Hạng C
28/7/10
683
1
0
39
dangthinh123 nói:
Tiếp đi bác SVG và RB , thanks các bác đã post thông tin bổ ích cho anh em đọc

Bán xe mà cũng mê tàu chiến. Chừng nào chuyển qua bán tàu chiến đây Thịnh :D
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Khái niệm và nhu cầu của loại tàu chiến vùng duyên hải (Littoral Combat Ship):

SHIP_LCS-GD_cutaway.png

Mô phỏng khả năng chiến đấu tối đa của tuần duyên hạm LCS lớp Independence

Mục đích cuối cùng của Hải quân Mỹ là thay thế 30 tàu khu trục hạng nhẹ lớp Oliver Hazard Perr (FFG), 14 tàu phồng chóng thủy lôi lớp Avenger (MCM), và 12 chiếc tàu săn thủy lôi miền ven biển lớp Osprey (MHC-51), bằng 55 chiếc tuần duyên hạm LCS đóng hoàn toàn mới.

Điều kiện thiết yếu cho tuần duyên hạm LCS đã được nhận dạng như là một phần của đại cương chiến lược về biến đổi lực lượng chiến đấu trên mặt nước, cho rằng các mối đe dọa trong tương lai đang ấp ủ ở các vùng có biển nước nông, nơi mà khả năng hoạt động gần bờ và ngay cả trong sông ngòi sẽ rất quan trọng cho sự thành công nhiệm vụ.

Điều đó cần khả năng chống lại các mối đe dọa không đối xứng như là thủy lôi duyên hải, tàu ngầm chạy bằng diesel/điện yên lặng, nạn hải tặc toàn cầu, và quân khủng bố sử dụng các xuồng tấn công nhỏ và nhanh. Ngoài ra, còn nhu cầu thu thập tình báo và do thám, vài khả năng hổ trợ chiến đấu trên bộ, và thẩm quyền hành động như là một chốt chỉ huy địa phương, chia sẻ thông tin chiến thuật với các máy bay, tàu chiến, tàu ngầm của Hải quân Mỹ, và các đơn vị tổng hợp.

SHIP_LCS-Israel_Missions_lg.gif

Các nhiệm vụ của tuần duyên hạm LCS

SHIP_LCS_GD_Flight_0_Core_Capabilities_lg.jpg

Sơ lược các khả năng nòng cốt cố hữu của tuần duyên hạm LCS loạt đầu tiên thuộc lớp Independence

Với chiều dài từ 115-127 m và lượng choán nước từ 2800-3100 tấn, hai mẫu thiết kế cạnh tranh cho tuần duyên hạm LCS có kích thước gần bằng tàu khu trục nhỏ Type 23 của nước Anh. Chúng cũng có thể được phân loại thành tàu khu trục hạng nhẹ nếu như không có chức năng vào vùng nước nông và cách sử dụng. Nhận thức được tốc độ cao là nét đặc trưng quan trọng của tàu LCS, cả hai mẫu LCS-1 của Lockheed Martin (tàu 1 thân) và LCS-2 của General Dynamics/Austal Trimaran (tàu 3 thân) đều “chào hàng” với tốc độ tối đa trên 45 knots (trên 83 km/h).

Như đã bàn đến, điểm mạnh của tuần duyên hạm LCS là có thể dễ dàng trao đổi các mô-đun nhiệm vụ tùy theo thời lệnh. Trong bất cứ nhiệm vụ nào, tàu cũng được trang bị tối thiểu 1 khẩu pháo hải quân Mk-110 – 57 mm (BAE Systems) với tốc độ bắn 220 viên/phút, và đạn Mk-295 cho phép chống lại các đe dọa trên không, mặt nước và trên bộ. Thêm nữa là các khẩu đại liên .50 caliber (12.7 mm), hệ thống nhiễu xạ phòng không, 1 giàn phóng hỏa tiễn khung lăn (Rolling Airframe Missile) RIM-116, kết hợp với hệ thống radar và cảm ứng hồng nhiệt cải tiến của hệ thống súng bắn cực nhanh MK-15 Phalanx.

USS_Freedom_Mk_110_57mm_gun.jpg

Pháo hải quân Mk 110 – 57 mm, trang bị trên tuần duyên hạm USS Freedom (LCS-1)

RIM-116_Rolling_Airframe_Missile_Launcher_3.jpg

ORD_SAM_Mk-44_Firing_RIM-116_RAM_lg.jpg

Hỏa tiễn khung lăn (Rolling Airframe Missile) RIM-116

searam_1.jpg

RIM-116 kết nối với hệ thống bắn Phalanx CIWS, trang bị cho tuần duyên hạm USS Independence (LCS-2)
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.372
113
VN mình nếu có tiền nên mua chừng 6 em này, tốc độ cỡ 85km/h.. để đuổi tàu lạ
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Tuần duyên hạm <span style=""color: #ff0000;"">USS Freedom (LCS-1)</span>

USS Freedom (LCS-1) là tàu đầu tiên của loại tuần duyên hạm lớp Freedom (Tự Do), cũng là tàu thứ ba có tên này trong Hải quân Hoa Kỳ. Thiết kế bởi tập đoàn Lockheed Martin, tàu này là 1 trong 2 mẫu tham dự cuộc thi tuyển chọn loại tàu hoàn toàn mới cho hải quân. Đối thủ cạnh tranh của tàu này tuần duyên hạm USS Independence (LCS-2), là tàu cùng chủng loại lớp Independence (Độc Lập), nhưng mang vóc dáng 3 thân độc đáo do tập đoàn General Dynamics hợp tác với Austal USA chế tạo.

Ban đầu Hải quân Hoa Kỳ chỉ dự định chọn 1 trong 2 mẫu này để sản xuất hàng loạt 55 chiếc thay thế cho các tàu chuyên dụng đã lỗi thời. Tuy nhiên, qua quá trình thử nghiệm cả hai loại tàu LCS đều thể hiện những đặc tính vượt trội hơn loại kia. Cùng thời điểm các nhà chế tạo đã tích cực hiện đại hóa dây chuyền sản xuất làm cho linh hoạt hơn, tiết kiệm thời gian và qua đó là gía thành. Sau khi điều chỉnh các quy chế giải ngân thường niên, nhận thấy duy trì sản xuất cùng lượt hai loại tàu có hiệu quả kinh tế hơn, nhất là khi đặt hàng cho nhiều năm liền, Hải quân Mỹ đã quyết định cho xây dựng hàng năm mỗi loại 1 hoặc 2 chiếc. Riêng năm 2011 là 4 chiếc, mỗi loại 2 chiếc.

Tuần duyên hạm USS Freedom (LCS-1) được chính thức đưa vào biên chế ngày 08/11/2008, sau thời gian dài thử nghiệm tại xưởng đóng tàu Marinette Marine ở Marinette, bang Wisconsin. Tàu hiện đang phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương tại Căn cứ Hải quân San Diego, bang California.

USS_Freedom_%28LCS_1%29.jpg

USS Freedom (LCS-1) chuẩn bị ra biển khơi để bắt đầu các cuộc thử nghiệm trước khi chấp thuận trong tháng 8/2008.

Nhìn chung, tàu USS Freedom không có hình dáng gì đặc biệt. Được xây dựng theo hình thể một thân, kết hợp nửa dưới bằng thép, phần trên hoặc kiến trúc thượng tầng (superstructure) làm bằng hợp kim nhôm. Kỹ năng hàn nhôm kiểu ma sát khuấy làm cho phần trên boong rất bằng phẳng, cộng với thiết kế theo góc cạnh, làm cho khó bị radar phát hiện. Với chiều dài 115 m, rộng 17,5 m, mớn nước 3,9 m, trọng lượng rẽ nước hơn 3000 tấn, tàu có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn 47 knots (87 km/h). Tàu có mang theo thủy thủ đoàn 40 người, khi cần có thể tăng thêm 75 người cho các mô-đun nhiệm vụ. Tầm hoạt động trên 6500 km ở tốc độ 18 knots (33 km/h), có thể hoạt động liên tục 21 ngày.

Lực đẩy cho tàu gồm có 2 động cơ xăng Rolls-Royce MT30 - 36 MW, 2 động cơ diesel Colt-Pielstick, 4 máy phản lực phụt nước Rolls-Royce. Hệ thống biến điện gồm có 4 động cơ diesel Fincantieri Isotta-Fraschini – 750 kW, có tổng công suất 3 megawatts, và máy phát điện Hitzinger với công suất 800 kW/máy.

Đặc biệt nhất là khung cơ cấu được thiết kế rộng rãi đễ có thể thay thế nhanh các mô-đun nhiệm vụ, một sân bay cho trực thăng, và khả năng hạ thủy và thu hồi các xuồng không người lái hoặc có người lái từ phía đuôi và bên hông tàu. Sân bay trên tàu lớn gấp 1,5 lần các sân bay trên một tàu chiến thông thường và sử dụng hệ thống vận chuyển đường chữ chi Trigon để di dời trực thăng ra vào nhà ga. Sân bay và nhà ga đủ lớn để chứa và triển khai 2 trực thăng đa năng SH-60R/S Seahawk và ít nhất 3 chiếc trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.

Vũ khí trang bị là 1 pháo hải quân 57mm BAE Systems Mk110 lắp phía mũi tàu, với 400 viên đạn lắp sẵn và hai ổ đạn sẵn sàng chiến đấu, mỗi ổ 250 viên. Một giàn hỏa tiễn khung lăn RIM-116 chứa sẵn 21 quả được treo bên trên nhà ga trực thăng để phòng thủ tầm gần chống lại máy bay tấn công và hỏa tiễn hành trình. Thêm đó là 2 khẩu pháo 30mm Mk44 Bushmaster II, đặt trước/sau, và hai bên hông cài thêm 4 khẩu đại liên .50 caliber (12,7 mm).

Tàu còn đuợc trang bị radar dò tìm 3 chiều trên không và biển EADS TRS-3D, hệ thống quản lý chiến đấu Lockheed Martin COMBATSS-21, hệ thống sonar đa năng dắt lai AN/SQR-20. Chiến đấu điện tử gồm có hệ thống Argon ST WBR-2000 ESM, và hệ thống nghi trang Terma A/S SKWS.

88.jpg

USS Freedom (LCS-1) ra khơi

HSC-22%20CQ%20on%20USS%20Freedom%20(LCS%201)%2028SEP09.jpg

Thử nghiệm đáp trực thăng đa năng SH-60S Seahawk

US_Navy_100330-N-7058E-253_USS_Freedom_(LCS_1)_conducts_joint_counter-illicit_trafficking_operations_with_the_guided-missile_frigate_USS_McInerney_(FFG_8)_in_the_U.S._4th_Fleet_area_of_responsibility.jpg

USS Freedom (LCS-1) đang hoạt động chống buôn ma túy cùng với các tàu thuộc vùng trách nhiệm của Đệ Tư Hạm Đội (Nam Đại Tây Dương).

US_Navy_100617-N-1200S-914_The_littoral_combat_ship_USS_Freedom_(LCS_1)_conducts_a_replenishment_at_sea_with_the_amphibious_assault_ship_USS_Bonhomme_Richard_(LHD_6).jpg

USS Freedom (LCS-1) đang nhận tiếp tế trên biển từ tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard (LHD-6).

20101122-130251-pic-598074399_t607.jpg

Hệ thống săn thủy lôi từ xa đang được lắp đặt trên USS Freedom (LCS-1)

m02010080600001.jpg

USS Freedom (LCS-1) đang bắn thử khẩu súng máy 30 mm Mk-46 trong buổi tập bắn đạn thật ở vùng duyên hải đảo Kauai, bang Hawaii, ngày 21/07/2010.

091110-N-9806M-008.jpg

Phòng điều khiển trên tuần duyên hạm USS Freedom (LCS-1)

SHIP_LCS-1_Builders_Trials_lg.jpg

USS Freedom (LCS-1) trong một đợt chạy thử nghiệm.

LCS3_JOE0030.jpg

Chiếc kế tiếp USS Fort Worth (LCS-3) mới được hạ thủy tháng 12/2010, dự tính sẽ bàn giao cho hải quân đầu năm 2012.

Lockheed hiện đang tiến hành đóng 3 chiếc tuần duyên hạm lớp Freedom mới: USS Milwaukee (LCS-5), USS Detroit (LCS-7), và USS Little Rock (LCS-9). Tới 2015 thì sẽ có tổng cộng 10 chiếc lớp Freedom.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.372
113
các bác so sánh luôn tiềm thủy định Nga vs Mỹ luôn đi
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Hiện nay ở Mỹ có 2 trường phái, 1 bên thì muốn sắm những tàu chiến thế hệ mới, máy bay tàng hình...Và do quá mắc nên số lượng rất hạn chế. 1 bên là không ủng hộ việc chi tiêu vào những thiết bị được cho hiện đại này.
Điển hình là tàu khu trục tàng hình Zumwalt (DDG 1000).
tàu trị giá hơn 1tỷ/chiếc. ban đầu còn trên kế hoạch họ tính mua 32 chiếc, rồi giảm còn 7 và cuối cùng chỉ mua 3 chiếc. Mà chiếc thứ 3 chưa biết bao giờ đóng. Giá tàu đội lên hơn 2.5 tỷ và còn chưa dừng lại.
Đây là tàu khu trục thay thế cho lớp Arleigh Burke đã 30 tuổi. Tuy nhiên với tình hình này thì những tàu cũ phải gánh trọng trách lâu dài. 1 chỉ huy hải quân về hưu phát biểu rằng mặc dù Mỹ có máy bay tàng hình và xe tank M1 rất thành công, nhưng chủ lực cho các cuộc chiến tranh của Mỹ là những vũ khí từ thời VN war.

Và hiện nay các vũ khí mới gánh vác trọng trách của người tiền nhiệm 1 cách quá tải. Ví dụ 200 F 22 thay thế cho 1000 F15. 9 tàu đổ bộ thay thế cho 41 chiếc và 30 tàu khu trục thay thế cho 100 chiếc vào thập niên 80. Còn tàu sân bay, có 10 chiếc đảm nhiệm cho công việc tính ra cần 15 chiếc hoặc hơn.
Và DDG 1000 có 3 chiếc đảm nhiệm cho 29 chiếc bị cắt mất.

Tình hình là nhiều cựu binh không mấy tin tưởng vào công nghệ mới của Mỹ. Họ đòi hỏi 1 số lượng vũ khí nhiều hơn. Quả thật họ có lý do để đòi hỏi như vậy. Cách đây vài năm 1 sĩ quan hải quân tại chức khi khoe hệ thống Aegis đã nói rằng nó phát hiện máy bay tàng hình. Nhưng thời điểm đó chỉ duy nhất Mỹ có máy bay tàng hình. Nói vậy thì còn gì vị thế của tàng hình nửa. Ngày hôm sau người ta cắt lời phát biểu này trên báo, cũng như đính chính là hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu nhỏ...

Tóm lại thì chưa cần biết ai đúng, chỉ biết giá trị vũ khí quá mắc thì không thể đủ chi phí duy trì. Với tình hình kinh tế Mỹ ngày càng xấu, nợ tăng va khả năng chi phả cho người về hưu sắp không duy trì nổi. Thì duy trì kinh phí quốc phòng khổng lồ sẽ dẫn tới hệ quả Mỹ ưự chạy đua vũ trang với chính bản thân họ.
Lúc ấy hồi kết cho 1 đế chế không phải không có khả năng khi họ bị đè bẹp bởi chính bộ giáp tối ưu nặng nề. Hoặc họ sẽ tìm 1 cách gì đó tháo gỡ tình hình bế tắc hiện nảy?

DDG 1000
800px-Uss_Zumwalt.jpg
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@sinhviengia: Nhìn chung, quân đội Mỹ chủ yếu tập trung phát triển vũ khí hướng về tự động hóa toàn diện và kết nối mạng truyền tin chiến đấu cho toàn quân. Học thuyết Air-Sea Battle do Mỹ đề xướng kết hợp sức mạnh của không quân và hải quân trong các cuộc chiến tổng lực đã và đang được hai binh chủng âm thầm chuẩn bị. Sức mạnh của Không quân Mỹ không chỉ nằm trong 1 chiếc F-22 đơn lẻ hoặc B-2 bí hiểm lặng lẽ đi đánh bom xứ người. Cũng như sức mạnh của Hải quân Mỹ không chỉ là 1 chiếc hàng không mẫu hạm lững thững đi vào vùng biển Đông để ăn hỏa tiễn diệt hạm của Trung Quốc. Cho nên, nhiều khi ai đó cứ mang từng chiếc máy bay Mỹ và Nga ra so sánh thì lúc nào cũng cho là hàng của Nga hơn Mỹ, nhưng khi choảng nhau thực sự thì lại là chuyện khác.

Cũng do tiến trình tự động hóa mà nhiều loại vũ khí hiện đại có thể thay thế chức năng của các loại vũ khí tiền thân mà chúng thay thế. Quan trọng hơn nữa là giảm thiểu tối đa độ rủi ro cho con người. Ví dụ như 1 chiếc B-2 chỉ có 2 người lái, có thể mang 16 quả "bom thông minh" JDAM 1000 kg xâm phạm không phận địch đánh chính xác 16 mục tiêu rồi quay về. Sử dụng B-52 đi đánh 16 mục tiêu có khi phải triển khai hàng chục chiếc, mỗi chiếc có 5 người, tổng cộng 50 người, độ rủi ro cho người tăng đáng kể mà chưa chắc hiệu quả bằng 1 chiếc B-2.

Vấn đề chính của Khu trục hạm hạng nặng lớp Zumwalt là tùy thuộc vào các loại vũ khí hoàn toàn mới cũng đang còn trong giai đoạn thử nghiệm, như là Free Electron Laser, Rail Gun (pháo bắn bằng điện từ trường), hệ thống hõa tiển mới, và radar mới cực mạnh. Trong quá trình R&D có nhiều tốn kém và do đó gía thành của chiếc đầu tiên DDG-1000 tăng đáng kể (gần bằng 1 chiếc tàu ngầm nguyên tử), cho nên vì lý do kinh tế, chương trình bị tạm dừng ở 3 chiếc. Trong khi đó, hệ thống bia chắn hỏa tiễn Aegis ngày càng được hoàn thiện và để mở rộng tầm chiến lược lên toàn cầu, Hải quân Mỹ cần có thêm loại tàu lớp Arleigh Burke nên đã quyết định tăng cường lên 75 chiếc, với 61 chiếc đang có sẵn. Tàu lớp Arleigh Burke đang được đóng thường xuyên và hạ thủy với nhịp độ gần như 2-3 chiếc/năm, với chiếc đầu tiên mang cùng tên được bàn giao năm 1991 (đúng 20 năm) nên chưa thể gọi là cũ được.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Tuần duyên hạm <span style=""color: #ff0000;"">USS Independence (LCS-</span><span style=""color: #ff0000;""> 2)</span><span style=""color: #ff0000;""> </span>

USS Independence (LCS-2) là tàu đầu tiên của loại tuần duyên hạm lớp Independece (Độc Lập), cũng là tàu thứ sáu mang tên này trong Hải quân Hoa Kỳ. Thiết kế bởi tập đoàn General Dynamics, hợp tác với Austal USA, tàu này là nguyên mẫu thứ hai trong cuộc chạy đua chế tạo chủng loại tàu mới cho hải quân. Tàu có hình thể rất ấn tượng, được thiết kế trên nền tảng một chiếc tàu cao tốc 3 thân Benchijigua Express do công ty Austal (Úc) chế tạo.

Tuần duyên hạm USS Independence (LCS-2) được khởi công xây dựng từ đầu năm 2006, hạ thủy ngày 26/04/2008, và chính thức ủy nhiệm ngày 16/01/2010. Cũng giống như USS Freedom (LCS-1) tàu hiện đang phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương tại Căn cứ Hải quân San Diego, bang California.

IMG_0512_port%20ocean2.JPG

USS Independence (LCS-2)

Với hình thể độc đáo, tàu có chiều dài 127,4 m, rộng 31,6 m, độ mớn nước 3,9 m, trọng lượng rẽ nước tối đa 2784 tấn, và sức chứa 210 tấn các gói mô-đun nhiệm vụ. Thủy thủ đoàn gồm có 40 người (8 sĩ quan, 32 thủy thủ), có thể tăng thêm 35 người khi thi hành nhiệm vụ. Tuy vận tốc trung bình 44 knots (81 km/h), tàu vẫn dễ dàng duy trì tốc độ trên 50 knots (90 km/h) trong nhiều lần chạy thử nghiệm. Tàu có tầm hoạt động trên 8000 km với vận tốc trung bình 33 km/h, nhưng nếu chuẩn bị đầy đủ có thể tăng tầm lên tới 19000 km không ngừng nghỉ.

IMG_0409_mobile%20river3.jpg

USS Independence (LCS-2) trên đường đi ra biển thử nghiệm trước khi chấp thuận.

Lực đẩy cho tàu gồm có 2 động cơ diesel MTU Friedrichshafen 20V 8000 Series, 2 động cơ xăng General Electric LM2500, 2 trục truyền động đa đoạn làm bằng sợi carbon nhẹ American VULKAN, 4 động cơ phản lực phun nước Wartsila, 1 động cơ đẩy đa phương vị có thể thụt vào đặt ở mũi tàu, 4 động cơ diesel phát điện.

Hệ thống cảm biến của tàu gồm có radar thăm dò trên không và mặt nước 3 chiều SAAB Sea GIRAFFE, radar điều hướng Sperry Marine BridgeMaster E, hệ thống cảm ứng quang điện AN/KAX-2 với TV và FLIR, và hệ thống quản lý tích hợp chiến đấu Northrop Grumman ICMS. Khả năng chiến đấu điện tử gồm có hệ thống ITT Corporation ES-3601 ESM, 4 hệ thống phóng nghi trang SRBOC, và hệ thống nghi trang radar động BAE Systems NULKA.

Vũ khí trang bị cũng tương tự như tàu lớp Freedom: 1 pháo hải quân 57mm BAE Systems Mk110 lắp phía mũi tàu, 4 khẩu đại liên .50 caliber (12,7 mm) đặt chung quanh tàu; 2 khẩu pháo 30mm Mk44 Bushmaster II, đặt trước/sau; 1 giàn hỏa tiễn đối không tầm gần Raytheon SeaRAM CIWS, và các loại vũ khí trang bị thêm cho từng mô-đun nhiệm vụ. Tàu còn được trang bị 2 chiếc SH-60R/S Seahawk và 3 trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.

Với dung tích 11000 mét khối, tàu được thiết kế với đủ trọng tải và khối lượng để thực hiện một nhiệm vụ cùng với 1 mô-đun nhiệm vụ riêng lẻ dành dự trữ, cho phép tàu thi hành nhiều nhiệm vụ khác nhau mà không cần tái trang bị. Sân bay của tàu có diện tích 1030 m2, có thể hỗ trợ hoạt động cho cả loại trực thăng hạng nặng CH-53 Sea Stallion. Khung tàu 3 thân còn cho phép tiến hành phi vụ trong tình trạng biển động mạnh.

IMG_0701Full%20from%20aft_spray_0.JPG


SHIP_LCS-2_Builders_Trials_lg.jpg

USS Independence (LCS-2) đang chạy thử trước khi chấp thuận.

09-26561-087.jpg

Trên đầu nhà ga nhìn xuống

090702-N-XXXXG-006_0.jpg


IMG_0526_Direct%20aft.jpg


09-26561-004.jpg

Buồng lái tàu

09-26561-030.jpg

Nằm sau buồng lái là trung tâm hành quân (có rèm chắn)

090712-N-0000G-004-1.jpg

Với tốc độ cực chuẩn trên 50 knots (90 km/h), tuần duyên hạm lớp Independence là người đi săn nguy hiểm ở các vùng duyên hải.
Tập đoàn General Dynamics/Austal USA hiện đang tiến hành đóng tàu USS Coronado (LCS-4), USS Jackson (LCS-6), và USS Montgomery (LCS-8) trong hợp đồng 10 chiếc lớp Independence cho Hải quân Mỹ, từ nay tới năm 2015.
 
Last edited by a moderator: