Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
29/8/07
7.979
27.048
113
Nhìn nó thê thảm quá. Đúng là xót ruột thiệt. Với tình trạng vậy khi đưa vào sử dụng thì ko biết còn đảm bảo chất lượng ko ?
Có bác nào đã alo cho bác Thăng nhờ xử dùm vụ này chưa ?
 
Hạng B2
2/8/12
127
5
18
50
Bác # lo việc đại sự, mấy chuyện này không tới tay bác ấy đâu.

Nhìn nó thê thảm quá. Đúng là xót ruột thiệt. Với tình trạng vậy khi đưa vào sử dụng thì ko biết còn đảm bảo chất lượng ko ?
Có bác nào đã alo cho bác Thăng nhờ xử dùm vụ này chưa ?
 
Hạng D
29/11/06
2.944
39.427
113
54
Nhìn nó thê thảm quá. Đúng là xót ruột thiệt. Với tình trạng vậy khi đưa vào sử dụng thì ko biết còn đảm bảo chất lượng ko ?
Có bác nào đã alo cho bác Thăng nhờ xử dùm vụ này chưa ?

Sao mấy bố thi công ko đặt máy bơm hút nước ra hoặc đục 1 lỗ cho nước chảy đi chứ để năm này tháng nọ như vầy vài bữa mục nát hết ko lẽ đập bỏ, betông cốt thép nhưng vẫn ngán nhất là thấm dột ngập đó, như quả bom cả trăm, cả ngàn tấn nước đặt trên chân ông già run rẩy nhảy lambada :)
 
Hạng F
29/8/07
7.979
27.048
113
Vì mấy bố thi công ko ở chổ đó, mấy bố đâu quan tâm làm gì. Nói chung cái tòa nhà này bây giờ chả thằng nào quan tâm nó sẻ đi về đâu, chất lượng nó ra sao...
Sao mấy bố thi công ko đặt máy bơm hút nước ra hoặc đục 1 lỗ cho nước chảy đi chứ để năm này tháng nọ như vầy vài bữa mục nát hết ko lẽ đập bỏ, betông cốt thép nhưng vẫn ngán nhất là thấm dột ngập đó, như quả bom cả trăm, cả ngàn tấn nước đặt trên chân ông già run rẩy nhảy lambada :)
 
Hạng C
5/2/09
597
4.677
93
gk3ZflvCbURriuIznegBYkxYerayww3SD9bHMdGQPA=w140-h30-p


Đổi không khí, cái này là hầm xe của cao ốc sát cạnh Petrolandmark, mênh mông bàt ngát luôn.

Không hiểu, sao cái hình nó nhỏ xíu, OS bản mới up hình khó quás.
 
Hạng D
29/11/06
2.944
39.427
113
54
Đổi không khí, cái này là hầm xe của cao ốc sát cạnh Petrolandmark, mênh mông bàt ngát luôn.

Không hiểu, sao cái hình nó nhỏ xíu, OS bản mới up hình khó quás.
------------------------------------------------------------------------------------------------------


DSC_0198.JPG


Tiếp bác thêm tấm nữa :)
 
Tập Lái
24/9/13
5
3
3
Dự án Petro VietNam Landmark
Nên tội do chấp hành nghiêm chỉ đạo của cấp trên

