Ngày 2:
Buổi sáng hôm nay Tuy Hòa đổ mưa lớn, trời xám xịt và khá lạnh. Sau khi thức dậy và vệ sinh cá nhân, nhà mình đi ăn sáng ở bún cá Phú Gia (A18 Trần Phú, Tp Tuy Hòa) sau đó quay lại tháp Nghinh Phong dạo 1 vòng rồi về lại KS để dọn dẹp hành lý, trả phòng, tiếp tục hành trình ra phía Bắc.
Đi dọc đường Hùng Vương ra đến QL1A thì mình ghé cây xăng Petrolimex đổ đầy bình xăng. Có Google pay (hoặc Apple pay) kể cũng tiện, chỉ cần mở điện thoại để máy nó quét thì có thể trả tiền đúng từng đồng lẻ. Dọc đường đi, trời vẫn mưa dù nhỏ nhưng cũng khiến cho khung cảnh bên đường khá buồn. Đi đến hầm/đèo Cù Mông thì mình quyết định không qua hầm mà đi lên đèo Cù Mông, một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam ngày xưa.
"Không đi thì sợ cái nghèo
Có đi thì sợ cái đèo Cù Mông"
Từ sau khi có hầm Cù Mông thì ít có xe ô tô đi qua đèo nên mình thoải mái đi, cũng không cảm thấy "hiểm trở" như hình dung trong đầu.
Điểm đến tiếp theo theo kế hoạch là cụm tháp Dương Long, Bình Định, tuy nhiên khi đang đi trên QL1A (đoạn giao với QL19) thì nhìn từ xa thấy ngọn tháp Bánh Ít nằm khá gần đường quốc lộ nên nhà mình quyết định rẽ vào tham quan. Đây là quần thể kiến trúc Chăm Pa có số lượng đền tháp nhiều nhất còn lại ở Bình Định (4 tháp), tiêu biểu cho giai đoạn chuyển tiếp phong cách kiến trúc Trà Kiệu - Bình Định và là trung tâm tôn giáo của 3 thành cổ: thành Thị Nại, thành Cha và thành Đồ Bàn.
Quay trở ra QL1A cũng đã gần 12h trưa nên nhà mình tấp vào 01 quán cơm bên đường gần chợ Đập Đá (An Nhơn, Bình Định) để ăn trưa, lấy sức đi tiếp. Do vừa ghé tháp Bánh Ít nên mình không đi tháp Dương Long nữa mà sẽ đi thăm Bảo tàng vua Quang Trung luôn. Tuy nhiên, bảo tàng mở cửa lại từ 1h30 nên tranh thủ thời gian này, mình tạt vào di tích Thành Đồ Bàn xưa (hay còn gọi là thành Hoàng Đế do Nguyễn Nhạc có thời gian đóng đô ở đây), nơi một thời huyền thoại giờ chỉ còn lại những phế tích như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Phía sâu bên trong thành còn có đặt miếu Song Trung thờ 02 vị trung thần nhà Nguyễn là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
“Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê”
(trích Chế Lan Viên - Điêu Tàn)
...
"...Người xưa đâu, mồ đắp cao nay đã sâu thành hào
Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu
Người xưa đâu? Người xưa đâu?..."
Bảo tàng Quang Trung xứng đáng là 01 điểm tham quan không thể không ghé khi du lịch Bình Định. Với quy mô diện tích 15ha, bảo tàng gồm có tượng đài vua Quang Trung, đền thờ Tây Sơn tam kiệt, khu nhà biểu diễn nhạc – võ Tây Sơn, nhà rông Tây Nguyên, nhà trưng bày vật phẩm và khuôn viên rợp bóng cây xanh.
Nếu để tham quan hết cụm bảo tàng, có thể phải mất 2h tuy nhiên do cũng khá muộn vì còn phải vượt hơn 288km nữa để đến được Hội An nên nhà mình phải rời đi sớm.
Mình vào cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng lúc trời sập tối, lần đầu đi cao tốc này mà lại là ban đêm nên cũng không có ấn tượng gì (à có chăng là ít đèn đường quá). Đến lối ra Hà Lam thì Google dẫn mình xuống QL1A để về Hội An qua lối cầu Cẩm Kim mới. Check in ở khách sạn Vi Khoa Villa ngay cạnh khu phố cổ lúc hơn 7h, sau đó cả nhà ra dạo phố cổ, tìm quán ăn tối. Theo cảm nhận của mình, Hội An có vẻ cũng đã phục hồi khá nhanh chóng sau đại dịch Covid19 vừa qua. Phố cổ rất đông du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, Âu Mỹ có, Hàn có, Ấn Độ có nhưng ít thấy khách TQ.
Hình ảnh Hội An thanh bình lúc sáng sớm hôm sau:
Buổi sáng hôm nay Tuy Hòa đổ mưa lớn, trời xám xịt và khá lạnh. Sau khi thức dậy và vệ sinh cá nhân, nhà mình đi ăn sáng ở bún cá Phú Gia (A18 Trần Phú, Tp Tuy Hòa) sau đó quay lại tháp Nghinh Phong dạo 1 vòng rồi về lại KS để dọn dẹp hành lý, trả phòng, tiếp tục hành trình ra phía Bắc.
Đi dọc đường Hùng Vương ra đến QL1A thì mình ghé cây xăng Petrolimex đổ đầy bình xăng. Có Google pay (hoặc Apple pay) kể cũng tiện, chỉ cần mở điện thoại để máy nó quét thì có thể trả tiền đúng từng đồng lẻ. Dọc đường đi, trời vẫn mưa dù nhỏ nhưng cũng khiến cho khung cảnh bên đường khá buồn. Đi đến hầm/đèo Cù Mông thì mình quyết định không qua hầm mà đi lên đèo Cù Mông, một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam ngày xưa.
"Không đi thì sợ cái nghèo
Có đi thì sợ cái đèo Cù Mông"
Từ sau khi có hầm Cù Mông thì ít có xe ô tô đi qua đèo nên mình thoải mái đi, cũng không cảm thấy "hiểm trở" như hình dung trong đầu.
Điểm đến tiếp theo theo kế hoạch là cụm tháp Dương Long, Bình Định, tuy nhiên khi đang đi trên QL1A (đoạn giao với QL19) thì nhìn từ xa thấy ngọn tháp Bánh Ít nằm khá gần đường quốc lộ nên nhà mình quyết định rẽ vào tham quan. Đây là quần thể kiến trúc Chăm Pa có số lượng đền tháp nhiều nhất còn lại ở Bình Định (4 tháp), tiêu biểu cho giai đoạn chuyển tiếp phong cách kiến trúc Trà Kiệu - Bình Định và là trung tâm tôn giáo của 3 thành cổ: thành Thị Nại, thành Cha và thành Đồ Bàn.
Quay trở ra QL1A cũng đã gần 12h trưa nên nhà mình tấp vào 01 quán cơm bên đường gần chợ Đập Đá (An Nhơn, Bình Định) để ăn trưa, lấy sức đi tiếp. Do vừa ghé tháp Bánh Ít nên mình không đi tháp Dương Long nữa mà sẽ đi thăm Bảo tàng vua Quang Trung luôn. Tuy nhiên, bảo tàng mở cửa lại từ 1h30 nên tranh thủ thời gian này, mình tạt vào di tích Thành Đồ Bàn xưa (hay còn gọi là thành Hoàng Đế do Nguyễn Nhạc có thời gian đóng đô ở đây), nơi một thời huyền thoại giờ chỉ còn lại những phế tích như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Phía sâu bên trong thành còn có đặt miếu Song Trung thờ 02 vị trung thần nhà Nguyễn là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
“Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê”
(trích Chế Lan Viên - Điêu Tàn)
...
"...Người xưa đâu, mồ đắp cao nay đã sâu thành hào
Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu
Người xưa đâu? Người xưa đâu?..."
Bảo tàng Quang Trung xứng đáng là 01 điểm tham quan không thể không ghé khi du lịch Bình Định. Với quy mô diện tích 15ha, bảo tàng gồm có tượng đài vua Quang Trung, đền thờ Tây Sơn tam kiệt, khu nhà biểu diễn nhạc – võ Tây Sơn, nhà rông Tây Nguyên, nhà trưng bày vật phẩm và khuôn viên rợp bóng cây xanh.
Nếu để tham quan hết cụm bảo tàng, có thể phải mất 2h tuy nhiên do cũng khá muộn vì còn phải vượt hơn 288km nữa để đến được Hội An nên nhà mình phải rời đi sớm.
Mình vào cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng lúc trời sập tối, lần đầu đi cao tốc này mà lại là ban đêm nên cũng không có ấn tượng gì (à có chăng là ít đèn đường quá). Đến lối ra Hà Lam thì Google dẫn mình xuống QL1A để về Hội An qua lối cầu Cẩm Kim mới. Check in ở khách sạn Vi Khoa Villa ngay cạnh khu phố cổ lúc hơn 7h, sau đó cả nhà ra dạo phố cổ, tìm quán ăn tối. Theo cảm nhận của mình, Hội An có vẻ cũng đã phục hồi khá nhanh chóng sau đại dịch Covid19 vừa qua. Phố cổ rất đông du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, Âu Mỹ có, Hàn có, Ấn Độ có nhưng ít thấy khách TQ.
Hình ảnh Hội An thanh bình lúc sáng sớm hôm sau:
Chỉnh sửa cuối: