Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ bác Gentledog: bài viết mà bác trích đăng không phải không có những điểm đúng, tuy nhiên em thấy đa phần là sai. Trước hết là về xuất phát điểm, có thể nói những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Đình Thi rất khá, nhưng đó là so với người mới bắt đầu chứ hoàn toàn không vượt lên trên mặt bằng chung của văn nghệ sĩ thời đó. Khoảng thời gian 30-45 là giai đoạn văn hóa nghệ thuật VN phát triển rất mạnh mới các phong trào thơ mới, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, nhạc tiền chiến... Thời gian này có hàng ngàn tác phẩm có giá trị cao cả về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy có vẻ hơi quá đáng khi cho rằng một hai bài thơ như Đất nước, vài bài hát như Diệt phát xít, Người Hà nội, một quyển tiểu thuyết như Xung kích của Nguyễn Đình Thi là khởi đầu quá "hoành tráng, hào hùng" mà nghĩ tới việc "phóng hỏa tiễn bay lên khỏi miền đất tiểu nông của quê nhà".

Điểm mạnh trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi chính là nội dung, ông là một trong những nghệ sĩ VN đầu tiên khai thác các đề tài Cách mạng, Kháng chiến...và đây là đề tài chính mà ông theo đuổi trong hầu hết quá trình sáng tác. Công bằng mà nói, đã viết về những đề tài này thì phải chịu định hướng, hoặc nếu không thì về vườn tự viết tự đọc như các bác trong vụ NVGP. Trong giai đoạn này phải dứt khoát đứng về một phe, không có "cửa giữa" cho bất cứ ai.

Ngay như trong mảng sáng tác sân khấu, sau Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Nguyễn Đình Thi còn viết khá nhiều kịch bản khác nhưng hầu hết không được dựng. Nội dung ít đặc sắc, nghệ thuật không mới. Trong hàng chục vở chỉ có Tiếng sóng viết năm 1981 là khá. Rõ ràng đỉnh cao của ông đã qua đi, mặc dù giai đoạn sau này môi trường sáng tác nghệ thuật đã thoải mái hơn rất nhiều.

Vì vậy trong nghệ thuật không thể chỉ căn cứ vào một hai tác phẩm mà mong đợi tác giả có thể viết nên những tác phẩm vĩ đại xứng tầm này nọ. Theo em tác phẩm vĩ đại thì phải được thể hiện và được công nhận dù sớm hay muộn, không có vĩ đại "năng khiếu" hoặc "tiềm năng".
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
Bác tí tranh luận chừng mực trên góc độ văn nghệ, tuy nhiên bài viết bác Gen tìm được làm em nhớ đến vụ án Dương Thu Hương năm xưa mà mũi dùi chĩa thẳng vào NĐT (tất nhiên cũng chỉ trên bề mặt). Với bài báo này, ý định nâng cao đập mạnh của tác giả rất rõ, không phải là thiện chí và khách quan.
NĐT làm quan chức trong ngành văn hóa lâu như vậy, qua những thời kỳ chính trị biến động, chắc không tránh khỏi đắc tội với nhiều người, nhiều văn nghệ sỹ có tài lẫn kém tài… có một câu khá hay trong phim HN trong mắt ai, đại ý: thế mới biết cái máu mê văn nghệ, một khi dính dáng đến quan trường thì cũng nhiều sự rắc rối…
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
Trở lại chuyện Cố tài tử Ngọc Bảo- quốc bảo cuả nền ca nhạc nước nhà (miền Bắc thời đó), ông ngưng hát từ 1957 đến mãi đến trước khi mất ít lâu…
 
