- Status
- Không mở trả lời sau này.
Thôi thì em cũng chờ xem sau ngày 3/9 có đúng lời bác Nguyên phát biểu hông nè. Em thì em đang mua ủng hộ bác đấy, bác đừng làm em thất vọng
Bác phongluu này cần gì kiếm lúa nữa chớ. Bác giỏi quá chời luôn rồi.phongluu nói:Chời tui mà có các thông tin quý giá như bác Su .....tui sẽ bán cho bác Tư kiếm mớ lúa cho sắp nhỏ đi học tới ....già .... tiếc quá ...
Ông cu thảo...... í lộn Cao Thủ đúng là chiên gia ........ BDS .
tamvo nói:fulloto nói:Re: Ông chủ người Việt đổi tên thị trấn ở Mỹ - Cafe Phindeli<hr/>Mượn bài ảnh 1 bác trên FB về thị trấn này
Nghe tin anh Phạm Đình Nguyên đưa cafe Việt sang thâm nhập thị trường Mỹ. Viên gạch đầu tiên để xây dựng thương hiệu cafe Phindeli của anh là bán tại cửa hàng ở cây xăng Buford.
Đầu tiên mình xin chúc mừng và mong anh thành công.
Mặt khác mình thấy quá khó khăn cho anh nếu không có một lượng tiền khổng lồ để phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường ra ngoài phạm vi cây xăng nơi đèo heo gió hút không bóng người này.
Điểm dựa duy nhất lúc này là hy vọng báo chí Mỹ tiếp tục để ý đến thị trấn 1 người ( hay mảnh đất nơi xung quanh không có người ) này , và Phindeli liệu có dựa "hơi" được vào điều này để có chút tên tuổi được không ? Khi hàng ngàn thương hiệu đựơc xây dựng hàng năm ở Mỹ , xuất hiện ở những nơi tấp nập đông người mà vẫn chết yểu quá nửa.
Thật khó như một làn khói thuốc lá mong manh với kỳ vọng làm tan băng bắc cực.
Dù sao cũng mong Phindeli thành công.
Share lại bài viết về thương vụ bán Buford của người Mỹ dưới đây , các bạn đọc và bình loạn
BUFORD- THỊ TRẤN NHỎ NHẤT NƯỚC MỸ VỚI 1 CÔNG DÂN VIỆT NAM.
Buồn tái tê và chua xót là cảm giác của mình khi cả ngày chạy 500km băng đồi núi trên xứ sở các chàng Cowboy đến thị trấn Buford. Để thăm cái được gọi là thị trấn của 1 người Việt Nam này.
Giữa năm ngoái báo chí trong nước và quốc tế xôn xao khi một doanh nhân Việt Nam - anh Phạm Đình Nguyên ở Sài Gòn- mua lại nguyên 1 thị trấn Mỹ với giá 900 ngàn Usd ( khoảng 20 tỷ bây giờ ). Tranh luận nảy lửa nhưng Không nhiều nhà báo Mỹ, Âu hay Việt đặt chân đến cái thị trấn này, thậm chí là không ai cả trừ vài nhà báo địa phương.
Với tất cả lòng kính trọng anh Nguyên, mình xin được có ý kiến khách quan sau nhiều ngày đi qua các vùng đất phía Đông bắc, Bắc, và Tây Bằc miền Trung nước Mỹ, nơi Buford tọa lạc.
- TT Buford ĐÃ TỪNG là có thật, do trước kia có ga đường sắt vận chuyển người, hàng hóa chạy qua và dừng lại. Dân số lúc đó khoảng 2000 người ( theo Wiki ). Khi đường không và đường bộ phát triển, đường sắt vẫn còn chạy qua nhưng chỉ chở hàng hóa chạy suốt và chả có lý do gì nó dừng lại đây. Người dân bỏ đi hết do ở đây không có việc gì để làm.
- Duy nhất một cư dân ở lại do mua 1 mảnh đất 4ha có 1 cây xăng, ngôi nhà nhỏ và 1 cửa hàng tạp hóa ở trên. Mục đích bán cho các xe tải chạy ngang qua đường.
- Năm ngoái người cuối cùng của TT Buford này công bố bán đấu giá TT với giá khởi điểm 100 ngàn usd ( 2,1 tỷ vnd bây giờ)
- Anh Nguyên gấp gáp bay sang Mỹ, chỉ 2 ngày sau khi đến đây anh đã mua TT với giá sau 11 phút đấu giá lên đến 900 ngàn usd. Truyền thông Mỹ liên tục bình luận cho rằng anh Nguyên bị hớ với giá đó.
THEO MÌNH :
- Đất đai 1 vùng rộng lớn nơi đây đang bỏ hoang vì hoàn toàn là đá, cỏ cũng khó mọc, chăn nuôi bò cũng không hiệu quả.
- Khí hậu khắc nghiệt, vùng gió rất mạnh, mùa đông đóng cửa không khai thác được do đường đóng, xe đi đường khác do chi phí xúc tuyết cao. Hôm nay đã cuối tháng 4 nhưng cửa hàng và cây xăng vẫn đóng cửa hẹn mùa hè. Nhưng mùa hè có mở không thì chỉ anh Nguyên biết.
- Đây là 1 mảnh đất 4 hecta có cư dân cuối cùng của 1 nơi từng là thị trấn. Công ty Đấu Giá đã cùng truyền thông thổi việc bán 1 mảnh đất ở 1 Thị Trấn không người trở thành bán nguyên 1 thị trấn nhỏ nhất Mỹ.
- Nghe rất hấp dẫn, và anh Nguyên đã mua Mảnh đất hoang này với giá có thể mua 15 căn nhà khu vực thành phố Cheynne- thủ phủ của Bang Wyoming sầm uất hơn nhiều cách đó 48km.
- Các bang khu vực này của Mỹ rất vắng người, mình đi cả ngày không gặp ai trên cánh đồng mênh mông, thỉnh thoảng có 1 thị trấn vài chục nóc nhà cũng không bóng người.
RÚT RA ĐIỀU GÌ ?
1. anh Nguyên đã có phần quyết định vội, không có thời gian ngiên cứu, phân tích kỹ bất động sản vùng này.
2. Một chiêu PR thổi giá xuất sắc của người Mỹ, ngoài truyền thông nó còn bao gồm cả các Pano, bảng hiệu chuẩn bị trước cho ngày " câu cá " . Cùng kỹ năng bán đấu giá điêu luyện, không kịp cho người tham gia kịp tính toán.
3. Nếu để lại mảnh đất để kinh doanh với income 150 ngàn usd/ năm ( như công ty đấu giá báo cáo, không rõ là lợi nhuận trước hay sau thuế) thì tạm chấp nhận được. Tỉ suất lợi nhuận khoảng 12% năm đã tính chiết khấu.
4. Với cách nhìn nhận của một người làm Phát triển dự án Bất động sản thì để trả lời câu hỏi NÊN hay KHÔNG NÊN đầu tư. Câu trả lời của mình là KHÔNG.
5. Việc mua Bất Động Sản tại Mỹ KHÔNG đem lại ích lợi gì cho việc xin nhập Quốc tịch Mỹ. Nếu mua theo cách đầu tư để nhập quốc tịch Mỹ, người đầu tư có rất nhiều kênh hấp dẫn hơn.
6. Nếu bán lại mảnh đất này, giá cao nhất theo mình chỉ là 200 ngàn USD nếu anh Nguyên gặp may mắn.
Một ngày buồn, về đến Rapid city thủ phủ Bang Corolado ( một trong những bang chăn nuôi nhiều bò ) ngủ lại, mình kịp tìm ra 1 khu thương mại người Việt cách KS 20km. Ăn tô phở to như cái Bô rồi về ngủ.
Cảm xúc tuột hết vì thương vụ của anh Nguyên.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 816x459.
Nhận xét của bác Cao Thủ khá chính xác !
Nhận xét này em thấy trên báo nhiều và thêm cảm nhận trực tiếp cá nhân của bác caothu nữa thì nghe rất hợp lý nhưng ko đúng..... ngữ cảnh.
Vấn đề em đặt câu hỏi là anh em trên này đều là dân chuyên nghiệp làm ăn, đã từng làm nên nhiều brand và thắng lớn thì con số 900.000 usd là có thật hay ko hay thoả thuận chém gió . Dù sao bỏ tiền làm brand thì con số này cũng bình thường, giờ cả nước Việt Nam biết anh Nguyên rồi.
Việc liên tiếp sử dụng chữ * tuyên ngôn* và chữ "phin" thì hiểu ngay là 90 % là chủ yếu bán tại thị trường nội địa chứ chắng phải Mẽo miếc gì. Việc mở cafe chỉ là PR cho bước đệm xâm nhập thị trường thôi chứ đảm bảo mở quán ra là lỗ vì nuôi mấy thằng Mẽo fa cafe chắc lương to hơn ông tuando. Việc liên quan đến pháp lý thì chắc chắn có back up hết rồi nên các bác khỏi lo . Tóm lại, hãy nhìn nhận đây là 1 canh bạc 50/50, được ăn cả, ngã về không..... Xoá bài rồi lại... đánh ván mới, em nghe bảo mấy bác chơi game này rải tiền 1 năm làm 5 cái thì trúng 1 là đủ sống nên cũng...... bình thường thôi.
Last edited by a moderator:
Hai hôm nay tôi gọi hơn 20 cú điện thoại đến những Việt Kiều già vùng tôi ở (cũng nằm trong miền trung nước Mỹ) để thăm dò cho vui. 20 người già này là những người thích uống cà phê.
Tôi lại thích các con số
19/20 không hề biết "người VN mua 1 town ở Mỹ"
18/20 không bao giờ muốn mua cà phê từ VN vì sợ gặp cà phê "đểu"
3/20 nói có thể thử cà phê "siêu sạch" (tôi dùng từ "organic" với họ vì "siêu sạch" họ không hiểu cho dù họ rành Việt "dốt" Anh) của PhinDeli
Tôi gọi hỏi dễ dàng vì họ biết tôi từng làm cho cơ quan chuyên giúp người mới đến Mỹ (tôi có nói ở thread khác).
Tại sao tôi hỏi những người già. Người già con lưu luyến VN chứ người trẻ thì khó lắm.
---------------------------------
Tôi e-mail link 2 threads trong OS F & I cho các bạn cũ ở VN (ở quê và thị) và có vài câu hỏi thăm dò. Chỉ có 7 mạng reply lại
1/7 tin rằng em Nguyên và "đồng bọn" dùng Buford làm bàn đạp phân phối cà phê cho bọn Mỹ (LOL, cười vỡ bụng cho sự ngây thơ này).
3/7 tin rằng mua town, đổi tên town, tấn công thị trường cà phê ở Mỹ, .... chỉ là chiêu PR để bán cà phê ở VN và làm nhiều thương vụ "đen" và "ẩn" khó biết khác. Tức là "Dương Đông Kích Tây".
2/7 cho rằng có ai rất lớn đứng đằng sau chơi nhiều trò này vì em Nguyên và "đồng bọn" không đủ sức và tài để làm những gì đang làm.
--------------------------------
2 cái survey trên thì chứng tỏ việc:
- mua town
- town nhỏ nhất Mỹ
- town 1 công dân
- người Việt mua town
- "tuyên ngôn cà phê Việt"
- thị trường cà phê Mỹ
- v.v
Có sức tấn công vào giới trẻ thích Internet. Còn giới già hoặc không thích Internet thì không hề quan tâm.
Sau này các con số đối chọi nhau có sứ quảng cáo và tạo niềm tin tiêu thụ ở VN rất lớn:
- 1 town nhỏ ở Mỹ 1 công dân PhinDeli tiêu thụ 3000 ký cà phê
- 1 cây xăng và 1 cửa hàng tiện ích tiêu thụ 6000 hộp cà phê (1 hộp 500 gram)
- 1 ngày có 300 lượt xe hay 600 lượt khách tiêu thụ 300 ly cà phê ở 1 cửa hàng tiện ích tại 1 town hẻo lánh nhất nước Mỹ
Đại loại như thế trong các bản tin Internet thì sức PR cực kỳ lớn vì các con số rất thật nhưng chúng tạo cảm giác nghịch lý và đối lập nhau tạo ra sức hút và niềm tin cho thị trường và người tiêu dùng ở VN.
Tôi lại thích các con số
19/20 không hề biết "người VN mua 1 town ở Mỹ"
18/20 không bao giờ muốn mua cà phê từ VN vì sợ gặp cà phê "đểu"
3/20 nói có thể thử cà phê "siêu sạch" (tôi dùng từ "organic" với họ vì "siêu sạch" họ không hiểu cho dù họ rành Việt "dốt" Anh) của PhinDeli
Tôi gọi hỏi dễ dàng vì họ biết tôi từng làm cho cơ quan chuyên giúp người mới đến Mỹ (tôi có nói ở thread khác).
Tại sao tôi hỏi những người già. Người già con lưu luyến VN chứ người trẻ thì khó lắm.
---------------------------------
Tôi e-mail link 2 threads trong OS F & I cho các bạn cũ ở VN (ở quê và thị) và có vài câu hỏi thăm dò. Chỉ có 7 mạng reply lại
1/7 tin rằng em Nguyên và "đồng bọn" dùng Buford làm bàn đạp phân phối cà phê cho bọn Mỹ (LOL, cười vỡ bụng cho sự ngây thơ này).
3/7 tin rằng mua town, đổi tên town, tấn công thị trường cà phê ở Mỹ, .... chỉ là chiêu PR để bán cà phê ở VN và làm nhiều thương vụ "đen" và "ẩn" khó biết khác. Tức là "Dương Đông Kích Tây".
2/7 cho rằng có ai rất lớn đứng đằng sau chơi nhiều trò này vì em Nguyên và "đồng bọn" không đủ sức và tài để làm những gì đang làm.
--------------------------------
2 cái survey trên thì chứng tỏ việc:
- mua town
- town nhỏ nhất Mỹ
- town 1 công dân
- người Việt mua town
- "tuyên ngôn cà phê Việt"
- thị trường cà phê Mỹ
- v.v
Có sức tấn công vào giới trẻ thích Internet. Còn giới già hoặc không thích Internet thì không hề quan tâm.
Sau này các con số đối chọi nhau có sứ quảng cáo và tạo niềm tin tiêu thụ ở VN rất lớn:
- 1 town nhỏ ở Mỹ 1 công dân PhinDeli tiêu thụ 3000 ký cà phê
- 1 cây xăng và 1 cửa hàng tiện ích tiêu thụ 6000 hộp cà phê (1 hộp 500 gram)
- 1 ngày có 300 lượt xe hay 600 lượt khách tiêu thụ 300 ly cà phê ở 1 cửa hàng tiện ích tại 1 town hẻo lánh nhất nước Mỹ
Đại loại như thế trong các bản tin Internet thì sức PR cực kỳ lớn vì các con số rất thật nhưng chúng tạo cảm giác nghịch lý và đối lập nhau tạo ra sức hút và niềm tin cho thị trường và người tiêu dùng ở VN.
Thật tình không biết bác Nguyên có làm nghiên cứu khảo sát hông ta. Nhìn sơ sơ mấy tờ báo địa phương thì hình như hổng ai ưng lắm cà phê này đó.
Search trên mạng US thì có nhiêu đây báo đã đưa tin.
Sau 3/9 thì chắc còn rất ... rất nhiều tin nữa:
http://www.kulr8.com/stor...offee-to-tiny-wyo-town
http://www.brandchannel.c...ar-Vietnam-080713.aspx
http://dailyranger.com/st...amese-coffee-in-Buford
http://www.dailyjournal.n...For-Sale/#.UgRJ4-CFFvA
http://www.therepublic.co...8e8a/WY--Town-For-Sale
http://www.wyomingnews.co...ews/01top_08-08-13.txt
http://www.wyomingbusines...m/article.asp?id=65326
Sau 3/9 thì chắc còn rất ... rất nhiều tin nữa:
http://www.kulr8.com/stor...offee-to-tiny-wyo-town
http://www.brandchannel.c...ar-Vietnam-080713.aspx
http://dailyranger.com/st...amese-coffee-in-Buford
http://www.dailyjournal.n...For-Sale/#.UgRJ4-CFFvA
http://www.therepublic.co...8e8a/WY--Town-For-Sale
http://www.wyomingnews.co...ews/01top_08-08-13.txt
http://www.wyomingbusines...m/article.asp?id=65326
- Status
- Không mở trả lời sau này.