn học trong thời gian đó là môi trường cho sáng tạo của ông.
Vâng! Tại sao tôi lại liên tưởng Nguyễn Đình Thi bước vào văn nghệ như một Phù Đổng Thiên Vương? Bởi vì, Thánh Gióng lâm trận đồng loạt với vũ khí nặng. Xã hội Việt Nam xưa kia chỉ toàn trứng nước tiểu nông, với văn minh đồ đá, đồ đồng. Vậy mà Thánh Gióng đã lâm trận với toàn vũ khí bằng sắt, ngay con ngựa “là cái không thể bằng sắt” cũng bằng sắt.
Còn Nguyễn Đình Thi thì sao? Tôi luôn luôn có cảm giác giật mình như bị sét đánh trúng. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, Thủ Đô cũng chỉ là thứ lơ thơ kẻ chợ, hàng gánh, hàng rong, những tiểu nông chân đất đi hàng hàng trong phố. Vậy mà có một chàng trai đã vác theo “hàng trang nặng” để bước vào văn nghệ. Hành trang đó là gì? Là triết học, mà không phải thứ triết học cục bộ hay chuyên ngành hẹp theo kiểu trường phái, mà là triết học kinh điển toàn thể, đặc biệt là triết học khai sáng của thời đại mới mở màn với Descartes. Điều này là đặc biệt dị thường, bởi vì, tâm thức của người Việt ta chủ yếu là tiểu nông như nhiều người nước ngoài nhận xét: “Chúng ta sống trải nghiệm, nhưng rất ngại đúc kết thành lý luận”. Tại sao? Vì chúng ta chủ yếu ưa hoạt động cơ bắp, không thích tư duy vì ngại mệt óc. Nhưng có rất ít người, trong đó còn ít hơn nữa là hình ảnh của chàng trai Nguyễn Đình Thi mặt còn bấm ra sữa đang đem bộ não của mình ra để làm lao công cho sản phẩm của trí tuệ: đó là triết học. Trời ơi là nặng! Sức nặng của nó chỉ thua sức nặng của các thần thánh hoặc vòm trời thôi. Một sức nặng mà chỉ một ngành duy vật của Các Mác đã làm lay chuyển cả thế giới trong thế kỷ 20.
Ở Việt Nam, trong khi đa số mọi người còn đưa vai ra gánh những rơm rạ tong teo thì Nguyễn Đình Thi đã đưa bộ não sung sức của tuổi trẻ mình ra vác lấy những vấn đề của triết học. Đó là bước khởi đầu cũng là phông văn hoá cao nhất. Ngay lập tức, nó đã khai nở hoa trái đầu mùa sum sê trĩu hạt. Mở đầu, Nguyễn Đình Thi đã bắt tay, dịch soạn, thảo viết bảy cuốn có tính chất khái lược kỷ yếu về triết học phương Tây, mở màn từ triết học kinh viện thời Hy Lạp cổ, sau đó là các tác giả nổi danh thời khai sáng. Đó là phần cứng của nhận thức.
Còn phần mềm là sáng tạo thì sao? Triết gia Hegel nói: Mỹ cảm là tiêu chuẩn đầu tiên của nghệ thuật và âm nhạc là loại hình mỹ cảm đầu tiên. Với sức nặng mang trong não, chàng thanh niên Nguyễn Đình Thi lại trôi chảy những dòng thác âm thanh trữ tình đến kỳ diệu, chẳng khác gì những đỉnh núi càng khắc khổ càng xả xuống chân núi những dòng thác lớn... Âm nhạc, đó mới chỉ là thứ tay trái, thứ nghiệp dư của ông. Nhờ có tâm hồn được nuôi dưỡng bởi tiềm năng chất ngất cao chót vót mà Nguyễn Đình Thi đã xả xuống những bản nhạc khiến ngay cả các nhạc sĩ chuyên nghiệp cũng phải giật mình. Bài “Diệt phát xít” thật vạm vỡ và hùng biện! Còn bài “Người Hà Nội”, tôi chắc rằng đó hẳn là một trong những ca khúc chính kịch hào hùng nhất cho phẩm chất thiên nhiên cũng như chính trị của người Hà Nội tiêu biểu cho một dân tộc trong một thời kỳ nước lửa. Ca khúc đó, theo tôi, có thể gọi là bài “Danube blue” của Việt Nam (điều này trong một lần gặp gỡ ông, tôi đã nói). Bản “Đa nuýp xanh” được người Áo coi là: bản quốc ca thứ hai của dân tộc Áo. Với những lớp lang, cách chuyển tiếp của giai điệu, tôi nghĩ rằng: “Người Hà Nội” xứng đáng là bản “Đa nuýp xanh” của người Việt Nam.
Rồi, thơ là chuyên môn chính của thi sĩ. Ở đó, Nguyễn Đình Thi cũng bộc lộ tài năng rất sớm ngay trong những trái đầu mùa. Vào tuổi 23, ông viết bài “Đất nước”. Tôi nhớ hồi học lớp mười, chúng tôi chuyền khẩu nhau đọc như một tuyên xưng có sức mạnh thẩm thấu qua tâm hồn, một cái gì dào dạt, dễ mến, gần gũi nhưng không thể nào cưỡng lại:
[blockquote] [blockquote] Nước chúng ta
Nước những người không bao giờ khuất
Đêm đêm nghe rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về

[/blockquote][/blockquote] Hình ảnh “Dây thép gai đâm nát trời chiều” quả là rất siêu thực. Siêu thực đến rùng mình! Chỉ một câu thơ đó thấy rụng ra ngoài biết bao lời văn miêu tả rổ - rá - rau – dưa, nồi - niêu - xoong - chảo và cả cánh đồng quê lam lũ con cò bay lả bay la cũng biến đi đằng nào.
