Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@tuansaigon: Dù cho Ấn Độ có chấp thuận đi nữa thì cũng khó mà nhận được F-35 trước năm 2018 bởi vì Mỹ phải trang bị cho quân đội của họ trước, rồi tới các đồng minh cốt cát, sau đó mới tới các khách hàng khác. F-35A mới bắt đầu đưa vào biên chế năm nay thôi. Lý do ban đầu Ấn Độ từ chối phần lớn cũng là do không thể tiếp nhận ngay trong 1, 2 năm tới.
 
@rongbay: Khả năng Ấn từ chối F-35 lần nữa cũng cao, nhưng mình thấy bọn Mỹ rất giỏi trong việc dùng chính trị để ảnh hưởng tới quyết định mua vũ khí, điển hình là vụ F-15 thắng thầu ở Hàn Quốc.
 
Tập Lái
31/5/11
36
0
0
mình nghĩ Ấn độ từ chối F-35 một phần vì dự án này có nhiều trục trặc, cộng thêm việc giới quân sự đánh giá nó chỉ thiết kế chủ yếu để cường kích,nếu mua máy bay của Mĩ và NaTo thì nên chọn chiếc
F-15SE hoặc typhoon, đa nhiệm, độ bộc lộ thấp thì hay hơn
 
Ấn Độ từ bỏ chương trình tiêm kích thế hệ 5 FGFA?

VietnamDefence - Phản ứng trước thông tin nói Ấn Độ xem xét khả năng từ bỏ chương trình FGFA, đại diện công ty Sukhoi khẳng định, Nga và Ấn Độ tiếp tục hợp tác phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA),

Nga và Ấn Độ tiếp tục hợp tác phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA), Trước đó, hàng loạt báo chí Nga và nước ngoài đăng tin, đàm phán song phương về dự án này đang có nguy cơ đổ vỡ.

Đây có thể là sự diễn giải sai thông tin đăng trên tờ Times of India.

Dẫn nguồn lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tờ báo này thông báo, Bộ Quốc phòng nước này có thể mua thêm 63 tiêm kích đa dụng MMRCA sau khi nhận được 126 chiếc đầu tiên. Phương án này đã được quy định trong hợp đồng chính, có thể được thực hiện nếu các chương trình phát triển và đưa vào trang bị các máy bay chiến đấu khác bị chậm tiến độ, cụ thể là tiêm kích hạng nhẹ Tejas và FGFA.

Từ đó, người ta rút ra kết luận vô căn cứ là có những khó khăn trong thực hiện chương trình FGFA.
Hợp đồng thiết kế bản vẽ kỹ thuật biến thể tiêm kích thế hệ 5 cho Ấn Độ FGFA (Fifth-Generation Fighter Aircraft) trị giá 295 triệu USD đã được Tổng giám đốc Rosoboronoexport Anatoly Isaikin và Giám đốc tập đoàn HAL Ashok Naik ký trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev ngày 21.12.2010. Dự kiến hợp đồng hoàn thành trong 18 tháng. Thời gian để phát triển và thử nghiệm các mẫu thử nghiệm sẽ mất 8-10 năm.

Không quân Ấn Độ dự định mua sắm 250-300 tiêm kích thế hệ 5.

HAL sẽ phát triển phầm mềm cho máy tính trên khoang, các hệ thống đạo hàng, các thiết bị hiển thị thông tin đa năng trong buồng lái, các bộ phận làm bằng composite và hệ thống phòng vệ. Ấn Độ sẽ thiết kế lại PAK FA một chỗ ngồi thành tiêm kích hai chỗ ngồi theo yêu cầu của Ấn Độ để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ chiến đấu. Trong tương lai, FGFA sẽ thay thế 3 loại máy bay chiến đấu đang sử dụng.

Biến thể một chỗ ngồi của tiêm kích này có thể bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2017-2018. Biến thể hai chỗ ngồi có thể nhận vào trang bị vào năm 2019-2020. Sẽ có 200 chiếc hai chỗ ngồi được sản xuất cho Không quân Ấn Độ.
  • Nguồn: Armstrade, 28.7.2011.
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/An-Do-tu-bo-chuong-trinh-tiem-kich-the-he-5-FGFA/20117/50704.aspx

Công nhận Mỹ giỏi trong việc dùng ảnh hưởng Chính trị của mình để thay đổi quyết định mua sắm vũ khí. Mới chào F-35 co mấy tuần thì xảy ra vụ này.
Chờ xem hồi kêt thế nào.... vì Ấn cũng chi nhiều cho FGFA rùi giờ chắc khó bỏ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@tuansaigon: Không biết sự thật ra sao, nhưng nhìn chung ai cũng thấy chương trình PAKFA/FGFA có vẻ hơi lạc quan. Nhất là khi Nga tuyên bố sẽ bắt đầu sản xuất đại trà năm 2015, rồi sau đó lại bảo cần phải có đến 2000 lần thử mới hoàn thiện chiếc T-50. Trong khi đó thì đã hơn nửa năm mà mới thử nghiệm... 40 lần. So ra, F-22 đã tốn rất nhiều thời gian; từ lúc chính phủ Mỹ đưa ra "request for proposal" năm 1986, đến năm 1991 chiếc YF-22 (mô hình thử nghiệm của F-22) mới được chọn, năm 1997 mô hình sản xuất (production model) mới có chuyến bay đầu tiên, và năm 2005 mới chính thức đưa vào biên chế. Với cả một nền kinh tế và khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới, mà Mỹ đã phải mất khá nhiều thời gian để có F-22. (Một phần cũng có lẽ do Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, mọi thử thách tiềm tàng từ khối Liên Xô cũng không còn nữa và cả thập niên 1990 khi Nga đang xiểng liểng về tái cơ cấu chính trị và kinh tế thì nước Mỹ lúc đó đang cực kỳ thịnh vượng, do đó Mỹ mới từ từ mà làm). Cho nên khả năng bị chậm trễ hoặc tốn kém ngoài dự toán đối với PAKFA/FGFA là chuyện rất có thể. Hơn nữa, khi F-35 đã bắt đầu được đưa vào biên chế từ năm nay thì mọi tin nhảm nói xấu F-35 trước đây sẽ được chỉnh lý theo thời gian. Nó vẫn tốt hơn mấy chiếc thế hệ 4+ hoặc 4++ mà nhiều "chuyên gia" cứ khoác lác đồn nhảm (hệ thống avionics còn tốt hơn cả F-22). Ấn Độ đang rất cần chiến đấu cơ để triển khai trên tàu sân bay và F-35C (phiên bản hải quân) vẫn tốt hơn nhiều những chiếc Mig-29K và Mig-29KUB mà họ đã và đang đặt mua. (Một em bị rớt ngay sau khi ra lò bay thử nghiệm khiến Ấn Độ phải tạm dừng lại việc bàn giao.)
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.568
113
Ko biết khi nào biên chế F35 của Mỹ lên được con số 100 chiếc?
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@grenade: Nếu tính chung hết 3 biến thể thì cuối năm nay Mỹ sẽ có 101 chiếc F-35 đó bạn. Theo thông tin trên FAS.org, dưới đây là số lượng F-35 (mẫu sản xuất) hiện đã có trong biên chế (không tính 13 chiếc mẫu thử nghiệm):

Số lượng bàn giao theo thứ tự năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011:
F-35A (US Air Force): 2, 6, 7, 10, 23
F-35B (US Marines): 0, 6, 7, 16, 13
F-35C (US Navy): 0, 0 , 0, 4, 7
Tổng cộng: 2, 12, 14, 30, 43 = 101

Theo kế hoạch trước đây của Bộ Quốc phòng Mỹ thì sang tới năm 2015 Không Lực Mỹ sẽ được bàn giao đều đều 80 chiếc F-35A mỗi năm, cho tới năm 2034 thì sẽ có chừng 1763 chiếc. Riêng Thủy quân Lục chiến và Hải quân Mỹ sẽ nhận đều đặn 50 chiếc F-35B và C (không rõ số mỗi loại) mỗi năm kể từ 2014, cho tới 2025 là 680 chiếc.

110714-f-oc707-508.jpg

Mẫu sản xuất đại trà F-35A nhìn đã quá...
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
phuocgia nói:
tiện thể các bác cho em hỏi là chiếc Black Bird sinh ra để đảm nhận nhiệm vụ gì
Ở Mỹ có nhiều "chyêm" đen nắm... Bạn quan tâm đến cái nào dzị? :D

blackbird-MA.jpg

Em này ở California

Lockheed-SR-71-Blackbird-1-JLTBWRPU36-1024x768.jpg

Em này thì... láng hơn, bay nhanh hơn và nghe đâu đã dzìa hưu rồi...
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.568
113
em trên là SR 71 bay nhanh nhất TG, hồi xưa Mig 25 bay lên nghênh cản mà ko nổi. tầm em nó 4800km.
@Rongbay: Navy và marines cả hai chĩ nhận được 50 chiếc mỗi năm là hơi ít so với không quân là 80 chiếc/năm. Bây h mà chờ đến 203 mói giao xong lúc đó công nghệ hiện nay lạc hậu rùi và ko chừng nhiều em giao đợt đầu đến 2034 đã về hưu