Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
26/10/10
1.676
14.520
113
Sunglasses nói:
ThanhPhoGiaDinh nói:
Ngưỡng mộ và chúc bác thành công với hoài bão lớn.
IMG_9437.jpg
Khi bác ấy muốn QC cái thương hiệu, thì đưa cái hình bác ấy lên làm gì nhỉ?
Thông thường để tạo một ấn tượng thì nên chọn một nhân vật nổi tiếng nào đó đại diện cho thương hiệu.


Ý đồ sâu xa trong việt PR thương hiệu PhinDeli thay thế Buford thì chịu khó động não chút xíu sẽ nghĩ ra :D

"Không việc gì không thể" nhưng việc không "không thể" thì chẳng dễ như ta tưởng chút nào cả :D


 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/1/13
4.804
87.946
113
Xét về địa lý thì PhinDeli heo hút và vắng tanh nằm giữa 2 thành phố thuộc loại đông dân của tiểu bang trên con đường 80.

Phía Tây là thành phố Laramie với 29 ngàn người chỉ cách có 20 miles (21 phút lái xe). Laramie có khoảng 13 người Việt (già và bé)

Phía Đông là thành phố Cheyenne với 52 ngàn người cách 22 mile (23 phút lái xe). Cheyenne có 31 người Việt (già và bé).

Hai thành phố Laramie và Cheyenne thuộc loại "lớn" của tiểu bang heo hút nhất nước Mỹ.

Laramie và Cheyenee chỉ cách 42 miles (44 phút lái xe) cho nên không có cớ gì để tiểu bang khuyến khích phát triển giữa hai thành phố này.

Lúc xưa, GPS chưa có phổ biến cho nên khách sợ hết xăng thì ghé tạm PhinDeli đổ xăng. Bây giờ GPS phát triển thì ít ai dại gì dừng chân PhinDeli để đổ xăng. Họ chịu khó đi tiếp để đến Laramie (nếu đi từ Đông) hoặc Cheyenne (nếu đi từ Tây) để đổ xăng cho an toàn hơn.

Đoạn đường 80 ở tiểu bang này nổi tiếng thường xuyên bị đóng đường vào mùa Đông. Trung bình mỗi mùa Đông, PhinDeli bị đóng ít nhất 10 ngày do tuyết, gió lớn, hoặc nguyên nhân thiên nhiên nào khác.

Có nhiều bạn ở VN từng sang Mỹ du lịch lái xe thì biết là trạm xăng dọc xa lộ rất nhiều. Nếu rất ít thì người ta sẽ thông báo 3 bảng ở 3 miles liền nhau để người ta ghé đổ xăng.

Con số thống kê rằng PhinDeli được ghé hàng ngàn lượt người (khoảng 400-500 xe) mỗi ngày là con số trong mùa du lịch mùa Hè. Còn mùa Đông lạnh giá thì đừng hòng.

Cà phê Mỹ các hiệu phổ thông rất rẻ như Maxwell, Folgers, Brother Hill,... Rang và xay sẵn trong hộp 700-900 gram chỉ khoảng $7-$11 bán rộng khắp nước Mỹ.

http://www.meijer.com/assets/site/images/catalog/view-larger.png

Cà phê TN, CN, HL,... nhập từ VN khá đắt và mùi vị không hạp với dân Mỹ và cả phần lớn dân Việt ở Mỹ vì có nhiều mùi và vị hoá chất bỏ vào.

Ngoài ra có nhiều cà phê nhập từ: Pháp, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Mexico, Brazil, Columbia, Á Rập, Thái, Indonesia,... Các chợ Mỹ bán đủ loại cà phê từ các nước nhưng tôi chưa từng thấy cà phê từ VN.

Cái cửa hàng tiện ích ở PhinDeli thì có 1 nơi bán cà phê tự phục vụ (pha sẵn trong bình rồi khách tự chế ra ly to go) như bao trạm xăng khá. Thay vì các trạm xăng khác dùng Folgers, 8' clock, .... thì PhinDeli sẽ dùng cà phê PhinDeli.

Dĩ nhiên, khách uống vài hớp có thể bỏ vào thùng rác hay tấm tắc khen ngon (những sẽ quên lãng) thì tùy. Cho nên cái cơ hội khách sẽ tìm cà phê PhinDeli ở chợ rất ít vì khi ra chợ cho có hơn 30 thương hiệu khác kể cả Starbuck và Dunkin khá nổi tiếng.

Tôi bảo đảm PhinDeli sẽ là 0 công dân vì không có ai "thường trú". Bác Nguyên sẽ mướn người trông coi vì Laramie hay Cheyenne rất gần. Nhân viên đi làm trong vòng 25 phút rất vui.

----------------------

Đó là bàn về 1 khía cạnh địa lý

Còn khía cạnh khác chỉ là PR và mang tính tượng trưng thì các bạn đã bàn khá chính xác.

Bác Nguyên sẽ trả:

- Bảo hiểm nhà
- Bảo hiểm cửa hàng
- Bảo hiểm cây xăng
- Bảo hiểm đường xá trong thị trấn
- Bảo hiểm cây cột ăng ten cao ngất
(Bất cứ cái gì cũng có bảo hiểm)
- Thuế đất
- Thuế buôn bán
- Thuế đường xá (có exit đi vào thị trấn)
(đủ loại thuế)

Dĩ nhiên bác Nguyên chẳng lo gì vì thuê công ty nó quản hết (các công ty này hiếm khi ăn gian vì họ có thu nhập từ việc quản cho các công ty nhỏ khác).

----------------------

Vừa rồi tôi có câu hỏi trong forum của nhóm sinh viên ở Denver:

- Các bạn có khi nào đến Cheyenne chơi không (vì chỉ cách có 103 miles)?

Họ trả lời chưa từng nghe. Vì xung quanh Denver có nhiều chỗ chơi rồi thì ai lại nghĩ đến khu đèo hiu hốc gió phía trên kia.

Nếu tôi ở Denver, thế nào cũng lái lên PhinDeli để chụp hình kỷ niệm cho biết :)

















 
Hạng D
26/10/10
1.676
14.520
113
SubaruLover nói:
Tôi bảo đảm PhinDeli sẽ là 0 công dân vì không có ai "thường trú". Bác Nguyên sẽ mướn người trông coi vì Laramie hay Cheyenne rất gần. Nhân viên đi làm trong vòng 25 phút rất vui.

Họ trả lời chưa từng nghe. Vì xung quanh Denver có nhiều chỗ chơi rồi thì ai lại nghĩ đến khu đèo hiu hốc gió phía trên kia.


Bác lấy gì bảo đảm mà nói là 0 công dân ? Thực tế nó khác bác ạ . Dân số ở PhinDeli hiện nay tăng gấp đôi rồi :D

800px-Buford_wyoming_sign.jpg


 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Ờ tăng gấp đôi ..... bác tám vợ chửn thuyệt .:D
Hình như doanh số kỳ vọng của mấy ông chủ P.D ở cái quán nhẹ nhàng lắm , Mỗi ng đến đó chỉ cần nếm tý là vui rồi ( miễn phí luôn ) Ai xách về 1 có khi đc tặng thêm 1 bịch nữa hổng chừng .:D
@ Bác Su : - Thuế thì phải đóng nghiêm chỉnh chứ sức mấy mà né đc ....
- Con số 4,500 xe mùa du lịch ( thăm các cv gần đó ) là một phần thưởng lớn cho P.D rồi đó Bác :D
 
Hạng D
26/10/10
1.676
14.520
113
phongluu nói:
Ờ tăng gấp đôi ..... bác tám vợ chửn thuyệt .:D
Hình như doanh số kỳ vọng của mấy ông chủ P.D ở cái quán nhẹ nhàng lắm , Mỗi ng đến đó chỉ cần nếm tý là vui rồi ( miễn phí luôn ) Ai xách về 1 có khi đc tặng thêm 1 bịch nữa hổng chừng .:D
@ Bác Su : - Thuế thì phải đóng nghiêm chỉnh chứ sức mấy mà né đc ....
- Con số 4,500 xe mùa du lịch ( thăm các cv gần đó ) là một phần thưởng lớn cho P.D rồi đó Bác :D


Cà Phê Phin thì phải đi đôi với " lú " mới hấp dẫn khách dừng xe lại đổ xăng và mua cà phê cũng như các đồ lưu niệm khác bác ạ :D

 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
161.054
113
www.phindeli.com
Trước đây, thị trấn Buford đã đem lại cho ông Don Sammons lợi nhuận ròng 150.000 USD/năm, con số có kiểm toán trước khi đấu giá chứ không phải là nói chơi à nha ... riêng nhiêu đó đã đủ có lời rồi :D

Nay, bán buôn như cũ + thêm lợi ích là quảng bá cho cafe PhinDeli. Thêm nhiêu được nhiêu ... các bác yên tâm về hiệu quả kinh doanh hén :)
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Nguyên Buford: sẽ đầu tư 500.000 USD vào quán cà phê PhinDeli[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Thị trưởng Buford - Phạm Đình Nguyên tuần qua tiếp tục gióng chuông ở xứ người khi công bố đầu tư cửa hàng cà phê PhinDeli đầu tiên tại Buford vào ngày 3/9 tới.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, anh hầu như đã cưỡi ngựa xem hoa trong hơn 1 năm qua sau khi mua Buford?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Không chính xác, vì việc tham gia đấu giá Buford chỉ được quyết định trong 3 ngày, nên tôi chưa có mục đích cụ thể. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là có thể dùng nơi đây để giới thiệu hàng Việt Nam và làm bàn đạp để hàng Việt vào Mỹ. Ý tưởng này vẫn đeo bám tôi từ đó đến nay[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]
1-24.jpg
[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Nguyên Buford: Tôi luôn chủ trương cùng bắt tay để kinh doanh thay vì phải đối đầu.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]Tôi đã gặp một số bạn bè, doanh nghiệp trình bày ý tưởng giới thiệu những sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam tại Mỹ. Rất tiếc vì nhiều nguyên nhân, ý tưởng này vẫn chưa được thực hiện. Rồi dự án đầu tư thương hiệu PhinDeli ra đời, sau khi được thai nghén cách đây 8 tháng từ phong cách uống cà phê bằng phin của người Việt.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Thị trường nhà đất Mỹ đang hồi phục, nên nói anh đã có lãi từ vụ mua thị trấn Buford có lẽ không ngoa?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Đúng như vậy, xét về giá đất thì tôi đã có lãi, nhưng tôi không đầu cơ bất động sản. Số tiền 900.000 USD bỏ ra để mua Buford có một phần là tiền cá nhân, một phần vay từ người thân, bạn bè. Nhưng đã vay thì phải trả. Rất may, đến nay, mọi người vẫn ủng hộ tôi nên áp lực trả nợ vẫn chưa tới mức căng thẳng. Hiện nay, tôi vẫn cho thuê mặt bằng tại Buford kinh doanh một cửa hàng tiện lợi, một cây xăng và một bưu điện, nên cũng có khoản thu nhập nhất định, tuy không đáng kể. Chuyện quan trọng hơn là cơ hội hiếm hoi mua được một thị trấn như Buford tại Mỹ và có thể sẽ không có lần thứ hai.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Tuyên ngôn cà phê Việt của anh nghe cũng tương tự như Trung Nguyên. Đâu là điểm khác biệt để anh có thể kỳ vọng vào sự thành công của PhinDelitại Mỹ?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Trước hết, đây là cửa hàng cà phê thuần Việt đầu tiên được mở tại thị trấn Buford và được người Việt sở hữu. Tôi chưa đặt kỳ vọng về hiệu quả kinh doanh của cửa hàng này, vì đây là quá trình đầu tư dài hạn. Tất nhiên kinh doanh có lãi là mục tiêu sau cùng của doanh nhân, và tôi cũng đã có cơ sở cho kỳ vọng này. Ông Don Sammons, người bán Buford cho tôi, từng kiếm được mức lãi ròng hơn 150.000 USD/năm từ kinh doanh cây xăng và cửa hàng tiện lợi ở đây. Buford tuy neo người nhưng nằm sát xa lộ 80 xuyên tiểu bang, nên mỗi năm thu hút hàng ngàn du khách nội địa và quốc tế tới tham quan các địa danh nổi tiếng tại đây, như mô hình kim tự tháp Ames, công viên Curt Gowdy và xa hơn một chút là công viên quốc gia Yellow Stones.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]Ngày 3/9 tới, lúc khai trương cửa hàng cà phê PhinDeli, tôi sẽ công bố đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli. Dự kiến đây sẽ là tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế; tôi sẽ chẳng cần phải bỏ ra khoản tiền nào để quảng cáo.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Anh dự kiến bỏ bao nhiêu vốn cho cửa hàng PhinDeli?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Vốn đầu tư ban đầu vào khoảng 500.000 USD, gồm thiết kế nội ngoại thất theo phong cách quán cà phê Việt, nhân sự, thuê một công ty làm kế toán, một đơn vị tư vấn pháp lý, một đơn vị làm quảng cáo. Tuy nhiên, đây chỉ là công cụ tiếp thị cho cà phê Việt đến người tiêu dùng tại Mỹ. Quan trọng hơn là chiến lược phân phối cà phê rang xay mang thương hiệu PhinDeli tại thị trường rộng lớn này. Đây mới là mục tiêu kinh doanh sau khi ra mắt sản phẩm này tại Buford.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Ngoài cửa hàng này, các kênh phân phối khác của PhinDeli là gì? Giá ra sao?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Đó chính là trang web bán hàng trực tuyến amazon.com, hệ thống siêu thị Mỹ và các siêu thị châu Á ở Mỹ. Tôi cũng nhắm tới hệ thống siêu thị Wall-Mart, Costco nhưng sẽ không đơn giản. Sau khi các kênh phân phối này ổn định, tôi sẽ đưa sản phẩm PhinDeli vào các thị trường châu Á. Giá bán cà phê rang xay PhinDeli tại Mỹ sẽ từ 280.000-720.000 đồng/kg, vì được định vị thuộc phân khúc cao cấp và sẽ gồm 6 sản phẩm.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Anh muốn phát triển thương hiệu này tại Mỹ chứ không phải tại Việt Nam?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Là một thương hiệu cà phê Việt, tất nhiên tôi phải chú trọng thị trường trong nước, vì hiện lượng tiêu thụ cà phê trung bình của người Việt chỉ khoảng 1 kg/năm so với Brazil là 5 kg/năm. Tiềm năng tiêu thụ cà phê trong nước còn khá lớn và thị trường vẫn còn chỗ cho các thương hiệu mới. Cách đây nhiều năm, Trung Nguyên và Highlands đã phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ. Nay có thêm The Coffee Bean, Starbucks góp mặt, cho nên tình hình trở nên khá căng thẳng. Nếu PhinDeli mở chuỗi bán lẻ tại Việt Nam thì sẽ khó cạnh tranh được, vì họ đã đi trước.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]Cách làm của tôi là phân phối PhinDeli qua các kênh siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa và các quán cà phê. Sau 2 tháng nữa, PhinDelisẽ xuất hiện tại các kênh phân phối này. Sở dĩ cửa hàng cà phê đầu tiên được mở tại Buford vì mặt bằng đã có sẵn. Tôi cũng muốn qua đó khẳng định niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước, vì PhinDeli muốn vào được Mỹ phải trải qua cuộc sát hạch nghiêm ngặt của cơ quan kiểm tra thực phẩm Mỹ.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Nguồn nguyên liệu của PhinDeli được lấy từ đâu?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Công ty PhinDeli là doanh nghiệp cổ phần gồm các cổ đông là tôi, anh Đỗ Quốc Tuấn (từng làm Giám đốc Marketing tại Việt Nam cho Tập đoàn Kraft Foods, chuyên về cà phê) và một số đối tác khác. Khâu mua nguyên liệu, sản xuất thành phẩm do đối tác khác lo đầu vào, chúng tôi lo đầu ra. Tôi không thể tiết lộ danh tánh của họ cũng như cơ cấu góp vốn của cổ đông.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]-Trung Nguyên cũng là một đối thủ của PhinDeli vì đã phân phối sản phẩm tại Mỹ, nhưng anh lại đi trước trong việc mở cửa hàng cà phê đầu tiên. Liệu sẽ có sự tích hợp giữa 2 thương hiệu này tại Mỹ thay vì đối đầu?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]Không loại trừ khả năng này, vì tôi sẵn sàng hợp tác. Trung Nguyên từng cho biết mình muốn mở chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Mỹ để cạnh tranh với Starbucks. Tôi luôn chủ trương cùng bắt tay để kinh doanh thay vì phải đối đầu.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Anh có dự tính mở thêm cửa hàng PhinDeli tại California hay Texas, nơi có nhiều người Việt?[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]- Mục tiêu của PhinDeli là phổ biến văn hóa cà phê Việt tại Mỹ, nên đối tượng phục vụ không chỉ có kiều bào. Còn quá sớm để bàn tới việc mở thêm cửa hàngPhinDeli tại Mỹ. Ngoài cà phê, tôi còn muốn hợp tác với các đối tác trong nước để đưa những sản phẩm thuộc loại quốc hồn quốc túy của Việt Nam vào Mỹ[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]Theo Nhịp cầu Đầu tư[/font]


[font="arial,helvetica,sans-serif"]Chúc mừng bác Nguyên & bác Tư Ấn Độ, nhiều khi xuất kỳ bất ý mà lại ngon.
55.gif
[/font]

 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Ơ Bác Tư là cổ đông luôn hả tưởng làm CEO thôi chớ .... có phần nhớ chừa cho tui với nhoen .:):D
 
Tập Lái
2/8/13
14
0
1
Re: Ông chủ người Việt đổi tên thị trấn ở Mỹ - Cafe Phindeli
<hr/>Mượn bài ảnh 1 bác trên FB về thị trấn này
Nghe tin anh Phạm Đình Nguyên đưa cafe Việt sang thâm nhập thị trường Mỹ. Viên gạch đầu tiên để xây dựng thương hiệu cafe Phindeli của anh là bán tại cửa hàng ở cây xăng Buford.
Đầu tiên mình xin chúc mừng và mong anh thành công.
Mặt khác mình thấy quá khó khăn cho anh nếu không có một lượng tiền khổng lồ để phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường ra ngoài phạm vi cây xăng nơi đèo heo gió hút không bóng người này.
Điểm dựa duy nhất lúc này là hy vọng báo chí Mỹ tiếp tục để ý đến thị trấn 1 người ( hay mảnh đất nơi xung quanh không có người ) này , và Phindeli liệu có dựa "hơi" được vào điều này để có chút tên tuổi được không ? Khi hàng ngàn thương hiệu đựơc xây dựng hàng năm ở Mỹ , xuất hiện ở những nơi tấp nập đông người mà vẫn chết yểu quá nửa.
Thật khó như một làn khói thuốc lá mong manh với kỳ vọng làm tan băng bắc cực.
Dù sao cũng mong Phindeli thành công.
Share lại bài viết về thương vụ bán Buford của người Mỹ dưới đây , các bạn đọc và bình loạn
BUFORD- THỊ TRẤN NHỎ NHẤT NƯỚC MỸ VỚI 1 CÔNG DÂN VIỆT NAM.
Buồn tái tê và chua xót là cảm giác của mình khi cả ngày chạy 500km băng đồi núi trên xứ sở các chàng Cowboy đến thị trấn Buford. Để thăm cái được gọi là thị trấn của 1 người Việt Nam này.

Giữa năm ngoái báo chí trong nước và quốc tế xôn xao khi một doanh nhân Việt Nam - anh Phạm Đình Nguyên ở Sài Gòn- mua lại nguyên 1 thị trấn Mỹ với giá 900 ngàn Usd ( khoảng 20 tỷ bây giờ ). Tranh luận nảy lửa nhưng Không nhiều nhà báo Mỹ, Âu hay Việt đặt chân đến cái thị trấn này, thậm chí là không ai cả trừ vài nhà báo địa phương.

Với tất cả lòng kính trọng anh Nguyên, mình xin được có ý kiến khách quan sau nhiều ngày đi qua các vùng đất phía Đông bắc, Bắc, và Tây Bằc miền Trung nước Mỹ, nơi Buford tọa lạc.
- TT Buford ĐÃ TỪNG là có thật, do trước kia có ga đường sắt vận chuyển người, hàng hóa chạy qua và dừng lại. Dân số lúc đó khoảng 2000 người ( theo Wiki ). Khi đường không và đường bộ phát triển, đường sắt vẫn còn chạy qua nhưng chỉ chở hàng hóa chạy suốt và chả có lý do gì nó dừng lại đây. Người dân bỏ đi hết do ở đây không có việc gì để làm.

- Duy nhất một cư dân ở lại do mua 1 mảnh đất 4ha có 1 cây xăng, ngôi nhà nhỏ và 1 cửa hàng tạp hóa ở trên. Mục đích bán cho các xe tải chạy ngang qua đường.

- Năm ngoái người cuối cùng của TT Buford này công bố bán đấu giá TT với giá khởi điểm 100 ngàn usd ( 2,1 tỷ vnd bây giờ)

- Anh Nguyên gấp gáp bay sang Mỹ, chỉ 2 ngày sau khi đến đây anh đã mua TT với giá sau 11 phút đấu giá lên đến 900 ngàn usd. Truyền thông Mỹ liên tục bình luận cho rằng anh Nguyên bị hớ với giá đó.

THEO MÌNH :
- Đất đai 1 vùng rộng lớn nơi đây đang bỏ hoang vì hoàn toàn là đá, cỏ cũng khó mọc, chăn nuôi bò cũng không hiệu quả.
- Khí hậu khắc nghiệt, vùng gió rất mạnh, mùa đông đóng cửa không khai thác được do đường đóng, xe đi đường khác do chi phí xúc tuyết cao. Hôm nay đã cuối tháng 4 nhưng cửa hàng và cây xăng vẫn đóng cửa hẹn mùa hè. Nhưng mùa hè có mở không thì chỉ anh Nguyên biết.
- Đây là 1 mảnh đất 4 hecta có cư dân cuối cùng của 1 nơi từng là thị trấn. Công ty Đấu Giá đã cùng truyền thông thổi việc bán 1 mảnh đất ở 1 Thị Trấn không người trở thành bán nguyên 1 thị trấn nhỏ nhất Mỹ.
- Nghe rất hấp dẫn, và anh Nguyên đã mua Mảnh đất hoang này với giá có thể mua 15 căn nhà khu vực thành phố Cheynne- thủ phủ của Bang Wyoming sầm uất hơn nhiều cách đó 48km.
- Các bang khu vực này của Mỹ rất vắng người, mình đi cả ngày không gặp ai trên cánh đồng mênh mông, thỉnh thoảng có 1 thị trấn vài chục nóc nhà cũng không bóng người.

RÚT RA ĐIỀU GÌ ?
1. anh Nguyên đã có phần quyết định vội, không có thời gian ngiên cứu, phân tích kỹ bất động sản vùng này.
2. Một chiêu PR thổi giá xuất sắc của người Mỹ, ngoài truyền thông nó còn bao gồm cả các Pano, bảng hiệu chuẩn bị trước cho ngày " câu cá " . Cùng kỹ năng bán đấu giá điêu luyện, không kịp cho người tham gia kịp tính toán.
3. Nếu để lại mảnh đất để kinh doanh với income 150 ngàn usd/ năm ( như công ty đấu giá báo cáo, không rõ là lợi nhuận trước hay sau thuế) thì tạm chấp nhận được. Tỉ suất lợi nhuận khoảng 12% năm đã tính chiết khấu.
4. Với cách nhìn nhận của một người làm Phát triển dự án Bất động sản thì để trả lời câu hỏi NÊN hay KHÔNG NÊN đầu tư. Câu trả lời của mình là KHÔNG.
5. Việc mua Bất Động Sản tại Mỹ KHÔNG đem lại ích lợi gì cho việc xin nhập Quốc tịch Mỹ. Nếu mua theo cách đầu tư để nhập quốc tịch Mỹ, người đầu tư có rất nhiều kênh hấp dẫn hơn.
6. Nếu bán lại mảnh đất này, giá cao nhất theo mình chỉ là 200 ngàn USD nếu anh Nguyên gặp may mắn.

Một ngày buồn, về đến Rapid city thủ phủ Bang Corolado ( một trong những bang chăn nuôi nhiều bò ) ngủ lại, mình kịp tìm ra 1 khu thương mại người Việt cách KS 20km. Ăn tô phở to như cái Bô rồi về ngủ.
Cảm xúc tuột hết vì thương vụ của anh Nguyên.
wol_error.gif
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 816x459.
308601_4827783418722_824010809_n.jpg

 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.946
113
tuando nói:
Trước đây, thị trấn Buford đã đem lại cho ông Don Sammons lợi nhuận ròng 150.000 USD/năm, con số có kiểm toán trước khi đấu giá chứ không phải là nói chơi à nha ... riêng nhiêu đó đã đủ có lời rồi :D

Nay, bán buôn như cũ + thêm lợi ích là quảng bá cho cafe PhinDeli. Thêm nhiêu được nhiêu ... các bác yên tâm về hiệu quả kinh doanh hén :)


copy & paste tu bai phia duoi: "Ông Don Sammons, người bán Buford cho tôi, từng kiếm được mức lãi ròng hơn 150.000 USD/năm"
 
Status
Không mở trả lời sau này.