Ấy chết, nhớ giá 2 năm về trước! Còn rờ le thì mình đã nói hổng biết nên chôm về cho bác đọc nhe
" Có nhiều loại rơ le . Cái rơ le AE mình đang trao đổi đây ( liên quan đến đèn còi trên xe hơi đó bác ) thì nôm na cấu tạo của nó có cuộn dây trong có lõi sắt từ , trên có nhiều chân nhưng thường chân 1, 2 là chân cấp nguồn cho cuộn hút . Còn các chân khác đấu tới các tiếp điểm ( thường đóng hoặc thường mở , số lượng tiếp điểm tương đương với số chân ở rơ le trừ đi 2 chân cấp nguồn , tùy theo yêu cầu sử dụng mà mình chọn số tiếp điểm ( chân rơ le tương ứng ) - thường trên vỏ rơ le có sơ đồ ) và A, V tương ứng với công suất thiết bị chịu tải .
Trở lại vấn đề rơ le dùng cho đèn & còi . Nếu không có rơ le thì khi mình bấm còi thì tiếp điềm còi ( nằm trên vô lăng , chỗ mình bấm đó ) sẽ cấp nguồn trực tiếp cho còi với dòng điện tương ứng với công suất của còi . Còn khi có gắn rơ le , mình bấm còi thì cấp nguồn cho cuộn hút của rơ le,cuộn hút lúc này có dòng chạy qua sẽ thành nam châm điện và hút lẫy điều khiển các tiếp điểm tương ứng cấp nguồn cho còi . Dòng qua cuộn hút là rất nhỏ so với dòng cấp trực tiếp khi nhấn còi (trường hợp không có rơ le ) - Cho nên nếu gắn rơ le thì tuổi thọ của nút nhấn còi sẽ lâu hơn, an toàn hơn ( vì thao tác đóng ngắt của rơ le xảy ra trong hộp kín , thời gian đóng cắt nhanh hơn mình bấm trực tiếp bằng tay nên hạn chế sự đánh lửa ( hồ quang ) ."