Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
vấn đề là chú sam đã có thứ khác cao cấp hơn
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.384
113
công nghệ này mà rơi vào tay TQ hay tụi Somalie thì mệt à
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
41.gif
41.gif
41.gif
41.gif


... hổm rày hổng coi vì cái tựa làm ngại ... các fans Mỹ-Nga lại choảng nhau tá lả như các phố rùm khác
24.gif


theo cá nhân mình thì níu không gì trở ngại, chủ thớt có thể cho đổi tựa thành : Hải quân các nước Xưa & Nay ?
41.gif
41.gif


"20.000 dặm dưới đáy biển" pre75 Sài-gòn dịch kiểu Hán-Việt :
- tàu Nam Tị Lũy (Nautilus)
- thuyền trưởng Nam Mộ (Capitain/Captain Nemo)
- ngài Hạm trưởng chiến hạm Mỹ tấn công Nautilus : Phan Úc (Farragut)
- chú ngư dân "cao bồi" Nể Lang (Ned Land)
v.v...
sau đó lên phim tựa Mỹ :
20,000 Leagues Under the Sea
hùi đó chiếu ở REX Sài-gòn, nói tiếng Pháp, phụ đề Việt-Anh-Hoa

- Torpedo = 1 loại vật liệu nổ dưới nước, hình trụ thân tròn, dài, có các cánh lái sau đuôi + động cơ đẩy độc lập tự chạy tới mục tiêu rùi nổ, được phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, thả từ máy bay hay trực thăng = ngư lôi

còn "thủy lôi" : 1 loại vật liệu nổ dưới nước, không có động cơ, được thả từ tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, trực thăng ... có thể nằm dưới đáy nước (đáy sông, hồ, vịnh, biển ...) hoặc lơ lửng trong nước, cố định bởi dây cáp neo dưới đáy nước, dập dềnh đung đưa tại chỗ trong nước, có khi nổi lờ đờ sát mặt nước (vẫn được thả neo cố định) cái này hình như Anh ngữ vẫn gọi chung là "mine" (mìn nổ) thì phởi ?
cái của nợ Thủy lôi này chính là tác nhân đã làm nổ chìm chiến hạm Hàn quốc vừa rồi mà Mỹ-Hàn cáo buộc chú Kim là thủ phạm chứ hổng phải Ngư lôi (Torpedo)
hùi VN war Mỹ đã thả Thủy lôi dày đặc ở Hải Phòng khiến nội bất xúất - ngoại bất nhập

giai thoại ngư lội Mỹ WW2 quá xịn : bắn xong tự U-turn 180 về mần thịt tàu phóng hahaha
21.gif


Trang 8 : USS Independence LCS-2 max speed = 90km/h = ặc ặc
42.gif
43.gif

với tốc độ đó thì đám tàu cánh ngầm (Hydrofoil) HCMC - Vũng Tàu chắc phải lạy bằng cụ ?

oops :
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=mzveUz-WRGQ&feature=related[/tube]

21.gif


đạ tạ các cao thủ lần nữa
41.gif
41.gif
41.gif
41.gif

lót dép chờ coi tiếp
35.gif
35.gif
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@Gia_Định:
- Ít gì "choảng nhau" trên biển... cũng đỡ hơn là choảng bằng máy bay bạn ạ. Hôm trước đọc mấy bài choảng nhau bằng... radar mới ác... Phải đọc tới đọc lui mấy lần.
18.gif

- Xem ra bạn cũng thích truyện "20000 Dặm Dưới Đáy Biển" nhỉ, nhất là khi nhắc ngay chốc các tên phiên âm qua Hán Việt?
- Cám ơn bạn đã góp ý giải thích rõ sự khác biệt giữa ngư lôi và thủy lôi. Mình vẫn biết chung chung là thằng ngư lôi thì có thể "phóng" hoặc "bắn", còn thủy lôi thì đa phần phải "đặt" hoặc "rải" như mìn. Vậy mà cứ dịch giải một hồi lại hoa mắt xem ngư ra thủy... :D
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
@ Rồng Bay : đấu nhau bằng Radar : mình phó thường dân gốc me thì hiểu nôm na là cũng giống như chiến tranh của các IT Hackers mạng ?

http://www.thanhnien.com....uy-diet-duoi-nuoc.aspx

Hải quân Mỹ tóm Boeing 737 rùi cải tiến thành P-8 chống tàu ngầm, đặt theo tên vị Chúa tể Đại dương trong Thần thọại Hy lạp : Poseidon, thay thế Lockheed P-3 Orion chống tàu ngầm thế hệ trước, P-8 có ống nạp nhiên liệu trên đỉnh đầu để Air-refueling
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=IKQGjxFdMEo&feature=related[/tube]

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=a4uNqBL-V80&feature=related[/tube]
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.384
113
chiếc P 3A bay nhanh lắm đó, bay max củng 760km/h,. còn bình phi là +640km/h. Hồi Bush mới lên, em nó đụng với fighter của TQ. em nó bay mất cái mũi radar, còn máy bay TQ thì mất tích..
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Điểm yếu của Hải quân Trung Quốc là khả năng chống tàu ngầm, cũng như tiếp dầu trên không, và gần đây nổi bật nhất là thiếu sót máy bay cảnh báo/điều hành tác chiến điện tử trên hạm.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Tiềm thủy đĩnh <span style=""color: #3366ff;"">SSBN </span><span style=""color: #3366ff;"">lớp Ohio </span>của Mỹ

2328569443_32b76e81a8_o.jpg


Tiềm thủy đĩnh lớp Ohio của Hải quân Hoa Kỳ là một loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân có trang bị hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Gọi tắt là SSBN, loại tàu này được xem như là những bệ phóng hỏa tiễn xuyên lục địa từ dưới nước thuộc vào hạng hiện đại nhất thế giới với độ yên lặng “gần như không thể phát hiện được”. Đây là loại tàu ngầm lớn nhất từng có trong biên chế của Hải quân Hoa Kỳ và là tàu ngầm có lượng choán nước lớn thứ ba trên thế giới. Chỉ có 2 lớp tàu ngầm khác lớn hơn: Tàu ngầm lớp Typhoon của Liên Xô nặng hơn gấp hai lần (chỉ còn 1 chiếc đang hoạt động), và tàu ngầm đời mới nhất lớp Borei của Nga nặng hơn 25% nhưng lại ngắn hơn khoảng dưới 1 m. Toàn bộ các tàu lớp Ohio đều được đóng bởi Chi nhánh Electric Boat của Tập đoàn General Dynamics tại Groton, bang Connecticut.

2321527063_fb68596b28_o.jpg

Bảng vẽ so sánh các tầu ngầm lớn của Mỹ và Liên Xô/Nga (từ trên xuống):
- SSN lớp SEA-WOLF (Mỹ)
- SSN lớp VIRGINIA (Mỹ)
- SSBN lớp OHIO (Mỹ)
- SSK lớp KILO, SSK lớp TYPE-212, và SSK lớp TYPE-209 (LX/Nga)
- SSBN lớp TYPHOON (LX/Nga)

Đã có tổng cộng 18 chiếc lớp Ohio được đưa vào biên chế Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1981 đến 1997. Tám chiếc đầu tiên thay thế các tàu ngầm đời cũ lớp Benjamin-Franklin mang hỏa tiễn Polaris A-3, được đặt tại căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương ở Bangor, bang Washington. Mười chiếc kế tiếp thay thế các tàu ngầm mang hỏa tiễn Poseidon C-3 hoặc Trident I, được đặt tại căn cứ của Hạm đội Đại Tây Dương ở King’s Bay, bang Georgia.

030628-N-2903K-007.jpg

Tiềm thủy đĩnh lớp Ohio – USS Rhode Island (SSBN-740) đang di chuyển trên vùng biển gần Norfolk, bang Virginia.

Các tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế đặc biệt cho việc tuần tra răn đe hạt nhân dài hạn. Mỗi tàu được bổ sung hai kíp thủy thủ, Xanh dương và Vàng, mỗi kíp phục vụ điển hình 70-90 ngày tuần tra. Để giảm bớt thời gian neo lại cảng luân chuyển kíp và bổ sung tiếp liệu, trên khoang tàu được lắp ghép 3 cửa sập hậu cần có đường kính rộng lớn thích hợp cho việc tái cung cấp và sửa chữa. Những cửa này cho phép thủy thủ đoàn nhanh chóng chuyển giao các khay hàng tiếp liệu, các mô-đun thiết bị thay thế, bộ phận máy móc, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho việc tái bổ sung và bảo trì. Lớp thiết kế cho phép tàu hoạt động hơn 15 năm trước khi đại tu theo định kỳ.

080522-N-9610C-001.jpg

Kíp thủy thủ “Vàng” chuẩn bị tiếp nhận nhiệm vụ trên USS Tennessee (SSBN-734)

Đặc thù chung của các tiềm thủy đĩnh SSBN lớp Ohio:

Lượng choán nước:
- Khi nổi: 16764 tấn
- Khi lặn: 18750 tấn

Kích thước:
- Dài: 170 m
- Rộng: 13 m
- Cao: 10,8 m

Động lực đẩy:
- 1 lò nguyên tử GE PWR S8G
- 2 tuốc bin khí Fairbanks Morse, công xuất 60000 mã lực (45 MW)
- 1 động cơ điện phụ Magnatek, công xuất 325 mã lực (242 kW)
- 1 trục chỉnh với chân vịt 7 cánh.

Vận tốc:
- Khi nổi: 12 knots (22 km/h)
- Khi lặn: 25 knots (46 km/h)

Tầm hoạt động:
- Giới hạn bởi thực phẩm mang theo

Độ lặn:
- Trung bình: 240 m
- Tối đa: (giữ bí mật)

Nhân sự:
- Sĩ quan: 15
- Thủy thủ: 140

Thiết bị cảm biến và hệ thống xử lý:
- Trên mặt nước: Radar thăm dò, điều hướng và điều khiển hỏa lực BPS 15A I/J-band; kính tiềm vọng Kollmorgen Type 152 và Type 82.
- Dưới mặt nước: Sonar thăm dò thụ động IBM BQQ-6 gắn trước mũi; sonar cao tần điều khiển hỏa lực Raytheon BQS-13 (chủ động) và BQS-15 (thụ động); sonar điều hướng chủ động Raytheon BQR-19; sonar lai dắt thụ động TB-16 hoặc Western Electric BQR-23; sonar bảo giác BQR-25.
- Toàn bộ lớp Ohio đang được nâng cấp hệ thống xử lý định vị thủy âm (sonar processing system) với Lockheed Martin AN/BQQ-10(V4).

Vũ khí trang bị:
- 4 ống phóng ngư lôi (53 cm) Mark 48
- 24 hỏa tiễn đạn đạo Trident II D5 SLBM, mỗi quả mang tối đa 12 đầu đạn nguyên tử W76 hoặc W88 (với phương tiện trở lại khí quyển và chuyển hướng mục tiêu độc lập), tầm bắn lên tới 12000 km.
- Đối với 4 chiếc lớp Ohio bị đình chỉ hoạt động chiến lược (phi vũ khí nguyên tử) thì nay đã được biến đổi thành trang bị 22 ống phóng, mỗi ống chứa 7 hỏa tiễn hành trình Tomahawk (154 quả).

US_Navy_100308-N-9588L-023_Machinist%27s_Mate_3rd_Class_Joan_Valles%2C_left%2C_mans_the_helm_of_the_Ohio-class_guided-missile_submarine_USS_Florida_%28SSGN_728%29.jpg

Buồng lái của tiềm thủy đĩnh lớp Ohio - USS Florida (SGN-728)


Theo các yêu cầu của Hiệp Định Cắt Giảm Vũ Khí Chiến Lược lần thứ 2 (START II), đã được Liên Xô và Hoa Kỳ đồng thuận năm 1992, số lượng tàu ngầm mang hỏa tiễn chiến lược phải giảm xuống còn 14 chiếc kể từ năm 2002. Thay vì loại bỏ 4 chiếc này ra khỏi biên chế -với trị giá xây dựng khoảng 6 tỷ USD/chiếc- Hải quân Hoa Kỳ đã chuyển đổi chúng thành tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang vũ khí quy ước. Việc chuyển đổi từ tàu ngầm trang bị vũ khí chiến lược sang vũ khí quy ước cũng khá đắt đỏ, với giá tổng kết là 700 triệu USD/chiếc.

Thể loại tàu ngầm mới này có ký hiệu là SSGN, tức tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân mang hỏa tiễn có điều khiển (nuclear-powered submarines with guided missiles). Hiện nay chỉ có Mỹ và Nga sở hữu thể loại tàu ngầm SSGN. Tàu ngầm phi hạt nhân mang hỏa tiễn có điều khiển gọi là SSG. Theo kế hoạch, bốn chiềc lớp Ohio cũ nhất mang tên USS Ohio, USS Michigan, USS Florida, USS Georgia đã được chuyển đổi sang SSGN. Công việc chuyển đổi được tiến hành từ cuối năm 2002 và chấm dứt năm 2010.

Công việc chính là biến đổi 22 trong số 24 ống phóng hỏa tiễn Trident (đường kính 2,2 m) trong khoang tàu để chứa các hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) loại lớn, mỗi cấu hình có thể là một cụm 7 hỏa tiễn hành trình Tomahawk. Theo đó, một chiếc tàu ngầm SSGN có thể mang số lượng tối đa 154 hỏa tiễn hành trình, tương đương số lượng trang bị điển hình cho cả một nhóm tàu tác chiến nổi. Các khả năng vận tải khác gồm có các hỏa tiễn hành trình siêu âm và siêu thanh, hỏa tiễn đạn đạo tầm trung (SLIRBM), phương tiện không người lái (UAV) ADM-160 MALD, các bộ cảm biến chống tàu ngầm hoặc nhiệm vụ tình báo, theo dõi và do thám, thiết bị phòng chống thủy lôi AN/BLQ-11 LMRS, hoặc các hộp đặc biệt chứa vũ khí/thiết bị cho các hoạt động của lực lượng đặc nhiệm.

Hai ống phóng Trident còn lại được biến đổi thành buồng khóa áp suất cho người nhái. Các toán SEAL mang thiết bị hỗ trợ lặn có thể được triển khai từ trong khoang tàu ngầm, đi vào ống phóng và khóa lại, cho bơm nước vào để quân bình áp suất ở độ sâu, bơi ra ngoài. Để tiếp cận bờ nhanh chóng và không kiệt sức, họ có thể sử dụng tàu ngầm mini, xuồng phao cao tốc, v.v. Kèm theo 2 buồng chứa sàn khô (Dry Deck Shelter) trên lưng, tàu ngầm SSGN có thể mang theo 66-102 lính đặc nhiệm của Thủy Quân Lục Chiến hoặc SEALs của Hải quân. Ngoài ra trong quá trình chuyển đổi, tàu còn được trang bị thêm các thiết bị truyền thông cải tiến cho phép tàu phục vụ như là một Trung tâm Hành quân Liên kết bí mật cỡ nhỏ.

PUB_SSGN_Ohio_Class_Poster_lg.jpg

Tiềm thủy đĩnh lớp Ohio sau khi chuyển từ SSBN qua SSGN

sdv-1.jpg

Phương tiện vận chuyển lực lượng SEALs SDV-1 (SEAL Delivery Vehicle)

103.jpg

USS Ohio (SSGN-726) trên đường đến cuộc tập trận ANNUALEX 2008, mang trên lưng 2 Dry Deck Shelter - buồng chứa sàn khô cho phương tiện vận chuyển và các toán đặc nhiệm SEALs.

510.jpg

Ống phóng hỏa tiễn Trident đã được biến đổi thành buồng khóa áp suất cho người nhái.

120.jpg

Bên trong buồng khóa áp suất

82.jpg

Các toán người nhái đang tập luyện sử dụng phương tiện vận tải SEAL dưới nước được cài trên lưng tàu ngầm USS Florida (SSGN-728).


134.jpg

USS Georgia (SSGN-729) với Dry Deck Shelter
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
21/5/07
25
1
3
HCM
Rồng Bay nói:

Nhìn cái tàu này giống như để đóng film nhỉ. Tuy em chẳng biết gì về thiết kế tàu. Nhưng nhìn nó có vẻ nó không lặn được và với 2 cái cánh như vậy chắc cũng không thể đạt tốc độ cao được. hehe
Bác nào có kiến thức về v.đề này xin nói thêm để em có chút kiến thức :)
 
Last edited by a moderator: