Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.476
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Đề nghị các Bác không đặt hàng hôm nay đề Bác Hà có thời gian viết tiếp!
:3dcuoi:
Em đã về tới nhà.

Xưa nay, M6. biết anh Ha là người làm Marketing ... khéo và giỏi!! Nay còn biết thêm anh kể chuyện lôi cuốn và có duyên!!:3dtanghoa:.
Duyên ở đây là sự chân thực !! Chân thực một cách ,.. tinh khiết.. đứng ngoài tất cả những tác động của... quan điểm, đường lối hay... ám ảnh.. của bất cứ người nào, nhóm nào!!



( P/s : Nhắc nhỏ anh .. dù là kể chuyện nhưng khi văn viết ra thì cần kỹ hơn... ví dụ... khi nói về miệng giếng thì hoặc là.. chừng 2m2 hoặc đường kính chừng 2m chứ không có... miệng giếng chừng 2m. Anh thông cảm vì em quen đọc và viết cẩn trọng từ nhỏ:) ).
Chuyện cái miệng giếng: hồi đó nghe người lớn nói " rộng chừng 2 mét ấy chứ" thì biết vậy. Chứ lớp 3 trường làng thì chưa có khái niệm mét vuông. Cũng như cái vỏ quả bom làm kẻng, nó to và dài hơn người chị Sáu học lớp 6. À ... trên "đỉnh" cây gạo cao đầu làng còn có cái chòi quan sát luôn có 1 dân quân đứng cầm ống nhòm quan sát nữa.
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.476
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Kinh thật. Mổ ruột thừa mà cũng phải chửi Mỹ - ngụy với hô khẩu hiệu cho bằng được. Cái xã hội gì mà nhồi sọ dân thấy ớn, đến cả đứa con nít cũng không tha.
1969 thì em từ Ba Lòng Quảng Trị ra tới Hải Phòng. Em chưa được đi học nên chưa bị nhồi sọ. Trong lòng đứa bé lúc đó chỉ có nghe loáng thoáng người lớn, bộ đội nói chuyện với nhau và loa truyền thanh hô khẩu hiệu thui bác à. Em khi đó chưa biết chữ.
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.476
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Đoàn sơ tán của thiếu nhi cơ quan Bộ - nơi Ba , Má chúng tôi công tác ... được đưa về xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây.
Vừa tới nơi, đoàn xe dừng tại cổng làng. Nơi đóvuawf băng qua cánh đồng. Bên trái có cây gạo cổ thụ cực to. Dưới gốc cây treo 1 vỏ quả bom to đùng dùng làm kẻng báo động. Cạnh đó là trạm gác của dân quân. Chân cây gạo còn có cái miếu thờ thổ thần. Trước khi vào tới cây gạo là cái giếng làng to, miệng giếng chừng 2m xây thành bằng gạch, xung quanh là sàn gạch. Nkocws giếng trong vắt. Từ giếng làng nhìn vô: bên phải là ao làng to lắm! Có bến xây gạch bậc bước xuống rồi cái cầu gỗ dài đi ra. Nhìn vô chính diện là đình làng cổ kính có cổng rồng phượng mặt trời. Sân đình rộng mênh mông (dưới mắt đứa trẻ lớp 3). Sân đình này là nơi chúng tôi được tập trung ăn cơm tập thể ngày 2 bữa. BCH trung tâm sơ tán đóng trong đình này.
Chúng tôi được tập trung ở sân đình xếp hàng theo từng lớp tuổi.
"Cô phụ trách" của lớp 3 của tôi rất béo, tóc dài. Tôi nhớ tên cô là Cô Bình.
Chúng tôi chỉ nghe gọi tên là vào hàng. Tôi nhớ là tâm trạng căng thẳng lắng nghe và chấp hành chứ không ai đùa nghịch để người lớn phải quát nạt cả.
Cô phụ trách trao đổi với chỉ huy rồi tay cầm xấp giấy ghi tên từng người, địa chỉ và dẫn chúng tôi đi hàng đôi về thôn.
Chúng tôi ra cổng Đình, rẽ trái và đi ... Bên trái là tường rồi ngõ. bên phải là những rặng tre già che ánh nắng. Cứ 1 đoạn là những cái ao nhỏ, có cái cầu ván nhỏ đi xuống. Nền đường trong thôn từng đoạn lát gạch rộng chừng 40cm. (Giờ nhớ lại đoán thế). Có đoạn là đường đất đắp. Đi chừng lúc lâu nửa tiếng thì cô phụ trách gọi "Ông Tam ơi!" và bảo chị em tôi (tôi và chị Sáu) "Hai cháu ở nhà này. Vào nhận chỗ ngủ đặt ba lô rửa mặt mũi chân tay. Chờ cô gọi thì ra, theo cô quay về đình ăn trưa". Cửa mở. Một cụ ông tóc bạc phơ, mắt kèm nhèm ra . Họ nói với nhau vài câu. Cụ ông nhìn ... chị em tôi đồng thanh "Chúng cháu chào ông ạ!". Ông cười và bảo "Vào đây, theo ông vào đây!". Cô phụ trách lại dẫn các bạn còn lại đi tiếp.
 
Hạng B2
24/1/15
398
381
63
72 là thế hệ "sơ tán" thứ 2 rồi. Những năm ấy, mỗi lần máy bay Mỹ bay vào HN, em nằm trên bờ đê sông Đuống theo dõi từng tốp máy bay (lấp lánh), rồi tên lửa bắn lên...Buuuum! Fire!
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.476
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Chúng tôi được tập trung ở sân đình xếp hàng theo từng lớp tuổi.
"Cô phụ trách" của lớp 3 của tôi rất béo, tóc dài. Tôi nhớ tên cô là Cô Bình.
Chúng tôi chỉ nghe gọi tên là vào hàng. Tôi nhớ là tâm trạng căng thẳng lắng nghe và chấp hành chứ không ai đùa nghịch để người lớn phải quát nạt cả.
Cô phụ trách trao đổi với chỉ huy rồi tay cầm xấp giấy ghi tên từng người, địa chỉ và dẫn chúng tôi đi hàng đôi về thôn.
Chúng tôi ra cổng Đình, rẽ trái và đi ... Bên trái là tường rồi ngõ. bên phải là những rặng tre già che ánh nắng. Cứ 1 đoạn là những cái ao nhỏ, có cái cầu ván nhỏ đi xuống. Nền đường trong thôn từng đoạn lát gạch rộng chừng 40cm. (Giờ nhớ lại đoán thế). Có đoạn là đường đất đắp. Đi chừng lúc lâu nửa tiếng thì cô phụ trách gọi "Ông Tam ơi!" và bảo chị em tôi (tôi và chị Sáu) "Hai cháu ở nhà này. Vào nhận chỗ ngủ đặt ba lô rửa mặt mũi chân tay. Chờ cô gọi thì ra, theo cô quay về đình ăn trưa". Cửa mở. Một cụ ông tóc bạc phơ, mắt kèm nhèm ra . Họ nói với nhau vài câu. Cụ ông nhìn ... chị em tôi đồng thanh "Chúng cháu chào ông ạ!". Ông cười và bảo "Vào đây, theo ông vào đây!". Cô phụ trách lại dẫn các bạn còn lại đi tiếp.
Tôi và chị Sáu theo ông vô nhà.
Ông lững thững dẫn chúng tôi qua cổng vào nhà. Nền gạch từ ngõ qua cổng với 2 cánh cửa gỗ đã cũ lắm rồi. Có 2 mái chữ A. Vào là nền gạch, bên trái là vườn nhãn, chuối có 1 đống rơm to đánh quanh cái cột ở giữa. Bên phải là nền đất, 1 cây nhãn to sum suê lắm. 1 cái hầm trú ẩn chữ A dưới bụi tre tiếp đó. rồi lại bụi tre bao quanh gần vuôn theo bức tường đá ong xưa lắm rồi. căn nhà ngói bên trái lại nhìn xuôi theo hướng từ cổng vào. Chúng tôi rẽ trái vào sân gạch thì trước mặt là gian bếp. Bên trái là nhà ngói quá cũ 2 gian. căn nhà trên 1 thềm cao hơn mặt sân hôn nửa mét.
Ông cụ bước lên nhà qua 3 bậc gạch lẩm bẩm "vào đây vào đây".
Trước mắt chúng tôi là gian thờ, bộ bàn nước 2 băng có dựa , trụ cột rồi tới cái phản gỗ. Ngưỡng cửa vào gian trong tối mờ. xích qua phải có 1 cái chõng tre to kê cạnh 1 cái ... quan tài đỏ sậm sát vách tường. Ông cụ chỉ cái chõng: "Các cháu ở đây nhé!"
Hai chị em tôi nhìn nhau mặt tái mét không còn giọt máu.
 
Chỉnh sửa cuối:
21/9/11
1.696
33.906
113
Hôm nay cháu về, Chắc ông ngoại bận chơi với cháu đợi nó ngủ mới tranh thủ tý. Viết tiếp đi Bác.
 
  • Like
Reactions: Ha Sonata
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.476
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Tôi và chị Sáu theo ông vô nhà.
Ông lững thững dẫn chúng tôi qua cổng vào nhà. Nền gạch từ ngõ qua cổng với 2 cánh cửa gỗ đã cũ lắm rồi. Có 2 mái chữ A. Vào là nền gạch, bên trái là vườn nhãn, chuối có 1 đống rơm to đánh quanh cái cột ở giữa. Bên phải là nền đết, 1 cây nhãn to sum suê lắm. 1 cái hầm trú ẩn chữ A dưới bụi tre tiếp đó. rồi lại bụi tre bao quanh gần vuôn theo bức tường đá ong xưa lắm rồi. căn nhà ngói bên trái lại nhìn xuôi theo hướng từ cổng vào. Chúng tôi rẽ trái vào sân gạch thì trước mặt là gian bếp. Bên trái là nhà ngói quá cũ 2 gian. căn nhà trên 1 thềm cao hơn mặt sân hôn nửa mét.
Ông cụ bước lên nhà qua 3 bậc gạch lẩm bẩm "vào đây vào đây".
Trước mắt chúng tôi là gian thờ, bộ bàn nước 2 băng có dựa , trụ cột rồi tới cái phản gỗ. Ngưỡng cửa vào gian trong tối mờ. xích qua phải có 1 cái chõng tre to kê cạnh 1 cái ... quan tài đỏ sậm sát vách tường. Ông cụ chỉ cái chõng: "Các cháu ở đây nhé!"
Hai chị em tôi nhìn nhau mặt tái mét không còn giọt máu.
Chừng 1 tiếng sau, cô Bình đến gọi "ăn cơm ăn cơm các con ơi!". Chúng tôi mùng như được quà mẹ về chợ. Chỉ mong mau thoát khỏi cái chõng cạnh quan tài. Chỉ mong gặp cô đề đạt nguyện vọng chuyển nhà. (Bởi cô Bình là bạn của chị Hai chúng tôi)
Nói chuyện đó sau. Kỷ niệm tràn về với ... bữa ăn.
Những ngày đó, chúng tôi được ăn su hào triền miên bất tận. Su hào luộc, nước luộc làm canh. Su hào kho nước màu. Su hào thái lát xào. Su hào xắt sợi xào. Su hào nấu canh. lá su hào luộc. Củ su hào phơi khô ... ối giờ ơi ... gần năm chục năm đã trôi qua mà giờ ra Hà Nội ông Gừng mà đãi tôi ăn su hào thì tôi sẽ gởi e-mail kiến nghị BĐH bem nick ổng vĩnh viễn. Tôi hứa đấy!
 
Hạng C
28/2/12
893
2.036
93
HCM city
Năm 1972- Mùa hè đỏ lửa - Cả miền Trung ngập trong khói lửa chiến trận. Ba em là sĩ quan thiết giáp VNCH tối mặt với những cuộc hành quân liên miên. Sau một cuộc hành quân giải toả một căn cứ bị bao vây bất thành, ba em mất liên lạc, bị coi là " mất tích". Em lúc đó 3 tuổi, được mẹ đang mang bụng bầu đứa em thứ hai, dẫn đi khắp các bệnh viện trong vùng để tìm ba. Kể cả nhà xác cũng lục tung, vẫn không thấy ba đâu. Ấn tượng nhất đối với em lúc đó là mùi xi- rum trong bệnh viện, cái mùi ngòn ngọt ấy nó ám ảnh trong tâm trí em một thời gian rất lâu sau này! Một thời gian sau, khi gia đình đã tuyệt vọng thì nhận được tin của ba từ một bệnh viện quân y tuốt tận Đà Nẵng. Thì ra sau khi xe bị vướng mìn, sức ép bắn ba đang ngồi trên pháo tháp văng xuống một đám ruộng gần đó. Ba chỉ bất tỉnh chứ không chết. Sau này mới biết trên chiếc tăng đó chỉ còn sót lại mình ba! Máy bay trực thăng tiếp cứu kiếm được và không hiểu sao lại chở ba em một mạch ra đến một quân y viện ngoài Đà Nẵng trong khi vùng chiến sự là ở Quảng Ngãi. May không má em quẫn trí mà tự tử thì lúc ba em về chắc đúng y theo bài ca: " Sao không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ miền quê..." rồi!