09:02 | 19/06/2014
Đằng sau câu chuyện không giao nhà theo đúng cam kết của chủ đầu tư không chỉ là quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà, mà còn là câu chuyện quản lý, mối quan hệ, trách nhiệm pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con… Có việc, công ty mẹ đã bỏ của chạy lấy người, để lại trách nhiệm nặng nề cho công ty con, cũng như hàng trăm nhà đầu tư không biết bấu víu vào ai nhằm bảo đảm quyền lợi của mình ở dự án Petro VietNam Landmark.
Bao giờ được giao nhà?
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Hàn chỉ là một trong hàng chục nhà đầu tư đã tin thương hiệu Tập đoàn dầu khí khi quyết định mua căn hộ tại Petro VietNam Landmark do Công ty cổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí (PVC Land) làm chủ đầu tư. Việc mua bán được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán với sàn giao dịch bất động sản – Công ty Cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVL) Theo thỏa thuận, thời hạn giao nhà vào tháng 11.2011; việc chậm bàn giao căn hộ không được kéo dài quá 6 tháng đối với thời hạn trên; nếu không đóng đúng tiến độ thì bị phạt tới 50% giá trị hợp đồng và cá biệt một số hợp đồng còn ghi là mất luôn toàn bộ số tiền đã đóng trước đó.​
Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành và đã dừng thi công trong một thời gian rất lâu. Dân mua nhà đã rất nhiều lần đề nghị được gặp lãnh đạo của nhà đầu tư thứ cấp PVL nhưng lãnh đạo công ty này luôn né tránh không gặp mặt, còn khi làm việc với chủ đầu tư thì cũng chỉ nhận được cam kết chung chung là sẽ tiếp tục thực hiện dự án, còn bao giờ mới hoàn thành thì chưa biết được do tình hình tài chính của Chủ đầu tư đang rất khó khăn. Bức xúc trước tình trạng chậm giao nhà nhiều dân mua nhà đã cùng nhau kéo xuống dự án và trụ sở của PVL, Chủ đầu tư, thậm chí là trụ sở của Tập đoàn Dầu khí (PVN) giăng băng rôn đòi giao nhà nhưng tình hình dự án vẫn không có chuyển biến, vì vậy sự kêu gọi của các dân mua nhà là vô vọng.​
Công ty con thiệt trăm đường
Dự án Petro VietNam Landmark được đầu tư theo chủ trương của PVN theo Hợp đồng 828/HĐKT-CC14-ĐT ký ngày 2.10.2006 giữa PVN và Công ty Xây dựng số 14 (CC14) thuộc Bộ Xây dựng, sau đó PVN chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPL) - tại thời điểm này là công ty con của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí PV Power trực thuộc PVN - tiếp tục kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của PVN để tiếp tục hợp tác với CC14, đồng thời PVN có chủ trương thay đổi mục đích đầu tư từ nhà ở, biệt thự sang nhà cao tầng và đặt mua 300 căn hộ dự án này của PVPL (theo hợp đồng chuyển nhượng 4171/HĐKT-PVN giữa PVN và PVPL) với giá ưu đãi. Như vậy, nguồn gốc pháp lý của dự án này là hoạt động đầu tư ngoài ngành của PVN. Sau đó PVPL bàn giao lại dự án này cho công ty con là PVC Land tiếp tục triển khai thực hiện. Đến tháng 9.2010 sau khi PVN thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp xây lắp và bất động sản trực thuộc PVN thì PVC Land trở thành công ty con của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC.​
Trong suốt quá trình thực hiện dự án PVC Land gặp rất nhiều khó khăn (nhận lại dự án từ công ty mẹ; sự thay đổi trong phân khúc đầu tư - đối tượng hướng tới của dự án...) và điều kiện bất lợi (suy thoái kinh tế…) nhưng hoàn toàn không nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ PVC, PVN. Điều đáng nói là khi vốn chủ sở hữu của PVC Land đầu tư vào dự án chính là tiền đất dự án (khoảng 155 tỷ đồng) trong khi tổng mức đầu tư khoảng 1.110 tỷ đồìng. Với khả năng tài chính và quy mô vốn của PVC Land (không có vốn lưu động) thì việc thực hiện dự án trên là hoàn toàn quá khả năng. Chính vì thế, nguồn vốn thực hiện dự án hoàn toàn phụ thuộc vào vốn vay tín dụng của ngân hàng (có thời điểm lãi suất lên tới 25%) và tiền thu của khách hàng mua căn hộ, nên khó có thể có sự chủ động trong quá trình thực hiện dự án. Loại trừ những vấn đề liên quan đến suy thoái kinh tế, thì có thể thấy rằng, trách nhiệm của PVN, PVC (công ty mẹ) đến đâu trong việc giao cho một công ty không có nhiều tiềm lực tài chính để thực hiện dự án. Đặc biệt, mặc dù khả năng tài chính của PVC Land là rất hạn chế không đủ để thực hiện dự án Petro VietNam Landmark nhưng sau đó PVN và PVC tiếp tục yêu cầu PVC Land và PVL phải góp vốn mua lại dự án Viện Dầu khí Phía Nam (trước đây do PVN triển khai thực hiện). Và khi PVC Land gặp khó khăn về vốn thì PVN, PVC cũng không hỗ trợ PVC Land rút vốn về để tập trung hoàn thành dự án Petro VietNam Landmark. Hệ quả là những người mua nhà phải chịu thiệt thòi và công ty con rơi vào tình trạng khốn đốn.​
Thực tế, mặc dù được xem là nhanh nhạy trong việc thoái vốn và tái cơ cấu lại đầu tư ngoài ngành, chuyển từ vốn góp của tập đoàn cho các đơn vị thành viên, song nguồn vốn đầu tư ra ngoài ngành của PVN vẫn là con số hàng nghìn tỷ (5.800 tỷ đồng), đứng đầu trong danh sách các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đầu tư ngoài ngành. Dự án Petro VietNam Landmark là một trong khá nhiều dự án đầu tư bất động sản (PVC, Petro Land, PVFC Land, Petro Waco…) của PVN đang bị rơi vào tình cảnh khó khăn, vay nợ ngân hàng, không thể giao nhà đúng tiến độ. Và, với số tiền đầu tư ngoài ngành lên tới 5.800 tỷ đồng, việc thoái vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn không phải dễ, khiến cho việc giải quyết quyền lợi của các công ty con, cũng như người mua nhà càng khó khăn hơn vì khó có thể tìm đối tác, xác định mức giá phù hợp. Đứng từ góc độ của một dự án đầu tư ngoài ngành như dự án Petro VietNam Landmark có thể thấy được sự bất lợi của công ty con, những nhà đầu tư thứ cấp trong mối quan hệ với Tập đoàn, Tổng công ty (mẹ), phải thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng đổi lại khi gặp những khó khăn (có thể chủ quan, khách quan) thì không thấy trách nhiệm của Tập đoàn (mặc dù rất có thể việc chậm tiến độ, hay kinh doanh không hiệu quả của công ty con là có phần lỗi từ Tập đoàn, Công ty mẹ). Và xét ở mối quan hệ với người mua nhà (đối tác đầu tư) thì rõ ràng PVN chưa thực hiện đủ, đúng như cam kết, vi phạm quyền lợi của người mua nhà. Hay chăng là các công ty con chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Tập đoàn, Tổng công ty còn lỗ, lời thế nào tự xoay xở, và nếu công ty con buông thì những người mua nhà sẽ dựa vào ai để đòi lại quyền lợi của mình?​
Được biết, người đứng đầu Tổng công ty mẹ nay đã đi xa. Có người nói ông này đã về làm Chánh văn phòng Bộ Công thương. Không biết có phải vậy không?​
Nhóm điều tra Báo ĐBND
 
Tập Lái
24/9/13
5
3
3
Từ người mua nhà suất ưu đãi thành ngược đãi

Chi 2 tỷ đồng cho suất mua ưu đãi tại PetroVietnam Landmark từ 2010, đến nay bà Giàu vẫn chưa được nhận nhà mà giá thị trường đã rớt tới 30-40%
"Ngày chồng tôi được duyệt suất ưu đãi mua căn hộ, gia đình rất tự hào vì để được chọn phải xét đến thâm niên, cống hiến, chức vụ, cấp bậc... Bao nhiêu tiền dành dụm, chúng tôi dồn vào căn nhà", bà Giàu kể. Chồng bà làm trong ngành dầu khí nên mới được suất mua tại khu chung cư ở quận 2, TP HCM này.

Tiếng là nhà ưu đãi nhưng bà Giàu cho biết giá gia đình phải mua tương đương với thị trường. Đã vậy chưa đầy một năm sau khi mua căn hộ, giá trên thị trường giảm giá từ 21,36 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 15,5 triệu đồng mỗi m2. Tháng 10/2011, Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí tuyên bố bán tháo vì áp lực trả nợ.

Đến đầu năm nay, có người còn mua được các căn hộ ở đây với giá 13-14 triệu đồng mỗi m2.

"Chúng tôi chờ mãi không thấy nhà, giá lại rớt 30-40% nên mất ăn mất ngủ như ngồi trên lửa, cầu cứu, kiến nghị khắp nơi. Khi vỡ lở ra suất mua căn hộ ưu đãi này thực chất chỉ là... ngược đãi thì đã muộn", bà Giàu than thở.
resize_nha-uu-dai-20140628084118878.jpg


Dự án Petro Vietnam Landmark quận 2 vẫn đình trệ khiến hàng trăm khách hàng đứng ngồi không yên. Ảnh: Vũ Lê

Ông Hùng, cán bộ có thâm niên ngành dầu khí cũng mua một suất ưu đãi dự án này từ năm 2010, đóng tiền tỷ và rơi vào cảnh mắc cạn. "Tôi chỉ mong sớm được nhận nhà, bao nhiêu lỗ lã gạt hết sang một bên. Nếu biết trước suất ưu đãi thành ra kết cục này, chắc không ai can đảm lao vào", ông Hùng bộc bạch.

Theo tài lài liệu VnExpress.net thu thập được, khách hàng được duyệt mua ưu đãi dự án PetroVietnam Landmark lên đến hàng trăm người cả ở TP HCM và Hà Nội. Ngoài ra, số khách hàng mua căn hộ này vào thời điểm chủ đầu tư đại hạ giá gần 30% năm 2011 cũng lên đến hàng chục người.

Công ty TNHH đầu tư phát triển Đông Hàn quyết định rót tiền mua căn hộ Petro Vietnam Landmark vì dự án này đại hạ giá 30% trong năm 2011. Thời điểm này, căn hộ chung cư ở quận 2 có giá 15,5 triệu đồng mỗi m2 là hàng hiếm, giá hời nên nhiều nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền.

* Hậu trường đại hạ giá căn hộ của Địa ốc Dầu khí

Theo quy định của chủ đầu tư, khách hàng mua nhà bán tháo đợt này phải thanh toán 100% giá trị căn hộ. Vì thế, dù dự án chưa bàn giao, Công ty Đông Hàn đã dốc hầu bao đóng 7,4 tỷ đồng để gom 3 căn hộ, rồi sớm thất vọng vì đến nay dự án vẫn ì ạch. "Chúng tôi mua do thấy giá rẻ nhưng cũng vì uy tín của ngành dầu khí nữa. Vậy mà chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn sẽ bàn giao nhà mà gần 40 tháng qua tất cả chỉ là lời hứa", đại diện Công ty Đông Hàn cho hay.

Trung tuần tháng 4/2014, tại phiên tòa xét xử khiếu kiện của khách hàng, đại diện chủ đầu tư dự án PetroVietnam Landmark tuy khẳng định sẽ nỗ lực hoàn thiện dự án nhưng không thể xác định thời gian bàn giao nhà cụ thể.
resize_nha-uu-dai%201-20140628084136361.jpg


Quá thất vọng về chủ đầu tư, khách hàng mua dự án PetroVietnam Landmark treo bảng tố cáo doanh nghiệp và đòi nhà trước trụ sở của PVC Land. Ảnh: Vũ Lê

Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực phân tích: "Lẽ ra người mua nhà cần phải lường trước kịch bản không mấy sáng sủa khi mang tiền đổ vào các suất đầu tư này. Nguyên tắc bất di bất dịch là đã bán đổ bán tháo hay ưu đãi thì đều có xác suất rủi ro cao".

Theo ông Đực, chủ đầu tư có lỗi nhưng trước tiên khách hàng cần phải tỉnh táo bảo vệ quyền lợi của mình. Trong điều kiện thị trường khó khăn, ế ẩm, tài chính của chủ đầu tư trục trặc, nợ ngân hàng bủa vây, doanh nghiệp bất động sản buộc phải tìm đến các gói kích cầu như một giải pháp cấp bách là điều tất yếu. Chẳng may rủi ro đã vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nên mới dẫn đến câu chuyện người mua đóng đủ tiền nhưng dự án vẫn chưa xây xong.

"Trong giai đoạn khủng hoảng, cách duy nhất để hạn chế rủi ro cho người mua nhà là khách hàng phải tìm hiểu thật kỹ dự án cũng như chủ đầu tư để chọn mặt gửi vàng", chuyên gia này khuyên.

Tổng giám đốc Công ty địa ốc Nam Việt, Phùng Văn Năng khuyến cáo trong giai đoạn nhạy cảm (doanh nghiệp hôm nay là đại gia ngày mai có thể thành con nợ), khách hàng nên thận trọng khi mua nhà hình thành trong tương lai. Cách an toàn nhất là mua nhà đã hoàn thiện có thể vào ở ngay. Cách thứ hai cũng ít rủi ro là chọn mua dự án xây đúng tiến độ, có cam kết ngày bàn giao trong tương lai gần.

"Các gói ưu đãi, hạ giá chỉ để tham khảo chứ không phải là yếu tố quyết định mua căn hộ. Những thông số cần cân nhắc là vị trí, hạ tầng, chất lượng, tiến độ xây dựng, uy tín và năng lực tài chính của chủ đầu tư... rồi mới đến giá cả và khuyến mãi", ông Năng nhấn mạnh.
 
Status
Không mở trả lời sau này.