Để hiểu lý do thì cần biết lịch sử tiếng Tàu đi vào Việt Nam.
Tàu thời Xuân Thu - Chiến Quốc có mấy trăm nước chư hầu thuộc về nhà Chu. Đến thời Tần Thủy Hoàng thì gom về một mối và quy định thống nhất về chữ viết, đơn vị đo đạc. Tuy nhiên, vì nguyên nhân văn hóa nên mỗi vùng vẫn giữ nguyên giọng của mình chứ không thống nhất được.
Muốn giao tiếp với người vùng khác thì phải học giọng (tiếng) vùng đó hoặc bút đàm (viết ra giấy).
Theo Đại Việt sử ký thì khoảng thế kỷ thứ 6, Sỹ Nhiếp ở ta đã yêu cầu đưa tiếng Hán làm ngôn ngữ chính thức và lúc đó là thời nhà Đường nên cũng sử dụng giọng của vùng Trường An (Tây An bây giờ). Qua thời gian thì giọng đó bị ngắt khỏi gốc và vì nhiều yếu tố khác nữa nên bị biến âm thành âm riêng của các cụ nhà mình mà các cụ gọi là âm Hán - Việt (Hán là nhà Hán).
Trong khi đó thì tiếng phổ thông của Trung Quốc thực ra lại là giọng của vùng Bắc Kinh. Nơi kể từ thế kỷ 15 đã trở thành thủ đô của Trung Hoa dưới thời nhà Minh. Vì thế phát âm của tiếng phổ thông khác rất nhiều với phát âm Hán - Việt của ta.
Nhưng có điều khá lý thú là thời Đường được coi là thời kỳ văn hóa rực rỡ của Trung Hoa nên đã gây ảnh hưởng lớn đến khu vực xung quanh. Ngoài Việt Nam thì Nhật Bản và Hàn Quốc khi đó cũng áp dụng tiếng Hán và xã hội mình. Do đó khá nhiều chữ trong tiếng Nhật và tiếng Hàn phát âm giống âm Hán Việt. Ví dụ, tôi đi cùng với một ông già người Nhật đi thăm chùa Kim Liên ở Hà Nội thì khi đến cửa chùa thấy ông ấy đọc khá rõ là Kim Liên tự. Hay chữ Huyndai trong tiếng Hàn có nghĩa và đọc gần như từ "Hiện đại" của tiếng Việt hoặc Daewoo là Đại Vũ.
Cảm ơn anh Đỗ Quốc Tuấn về kiến thức này!Để hiểu lý do thì cần biết lịch sử tiếng Tàu đi vào Việt Nam.
Tàu thời Xuân Thu - Chiến Quốc có mấy trăm nước chư hầu thuộc về nhà Chu. Đến thời Tần Thủy Hoàng thì gom về một mối và quy định thống nhất về chữ viết, đơn vị đo đạc. Tuy nhiên, vì nguyên nhân văn hóa nên mỗi vùng vẫn giữ nguyên giọng của mình chứ không thống nhất được.
Muốn giao tiếp với người vùng khác thì phải học giọng (tiếng) vùng đó hoặc bút đàm (viết ra giấy).
Theo Đại Việt sử ký thì khoảng thế kỷ thứ 6, Sỹ Nhiếp ở ta đã yêu cầu đưa tiếng Hán làm ngôn ngữ chính thức và lúc đó là thời nhà Đường nên cũng sử dụng giọng của vùng Trường An (Tây An bây giờ). Qua thời gian thì giọng đó bị ngắt khỏi gốc và vì nhiều yếu tố khác nữa nên bị biến âm thành âm riêng của các cụ nhà mình mà các cụ gọi là âm Hán - Việt (Hán là nhà Hán).
Trong khi đó thì tiếng phổ thông của Trung Quốc thực ra lại là giọng của vùng Bắc Kinh. Nơi kể từ thế kỷ 15 đã trở thành thủ đô của Trung Hoa dưới thời nhà Minh. Vì thế phát âm của tiếng phổ thông khác rất nhiều với phát âm Hán - Việt của ta.
Nhưng có điều khá lý thú là thời Đường được coi là thời kỳ văn hóa rực rỡ của Trung Hoa nên đã gây ảnh hưởng lớn đến khu vực xung quanh. Ngoài Việt Nam thì Nhật Bản và Hàn Quốc khi đó cũng áp dụng tiếng Hán và xã hội mình. Do đó khá nhiều chữ trong tiếng Nhật và tiếng Hàn phát âm giống âm Hán Việt. Ví dụ, tôi đi cùng với một ông già người Nhật đi thăm chùa Kim Liên ở Hà Nội thì khi đến cửa chùa thấy ông ấy đọc khá rõ là Kim Liên tự. Hay chữ Huyndai trong tiếng Hàn có nghĩa và đọc gần như từ "Hiện đại" của tiếng Việt hoặc Daewoo là Đại Vũ.
Hồi nhà Đường thịnh thì thơ Đường phát triển rất mạnh nên sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa - văn học VN là rất rõ ràng. Giờ thì mình đã hiểu vì sao Hán Việt lại có phát âm khác với tiếng Hoa phổ thông.
Còn ảnh hưởng của tiếng Hán vào tiếng Hàn thì mình biết rõ vì cách đây 10 năm khi học tiếng Hàn mình đã đưa ra một vài so sánh:
Kamsa - Cảm tạ
BakHoa - Bách Hóa,
Kangsan - Giang san
Deahak - Đại học
..... và còn nhiều nữa...