Tập Lái
21/12/07
16
0
1
48
Cái ông Vinashin ở ngã tư Lê Duẩn này, toàn bán hàng anh Đào, kiểu dáng thì giống hệt hàng chính hãng. Đợt em cũng máu con CM125 Japan thấy ở đấy bán nó kêu là hàng Đài Loan >70tr nên em không múc, bác nào không để ý là dính chưởng SPHonda Exclusive 125, trên máy là HONDA nhưng ở đầu có chữ SP cách ra 1khoảng k để ý lại tưởng là máy HONDA, bọn này hiểm lắm.
 
Tập Lái
23/8/10
5
0
0
cobra77 nói:
Cái ông Vinashin ở ngã tư Lê Duẩn này, toàn bán hàng anh Đào, kiểu dáng thì giống hệt hàng chính hãng. Đợt em cũng máu con CM125 Japan thấy ở đấy bán nó kêu là hàng Đài Loan >70tr nên em không múc, bác nào không để ý là dính chưởng SPHonda Exclusive 125, trên máy là HONDA nhưng ở đầu có chữ SP cách ra 1khoảng k để ý lại tưởng là máy HONDA, bọn này hiểm lắm.

Sak, thế thì cũng đến bó tay với bọn Vinashin này. Hết bày trò với mấy cái vụ tàu thủy, giờ còn đi ăn cắp bản quyền :|
 
luc
Hạng B2
4/7/10
290
7
0
50tr thì mua PCX cho rồi, xe đó mới đúng là thiết kế cho châu á, mua cái xe dở hơi này thí mua elizabeth cho rồi
 
Hạng B2
30/7/07
334
1
18
Các bác nên đọc bài này trước khi chọn hàng nhái Diamond Blue nhé:

Chuyện cái xe China
images560146_V1.jpg


Tác giả: Thế Đạt

autonet.gif
Cách đây ngót nghét độ hai chục năm, ở ta, cái xe đạp Phượng Hoàng của Trung Quốc cũng được xem là quý lắm. Xe khỏe, đi chắc hơn xe của anh Thống Nhất, Viha. Sau này dân có đi xe máy, ôtô thì lại chả được thế nữa. Nhiều người còn “dị ứng” với mấy chiếc xe “made in China”.

Phải nói là người Trung Quốc tài thật. Nói về tài bắt chước thì đúng là cái vị trí số 1 không ai tranh nổi họ. Thôi thì đủ thứ mặt hàng, “thượng vàng, hạ cám”, từ bóng bẩy sang trọng cho đến bình dân rẻ tiền, từ đồ chơi con trẻ, từ thức ăn, đồ uống hàng ngày đến điện thoại, xe máy, ôtô… cấm có thấy thiếu một thứ gì. Thế mới có chuyện dân nhà ta, chỗ này, chỗ nọ, khi cũ, lúc mới nhiều phen khốn đốn với hàng Trung Hoa. Khi thì nghe nói kem đánh răng gây chết người, khi thì đọc thấy trẻ em nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc, rồi hoành thánh có… thuốc trừ sâu, sữa nhiễm melamine gây sạn thận… đủ cả.

Quay lại chuyện những chiếc xe mới thấy, người Trung Quốc không chỉ tài mà còn rất nhanh nhạy. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná. Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.

images560152_2.jpg
Đã từng có thời điểm xe Dream, Wave Trung Quốc là lựa chọn của nhiều người
(Ảnh mang tính minh họa)
Nhưng rồi, cái thời kì “ăn xổi” của xe Trung Quốc cũng đến hồi cuối. Nghe báo đài nói nhiều về các vụ xì-căng-đan của hàng Trung Quốc, dân ta dè dặt, thận trọng hơn. Xe máy Trung Quốc trước kia nhiều là thế, giờ đi đường thấy cũng thấy vắng. Lòng tin, sự kiên nhẫn sau những năm “làm bạn” với xe Trung Quốc của người tiêu dùng cũng vì thế mà cạn dần.

Hết chuyện xe máy lại đến chuyện ôtô. Dân ta nhiều người có điều kiện, chuyển từ xe hai bánh sang xe bốn bánh. Nghiễm nhiên, tâm lí tiêu dùng cộng với việc bỏ ra một số tiền lớn, người mua xe hơi chẳng dại gì mà lựa chọn những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, cho dù giá có rẻ hơn. Không thể cạnh tranh được về chất lượng, giờ lại không cạnh tranh được về giá, xe Trung Quốc xem ra hụt hơi ở rất nhiều thị trường ôtô khác chứ chả cứ gì ở Việt Nam.

Gặp nhiều, nghe nhiều về hàng Trung Quốc, khiến dân mình thành kiến với xe Trung Quốc. Mà cái thành kiến đó xem ra cũng là hiển nhiên. Cứ đem băn khoăn “Có nên mua xe Trung Quốc không?” mà đi hỏi người này, người nọ, mười người thì đến chín khuyên “Tránh xa!”. Thử hỏi, mấy hãng xe “Trung Hoa anh hùng” định vào Việt Nam làm ăn kiểu gì!?

Bị người tiêu dùng Việt “kiềng” là thế. Danh tiếng của xe Trung Quốc còn bị ảnh hưởng lớn Âu châu, Úc châu. Nhiều người ta, đọc báo Tây mách: “Xe Trung Quốc đâu cũng thấy người ta kêu nhái, kêu ăn cắp kiểu dáng”. Nào là mẫu Peri của hãng Great Wall bị hãng Fiat đâm đơn kiện vi phạm bản quyền thiết kế mẫu Panda, nào là xe của Hãng Geely nhái dáng Phantom. Thậm chí mẫu S11 của Tong Jian còn sở hữu những đường nét pha trộn giữa siêu xe đình đám Audi R8 và phần đuôi của Ferrari. Người Trung Quốc có đủ kiểu nhái, nhiều cách nhái, đủ thể loại nhái, không biết đâu mà lần. Danh sách những chiếc xe “made in China” có kiểu dáng xe Tây, xe Nhật cứ gọi là “soi mỏi mắt, đọc mỏi mồm”.

images560154_1.jpg
Geely hay Phantom?! Mấy năm gần đây, xe hơi Trung Quốc bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, trước là Lifan, mới đây là Chery, rồi BYD. Vừa “mon men” bước chân vào thị trường Việt, mấy anh xe Trung Hoa đã bị người ta “bóc mẽ” là hàng nhái. Riich M1 đến ta mang theo logo nhái logo nổi tiếng thế giới của Bentley cùng với kiểu dáng thiết kế khá giống với Yaris của Toyota. Chiếc xe này khiến nhiều người nếu gặp lần đầu trên đường phố sẽ nhầm tưởng một chiếc Yaris gắn logo Bentley, đặc biệt nhìn từ phía trước.

BYD Auto mới “chân ướt, chân ráo” tiến vào thị trường cũng đã bị cái tiếng cho là đã mô phỏng nhiều sản phẩm của các hãng danh tiếng như Toyota, Lexus. Thậm chí logo của hãng này trước kia còn giống BMW. Chiếc xe F0 mới trình làng, khiến người Việt cảm thấy khá dễ nhận ra bởi nó rất giống Toyota Aygo.

images560155_3.jpg
F0 mới trình làng tại Việt Nam được cho là giống Toyota Aygo Chưa bàn đến chất lượng xe hơi Trung Quốc, nhưng từng ấy lí do khiến xe “made in China” sẽ còn lắm “nhọc nhằn” mới hòng chinh phục được người tiêu dùng Việt. Cái xe China chắc sẽ còn khối chuyện để bàn.
 
Tập Lái
20/11/09
13
0
1
Vụ Diamond Blue- Cán cân luật pháp nghiêng về ai?

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về mẫu xe gây tranh cãi này, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi về mặt pháp lý xung quanh Diamond Blue cùng luật sư Lê Hồng Cảnh, Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn Chính sách Pháp luật – Công ty CP Tư vấn Quốc Gia Việt Nam.
 
Luật sư Cảnh nhận định về mặt chủ quan cảm tính kiểu dáng Diamond Blue có một số chi tiết giống Vespa LX. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, để xác định hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu cần phải căn cứ pháp luật mà cụ thể là quy định trong nghị định 105 ban hành năm 2006 và giấy tờ liên quan do các bên cung cấp. Bên cạnh đó, việc giám định phải được tiến hành bởi một hội đồng giám định có chuyên môn, nghiệp vụ và được pháp luật công nhận.
“Nếu chỉ nhìn 1 chi tiết có cảm giác giống nhưng nhìn tổng thể có giống hay không, nhìn có thể giống nhưng chỉ là cảm nhận chủ quan còn để xác định thì phải có một hội đồng giám định kết luận.” luật sư Cảnh cho hay. Theo quy định, có 3 đối tượng là cơ quan xử lý, chủ thể bị xâm phạm, đối tượng bị cho là xâm phạm có quyền yêu cầu giám định xem một sản phẩm có vi phạm quyền kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu của một sản phẩm khác hay không. Trong trường hợp này, công ty Lisahaka đã yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ giám định và kết luận giám định cho thấy Diamond Blue không vi phạm quyền kiểu dáng công nghiệp của Vespa LX.
Dù vậy, theo luật sư Cảnh, nếu Piaggio Việt Nam đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và không đồng tình với kết luận của Viện khoa học sở hữu trí tuệ thì liên doanh này hoàn toàn có thể kiện hoặc yêu cầu một cơ quan giám định khác tiến hành giám định lại. Trong trường hợp hai kết luận không giống nhau thì có thể sẽ được đưa ra tòa phân định.
Tuy nhiên, nếu Piaggio mới chỉ đăng kí bảo hộ kiểu dáng trên thế giới nhưng không đăng kí ở Việt Nam thì Piaggio không có cơ sở để làm điều này. Ngoài ra, nếu Piaggio Việt Nam và Lisohaka có quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhưng không đăng ký được quyền bảo hộ độc quyền (đối với toàn bộ kiểu dáng hoặc một số chi tiết) thì một đơn vị thứ 3 hoàn toàn có thể đưa ra thị trường một dòng sản phẩm có những nét thiết kế tương tự (và có một số chi tiết khác biệt) mà không vi phạm pháp luật.
Liên quan tới động cơ mang nhãn hiệu Honda, luật sư Cảnh nhận định nếu Lisohaka xuất trình được đầy đủ giấy tờ về nguồn gốc sản phẩm như tờ khai hải quan, hợp đồng mua linh kiện do Honda Sundiro sản xuất… thì việc sử dụng linh kiện mang nhãn hiệu Honda này hoàn toàn hợp pháp.
Nhận xét về tuyên bố của Honda Việt Nam với báo giới, luật sư Cảnh cho rằng đây là một phát ngôn “rất khéo” và mang tính chủ quan của các bên còn để chứng minh tính xác thực thì phải có văn bản giấy tờ liên quan.
“Bên nào xuất trình được giấy tờ liên quan thì bên đó đúng”, luật sư này khẳng định. Nếu Lisohaka có đủ giấy tờ thì động cơ họ nhập từ Honda Sundiro là đúng còn việc Honda Việt Nam hỏi thông tin từ Honda Motor và Honda Sundiro có xác thực hay không phải tùy thuộc vào việc “có văn bản chính thức hay không và ai là người trả lời, người đó có quyền phát ngôn hay không”. Đôi khi, “hỏi một ông bảo vệ trả lời cũng có thể gọi là công ty mẹ trả lời” luật sư này bình luận.
Bên cạnh đó, việc Honda Việt Nam được “ủy quyền bởi Honda Motor để sản xuất, phân phối động cơ và xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda ra thị trường” chỉ là ủy quyền giữa 2 doanh nghiệp. Do đó, Honda Việt Nam không có quyền cấm các doanh nghiệp khác nhập khẩu linh kiện hoặc xe nguyên chiếc từ các công ty Honda trên toàn cầu.
Theo luật sư Cảnh, trên thực tế, do Diamond Blue đã có đủ giấy tờ chứng nhận từ cơ quan chức năng nên mẫu xe này là một sản phẩm hoàn toàn hợp pháp.
 
(Theo vespalx.com)
 
Hạng B2
30/7/07
334
1
18
Re:Vụ Diamond Blue- Cán cân luật pháp nghiêng về ai?

Các bác cứ xem Trung Quốc nhái cả Roll-Royce và Bentley mà vẫn hợp pháp đó, có ai làm gì được nó đâu, nhưng sản phẩm đó có bán được như Rolls-Royce hay Bentley mới là vấn đề. Diamond Blue cũng là một sản phẩm như vậy, có bán được toàn thế giới như Vespa LX không ạ?
 
Hạng D
24/9/10
1.414
403
83
Re:Vụ Diamond Blue- Cán cân luật pháp nghiêng về ai?

TQ bước đầu là nhái, hiện nay có sf riêng, sau này có sf tốt, các bác có đường khác không?
 
Hạng B2
30/7/07
334
1
18
Re:Vụ Diamond Blue- Cán cân luật pháp nghiêng về ai?

Xe máy “hồn” Honda, “da” LX: Phản hồi từ Honda và Piaggio
mail.gif
E-mail
print.gif
Bản để in
cong.gif
Cỡ chữ 
tru.gif
Chia sẻ: 
facebook.gif
twitter.gif
google.gif
yahoo.gif
Linkhay.png

Ý kiến (1213)

KHÁNH HUYỀN - ĐỨC THỌ
16/11/2010 21:02 (GMT+7)
db3.jpg
Diamond Blue đã và đang là mẫu xe gây nhiều tranh cãi.

Honda và Piaggio Việt Nam tổ chức cuộc họp chung nhằm “chia sẻ thông tin” đến báo giới về xe tay ga Diamond Blue
Chiều 16/11, hai nhà sản xuất xe máy là Honda Việt Nam và Piaggio Việt Nam đã tổ chức chung một cuộc họp nhằm “chia sẻ thông tin” đến báo giới xung quanh câu chuyện xe tay ga Diamond Blue.

Tại cuộc họp này, ông Koji Onishi, Tổng giám đốc Honda Việt Nam đã khẳng định “không có bất kỳ mối liên hệ nào với động cơ số hiệu AF14E hay mẫu xe Blue Diamond 125 được nhập khẩu, lắp ráp và bán tại Việt Nam và nhãn hiệu Honda đã bị sử dụng một cách bất hợp pháp cho động cơ AF14E”.

Chứng minh cho khẳng định trên, Honda Việt Nam đã dẫn ra một loạt văn bản trả lời chính thức từ các đơn vị có liên quan.

Trong đó, công văn của Honda Motor Co., Ltd. (Nhật Bản) ngày 26/10/2010 do ông Taro Kobayashi, Trưởng bộ phận Xe máy, Phòng Kinh doanh Hải ngoại số 2 Khu vực châu Á và châu Đại Dương ký, xác nhận rằng Honda Motor chưa từng phát triển, sản xuất hay cấp phép cho bất cứ đơn vị nhận li-xăng nào của Honda Motor trên toàn thế giới bất cứ loại động cơ nào mang ký hiệu “AF14E”.

Vì vậy, không đơn vị nhận li-xăng nào của Honda trên toàn thế giới, bao gồm cả Sundiro Honda (công ty Trung Quốc được cho là đã sản xuất động cơ mang thương hiệu Honda lắp trên xe Diamond Blue - PV) được phép sử dụng tên thương mại hoặc nhãn hiệu Honda để sản xuất động cơ ký hiệu AF14E.

Về phía Công ty Sundiro Honda Motorcycle Co., Ltd (Trung Quốc), công văn do Tổng giám đốc Hiroshi Sekiguchi ký ngày 30/9/2010 cũng xác nhận “Sundiro Honda không sản xuất động cơ Honda ký hiệu AF14E”.

Tại công văn tiếp theo được ký ngày 11/10/2010, Công ty Sundiro Honda Motorcycle Co., Ltd cũng đã xác nhận lại một lần nữa là “chưa từng sản xuất động cơ Honda AF14E và do đó tuyệt đối không cấp Giấy chứng nhận chất lượng số SH001452 cho loại động cơ này”.

Honda Việt Nam cho biết thêm, vào ngày 9/11/2010, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản số 1756/ĐKVN trả lời Honda Việt Nam, trong đó nêu rõ Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản gửi Phòng Tham tán Kinh tế Thương mại Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam và ngày 4/11/2010 trong Công hàm số 348/2010 trả lời của của Phòng Tham tán Kinh tế Thương mại cho Cục Đăng kiểm có thông báo rằng sau khi liên hệ với Công ty Sundiro Honda Motorcycle Co., Ltd., công ty này đã phúc đáp không sản xuất động cơ AF14E mang nhãn hiệu Honda.

Ngoài việc chứng minh động cơ gắn trên xe Diamond Blue “không liên quan gì đến Honda”, vị quan chức đứng đầu Honda Việt Nam cũng tuyên bố “logo Honda được gắn trên động cơ xe Diamond Blue là bất hợp pháp”.

Liên quan đến câu chuyện xe Diamond Blue “nhái” kiểu dáng của dòng xe Vespa LX, Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam, ông Costantino Sambuy, phát biểu “kiểu dáng xe của Piaggio đã và đang bị làm nhái tại Việt Nam khá nhiều, nhưng Diamond Blue là xe đầu tiên bị nhái toàn bộ kiểu dáng. Đây là điều không thể chấp nhận được”.

Tại cuộc họp, vị đại diện nhà sản xuất xe máy đến từ Italia cũng thừa nhận chưa tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp đối với dòng xe Vespa LX.

Tuy nhiên, “Piaggio hy vọng Việt Nam sẽ áp dụng xử lý sự việc theo nội dung Công ước Paris về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ký tại Paris ngày 20/3/1975 để xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm đến việc chỉ dẫn tránh nhầm lẫn về kiểu dáng công nghiệp”, ông Costantino Sambuy nói.


db2.jpg

Honda Việt Nam cung cấp thông tin: Cục Đăng kiểm Việt Nam đang tiến hành thu hồi giấy chứng nhận chất lượng đã cấp cho Diamond Blue.


Liên quan trực tiếp đến mẫu xe Diamond Blue, được biết Cục Đăng kiểm Việt Nam đang tiến hành thu hồi giấy chứng nhận chất lượng đã cấp cho Diamond Blue. Đồng thời, cơ quan này cũng đang yêu cầu Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy và Xe máy Vinashin, đơn vị lắp ráp và phân phối Diamond Blue, tiến hành thu hồi những chiếc xe đã bán ra thị trường.

Tuy nhiên, cũng trong buổi họp mặt báo chí, Trưởng ban bảo vệ Người tiêu dùng thuộc Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), bà Vũ Thị Bạch Nga cho biết hiện tại vẫn chỉ là thông tin từ một phía, và các cơ quan chức năng sẽ xác minh thêm thông tin và thông báo khi có kết luận chính thức.
http://vneconomy.vn/20101...u-honda-va-piaggio.htm