Hạng B2
18/9/14
306
609
93
52
K có ngi ngờ j cả.
Truyền thuyết này sinh ra ở đất Ba Vì.
Câu chuyện Sơn Tỉnh Thủy Tinh còn đầy trong các thần tích ở các đền xung quanh chân núi Ba Vì
Trò gian lận lợi ích nhóm trong đấu thầu đã ra đời từ đây. Bài thầu đíu rì mà voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, tay Thủy Tinh ở dưới nước lấy đíu đâu ra?
 
Tập Lái
11/11/14
10
119
48
Chi tiết voi, nếu có thật thì nó phù hợp với bọn Vân Nam hơn là đồng băng Bắc bộ, nghĩa là càng củng cố chi tiết 2 Bà phải ở đâu đó bên kia biên giới.

Em ko chắc, nhưng theo cảm nhận thì đb Bắc Bộ dường như ko có voi, vn chỉ có voi khi có liên hệ với khu vực miền Trung, người Chàm chiếc gì đó mới bắt đầu có voi.
Bọn Đông Dương chuyên dùng voi anh ạ.
Bà Triệu cưỡi voi.
Bọn Lê Trịnh nội chiến toàn cưỡi voi
Qtrung cũng cưỡi voi.
Voi xuất hiện rất nhiều trong sử Việt.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.099
113
Xong rồi, may quá em ko phải tốn tiền, tốn thời gian mò sang Hồ Nam đi tìm quê bà Trưng nữa, cũng ko cần phải mò mẫm cổ sử nữa, năm 1982 đã có người làm việc này, tiếc là thông tin ko được công bố, bác sỹ Trần Đại Sỹ.

Trận Trường Sa, hồ Ðộng đình, năm 39AD

Huyền sử nói rằng khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu Lan, Lại Thế Cường đánh Trường Sa vào đầu năm Kỷ Hợi (39AD). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm Giang. Thẩm Giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động Đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng, các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.

Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu, không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường Sa cấp, một đoạn chép "Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ".

Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.

Kết luận:

Thời Lĩnh Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu Lan, Lại Thế Cường đánh trận Trường Sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh Nam quả gồm có hồ Trường Sa, hồ Động Đình.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
26/7/08
1.924
62.099
113
Trận Bồ Lăng, năm 42AD

Huyền sử kể rằng, ba tướng họ Đào là Chiêu Hiển, Đô Thống và Tam Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng Quận (Vân Nam, rõ ràng nhờ có vùng Vân Nam mà Bà Trưng có voi) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã tự tận.

Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:

Tượng Quận dương uy nhiêu tướng lược,
Bồ Lăng tuẫn tiết tận thần trung.

Nghĩa là:

Trận Tượng Quận dương oai, rõ tài tướng giỏi.
Bến Bồ Lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.

Hầu hết các sử gia đều cho rằng Bồ Lăng tức là bến Bồ Đề, ngoại ô Thăng Long?!? Lãnh thổ Việt Nam hồi đó đâu có rộng vậy? Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng Quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng Quận, khi Tượng Quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng Quận về tới Long Biên (Hà Nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ Đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái Tổ vây Đông Đô (Thăng Long).
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.099
113
... phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.

Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:

Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết... can vân.

Nghĩa là:

Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.

Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.

Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.

Nghĩa là:

Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.

Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội:

Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,
Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.

Nghĩa là:

Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.
Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.

Kết luận:

Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay.

(Trần Đại Sỹ)
 
Hạng D
12/10/12
2.429
93.258
113
Nước Văn Lang
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thực sự là ở đâu?

Nước Âu Lạc
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thực sự là ở đâu?

Nước Nam Việt
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thực sự là ở đâu?

Nước Vạn Xuân

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thực sự là ở đâu?
 
Tập Lái
11/11/14
10
119
48
Xong rồi, may quá em ko phải tốn tiền, tốn thời gian mò sang Hồ Nam đi tìm quê bà Trưng nữa, cũng ko cần phải mò mẫm cổ sử nữa, năm 1982 đã có người làm việc này, tiếc là thông tin ko được công bố, bác sỹ Trần Đại Sỹ.

Trận Trường Sa, hồ Ðộng đình, năm 39AD

Huyền sử nói rằng khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu Lan, Lại Thế Cường đánh Trường Sa vào đầu năm Kỷ Hợi (39AD). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm Giang. Thẩm Giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động Đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng, các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.

Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu, không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường Sa cấp, một đoạn chép "Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ".

Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.

Kết luận:

Thời Lĩnh Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu Lan, Lại Thế Cường đánh trận Trường Sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh Nam quả gồm có hồ Trường Sa, hồ Động Đình.
Ok.
Thông tin rất bổ ích.
Cảm ơn bạn Ti và anh Tư.
Vấn đề bây giờ là phải chứng minh được Trưng Nhị có mặt trong trận này.
Còn các tướng Trần Năng, Hồ Đề, ... nếu là người địa phương đánh nhau với Mã Viện thì cũng rất bình thường, nó phù hợp với chi tiết Hậu Hán Thư nói 65 thành nổi dậy tự chủ.