Hạng B2
1/10/09
227
4
0
UNITED NATION
Mấy anh nhà văn quèn như Nguyễn Đình Thi mà các bác cũng phải mất nhiều công gõ phím như vậy sao?
Nếu chịu khó đọc vài ba tác phẩm như "cát bụi chân ai" "chiều chiều" của Tô Hoài, Hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh hay mấy bài nói về vụ nhân văn giai phẩm trên đài RFI là biết ngay thế thời từ đó có thể đánh giá được NDT thôi!
http://www.rfi.fr/actuvi/...s/118/article_5184.asp
 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
xecanghai nói:
Mấy anh nhà văn quèn như Nguyễn Đình Thi mà các bác cũng phải mất nhiều công gõ phím như vậy sao?
Nếu chịu khó đọc vài ba tác phẩm như "cát bụi chân ai" "chiều chiều" của Tô Hoài, Hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh hay mấy bài nói về vụ nhân văn giai phẩm trên đài RFI là biết ngay thế thời từ đó có thể đánh giá được NDT thôi!
http://www.rfi.fr/actuvi/...s/118/article_5184.asp

Em cũng cảm thấy bác nì dùng văn chương làm bàn đạp, dùng quyền hành để ... đâm !
Hic .... Em dzoọt !
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Tí dê nói:
@ cám ơn thông tin của bác HCivic và bác Cowardsp: nói thật em rất ít nghe nhạc theo phong cách tiền chiến và nhạc Pháp, tuy vậy xem Ngọc Bảo biểu diễn thì không dứt ra được. Không biết hồi trẻ ông phong độ ra sao chứ lúc có tuổi ít ca sĩ nào có phong thái và giọng hát sang trọng, lịch lãm và lôi cuốn đến thế. Chương trình trên TV hình như em cũng có xem, tài tử Ngọc Bảo hát cùng với cô cháu ngoại Mỹ Vân. Cô này khá xinh xắn, hát được, nhưng hình như thích làm MC hơn ca hát. :D

em cũng ko mặn mòi lắm với nhạc tiền chiến vì tiết tấu chậm, rề rề dưng quả là khi nghe Ta`i Tử Ngọc Bảo ca rồi là dứt ra ko được.Cứ nhìn Dam Vinh Hưng, Phuong Thanh, người mẫu kiêm ca si họ Hồ mà thấy xấu hổ giùm vì cái giá trị nghệ thuật nơi giọng ca ko có mà được che đậy bằng cái phong cách biểu diễn.
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ bác Mợ Tài và các bác: không phải tình cờ em chọn Nguyễn Đình Thi là nhân vật mở đầu cho những tác giả Hà Nội và Tô Hoài là người kết thúc.

Hai tác giả này có một giai đoạn rất dài là Tổng thư ký và Phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam từ sau năm 1958, nhưng rõ ràng thành quả lao động nghệ thuật của họ qua các tác phẩm thành công dường như không giống nhau.

Bàn luận về "văn nghệ" và "quan trường" là điều người ta vẫn làm từ xưa đến nay. Với truyền thống trọng chữ nghĩa, lịch sử Việt Nam không thiếu những người có quyền có chức tham gia sáng tác như Lê Thánh Tông lập hội Tao đàn, hoặc cũng nhiều người viết ra làm quan như Nguyễn Du. Nhưng đúng là giai đoạn sau 1945, số lượng văn nghệ sĩ vào chính trường gia tăng đáng kể. Mặc dù mức độ tham gia của họ đa số thuộc dạng "quyền rơm, vạ đá" như các hội đoàn nghề nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, tác giả sân khấu Tào Mạt đã xây dựng một nhân vật Hề Hoạn rất xuất sắc trong vở chèo ba phần Bài ca giữ nước. Trong chèo truyền thống, hề chỉ là vai phụ mua vui thì nay Tào Mạt đã tạo đột phá về một anh hề đóng vai chính với câu đúc kết "đã làm hề thì đừng làm quan, đã muốn làm quan xin chớ làm hề". Tuy nhiên tác giả không muốn nói thêm rằng làm hề cũng phải chọn đối tượng chính để làm cho họ vui. Hề của vua thì phải làm cho vua cười, hề của dân thì phải hiểu được dân cần gì. Có lẽ vì không "đồng thuận" được với vua nên cuối cùng Hề Hoạn nhận án tử với lời nhắn nhủ "Tội vạ từ cái lưỡi không biết uốn, kiếp sau nếu làm người thì phải tập cho nó dẻo".

Sau hơn 30 năm, ngày nay nhiều vấn đề trong Bài ca giữ nước không còn mới, đọc lại kịch bản cũng ít háo hức như xưa kia. Nhưng nhân vật Hề Hoạn vẫn làm người ta day dứt về thân phận của văn nghệ sĩ trong bất cứ chế độ nào. Và lúc nào cũng vậy, thời gian sẽ sàng lọc những tài năng thật sự. Văn nghệ sĩ thành công không phải ai cũng toàn vẹn mà cũng phức tạp như xã hội nói chung, cũng như những lời trăn trối của Hề Hoạn "Quan có nịnh, có trung; Người có thiện, có ác; Hề có chân, có ngụy"
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
Lịch sử đã và đang ghi lại cho đủ, thẩm định, gạn đục khơi trong những gì mà trước đây còn là hiện thực sinh động phức tạp của một giai đoạn đầy bão táp (tạm mượn h/a của N. Tónstoi: bão táp Cách mạng của một thời đại Cách mạng- cho dù dân tộc ta thật bé nhỏ trong cơn bão ấy- và số phận con người- số phận người nghệ sỹ- số phận các trí thức trong cơn bão ấy lại càng nhỏ bé đến mong manh), mong sao thông tin mà chúng ta có sẽ ngày càng đầy đủ, trung thực hơn để ta soi sáng các vấn đề, các số phận… giúp nhận ra bài học sống cho những thế hệ tương lai. Những gì thuộc về quá khứ sẽ phaỉ được xét đóan đánh giá công bằng dưới tiêu chí lợi ích dân tộc và tác động tới tương lai.
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
Trên đời này, thiết nghĩ có hai thứ mà người ta cảm nhận rất rõ ràng rất thường xuyên, nhưng lại rất ít khi bàn đến, đó là tình yêu và nỗi đau.
tình yêu không phải là cái để nói, mà là cái để cảm nhận.
nỗi đau là cái phải chịu đựng hay xoa dịu., cũng không phải là cái để nói!
Một số bác sao hay ngoáy mãi vào nỗi đau, nếu của mình đã là không hay, của người khác thì lại càng nên thận trọng…

o.
Khi post bài, nên cân nhắc cái chủ đề của topic: bác chủ thớt muốn nói chuyện gì và những người comment muốn nói chuyện gì… nên tôn trọng cái không khí chung của chủ khách ở trong căn nhà của người khác.
cũng nên tránh cho diễn đàn và người đối thoại cái vụ tuyên truyền trích dẫn lung tung, rất nhạy cảm dễ gây hậu quả không hay, mà gần nhất là ÓSPD buộc phải del topic, mất toi công sưu tầm tư liệu và chỗ trao đổi kiến thức cũng như ý kiến của các bác khác.
Có vài bác cứ dính chặt vào cái vụ NVGP này, đi đâu cũng ngoáy vào, nghe mãi thành nhàm!
Nếu thích, thì có thể mở hẳn một thớt riêng để nói về nó cho tận gốc tận ngọn, chứ topic nào cũng ngoáy vào một tý để đánh giặc mồm, chẳng rõ ra được gì mà còn gây phản cảm.

Xin mời bác chủ thớt lại nối mạch cảm xúc để bà con nhâm nhi về thủ đô nào
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ bác Mợ Tài: cám ơn bác đã có lời. Tuy nhiên em nghĩ các ý kiến đa dạng trong một topic cũng giúp ta có cái nhìn nhiều chiều, từ đó nhận thức về sự việc trọn vẹn và khách quan hơn.

Về NVGP, thành thật mà nói đây là một đề tài rất lý thú. Tuy nhiên nếu bàn luận thì rất dễ lạc sang thảo luận chính trị thay vì văn hóa. Đó cũng là điều nên chú ý vì OS là sân chơi "nghiệp dư" về những đề tài kiểu này.

Các bác quan tâm đến số phận những nhà văn sau NVGP, ngoài việc tham khảo các tác phẩm của Tô Hoài, em nghĩ nên đọc thêm tập bút ký Ba phút sự thật của Phùng Quán. Tuy nhiên cũng nên lưu ý Phùng Quán là nhà văn "bẩm sinh" nên trong tác phẩm nhiều lúc ông để tính văn chương lấn át tính thông tin.