Kịch cũng là một thế mạnh rất song song với nền tảng triết học của Nguyễn Đình Thi. Với kịch, ông được thả sức hùng biện, triết lý và sử dụng những biện pháp lôgic... Kịch của ông thật vạm vỡ và có vấn đề. Có nhiều vở, cho đến khi ông mất, chúng ta vẫn chưa tìm cách cắt xén nổi chu vi đồ sộ của nó để nhét lên sân khấu nhỏ bé quê nhà.
Nhưng với tài sản đầu tiên ấy Nguyễn Đình Thi đi về đâu? Người ta sắm con lạc đà để làm gì? Chính là để nó có thể băng qua sa mạc. Còn Nguyễn Đình Thi với phút đầu tiên départ cho vệ tinh trên bệ phóng triết học của mình sẽ bay đến đâu? Có thể nói sau khi vọt lên, nổ máy tành tạch một lúc, nó lại biến thành một chiếc máy công-nông đi trên đồng ruộng tiểu nông.
Cái gì vĩ đại nhất ở nơi con người? Các chuyên gia y học cho rằng: ngay giây phút đầu tiên thành thai nhi, thì đã có hai tim thai ở não và tim cùng đập. Não người ta gồm hàng trăm tỉ tế bào mềm nhũn, yếu ớt, run rẩy, dễ tổn thương; trái tim cũng vậy... Nhưng sự run rẩy, bất trắc đó lại là nội dung nhạy cảm của cuộc sống. Nghệ thuật như chiếc diều kia muốn bay lên được cần mỏng manh, yếu ớt, run rẩy, bất trắc và phiên lưu... Một hòn gạch không thể bay được. Một hòn chắc như chì lại càng không!
Vậy mà có nhiều nghệ sĩ của chúng ta buộc rất nhiều thứ vào diều, nào nồi cơm điện, ghế cơ quan, các loại tem phiếu có khi cả áo nịt cho vợ, rồi áo nịt cho tình nhân... kết quả là chiếc diều nặng quá, đầy đủ quá đã không bay lên được.
Bước khởi đầu của Nguyễn Đình Thi quả là bề thế, hoành tráng, hào hùng, đầy trọng lực nhưng có một điều đáng tiếc, ông đã không bay lên tương xứng với tầm phóng hoả của mình. Tất nhiên, để so sánh, tầm vóc của ông vẫn bay trên vô số những kẻ cầm bút làng nhàng và tầm thường. Đó là những cây bút tiềm năng học hành chưa đến đầu đến đũa, chưa bay lên đã mắc vào mình quá nhiều phụ tùng “thích đủ thứ”. Thế nhưng khi tiêu chí được đặt ra: chúng ta cần có thi hào, có văn hào, có kịch tác gia vĩ đại... thì có thể rõ ràng thấy: Nguyễn Đình Thi đã đánh rơi, bỏ phí biết bao năng lực ban đầu của mình. Rút cục, có thể nhận ra, tưởng ông đã phóng hoả tiễn bay lên khỏi miền đất tiểu nông của quê nhà nhưng mà ông vẫn rơi trở về trọng lượng của mấy anh tiểu nông đắc chí với mấy chỗ ngồi của cán bộ làm quan chức.
Tôi cho rằng đó là điều đáng tiếc lớn nhất trong cuộc đời của Nguyễn Đình Thi. Lẽ ra, cái năng lực triết học, nghệ sĩ của ông không bị biến thành cái quyền lực “ghế ngồi” thì chặng đường của ông sẽ đi xa tít tắp dường nào! Lẽ ra, con người ông dám bốc lên như một cánh diều phiêu lưu bất trắc và mạo hiểm đùa giỡn gió mây vũ trụ thì tầm vóc của ông sao có thể so đọ bên vài thành ghế của ban giám khảo này nọ... vì tự bản thân ông ngay vòng sơ loại đã lớn hơn các thứ ban giám khảo văn học của nước nhà rồi...
Điều đáng tiếc này nêu lên không phải dành cho Nguyễn Đình Thi, mà chính là dành cho chúng ta những cây bút hậu thế. Đấy, ngài Nguyễn Đình Thi trí tuệ, giỏi giang, hào hoa, sức vóc là vậy mà nếu thoả hiệp cho sự hài lòng chắc chắn của mình tìm vô số an toàn dưới mái những công sở thì cũng lãng phí teo tóp biết bao! Vậy còn những kẻ lèo tèo vài chữ, ngâm nga vài vần thơ bồng bột tức cảnh sinh tình, nếu chỉ chui lủi dưới mái công sở thì sẽ thành gì?
Với ai thì không rõ còn với tôi, rõ ràng đó là một bài học. Một bài học đủ nhớ suốt một đời!"
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo Nguyễn Đình Thi


 
Last edited by a moderator: