Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
5/6/13
158
209
43
Dự án Petrolandmark, “Thượng đế” ngồi trên đống lửa

http://tinnhanhchungkhoan.vn/bds-ph...mark-thuong-de-ngoi-tren-dong-lua-103646.html
(ĐTCK) Bỏ ra cả tỷ đồng những mong được sở hữu “căn hộ trong mơ”, nhưng hơn 4 năm qua, hàng trăm khách hàng của Dự án Petrolandmark (phường An Phú, quận 2, TP. HCM) vẫn chưa nhận được nhà. Các “Thượng đế” như ngồi trên đống lửa, còn chủ đầu tư thì thản nhiên công bố: hết vốn và nợ nần!
Nỗi khổ mang tên Petrolandmark
Bốn năm qua, hàng trăm khách hàng mua căn hộ Dự án Petrolandmark nhiều lần căng băng rôn, khẩu hiệu trước trụ sở chủ đầu tư để đòi nhà, cũng như “đội đơn” tố cáo chủ đầu tư suốt từ Nam chí Bắc, nhưng mọi sự chẳng có chuyển biến gì. Hy vọng được giao nhà ngày càng mờ mịt, mà nguy cơ tiền mất, nợ mang lại rõ ràng hơn.
Theo phản ánh của một số khách hàng, vào khoảng đầu quý II/2011, họ ký hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Theo cam kết trong hợp đồng, chậm nhất là cuối năm 2011, chủ đầu tư tiến hành bàn giao nhà. Hồi đầu, chủ đầu tư còn khất lần khất lượt, nhưng đến giờ thì họ không còn hẹn ngày bàn giao.
Ông Trần Quốc Tuấn (quận Tân Bình, TP. HCM) cho biết, ông mua căn hộ vì thấy chủ đầu tư giới thiệu đây là dự án cao cấp, không chỉ thiết kế căn hộ đẹp với giá cả hợp lý, mà còn có các công trình tiện ích đi kèm như hồ bơi, nhà hàng, trung tâm thương mại, “mang đến cho khách hàng phong cách sống hiện đại và đẳng cấp”.
“Quả thực, khi tới thăm căn hộ mẫu, chúng tôi cũng nghĩ đây là căn hộ trong mơ của mình. Trong khi đó, chủ đầu tư cũng là doanh nghiệp có tên tuổi, nên chúng tôi không ngần ngại bỏ tiền ra mua. Nào ngờ…”, ông Tuấn than thở.
Ông Lê Xuân Hiếu (quận Gò Vấp, TP. HCM) cũng bức xúc cho biết: Đầu tháng 9/2011, đến thăm quan Dự án, thấy phần thô được thi công gần xong, lại nghe chủ đầu tư cam kết như đinh đóng cột là chậm nhất đến giữa năm 2012 sẽ giao nhà, nên gia đình ông gom góp, vay mượn khắp nơi để mua căn hộ tầng 10 với giá hơn 1,5 tỷ đồng và nộp luôn 2% phí bảo trì chung cư. Tổng cộng, ông Hiếu đã nộp cho chủ đầu tư hơn 1,6 tỷ đồng, nhưng đến nay, căn hộ vẫn chẳng thấy đâu!


Khách hàng Dự án Petrolandmark họp để yêu cầu chủ đầu tư giao nhà – ẢNh: Tăng Triển
Ai là chủ đầu tư thực sự của Petrolandmark?
Petrolandmark gây tai tiếng trên thị trường như vậy, nhưng đến nay, ai là chủ đầu tư thực sự của dự án vẫn là điều nhiều người thắc mắc. Ngay cả người trong cuộc, những khách hàng của dự án này, khi trò chuyện với phóng viên Đầu tư Bất động sản, cũng tỏ ra khá mơ hồ về chủ đầu tư, người bảo đó là CTCP Địa ốc Dầu khí (PVL), người lại nói đó là CTCP Bất động sản xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land). Tìm hiểu mới thấy, quả thực, pháp nhân tham gia dự án này cũng hết sức lằng nhằng.
Theo Công văn số 143A/BC-PVC Land do CTCP Bất động sản xây lắp Dầu khí Việt Nam gửi Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) ngày 14/8/2014 báo cáo về tình hình Dự án Petrolandmark, tiền thân của dự án này là dự án văn phòng, chung cư An Phú, có nguồn gốc từ việc hợp tác đầu tư xây dựng và chuyển nhượng giữa Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) và CTCP Xây dựng số 4 (CC14) làm chủ đầu tư. Ngày 2/10/2006, PVN đã có Hợp đồng số 828/HĐKT – CC14 – ĐT nhận chuyển nhượng dự án này từ CC14 với mục đích đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, nhà ở cho cán bộ, công nhân viên Tập đoàn. Đến ngày 13/6/2008, PVN đã chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ của Dự án cho công ty thành viên là PVL, thay đổi mục đích đầu tư từ nhà ở biệt thự sang nhà cao tầng và đặt mua 300 căn hộ từ dự án này của PVL với giá ưu đãi.
Để thực hiện Dự án, từ năm 2007 – 2008, PVL đã thực hiện các công việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư… Riêng nội dung xin thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng đã thực hiện thông qua ủy quyền của CC14. Tuy nhiên, hồ sơ xin phê duyệt dự án bị ách lại do không đáp ứng điều kiện (do thời điểm này, CC14 vẫn đứng tên chủ đầu tư dự án, nhưng chỉ có vốn điều lệ 30 tỷ đồng). Để giải quyết vấn đề này, quý I/2009, PVL và CC14 thành lập CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam Phương Nam – PVPLS (nay là PVC Land), với vốn điều lệ 200 tỷ đồng; trong đó, CC14 đăng ký góp 102 tỷ đồng, chiếm 51% cổ phần, PVL góp 88 tỷ đồng, chiếm 44% cổ phần.
Sau đó, PVL mua lại toàn bộ cổ phần của CC14 theo giá trị thỏa thuận bồi thường chuyển nhượng dự án. Khi đó, vốn góp của Công ty mẹ PVL là 190 tỷ đồng/200 tỷ đồng, được xác định trên cơ sở tiền đất, lãi vay và chi phí khác liên quan đến dự án mà PVL đã thanh toán cho CC14.
Tới tháng 9/2010, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) nhận chuyển nhượng 100 tỷ đồng vốn cổ phần của PVL tại PVC Land. Tới tháng 12/2010, PVC Land chính thức trở thành đơn vị trực thuộc của PVC với tỷ lệ vốn góp của PVC là 40%. Ngày 10/6/2011, PVC tiếp tục nhận chuyển nhượng 5 triệu cổ phần PVC Land từ PVL và đến ngày 2/7/2012, PVC tiếp tục nhận chuyển nhượng 1,56 triệu cổ phần PVC Land từ PVL. Tới nay, tỷ lệ sở hữu của PVC tại PVC Land chiếm tới 76,35%.


Khách hàng Dự án Petrolandmark giăng băng rôn đòi nhà – Ảnh: Tăng Triển
Chủ đầu tư ngập trong nợ nần
Theo báo cáo của PVC Land, Dự án Petrolandmark gồm 418 căn hộ, với tổng giá trị 1.028 tỷ đồng, đến nay đã bán được 412 căn, thu về 739,5 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo này, tính đến giữa tháng 8/2014, tổng giá trị đầu tư vào Dự án (gồm tiền mua đất, tư vấn đầu tư, xây lắp, thiết bị…) là hơn 892 tỷ đồng. Điều khó hiểu ở đây là, mặc dù tổng giá trị đầu tư chỉ khoảng 892 tỷ đồng, nhưng PVC Land báo cáo đã thanh toán tạm ứng cho các nhà thầu hơn 909 tỷ đồng!?
Cũng theo báo cáo của PVC Land, để tiếp tục đầu tư hoàn thiện Dự án, doanh nghiệp này cần số vốn lên tới 414,13 tỷ đồng. Tuy nhiên, với tình trạng tài chính bi bét như hiện tại của chủ đầu tư, chưa biết đến bao giờ dự án này mới có tiền hoàn thành. Chỉ riêng tại Ngân hàng TMCP Liên Việt (Chi nhánh TP. HCM), tính đến ngày 13/8/2014, Công ty đang có khoản nợ quá hạn lên tới hơn 191 tỷ đồng (gồm cả gốc và lãi). Ngân hàng Liên Việt đã có đơn khởi kiện PVC Land ra TAND quận 1, TP. HCM để thu hồi các khoản nợ trên.
Càng đi sâu tìm hiểu, phóng viên càng phát hiện ra nhiều vấn đề. Không chỉ chủ đầu tư không có khả năng tài chính để hoàn thiện, mà thủ tục pháp lý của dự án cũng chưa được hoàn thiện. Mặc dù được xây dựng bề thế với 4 tòa cao ốc từ 17 – 21 tầng, nhưng Dự án vẫn chưa đóng tiền sử dụng đất. Có thể thấy, những rủi ro mà khách hàng Petrolanmark phải đối mặt là rất lớn.
Theo Tăng Triển
Báo Đầu tư Bất động sản

http://petrovietnamlandmark.org/
 
Hạng B2
5/6/13
158
209
43
Petrovietnam Landmark – Mỗi cấp tòa tuyên một kiểu

http://nld.com.vn/phap-luat/moi-cap-toa-tuyen-mot-kieu-20141008223220264.htm
Thứ Tư, 22:47 08/10/2014
Tòa án cấp sơ thẩm và luật sư cho rằng việc cấp phúc thẩm tuyên “trả hồ sơ để định giá tài sản” là sai nguyên tắc tố tụng dân sự và gây bất lợi cho nguyên đơn

Mới đây, TAND TP HCM xử phúc thẩm đã tuyên hủy bản án dân sự sơ thẩm vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ dự án Petro Vietnam Landmark (PVL, quận 2) giữa khách hàng Trần Thị Châu Giang (ngụ quận 3) với chủ đầu tư – Công ty CP Bất động sản (BĐS) Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land, quận 3).
13-chot-98b53.jpg

Dự án PVL mới thi công xong phần thô rồi “đắp chiếu” hơn 2 năm nay Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, tháng 4-2014, TAND quận 2 xét xử sơ thẩm đã tuyên hủy hợp đồng mua bán căn hộ, buộc PVC Land phải hoàn trả hơn 1,9 tỉ đồng mà khách hàng đã thanh toán và hơn 402 triệu đồng lãi suất do chậm giao nhà.
Lừa dối khách hàng
Tháng 3-2010, vợ chồng bà Giang ký hợp đồng mua bán căn hộ PVL thông qua sàn giao dịch BĐS chi nhánh Công ty CP BĐS Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power Land) do PVC Land ủy quyền. Theo hợp đồng, bà Giang phải thanh toán hơn 2 tỉ đồng để mua căn hộ 101,82 m2, PVC Land cam kết giao nhà vào quý IV/2011. Tháng 10-2011, bà Giang thanh toán 100% giá trị hợp đồng (được chiết khấu 5%) với số tiền hơn 1,9 tỉ đồng. Do chủ đầu tư chậm giao nhà, ngày 1-10-2012, bà Giang khởi kiện ra TAND quận 2 yêu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán, PVC Land phải hoàn trả toàn bộ phần giá trị căn hộ mà bà Giang đã thanh toán, đồng thời trả lãi do chiếm dụng vốn trái phép.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Giang cung cấp công văn của Thanh tra Sở Xây dựng TP xác nhận ngày 12-10-2010, PVC Land mới thi công xong phần móng và tầng hầm; PVC Land tiến hành huy động vốn trước khi có quyết định giao đất và thi công xong hạng mục phần móng công trình. UBND quận 2 cũng xác nhận: “Ngày 6-9-2010, UBND quận 2 phối hợp với các đơn vị liên quan bàn giao ranh mốc dự án cho chủ đầu tư”. Như vậy, so với thời điểm bà Giang ký hợp đồng mua căn hộ (ngày 22-3-2010), 6 tháng sau, PVC Land mới nhận ranh mốc dự án và 7 tháng sau mới thi công xong phần móng.
HĐXX TAND quận 2 nhận định PVC Land không thông báo việc chưa được giao đất, dự án chưa thi công xong phần móng đã rao bán căn hộ là “lừa dối khách hàng”, vì vậy hợp đồng mua bán căn hộ vô hiệu.
Định giá tài sản chưa hoàn thành (?)
Tuy nhiên, xét xử phúc thẩm, TAND TP cho rằng cấp sơ thẩm không định giá tài sản (căn hộ) mua bán để giải quyết hậu thiệt hại của hợp đồng vô hiệu là không đúng quy định; buộc PVC Land trả cho nguyên đơn (bên mua) toàn bộ số tiền đã thanh toán và tiền lãi theo lãi suất chậm là không đúng căn cứ. Để làm cơ sở bồi thường thiệt hại chấm dứt hợp đồng vô hiệu, cấp phúc thẩm yêu cầu: “Trường hợp căn hộ chưa xây dựng hoàn thành không định giá được thì việc xác định giá có thể dựa trên cơ sở căn hộ tương tự tại địa bàn hoặc khảo sát trên thị trường để xác định giá tại thời điểm xét xử”.
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, khẳng định: “Là đơn vị kinh doanh BĐS, PVC Land đương nhiên phải biết việc mình chưa có đủ điều kiện ký kết hợp đồng bán căn hộ nhưng vẫn tổ chức rao bán và ký kết hợp đồng với khách hàng. Do đó, cấp sơ thẩm xác định PVC Land là bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu là phù hợp”.
Ngoài ra, theo luật sư Hậu, vì đối tượng của hợp đồng mua bán căn hộ giữa các bên là tài sản hình thành trong tương lai, tại thời điểm xét xử căn hộ vẫn chưa tồn tại trên thực tế. Vì vậy, việc xác định giá trị chênh lệch để tính phần bồi thường theo quy định tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 là không khả thi. Cấp sơ thẩm xác định phần bồi thường dựa trên việc tính tiền lãi theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước 9%/năm trong trường hợp này là phù hợp với quy định pháp luật khi bên bán đã nhận tiền thanh toán của bên mua.
“Tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm vì lý do phải xác định giá trị căn hộ để giải quyết phần bồi thường là không phù hợp, tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp tục chiếm dụng vốn của người mua nhà” – luật sư Hậu nói.

Nhiều khách hàng kiện PVC Land

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về bản án sơ thẩm đã tuyên trong vụ kiện này, ông Phùng Văn Hải, Chánh án TAND quận 2, khẳng định bản án sơ thẩm đã tuyên chặt chẽ và hợp lý.
“Cấp phúc thẩm yêu cầu định giá tài sản là không phù hợp trong trường hợp này vì dự án chưa hoàn tất, mới xây xong phần thô. Nếu lấy những dự án tương tự nằm kề cận làm cơ sở định giá cũng khó thực hiện vì mỗi dự án có tiện ích, cơ sở hạ tầng, chất lượng… khác nhau, làm sao có giá “chuẩn” để làm cơ sở định giá? Hơn nữa, nguyên đơn không kiện yêu cầu chủ đầu tư trả lại căn hộ thì tòa không thể tuyên bị đơn trả lại căn hộ cho nguyên đơn” – ông Hải phân tích.
Ông Hải cho biết TAND quận 2 đang thụ lý nhiều đơn của các khách hàng khác kiện PVC Land chậm giao căn hộ dự án PVL.
Q.Hiền


VÕ LÊ
 
Hạng B2
5/6/13
158
209
43
PVL: “Hấp hối” chờ ngày… phán quyết? Tin liên quan Petrovietnam Landmark

http://vietstock.vn/2014/10/pvl-hap-hoi-cho-ngay8230-phan-quyet-737-369059.htm
PVL: “Hấp hối” chờ ngày… phán quyết?

Bên cạnh khoản lỗ lũy kế tính đến 30/06/2014 đã lên đến 188 tỷ đồng, CTCP Địa ốc Dầu Khí (HNX: PVL) hiện phải đang đối mặt hàng tá những khó khăn nối đuôi nhau. Chỉ còn vài tháng ngắn ngủi liệu PVL có đủ sức để bật dậy sau vết trượt dài hay sẽ tiếp tục “hấp hối” chờ ngày… “án tử" niêm yết được phán quyết?

sale-down-man-sad-face-34600082.jpg

Vết trượt dài
Tính đến cuối năm 2013, PVL đã có 2 năm lỗ liên tục. Lỗ lũy kế kết thúc quý 2/2014 ghi nhận trên BCTC hợp nhất soát xét đã lên đến 188 tỷ đồng, chiếm đến 37% vốn điều lệ (500 tỷ đồng). Với kết quả này, PVL đang đối mặt với khả năng sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định. Để “thoát án tử” thì trong vài tháng ngắn ngủi tới đây PVL buộc phải có lợi nhuận sau thuế nhiều hơn 9 tỷ đồng nhằm bù đắp khoản lỗ tương ứng nửa đầu năm. Với những dự án lớn vẫn còn “trì trệ” cùng với tình trạng khát vốn như hiện tại, mục tiêu này sẽ không hề dễ dàng đối với PVL.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
PVL-1KQKD-bieu-do.PNG

Nguồn: VietstockFinance{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Cụ thể, nếu ngoại trừ quý 1 năm nay (do giá vốn bằng 0 khiến lợi nhuận gộp quý 1/2014 đạt 147 triệu đồng) đơn vị này đã có đến 6 quý liên tục kinh doanh dưới giá vốn và phải “ngậm ngùi” ghi nhận lỗ gộp. Bên cạnh đó từ đầu năm 2013 đến nay, trong cơ cấu doanh thu của PVL chỉ còn “lẻ bóng” mỗi mảng cung cấp dịch vụ.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
PVL-2Doanh-thu-bieu-do.PNG

Nguồn: VietstockFinance{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Nếu xét lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, PVL đã ghi nhận số âm liên tiếp lên đến… 12 quý. Và nếu không có khoản hoàn nhập dự phòng lớn ở chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý 2/2011 thì chuỗi lỗ “bét nhè” của PVL có thể sẽ trượt dài hơn. Điểm lại trong quá khứ, sau khi đủ tiêu chuẩn có lãi 2 năm liên tiếp (2008 và 2009) để lên sàn vào 2010, thì cũng vào năm này đánh dấu sự trượt dốc không phanh của PVL.
Bởi thế từ lúc niêm yết (15/04/2010) đến nay giá cổ phiếu PVL đã lao dốc mạnh, kết phiên 07/10 hiện chỉ còn 4,300 đồng.
Biến động cổ phiếu PVL từ khi niêm yết đến 7/10/2014

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
PVL-3bieu-do-gia4.png

Nguồn: VietstockFinance{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù giá trị sổ sách của PVL còn gần 6,500 đồng/cp nhưng giá cổ phiếu PVL giao dịch chỉ dao động 4,000 – 5,000 đồng, tức là dưới góc nhìn của nhà đầu tư, họ đã “trả giá” thấp hơn 30% so với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp.
Điểm sáng duy nhất của cổ phiếu này chính là khả năng thanh khoản cực kỳ tốt, khối lượng giao dịch bình quân trên 1 triệu đơn vị trong một năm qua.
Từ giữa năm 2012 đến nay, hàng loạt các cổ đông lớn đã “tháo chạy” khỏi PVL như Tổng CTCP Phong Phú, Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC nay là PVcombank). Trong đó, PVcombank đã bán mạnh hơn 1.1 triệu cp PVL gần đây, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 4%. Ngay cả chính Tổng CTCP Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (HNX: PVX) công ty mẹ của PVL, nắm giữ 14 triệu cp PVL, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 28%, đầu năm 2014 cũng đã lên tiếng sẽ thoái sạch vốn.
“Cụt” mảng kinh doanh chính
Theo tìm hiểu của người viết, mảng kinh doanh chính là bất động sản của PVL đã “cụt” từ cuối năm 2011 do khó khăn trong việc triển khai và phân phối các dự án, đặc biệt là 2 dự án đầu tư kỳ vọng mang lại nguồn thu lớn cho PVL là dự án quận 2 PetroVietnam Landmark và dự án Linh Tây, Thủ Đức PetroVietnam Greenhouse.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
PVL-4Petrovietnam-Landmark.jpg

Dự án “bánh vẽ” PetroVietnam Landmark{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Trong đó, với dự án PetroVietnam Landmark quận 2, PVL đã “chơi đẹp” trả trước cho phía người bán – chủ đầu tư là CTCP Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC-Land) hơn 248 tỷ đồng theo tiến độ mua 139 căn hộ (tổng giá trị hợp đồng 346 tỷ đồng) và nhận được lời hứa hẹn sẽ bàn giao vào cuối năm 2011. Nhưng do gặp vấn đề về đối tác thầu xây dựng và khó khăn về vốn, phía PVC-Land đã “chây ỳ” nhiều lần, khiến không ít nhiều người mua nhà bức xúc đã đến tận dự án để khiếu nại. Được biết, hơn 4 năm xây dựng đến nay dự án đã xây dựng xong phần thô với tổng giá trị thực hiện hơn 892 tỷ đồng, muốn hoàn thành phải cần thêm 414 tỷ đồng.
Chính điều này cũng mang lại không ít khó khăn cho PVL, do một lượng tiền lớn bị “ứ đọng” tại dự án này. Việc giao căn hộ cho khách hàng đặt mua cũng vì thế lâm vào ngõ cụt. Trong lần trao đổi với báo giới thời gian gần đây, đại diện chủ đầu tư PVC-Land thú nhận đã mất khả năng thực hiện do hết vốn.
Theo BCTC soát xét bán niên, căn cứ vào thực tế chuyển nhượng đã thực hiện của dự án này, HĐQT PVL xác định và ghi nhận dự phòng khoản lỗ khoảng 45 tỷ đồng. Được biết cuối năm 2013 khoản lỗ dự phòng này lên đến gần 80 tỷ đồng, nhưng đã được điều chỉnh giảm gần một nửa trong BCTC bán niên 2014.
Lý lẽ “lập dự phòng với khoản lỗ trong tương lai” của lãnh đạo PVL là thế nhưng trong cả hai BCTC (2013 và 6T/2014) phía đơn vị kiểm toán đều cho rằng việc ghi nhận số lỗ trên chưa phù hợp về thời điểm ghi nhận theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định.
Ngoài khoản đầu tư trên, liên quan đến PVC-Land hiện PVL còn ghi nhận gần 44 tỷ đồng khoản hợp tác xây dựng, khai thác tòa nhà văn phòng PetroVietnam Landmark, và đầu tư tài chính dài hạn 24.4 tỷ đồng (đã được lập dự phòng hơn 15 tỷ đồng). Xác suất “trắng tay” cả hai khoản thương vụ này đều khá cao do PVC-Land hiện đang nợ nần chồng chất hơn 191 tỷ đồng tại Ngân hàng Liên Việt và đang bị khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận 1.
Một số khoản mục “bất động” trên BCTC của PVL liên quan đến PVC-Land (Đvt: Tỷ đồng)

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
PVL-5lien-quan-PVC-Land.PNG

Nguồn: BCTC Hợp nhất soát xét bán niên 2014 của PVL{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Dự án PetroVietnam Green House phường Linh Tây, quận Thủ Đức (dự án Linh Tây) cũng trải qua không ít thăng trầm, khi đầu năm 2013 PVL “ngậm đắng” chuyển nhượng với mức giá khởi điểm là 51 tỷ đồng dù số tiền đầu tư cho dự án tại thời điểm đó theo PVL là 163 tỷ đồng, theo đó lỗ dự kiến lên đến 112 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 8/2014, ban lãnh đạo mới lại quyết định tiếp tục triển khai dự án.
Được biết, tổng mức đầu tư của dự án này được phê duyệt năm 2009 là 535 tỷ đồng, đến thời điểm 30/06/2014 chỉ mới cơ bản hoàn thiện được các hạng mục móng và tầng hầm. Như vậy rất khó có khả năng PVL sớm ghi nhận doanh thu từ dự án này ngay trong năm nay.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
PVL-6PetroVietnam-Green-House.jpg

Dự án PetroVietnam Green House{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Ngoài ra, khoản mục hàng tồn kho của PVL hiện ghi nhận dự án khu nhà ở phường Trường Thạnh, quận 9 (74 tỷ đồng), CV4.4 (25.3 tỷ đồng) và CV2.2 (1.3 tỷ đồng). Cũng như dự án Linh Tây, cả ba dự án trên đều “bất động” từ đầu năm 2013 đến nay.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
PVL-7ton-kho.PNG

Nguồn: BCTC Hợp nhất soát xét bán niên 2014 PVL{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Chưa thấy tương lai!
Nhằm để tháo gỡ những khó khăn, tại ĐHĐCĐ lần 3 diễn ra cuối tháng 7 vừa qua, cổ đông của PVL đã thống nhất phương án chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần tại đơn vị liên kết là CTCP Địa ốc Dầu khí Viễn Thông nhằm gỡ bớt phần áp lực. Được biết, PVL hiện đang là cổ đông sáng lập, đầu tư hơn 114.5 tỷ đồng (chiếm 47% tỷ lệ sở hữu).
Gần đây nhất, giữa tháng 9, HĐQT PVL vừa phê duyệt phương án chuyển nhượng quyền sử dụng đất và toàn bộ quyền sở hữu tài sản trên đất tại khu đất có tổng diện tích hơn 2,800 m2 của Tòa nhà Trung tâm thương mại và khách sạn Quỳnh Lưu Plaza cho đối tác Vietinbank khai thác, sử dụng. Đáng chú ý, nguồn thu của PVL trong nửa đầu năm 2014 chủ yếu đến từ việc cho thuê và kinh doanh khách sạn Quỳnh Lưu.
Nỗ lực trong việc cắt bỏ các “khối u” và đẩy nhanh tiến độ thoái vốn sẽ giúp PVL trang trải bớt nợ nần, chắt chiu nguồn vốn để tập trung hơn vào sân chơi chính. Tuy nhiên, nếu hai dự án PetroVietnam Landmark và PetroVietnam Green House vẫn chưa thể ghi nhận doanh thu trong nửa cuối năm nay hay việc chuyển nhượng vốn vẫn còn khó thì kết cục rời sàn trong năm nay của PVL sẽ không khó để dự đoán.
Bên cạnh việc gặp nhiều khó khăn trong triển khai các dự án đầu tư, hàng loạt sự kiện biến động nhân sự những năm qua đủ thấy PVL đang bị khủng hoảng nặng nề về con người, thêm vào đó lãnh đạo gắn bó với doanh nghiệp này vỏn vẹn chưa đến 2 năm.
Gia Nguyên
 
  • Like
Reactions: C1-19
Hạng C
22/2/13
544
2.796
113
Khu này ngày càng sầm uất và đẹp với Imperia, Estella, Catavil, Lexington. Các bác đã mua Petrolandmark cố gắng đấu tranh để CDT hoàn thiện nhà giao cho ở khu này bây giờ là ok rồi.
 
Tập Lái
25/11/14
0
0
0
33
Bừa nhỉ, sẽ cố gắng ủng hộ xem thế nào.
Mà nói chứ tốt nhất là nên làm ăn đàng hoàng tí, với lại bên nào intro đầu tiên cho khách hàng ấy, thì cũng nên verify trước, em thì em ngưỡng mộ cha Visla.vn mới ra lò ấy. Nghe đâu trẻ trâu không mà smart ghê gớm :D :3dmatkinh:
 
Tập Lái
25/3/13
0
6
2
Thật đáng tiếc một khu có vị trí đẹp như vậy, mà CĐTlại ngập trong nợ nần .....
 
Status
Không mở trả lời sau này.