Re:Hội GENTRA - Hội của các Gentleman
Các bác ah, xe em chạy được 11.000km rồi, cũng thấy òa ga sơ sơ(ko biết như vậy là nặng chưa tại chưa đi xe người khác bao giờ). Có đem đi xuống đại lý trị bệnh, họ tháo accu ra vệ sinh xong lắp vô lại. Em có hỏi vì sao bị thì họ nói nó bẩn nên tín hiệu bị nhiễu. Sau khi làm xong thì chạy được một thời gian thì cũng thấy bị lại.
Từ khi em đọc được bài này của bác ngdanthanh bên otofun thì em hiểu rõ nguyên nhân gây ra òa ga. Em làm theo hướng dẫn của bác ấy và chưa thấy bị òa ga trở lại. Em thấy bác ấy giải thích rõ và logic. Nay em chia sẽ bài viết của bác ấy để mọi người tham khảo thêm nha:
"ga là gì?
Có nhiều cụ mới chỉ nghe loáng thoáng chứ chưa biết nó là gì nên em mô tả luôn. Òa ga là hiện tượng giống như ga không tải bị một ai đó vặn lớn lên (nhiều khi lên đến 3000 rpm, thay vì 800), dẫn đến các bất tiện sau:
+ Tốn xăng
+ Ồn ào -> khó chịu
+ Không thể hãm động cơ bằng số -> nguy hiểm khi đi đường đèo, dốc.
2> Nguyên nhân?
Nguyên nhân bắt nguồn từ bộ cảm biến bù ga. Nói chính xác hơn là do lỗi phần mềm, và lỗi này chết ngay ở điều kiện lái xe của ta, nên lỗi xảy ra thường xuyên. Và cũng vì đó là lỗi phần mềm nên các cụ mang cảm biến đi thay đi thay lại (thay phần cứng) cũng không có tác dụng gì.
Nguyên tắc làm việc của bộ bù ga như sau:
+ Nếu tốc độ động cơ > 800 rpm -> không care, không quan tâm.
+ Nếu tốc độ động cơ < 800 rpm, xét tiếp đến hộp số.
++ Nếu đang ở số 1 hoặc số lùi -> không quan tâm
++ Nếu ở các số còn lại: xét đến cảm biến ga.
+++ Nếu chân ga đang bị đạp xuống ở một độ sâu nhất định, nó sẽ hiểu là xe đang phải chịu tải nặng bất thường (đang leo dốc cao chẳng hạn). -> không có chuyện gì xảy ra.
+++ Nếu chân ga ở vị trí thả lỏng: nó sẽ hiểu là xe đang bị thiếu ga ở điều kiện tiêu chuẩn, và nó sẽ tự động tăng ga không tải lên cho đến khi động cơ đủ quay ở tốc độ 800 rpm. Và nếu thời gian đủ lâu, tự nó sẽ nhớ luôn trạng thái này.
3> Vậy lỗi òa ga xảy ra khi nào?
+ Khi các cụ khởi động, hoặc đang đi trên đường đông, bị 2b tạt đầu, phanh không đạp côn..., và thường thì lúc đó đang chạy ở số 2 hoặc 3. Lúc này động cơ máy bị hãm xuống < 800 rpm, và... chế độ bù ga được kích hoạt (mặc dù mọi thiết bị của xe vẫn ở trạng thái bình thường). Điều này dẫn đến ga không tải của xe đã bị đẩy lên một ít.
+ Sau khi bị òa ga ở mức độ nhẹ, nhiều cụ, vì khó chịu, đã tìm cách ép ga xuống bằng cách đi số cao ở tốc độ thấp. Và điều này dẫn đến một hậu quả tồi tệ hơn khi động cơ lại tiếp tục bị hãm xuống dưới 800 rpm ở số cao. Đọc đến đây chắc các cụ cũng hiểu kết quả là gì: chế độ bù ga hoạt động tích cực hơn, và òa ga
từ mức độ nhẹ đã chuyển sang mức độ nặng.
Ở các nước khác, xe cộ tuân thủ nghiêm túc luật lệ giao thông, nên những tình huống vớ vẩn như trên chẳng bao giờ xảy ra. Do đó, bọn họ không thể phát hiện ra lỗi này mà khắc phục.
4> Nếu xe đã bị òa ga thì phải làm sao?
+ Cách 1: mang xe vào hãng, để bọn nó tháo accu ra, vài phút sau lại lắp vào (có thể tự làm ở nhà) -> hết. Việc tháo accu ở đây đồng nghĩa với việc cắt điện mainboard -> xóa giá trị bù ga đã được lưu trước đó.
+ Cách 2: tìm 1 cây cầu tương đối dài và dốc (càng dài càng tốt, nhưng dốc thì cũng vừa phải thôi, đừng dốc quá). Chạy lên cầu với tốc độ chừng 25-30km/h. Khi đang ở nửa dốc (tối đa là 30km/h nhé), chuyển sang số 5,
đạp hết ga. Lưu ý: phải đạp hết ga. Tất nhiên là xe sẽ ì ạch leo lên cầu (nên làm ở chỗ đường vắng, làm ở đường đông dễ bị chửi lắm). Sau khi leo lên đỉnh cầu thì đi bình thường, kiếm chỗ nào dừng xe lại kiểm tra sẽ thấy ga không tải đã giảm hẳn so với trước. Nếu chưa về được 800 rpm thì cứ làm thêm vài lần sẽ được.
5> Sau khi hết òa ga rồi thì làm thế nào để không bị lại?
Quay trở về nguồn gốc của vấn đề: không để động cơ xe ở trong tình trạng chạy dưới 800 rpm khi không có chân ga đệm vào. Nên tính dư ra một chút là 1000 rpm cho an toàn.
Nói cách khác, nếu vì 1 lý do nào đó, bắt buộc động cơ phải quay ở tốc độ dưới 800 rpm thì vui lòng đi số 1, hoặc đạp chân ga vào."
Chúc mọi người hết òa ga như em và yêu mến vợ 2 hơn nữa.^^