Đúng như bác Der đã nói, em chỉ nói chuyện râu ria, còn con số chính xác bác nào biết thì cứ chỉnh giúp. Em chẳng buồn vì việc đó, nói thật dân bàn giấy, họ có cho lên tàu thì cách mở cửa tàu còn không biết, huống chi là điều khiển vũ khí. Còn bảo bài của em chỉ spam thì em ngạc nhiên thôi. Có ai trả lương cho em spam đâu.
Về câu hỏi của bác Magic. Cái link của bác Tommyle đã viết khá đầy đủ rồi. Cũng hay lắm, bác nào rảnh nên xem.
Tuy nhiên phần đầu họ viết về tên lửa Granit hơi cường điệu quá. Nó không thông minh để tự động hết như vậy. Nhưng đúng là nó phân chia mục tiêu rất hay. Tên lửa này chỉ có tàu hạng nặng mới trang bị. Khi tấn công theo 1 nhóm 4-8 tên lửa thì sẽ có 1 chiếc đóng vai trò dẫn đường, những chiếc kia sẽ bay thấp theo hướng dẫn của chiếc đầu đàn. Chiếc đầu bị hạ thì có chiếc khác đảm nhiệm thay.
Em không có thông tin về đầu dẫn của nó nhưng chắc cũng tương tự hàng Mỹ. Nó có thể có 1 máy quay để nhìn thấy mục tiêu, so sánh với dữ liệu đã mã hóa trong bộ nhớ để xác định chính xác mục tiêu cần diệt.
Lý do LX cho ra đời Granit là khả năng tấn công theo nhóm nhiều tên lửa. Trước kia và hiện nay, tên lửa có 3 nhóm chính.
- Tên lửa được dẫn đường: nó sẽ bị phá hủy nếu trung tâm chỉ huy bị hủy, nên trang bị nhiều tên lửa mà không có chỉ huy thì coi như vô dụng.
- Tên lửa tự dẫn đường: Nó phải bay cao để rađa có thể hoạt động hiệu quả, nhưng do tên lửa kích thước nhỏ nên khả năng tự dẫn cũng kém, không bằng dẫn từ trung tâm.
- Tên lửa đạn đạo: Nó không thể tự dẫn hay được dẫn đường. Nó bay theo quỹ đạo, đến tầng khí quyển thì tách đầu đạn (nếu chứa nhiều đầu đạn) và tấn công hên xui. Vì vậy nó phải mang đầu đạn hạt nhân mới hiệu quả cao. Tuy nhiên trong giai đoạn ngoài khí quyển, nó bay theo quỹ đạo nên đối phương cũng tính ra quỹ đạo để đánh chặn. (Lý thuyết là vậy nhưng còn gặp vấn để tốc độ tên lửa đánh chặn nửa)
LX phát minh ra tên lửa bầy thì họ không sợ phòng không đánh chặn. Vì nó bay tới dồn dập, hiệu quả đánh chặn sẽ không cao. Tuy nhiên Mỹ cũng có hệ thống của họ. Tính toán theo lý thuyết thì không biết ai ăn ai đâu. Mà hồi giờ cũng chưa ai dám thử đánh kiểu này. Tóm lại là phe ta chê phe địch nhưng thật ra cũng ngán chứ không tự tin 100%.
Trở lại tàu ngầm Kursk. Lúc đầu giả thuyết là bị nổ ngư lôi siêu âm Shkval, (gọi là siêu âm là do nó nhanh hơn các lọai khác, chứ dưới nước thì khó mà siêu âm được.). Tuy nhiên giả thuyết mắc kẹt ngư lôi này khó xảy ra.
Phía Nga thì đổ thừa do tàu Mỹ va quẹt vào. Tuy nhiên trên biển khi đó tàu Kursk là tàu lớn nhất. Nếu tàu ngầm nhỏ mà làm cho nó chìm thì tàu kia cũng ngất ngư không bò đi nổi.
Khả năng xảy ra va chạm không phải không có. Vì khi theo dõi hay di chuyển tàu thường dùng sonar thụ động để im lặng, di chuyển chậm. Nó chỉ thu tín hiệu vào chứ không ping tín hiệu ra để nhận tín hiệu phản hồi.
Thời kỳ chiến tranh lạnh. Khi tàu ngầm LX rời cảng là tàu Nato, Mỹ cũng bám gót theo sát. Vì nếu để lọt nó thì việc nó vào bờ biển đối phương rất dễ. Muốn ngăn chặn thì phải ngăn từ đầu.
Công nghệ thời đó họ nói Mỹ tiến bộ hơn, Tàu Mỹ thường dễ dàng bám sát mà tàu LX không nhận ra. Tuy nhiên cũng có vài câu chuyện về việc tàu LX phản ứng lại. Đó là khi đang di chuyển, tàu Mỹ phải theo gần để không bị mất dấu. Tàu LX dù không biết tàu Mỹ ở đâu nhưng họ sẽ xoay mạnh thân tàu để đối đầu ngược lại trên đường đi. Khi xoay mạnh như vậy thì sẽ tạo sóng âm đặc biệt, tàu Mỹ sẽ nhận ra đối phương đổi lộ trình nhưng không biết là đổi hướng nào. Để tránh va chạm họ cũng phải di chuyển mạnh ra hướng khác, từ đó họ sẽ bị LX phát hiện. Việc theo dõi mất tác dụng.
Điều đó cho thấy việc di chuyển ngầm dưới nước không khác người mù đi chuyển. Chỉ biết dựa vào âm thanh mà né nhau. Nếu cả 2 đều im quá thì sẽ dụng nhau.
Tàu Pháp và Anh từng va chạm mạnh 1 lần. Chúng ta nghĩ biển bao la như vậy thì làm sao mà đụng. Thật ra do "mù" nên tàu ngầm thường có những lộ trình nhất định để di chuyển an toàn. Cho nên nếu bạn bè cùng nhóm àm đi chung đường, không cập nhật thông tin sẽ dễ đụng nhau.
Cái vụ tàu Mỹ vào biển đông, bị tàu TQ chận, nó là 1 tàu vẽ địa hình đáy biển. Dữ liệu đó sẽ lưu cho tàu ngầm để sau này di chuyển không bị đá ngầm. Do đó ai sở hữu tàu ngầm sớm thì kinh nghiệm càng nhiều, kho dữ liệu tăng. VN nếu không được NGa, Mỹ chia sẽ thì 6 chiếc kilo cũng khó hoạt động hết tính năng.
Năm 2005 nhóm làm phim Anh gồm những cựu quân nhân tàu ngầm đưa ra 1 giải thích cho tàu ngầm Kursk. Đó là bị trúng ngư lôi của tàu Mỹ. Khi Kursk tập trận, Mỹ có 2 tàu ngầm theo dõi cùng 1 tàu Nato. Khi 1 trong 2 tàu Mỹ tiến quá gần, tàu Kursk đã mở ống phóng ngư lôi để phòng vệ. Chiếc tàu thứ 2 của Mỹ có lẽ cứu đồng đội nên đã bắn trước. Sau vụ này Mỹ phải bồi thường số tiền lớn cho Nga. Dĩ nhiên Nga-Mỹ không ai công nhận chuyện này. Nhưng cũng không ai đưa ra lý do vì sau tàu chìm. Tất cả rơi vào bí mật, tuy nhiên cá nhân em nghĩ giả thuyết này có thể là đúng.
Ngư lôi Mk-48 đủ sức cắt đứt đôi 1 tàu chiến hạng nhẹ. Vết lõm từ ngoài vào trong tàu Kursk được cho là có 1 cuộc tấn công từ bên ngoài vào. Chứ không phải nổ ở ống phóng ngư lôi.