Hạng F
22/10/09
8.170
32.384
113
chiêc Independence tốc độ Max là trên 93 km/h. nhanh hơn xe tải GMC của Mỹ.(90 km/h max), dưng sao tãi trọng có 210 tấn thôi? trong khi tàu có chiều dài 127,4 m, rộng 31,6 m, độ mớn nước 3,9 m. Em nghị báo này in lộn. Ngòai ra đại liên .50 là 12.7ly , chứ làm gì có đại liên 50 ly. 50 ly là đại bác rùi
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
grenade nói:
chiêc Independence tốc độ Max là trên 93 km/h. nhanh hơn xe tải GMC của Mỹ.(90 km/h max), dưng sao tãi trọng có 210 tấn thôi? trong khi tàu có chiều dài 127,4 m, rộng 31,6 m, độ mớn nước 3,9 m. Em nghị báo này in lộn. Ngòai ra đại liên .50 là 12.7ly , chứ làm gì có đại liên 50 ly. 50 ly là đại bác rùi
- Tải trọng đó là sức chứa các gói mô-đun nhiệm vụ (mission module packages), có hình dáng tương tự 1 container 20 feet, có cài sẵn vũ khí, thiết bị, máy móc, nhiên liệu và kể cả người. 130 tấn dành cho đủ loại phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ. 80 tấn dành cho nhiên liệu sử dụng. Mục tiêu chính là tàu LCS có thể nhanh chóng thay đổi các mô-đun để đáp ứng lạnh lẹ với điều kiện chiến đấu. Còn các vũ khí, thiết bị nòng cốt trên tàu không tính đến.
- Đúng là .50 cal tương đương với 12,7 mm thôi. Cám ơn bạn đã chỉnh ý dùm.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/9/07
1.589
6
38
50
phuocgia nói:
nhìn cái cảnh 4 chiếc HKMH nằm kề nhau thấy mà ham
VN mình mà có 4 chiếc này thì mấy thằng Tàu Khựa đâu có dám hó hé gì:)
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.384
113
em khoái so tàu ngầm Nga với Mỹ hà.. ka..ka
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@grenade: Từ từ bạn ui... So sánh tàu ngầm Nga vs. Mỹ cần nhiều chi tiết lắm... ;)
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Tàu Ngầm Thời Hậu Thế Chiến II:

Sau Thế Chiến II, việc phát triển tàu ngầm vào những năm cuối thập niên 1940 tương đối chậm lại. Với việc đánh bại Đức và Nhật, cả hai phe Mỹ và Liên Xô đều thừa hưởng những “chiến lợi phẩm” từ trục Phát-xít, mà trong đó là những loại vũ khí chưa từng được biết đến hoặc đã chứng minh hiệu quả cao ở chiến trường. Tàu ngầm của Đức và Nhật cũng nằm trong các chủng loại vũ khí được Mỹ và Liên Xô quan tâm triệt để.

Một trong những loại tàu ngầm hiện đại nhất của Phát-xít Đức là Type XXI U-boat, còn gọi là “Elektroboote”. Đây là tàu ngầm đầu tiên được chế tạo có khả năng hoạt động toàn diện dưới nước; không giống như các tàu ngầm đương thời thực chất chỉ là tàu mặt nước có thể tạm thời lặn xuống để trốn khỏi bị phát hiện hoặc mở cuộc tấn công.

2004-Bremerhaven_U-Boot-Museum-Sicherlich_retouched.jpg

Tàu ngầm Type XXI U-boat của Phát-xít Đức: Tàu số U-2540 đã bị nhấn chìm sau chiến tranh, nhưng sang năm 1957 lại được trục vớt lên và tu sửa lại thành tàu nghiên cứu cho Hải quân Đức mang tên Wilhelm Bauer, đến năm 1984 thì được chuyển thành cơ sở trưng bày công cộng thuộc Viện Bảo Tàng Hàng Hải Đức.

Nguyên mẫu Type XXI U-boat có chiều dài 76,7 m, rộng 8 m, sâu 5,3 m, với trọng lượng rẽ nước tối đa 2100 tấn. Sử dụng 2 động cơ diesel (2.9 mW) và 2 máy áp điện (.166 mW), tàu Type XXI U-boat có thể đạt tốc độ trên mặt nước 28,9 km/h (diesel) hoặc 33,2 km/h (điện). Dưới nước, tàu có thể di chuyển bằng năng lực điện với tốc độ tối đa 31,9 km/h hoặc duy trì tốc độ 9 km/h hai, ba ngày liên tiếp trước khi nạp lại ắc quy. Tầm hoạt động trên mặt nước là 27000 km, hoặc 630 km khi lặn. Thủy thủ đoàn gồm 57 người. Tàu có trang bị 4 khẩu pháo 20 mm, 6 ống phóng ngư lôi và 23 quả ngư lôi, hoặc 17 ngư lôi và 12 thủy lôi. Với hệ thống nạp ngư lôi bằng thủy điều hiện đại, tàu có thể phóng 18 quả ngư lôi trong vòng 20 phút. Ngoài ra, tàu cón có hệ thống sonar tiên tiến.

SRH025-p40.jpg

Sơ đồ tàu ngầm Type XXI U-boat

Từ 1943 đến 1945, 118 tàu ngầm loại này đã được ráp tại 3 xưởng đóng tàu khác nhau. Tuy nhiên, do quá trình lắp ráp kém chất lượng, hầu hết tàu vừa sản xuất xong đã phải chỉnh sửa lại tốn kém rất nhiều thời gian. Kết quả là trong số 118 chiếc đã ráp, chỉ có 4 chiếc đạt được tiêu chuẩn chiến đấu khi chiến tranh chấm dứt.

Nhờ không địp đưa vào phục vụ cho quân đội Phát-xít Đức nên khi chiến tranh chấm dứt, các nước Pháp, Anh, Liên Xô và Mỹ mới có thể tranh thủ được các tàu Type XXI U-boat, mang về nghiên cứu và cải tiến hoặc trưng dụng cho hải quân của họ.

- Pháp: Hải quân Pháp tiếp quản tàu U-2518 và đặt tên mới là Roland Morillot. Tàu này đang tại ngũ trong thời điểm khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, và vẫn phục vụ cho tới năm 1967. Tàu bị phế thải năm 1969.

- Anh: Hải quân Hoàng gia Anh trưng dụng tàu U-3017 và đặt tên mới là HMS N41. Tàu này chủ yếu sử dụng cho các cuộc thử nghiệm trước khi phế thải tháng 11/1949.

- Liên Xô: Là nước trưng dụng nhiều nhất các tàu ngầm Đức. Theo Hiệp định Potsdam, 4 chiếc tàu ngầm Type XXI U-boat: U-3515, U-2529, U-3035, và U-3041, được bàn giao cho Liên bang Xô viết, và qua đó được bổ nhiệm cho Hải quân Liên Xô với tên tương ứng B-27, B-28, B-29B-30. Tuy nhiên, với việc Hồng quân Liên Xô chiếm được các nhà máy sản xuất các bộ phận cho tàu Type XXI và xưởng lắp ráp ở Danzig, có khả năng Liên Xô đã sở hữu ít nhất 15 chiếc Type XXI đã hoàn tất, và nếu cần trong vòng 18 tháng có thể xây dựng thêm 39 chiếc. Riêng 4 chiếc sở hữu chính thức đã được sử dụng thử nghiệm cho tới năm 1955, sau đó thì bị phế thải hoặc dùng làm mục tiêu thử vũ khí cho đến năm 1973. Có thể nói tàu ngầm Type XXI của Đức là nền tảng cho các tàu ngầm Liên Xô hậu Thế chiến II. Điển hình là mẫu sao gần như y tàu ngầm Type XXI có tên Project 614 và nhiều đặc điểm của tàu này được áp dụng cho tàu ngầm Project 613 (theo NATO là lớp “Whiskey”).

46.jpg

Tàu ngầm Liên Xô Project 613 (tên NATO đặt là “Whiskey”) chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tàu ngầm Type XXI của Đức. Từ năm 1948-1953, Liên Xô đã cho xây dựng 235 chiếc.

- Mỹ: Hải quân Hoa Kỳ tiếp quản tàu U-2513 và U-3008, và sử dụng cả hai ở Đại Tây Dương. Tàu U-2513 bị làm mục tiêu đánh chìm năm 1949; tàu U-3008 bị loại bỏ năm 1956. Ngoài ra, còn có một số nhỏ tàu ngầm Nhật đã được trưng dụng để nghiên cứu và ứng dụng các bài học gía trị cho hạm đội tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ.

U3008.jpg

Tàu ngầm Type XXI U-boat của Phát-xít Đức: Chiếc U-3008 này đã được Hải quân Mỹ trưng dụng năm 1948.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Công ty Juliet Marine Systems qua việc Hải quân Mỹ cho phép giải mật, vừa công bố chế tạo thành công một loại tàu siêu tốc GHOST có khả năng "bay" trong nước. Sử dụng kỹ thuật super-cavitating (siêu tạo lổ hỗng) trong nước để giảm độ ma sát tới hơn 900 lần để di chuyển gần như là bay.

127873_2.jpg


http://www.defense-aerospace.com/articles-view/release/3/127873/firm-unveils-first-super_cavitating-ship.html

Tự sáng chế bằng quỹ tài trợ riêng, công ty Juliet Marine Systems đã giải quyết được một số khó khăn kỹ thuật "tạo lổ hỗng" mà trước đây người Nga chỉ có thể ứng dụng cho ngư lôi VA-111 Shkval. Chiếc GHOST là sự kết hợp giữa máy bay và xuồng, thiết kế trên công nghệ có thể áp dụng cho phương tiện có người lái hoặc không có người lái, trên mặt nước hoặc dưới nước.

Với kích cỡ hiện tại, tàu GHOST được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ hạm đội, nhưng một hải đội gồm chỉ có tàu kiểu GHOST có thể đè bẹp một hải đội tàu chiến lớn thông thường. Công ty JMS đang thảo kế hoạch chế tạo loại tàu hộ tống (corvette) dựa trên phát minh này. Một đội tàu GHOST sẽ không bị radar và hệ thống cảm biến của phe địch phát giác do thiết kế "tàng hình". Tàu có thể mang theo nhiều tấn vũ khí, kể cả ngư lôi Mark 48. Kết hợp với các tuần duyên hạm (LCS), sẽ làm tăng cường chức năng tuần tra duyên hải và bảo vệ khu vực cảng quan trọng vô cùng hữu hiệu.

Cũng nên nhắc đến năm 2005, cơ quan siêu mật DARPA đã tuyên bố tiến hành chương trình tốc hành dưới nước (Underwater Express Program) với mục đích cuối cùng là chế tạo một loại tàu lặn cho các nhiệm vụ bảo vệ vùng duyên hải. Tàu này có thể chở nhân viên hoặc hàng quân sự với tốc độ ngang ngửa... 100 knots (180 km/h). Năm 2006, tập đoàn Northrop Grumman và General Dynamics Electric Boat đã trúng thầu. Tới nay thì hầu như không có thông tin gì thêm nữa. Nếu không có gì cản trở thì tương lai của một loại tàu ngầm có thể di chuyển 100 knots... dưới nước cho hải quân Mỹ sẽ không còn bao xa.

Tại sao Mỹ cho phép công khai kỹ thuật này chỉ một hôm sau khi Trung Quốc cho tàu sân bay Shilang chạy thử? Hmm... :D
 
Last edited by a moderator: