Hạng B2
16/10/06
424
4
18
51
HCM
Cảm ơn các bác đã mở mắt cho em, em máu lịch sử Saigon xưa lắm!

Em nghe nói thành Cộng Hoà đã lâu mà không biết nó ở đây. Nhìn qua nó giống mấy dãy nhà trong bệnh viện Grall bác nhỉ... đẹp
 
Hạng F
20/6/05
5.430
269
83
36
lọat ảnh đẹp quá, em cũng thích tìm hiểu về lịch sử, cảm ơn các bác, chúc các bác ngày mới vui vẻ
57.gif
 
Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
pm_ajams nói:
:D, sao em thấy bác pleluu nói nó đối lập quá. này nhé: bác bảo những thứ nấu rượu lậu, phơi rơm trên đường...>>> là hà khắc. sao ngay dưới đó bác lại ủng hộ những việc xấu như đi ngược chiều, đi trên vỉa hè...>>> tự do? rồi bác lại hỏi em muốn "tự do" hay "hà khắc tàn ác". và em nghĩ nếu hà khắc như bác nói thì em đồng tình với hà khắc, chứ chẳng muốn tự do kiểu AQ tung của đâu bác ạ:). mà em chắc nhiều bác nhà mình cũng đồng tình kiểu hà khắc đó:D.
bác giải thích giùm em đi. :D:D

"Hà khắc và tàn ác" là sách nói vậy.
Một xã hội phát triển, chính là nhờ vào pháp luật và việc thực thi pháp luật. Xưa có nhà Tần thực thi pháp luật nghiêm khắc nhờ đó mà nước Tần trở nên hùng mạnh, thống nhất thiên hạ.
Ngày nay nhìn sang các nước phát triển cũng thấy nhờ thực hiện nghiêm pháp luật mà đất nước họ phát triển.
Pháp luật nghiêm đồng nghĩa với việc con người phải bị gò ép vào khuôn khổ. Gò ép vào khuôn khổ thì sẽ khó chịu (nhất là đang sống tự do, vô kỷ luật quen rồi). Khó chịu thì quay sang phá bĩnh, kêu ca.
Trên đời này cái gì cũng có giá của nó. Muốn đất nước phát triển, một bước chân ta đi cũng phải đi cho đúng đường, đỗ cái xe cho đúng chỗ, vứt một mẩu thuốc lá cũng phải đúng nơi quy đinh. Việc nhỏ cũng phải làm cho đúng cho tốt thì việc to mới làm cho đúng cho tốt được. Bán một cân cam, một con gà mà còn gian dối tránh sao khỏi những việc gian dối to lớn hơn.
Xây nhà trong lộ giới đường nhưng lại đòi đền bù, quyền lợi thì đòi cho bằng được (cái này tốt, đúng luật), nhưng lại phơi rơm trên đường như ở sân nhà mình, mũ bảo hiểm không chịu đội. Những việc như vậy không phải là AQ hay sao??
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
13/6/09
53
0
6
Saigon
Được các bác hoan nghênh và bình luận sôi nổi, em xin post tiếp để hầu các bác. Lần này, em sẽ ghi chú cẩn thận để các bác vừa nhâm nhi cafe, vừa ngẫm nghĩ về dân tộc VN xưa:

Miền Trung

Khi mới hình thành, những ngôi làng tại Huế nhìn giống như hình ảnh dưới đây:
annamtourane.jpg

Cam Ranh cuối thế kỷ 19

camranh.jpg

Cảnh buôn bán tại Huế đầu thế kỷ 20
huemarcheauxpoules.jpg

Một con đường mòn, bên hông ngôi đền tại Huế
huepagode.jpg

Đền Tiêu Trí - Huế
huepagodetombeauthieutr.jpg

Phủ Cam _ Huế

huephucam.jpg

Lăng Minh Mạng (Sư phụ em
35.gif

huetombeauminhmang.jpg

huetombeauminhmang1.jpg

Lăng Tự Đức

huetombeautuduc.jpg

Các bác xem đoàn tàu mà Pháp đầu tư tại Vietnam. Hình ảnh này là nhưng ngày đầu đoàn tàu chạy trên tuyến đường sắt tại Huế

huetrain.jpg
 
Hạng B1
13/6/09
53
0
6
Saigon
Tiếp theo là những hình ảnh về các ngành nghề của cha ông ta (tiếc rằng bây giờ một số làng nghề không còn nữa
37.gif


Buôn bán đồ gốm tại Hà Nội
bandogom.jpg

Bán rượu - Hà Nội
banruou.jpg

Bán nước trà
bantra.jpg


Bán trầu cau - Hanoi

bantraucau.jpg

Barbier - Em không thấy có nhân viên nữ và máy lạnh
43.gif

barbier.jpg

Láy ráy tai - Hanoi (Bây giờ có nhiều tiệm em gái đưứng bên phải lấy ráy tai bên trái
033102bebe_1_prv.gif

barbier1.jpg


Hát rong - Hanoi (Bây giờ ngồi nhậu ở bờ kè Saigon cũng có những nhóm hát rong, nhưng hiện đại hơn)

cahat.jpg

Hát - Hanoi
cahat1.jpg


Cắt tóc - Miền Trung

cattoc.jpg

Xẻ gỗ - Hanoi

catgo.jpg


Decoratuer - Hanoi

decorateur.jpg

Nghệ sĩ đàn tranh

dontranh.jpg


Giã thóc để lấy gạo - Hanoi

giagao.jpg

giagaolambot.jpg

Chạm trổ - Hanoi

khacgo.jpg

Lò rèn - Miền Nam
lambanh.jpg


Phu kiệu - Hanoi
phukieu.jpg


Quay tơ

quayto.jpg

Thầy đồ

thaydo.jpg

Thiêu thùa

thieuthua.jpg


Vẽ tranh Đông HỒ

vetranh.jpg


Đốn cây lấy củi
xego.jpg

Bán hàng rong - Saigon
saigonhangrong.jpg
 
Hạng B1
13/6/09
53
0
6
Saigon
Wow! Em nghỉ tay cái đã. Phần sau sẽ post tiếp hình ảnh về Vua Chúa, quan lại và các danh nhân làm nên lịch sử Vietnam. Các bác đón xem.
 
Hạng B2
1/10/09
227
4
0
UNITED NATION
NamHung nói:
Cho mình góp 1 chú thích trong lọat ảnh rất đẹp trên

saigonplacecathedrale.jpg


Tượng Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh (?) chụp trước nhà thờ Đức Bà ~ 1900


Trích Wikipedia: (http://vi.wikipedia.org/w...3%A0_S%C3%A0i_G%C3%B2n)

Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "Hai hình" để phân biệt với tượng "Một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên.
Nhân tiện đây có bác nào giải thích hộ em là tại sao Vua Gia Long lại không lập Hoàng tử Cảnh lên làm vua nối ngôi mà lập Hoàng tử Đảm lên làm vua (Minh Mạng) không?
 
Hạng B1
13/6/09
53
0
6
Saigon
xecanghai nói:
Nhân tiện đây có bác nào giải thích hộ em là tại sao Vua Gia Long lại không lập Hoàng tử Cảnh lên làm vua nối ngôi mà lập Hoàng tử Đảm lên làm vua (Minh Mạng) không?

Dân ta phải biết sử ta,
Nếu mà không biết thì tra Gu gồ.

Em tra xong cho bác đây:

Nguyễn Phúc Cảnh sinh ngày 6 tháng 4 năm Canh Tí 1780 tại Gia Định.
Mùa hạ năm Quí Mão 1783, Nguyễn Phúc Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine tục gọi là Cha Cả) sang Pháp cầu viện, Hoàng tử Cảnh (khi đó mới 3 tuổi) theo làm con tin.


Mùa Xuân năm Tân Dậu, ông bị bệnh đậu mùa và mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (20 tháng 3 năm 1801), hưởng dương 21 tuổi.
Ngày Hoàng tử Cảnh mất, chúa Nguyễn đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được.
Nguyễn Phúc Cảnh được an táng tại Bình Dương (Gia Định). Năm Ất Sửu (1805), ông được truy phong là "Anh Duệ Hoàng thái tử".

Nguyễn Phúc Cảnh mất, để lại một vợ là Tống Thị Quyên và hai con là Nguyễn Phúc Mỹ Đường (tức Hoàng tôn Đán) và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy.
Lược thuật theo Đại Nam chính biên liệt truyện (Sơ tập, quyển 2):

Trước đây, thấy vua (Gia Long) ở ngôi mà tuổi đã cao, các quan liền xin lập ngôi trừ vị trong số đó, có người đề nghị thẳng là nên lập Hoàng tôn Đán nhưng vua không nghe. Sau, Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng), em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh, làm người nối ngôi. Đại Nam chính biên liệt truyện kể tiếp:
Năm Minh Mạng thứ năm (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị. Tống thị vì thế bị (Lê Văn Duyệt) dìm nước cho chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất. Năm Minh Mạng thứ bảy (1826), Mỹ Thùy lại bị quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện, sắp bị đưa cho đình thần nghị tội thì Mỹ Thùy bị bệnh mà mất, lúc ấy chưa có con cái gì .Vua cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng thái tử (tức Hoàng tử Cảnh)... Đến năm thứ tám (1827), đổi phong (Lệ Chung) làm Thái Bình Hầu... Năm Minh Mạng thứ mười bảy (1836), vì sợ con cái của Lệ Chung nhờ cha mà hưởng phúc ấm, nên triều thần lại tiếp tục nghị tội, buộc con trai con gái của Lệ Chung là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm thứ nhân. Mãi đến năm Tự Đức thứ hai (1848), khi Mỹ Đường bị bệnh mất, dòng dõi của Hoàng tử Cảnh mới tạm yên ở phận dân thường.
Việt sử giai thoại có lời bàn:
Thời ấy, có 2 tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Ôi, giá mà Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời ông sẽ yêm thấm biết ngần nào...
 
Last edited by a moderator: