vấn đề là hầu hết nhân viên bây giờ đều méo có tin là họ sẽ được hưởng xứng đáng những gì họ đóng sau khi về hưu khi mà quỹ BHXH cứ liên tục nướng tiền vào những phi vụ làm ăn ngoài ngành rồi lọt vào túi riêng ai đó, sau đó thì cứ tăng phí và tìm cách kéo dài thời gian đóng BHXH để trì hoãn trả tiền cho NLĐ
Nói chung, người am hiểu thì nhận thấy đóng BHXH là canh bạc rủi ro cho cả chủ DN và người lao động nên chẳng thà vẫn đóng theo quy định nhưng phần thực tế nhận thì vẫn theo thỏa thuận
Anh chủ chắc chưa mở cty, mở đi rồi thấy ngoài BHXH ra DN còn hàng trăm hàng ngàn thứ phải gánh,cần có cái nhìn đa chiều mới thấu hiểu nổi khổ của cả 2 bên.
Với DN có hàng trăm đến hàng ngàn vn thì con số " vài đồng " đó khg hề nhỏ .Bắt đóng đầy đủ đúng quy định khg chừng 6 tháng sau sẽ thấy 1 mớ DN phá sản và 1 mớ nv thất nghiệp.
bản thân em tự đóng cho mình cũng ở con số min, chờ đủ 30 năm đóng BHXH để lấy vài ba trăm triệu lúc đó khg chừng đủ mua ổ bánh mì thì thấy mịa lun
Mình đi làm mướn thôi nhưng chủ mình không khôn lõi. Làm có doanh thu thì chấp nhận chia lại hợp lý, đừng có gắng bóp vắt từng đồng kể cả lương hưu của nhân viên (nhiều ít cũng là tiền của người ta). Như vậy thì việc kinh doanh nó bớt rủi ro và tồn tại lâu dài.
Hơn nữa, việc làm đúng còn hạn chế mâu thuẫn quyền lợi và nhiệm vụ của những người như mình, duyệt bảng lương, chấm công và báo cáo các khoản nộp ngân sách nhà nước. (mình chủ trương làm đúng luật để tránh ở tù)
Việc thuê 1 người cũng giống một khoản đầu tư. Khi đầu tư thì các chi phí cố định phải trả là phần dễ nhất để đem lên tính toán xem có lợi tức hay không, ở đây là các khoản phí phải trả. Nên tính vào chứ đừng cắt chỗ này ăn gian chỗ nọ. Thấy khó quá thì tận dụng nhân lực nội tại thì hơn.
Nhiều anh bảo mình chưa làm chủ nên chưa biết. Xin lỗi các anh, nếu doanh thu không đủ cover chi phí thì nên suy nghĩ lại về cách thức làm ăn.