Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
B 52 có thể dùng đến 2040 luôn nè bác
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boeing_B-52_Stratofortress
<h2>Tương lai của B-52[sửa]</h2>
B-52H tại Căn cứ Không quân Minot, North Dakota (tháng 7 năm 2005)



Hai động cơ của máy bay B-52 đang được bảo trì tại xưởng của hãng Boeing


Không quân Hoa Kỳ dự định giữ lại những chiếc B-52 trong phục vụ cho đến ít nhất là năm 2040, một khoảng thời gian hoạt động dài chưa từng có trong lịch sử đối với một máy bay quân sự.[19][/sup] Đây là một điều đặc biệt đáng kể khi biết rằng chiếc B-52 cuối cùng được chế tạo là vào năm 1962. Những chiếc B-52 được định kỳ tân trang tại các kho bảo trì của Không quân Hoa Kỳ như tại Căn cứ Không quân Tinker, Oklahoma. Do đó, cho dù có tuổi thời gian cao, tuổi phục vụ hiệu quả của chúng khá “trẻ”.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
Kim loại airframe của B 52 siêu bền, có thể sánh với DC 3
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
Total B 52 dc sx là 744, giờ Mỹ còn 76 chiếc hà in active force
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
grenade nói:
phị đạn hành trình của Mỹ đã qua thực tế chiến trường đạt hiệu quả 90%, còn của Nga Sô túy nói là hơn Mỹ dưng chưa kinh qua chiến trường nên thực hư hiệu quả , độ tin cậy vẫn còn là dấu hỏi..
Có loại Tochka dùng trong chiến tranh Chechnya, Nam Ossetia, Syri nói chung hiệu quả cũng tạm ổn

Không lực Nga vs Mỹ

Iskander dùng trong chiến tranh với Gruzia 2008
Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ


 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
(ĐVO) Wikileaks cảnh báo sự nguy hiểm của Iskander

Iskander là một hệ thống tên lửa chiến thuật được tích hợp công nghệ tên lửa tiên tiến của Nga và được các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá là sự thành công lớn về cả hai phương diện công nghệ kỹ thuật và chiến lược. Phương Tây luôn luôn để mắt đến Iskander bởi hiệu quả chiến đấu "cực tốt" của nó. Với Nga, Iskander chính là đòn đánh chí tử lên đối phương.Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Oka đã làm cho phương Tây phải “mất ăn mất ngủ” bởi độ chính xác của nó. Tuy nhiên, Iskander lại được đánh giá còn có khả năng tấn công tốt hơn nhiều lần, điều này đang làm cho Mỹ và phương Tây phát hoảng.

Tên lửa Oka đã được thay thế bằng cả hai loại tên lửa là Elbrus, Tochka/Tochka-U và tới nay Iskander thay thế cả hai loại tên lửa trên, giành ngôi "vũ khí tấn công chủ lực" của Nga.

Chỉ số CEP của Iskander là 10 m hoặc nhỏ hơn (>> chi tiết). Với tốc độ bay lớn, tên lửa có thể "xuyên thủng" mạng lưới phòng thủ của đối phương. Ngoài ra, Iskander có thể bay ở độ cao thấp để tránh được các loại tên lửa đất - đối - không của đối phương.

Trước kia, Iskander được Nga trang bị một đầu đạn tấn công thông thường, nhưng gần đây, theo một số thông tin không chính thống, tên lửa có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân.

1084783_iskander-02_Copy.jpg
Xe phóng của hệ thống tên lửa Iskander.Có hai loại tên lửa Iskander, tên lửa 9K723 Iskander-M có tầm bắn tới 450 - 500 km hiện được Nga triển khai và tên lửa 9K720 Iskander-E dành cho xuất khẩu với tầm bắn thấp hơn, 280 km.

Mỗi tiểu đoàn tên lửa Iskander có hai xe tải đạn TEL, một xe chỉ huy, một xe giám sát cùng kíp chiến đấu. Mỗi Lữ đoàn lý tưởng trong tương lai sẽ có 3 tiểu đoàn Iskander với 12 xe TEL và 12 xe tải đạn với tổng cộng 48 tên lửa đường đạn.

Các cuộc kiểm tra cấp nhà nước đối với tên lửa Iskander đã được thực hiện trong năm 2004 và một số Tiểu đoàn tên lửa này đã đi vào phục vụ cuối năm 2007.

Nhà phát triển của hệ thống tên lửa Iskander còn nửa đùa nửa thật rằng, sẽ tích hợp cho hệ thống loại tên lửa hành trình cận âm R-500 có độ chính xác cao.

R-500 là một biến thể tên lửa mang đầu đạn thông thường, phát triển lên từ tên lửa hành trình 2M10 của Liên Xô, có tầm xa 2.600 km. Tên lửa này cũng được trang bị trên các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Nga.

Tên lửa 2M10 đã bị INF (Lực lượng hạt nhân tầm trung thời Liên Xô) loại bỏ. Tuy nhiên, việc có đưa biến thể của tên lửa R-500 đi vào phục vụ hay không còn cần một quyết định chính trị, dù đã có 6 tên lửa R-500 đang trong trạng thái sẵn sàng để triển khai.

1084784_iskander-07_Copy.jpg
Một vụ phóng thử tên lửa Iskander.
Đến năm 2015, Quân đội Nga sẽ có 60 tên lửa Iskander được sản xuất và triển khai đến những vùng lãnh thổ "nhạy cảm", những nơi mà họ sẽ đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa AMD của Mỹ ở châu Âu.

Hiện tại, 5 Lữ đoàn tên lửa Iskander phục vụ ở nhiều khu vực khác nhau trên lãnh thổ Nga. Cụ thể gồm:

Lữ đoàn 26, đóng ở gần thành phố St. Petersburg.
Lữ đoàn 92, đóng tại Kamenka, Penza, gần vùng núi Ural và sông Volga.
Lữ đoàn 103 đóng ở Ulan-Ude, Siberia.
Lữ đoàn 107 gần vùng Viễn đông Birobidzhan ở Semistichni.
Lữ đoàn 114 ở Znamensk, Astrakhan, gần vùng Bắc Caucasus.

Wikileaks lưu ý, danh sách các lữ đoàn tên lửa ở trên không gồm một số hệ thống Iskander được triển khai ở Kaliningrad, hai Lữ đoàn triển khai ở thủ đô Moscow và Bắc Caucasus. Được đặt ở Kaliningrad, Iskander có thể với tới Đức hoặc với tới vị trí đặt các bộ phận lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

Nếu hệ hống R-500 được triển khai hoạt động, nó có thể đe dọa tất cả các mục tiêu ở bên kia châu Âu với độ chính xác cao. Nhưng một lần nữa, cần một quyết định chính trị để thực hiện điều này.

Lữ đoàn Iskander 603, được huấn luyện cùng các Lữ đoàn khác, tạo thành bộ phận trong cuộc chiến Nga – Gruzia vào tháng 8/2008, bởi tên lửa Iskander có thể sử dụng để tiêu diệt cả các tiểu đoàn tăng ở Gori, nhưng Nga chưa bao giờ xác nhận thông tin này.
http://www.baodatviet.vn/...-cua-iskander-2236714/
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.
[*]Bật mí “rồng lửa” S-75M3 của phòng không Việt Nam
[*]“Tất tần tật” mạng lưới radar Việt Nam
[/list]

Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.
- Thưa ông, có những ý kiến cho rằng các loại vũ khí khí tài được đưa từ Liên Xô sang Việt Nam là loại đã lạc hậu?
Theo tôi, vào thời điểm bấy giờ thì đó là những trang bị hiện đại nhất. Ví dụ như tiêm kích phản lực MiG-21, chính trên những máy bay này các phi công Việt Nam đã bắn rơi cả “thần sấm” F-105 hay “pháo đài bay” B-52. Trong những năm chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ.
cuuchienbinhLX_KTO_4702_FBJK.jpg
Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.


Về phần Không quân Nhân dân Việt nam bị tổn thất ít hơn nhiều, chỉ mất 145 máy bay. Tên tuổi các phi công “át chủ bài” bắn rơi đến 7, 8, 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó phi công thành công hơn cả của Mỹ chỉ giành được 6 trận không chiến thắng lợi.
Các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) được đưa sang Việt Nam trong những năm chiến tranh có thể tiêu diệt mục tiêu thậm chí ở độ cao 25km.
Tạp chí kỹ thuật quân sự của Mỹ những năm đó ghi nhận rằng: “Cho đến nay đây là những quả đạn chết người nhất được bắn lên từ mặt đất nhằm vào máy bay”.
Bộ đội tên lửa phòng không của Việt Nam (dùng S-75 Dvina) do các chuyên gia Liên Xô huấn luyện đã bắn rơi gần 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi chiếc như vậy chở 25 tấn bom, và có khả năng tiêu diệt sự sống và mọi công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá.
cuuchienbinhLX_KTO_4703_JTBX.jpg
"Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.


Sau những chiến thắng đầu tiên của lực lượng tên lửa ở Việt Nam, quân Mỹ buộc phải giảm mạnh độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của pháo phòng không.
Ngoài ra, khi tên lửa Liên Xô xuất hiện các phi công quân sự Mỹ đã bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Bộ chỉ huy của họ đã phải đưa ra những biện pháp khẩn cấp, kể cả tăng tiền trả cho mỗi chuyến bay chiến đấu, thường xuyên thay đổi thành phần đội bay của các tàu sân bay.
Thời gian đầu các trận đánh của tên lửa do các sĩ quan Liên Xô thực hiện, các bạn Việt Nam học tập kinh nghiệm của chúng tôi. Lần đầu tiên tên lửa Liên Xô xuất kích trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24/7/1965. Khi đó, một tốp 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ bay về phía Hà Nội ở độ cao pháo cao xạ không bắn tới. Các tên lửa của chúng tôi đã được phóng về phía chúng và 3 trong 4 chiếc đã bị bắn rơi. Ở Việt Nam ngày chiến thắng này hàng năm được kỷ niệm như ngày truyền thống của bộ đội tên lửa.
- Ông nhớ trận thử lửa đầu tiên của mình chứ? Khi đó ai giành chiến thắng?
Ngày 11/8/1965, chúng tôi đã 18 lần chiếm lĩnh trận địa theo báo động chiến đấu, nhưng tất cả đều không có kết quả. Và, cuối cùng, đến khuya chúng tôi đã dùng 3 quả tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tổng cộng các tiểu đoàn của các trung đoàn phòng không thứ nhất và thứ 3 trong các trận đánh mà tôi có tham gia đã bắn rơi 15 máy bay địch.
cuuchienbinhLX_KTO_4704_ZXNE.jpg
Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.




- Chắc là Không quân Mỹ đã săn lùng các kíp chiến đấu của các ông?
Vâng đúng vậy. Sau mỗi trận đánh chúng tôi phải di chuyển trận địa. Không thể khác được, ngay lập tức quân Mỹ sẽ bắn tên lửa và ném bom vào các trận địa đã phát hiện được. Người Mỹ cố gắng tìm mọi cách ngăn cản sử dụng trang bị của chúng ta, chúng dùng thủ đoạn nhiễu, tên lửa chống radar Shrike. Các nhà thiết kế quân sự của chúng ta cũng đáp trả và hoàn thiện vũ khí trang bị tên lửa phòng không.
- Ông đã tự mình nhìn thấy phi công Mỹ bị bắt làm tù binh chưa?
Chính tôi chưa lần nào nhìn thấy. Hơn nữa sự có mặt của chúng tôi ở Việt Nam đã không được công khai. Suốt thời gian ở Việt Nam chúng tôi chỉ mặc thường phục, không có vũ khí cá nhân và thậm chí không có bất kỳ giấy tờ nào. Giấy từ được cất giữ ở Đại sứ quán Liên Xô.
- Vậy ông đã được giải thích ra sao là sẽ bay sang Việt Nam và ông đã nói gì với gia đình ở nhà?
Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không gần Moscow. Trung đoàn trưởng tuyên bố là có đề nghị với chúng tôi đi công tác đến đất nước “có khí hậu nhiệt đới nóng”. Hầu như tất cả đã đồng ý đi, còn những ai vì lí do nào đó không muốn đi thực tế đã không đi. Tôi cũng đã nói với gia đình ở nhà như vậy.
- Điều gì làm ông, một chàng trai trẻ, ngạc nhiên nhất?
Mọi điều đều làm tôi ngạc nhiên, thiên nhiên không quen thuộc, con người, khí hậu và trận bom đầu tiên phải chịu. Bởi vì ở Moscow chúng tôi được định hướng là chỉ huấn luyện và đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam. Nhưng thực tế, ở Việt Nam chúng tôi đã phải huấn luyện ngay trên trận địa, mà Không quân Mỹ vẫn không ngừng ném bom hàng ngày.
Người Việt Nam rất kiên cường, họ học rất nhanh. Tôi cũng đã học thuộc những khẩu lệnh và từ chuyên dùng cơ bản bằng tiếng Việt.
- Điều gì là khó khăn nhất?
Nóng và ẩm không thể chịu nổi. Ví như, sau 40 phút mặc quần áo tráng cao su chuyên dụng để nạp chất ôxy hoá cho tên lửa (thành phần nhiên liệu đạn tên lửa), chúng tôi đã giảm cân đến 1kg.
cuuchienbinhLX_KTO_4701_XJEC.jpg
Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV



- Thanh niên Việt Nam ngày nay nghĩ gì về cuộc chiến tranh này và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến tranh đó?
Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh này luôn rất quý trọng. Chúng tôi nhớ lại những ngày gian khổ khó khăn và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ thì quan tâm hỏi chúng tôi về những trận đánh và các tình tiết mà họ chưa biết của cuộc chiến tranh này.
- Hiện nhiều người ở nước ta (Nga) có ý kiến khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ. Đối với ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?
Đối với tôi những trận đánh đó vẫn là những sự kiện sáng chói nhất trong cuộc sống. Tôi và các bạn chiến đấu của tôi, cả Liên Xô và cả Việt Nam đã tham gia vào các sự kiện lịch sử, đã góp phần tạo nên chiến thắng.
Tôi tự hào là đã giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ và đã tham gia vào việc xây dựng Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
“Viện trợ quân sự của Liên Xô là rất to lớn và toàn diện. Nếu nói về giá trị thì đó là khoảng 2 triệu USD/ngày trong suốt cuộc chiến tranh. Liên Xô đã đưa sang Việt Nam một số lượng lớn trang bị kỹ thuật gồm: 2.000 xe tăng; 7.000 pháo và súng cối; hơn 5.000 pháo phòng không; 158 tổ hợp tên lửa phòng không; hơn 700 máy bay chiến đấu; 120 trực thăng và hơn 100 tàu chiến”, ông Nikolai cho biết.
Để huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng khí tài này chiến đấu, các chuyên gia Liên Xô đã được điều sang Việt Nam. Từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 đã có gần 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như 4.500 chiến sĩ và hạ sĩ quan của các Lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Việt Nam. Ngoài ra, các trường và học viện quân sự của Liên Xô cũng bắt đầu đào tạo quân nhân Việt Nam, khoảng 10.000 người.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Mỹ trang bị cùng lúc 13 ’thần biển’ P-8A Poseidon</h1>theo Đất Việt | 02/08/2013 18:00
Hãng tin Defense News cho biết, Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ đã quyết định chi 2 tỷ USD mua thêm 13 máy bay tuần tra hải quân P-8A Poseidon mới.</h2>Theo nguồn tin trên, đại diện Hải quân Mỹ và hãng chế tạo Boeing đã ký hợp đồng cung cấp máy bay P-8A mới theo lô sản xuất quy mô hạn chế thứ 4. Cùng với máy bay mới, Hải quân Mỹ cũng đặt mua thêm 13 bộ trang bị thiết bị điện tử trên khoang lắp đặt cho các máy bay "Thần biển" cả này.
Ngoài ra, nhà sản xuất Boeing và Hải quân Mỹ đã ký thỏa thuận mua sắm vật liệu cần thiết chuẩn bị cho việc chế tạo máy bay P-8A hàng loạt đầu tiên. Nguồn tài chính cho thỏa thuận này được trích từ ngân sách quốc phòng Mỹ năm tài khóa 2013.
Theo 3 lô sản xuất theo quy mô hạn chế trước, Hải quân Mỹ đã tiếp nhận 9 máy bay P-8A thành phẩm và 6 nguyên mẫu để thực hiện quá trình thử nghiệm. Giới chức Hải quân Mỹ đánh giá P-8A hoàn toàn đạt yêu cầu do lực lượng này đề ra. Trong tương lai, Hải quân Mỹ dự kiến mua 117 máy bay P-8A để thay thế các phi đội máy bay tuần tra P-3C Orion cũ.

1375440544826.jpg

Máy bay săn ngầm P-8A Poseidon

P-8A Poseidon được phát triển dựa trên nguyên mẫu Boeing-737. Trong đó, khung máy bay là của Boeing 737-800 và cánh là của 737-900. Thiết kế cánh có một vài thay đổi so với nguyên bản khi được “chế” thêm phần cánh cụp. Phần "bụng" máy bay có các khoang chứa vũ khí. Tên lửa săn ngầm được treo bên ngoài trên hai cánh.
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí CFM56-7B27A. Loại động cơ này được ứng dụng trên rất nhiều model của Boeing vì có ưu thế vượt trội là tiết kiệm nhiên liệu và độ ồn thấp. Ngoài ra, động cơ họ CFM56 còn có độ tin cậy cao khi tỷ lệ hỏng hóc chỉ là 0,003% đối với 1.000 giờ bay.
P-8A Poseidon dài 39m, cao 12m, sải cánh 35m và nặng 62 tấn. Trọng lượng cất cánh tối đa là 85 tấn. Tốc độ tối đa của “sát thủ” săn ngầm này là 900 km/h. Tốc độ tuần tra ở độ cao 60m so với mặt nước biển là 330 km/h.
Đặc điểm nổi bật của P-8A Poseidon được tập trung ở hệ thống tác chiến điện tử với radar AN/APS-137D(V) 5 và hệ thống trinh sát điện tử AN/APY-10. Radar AN/APS-137D(V) 5 có khẩu độ rộng cho phép lập bản đồ địa hình, phát hiện các mục tiêu cố định mặt nước. Radar này thậm chí có thể phát hiện tàu ngầm lặn ở chế độ sử dụng kính tiềm vọng.
P-8A Poseidon có thể mang tối đa 120 phao tiêu âm thanh (nhiều hơn 50% so với P-3 Orion) với thiết bị phóng EDO có khả năng phóng loạt hoặc phóng đơn.
Các khoang chứa vũ khí phần thân máy bay cho phép bố trí các loại bom, ngư lôi Mark 54, thủy lôi, bom tấn công ngầm, tên lửa đối hạm SLAM-ER tấn công tầm xa và tên lửa đối hạm Harpoon.
Hệ thống tác chiến điện tử của P-8A Poseidon là EWSP, trong đó có hệ thống điều khiển AN/ALQ-213(V), hệ thống DIRCM, hệ thống cảnh báo bức xạ radar và hệ thống gây nhiễu thụ động.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
khoang vũ khí em này rộng hơn B 52.. vì bề ngang khoang hành khách đã là 3.53M
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
trực thăng chiến đấu mà to qua như máy bay của Nga sô xác suất dính đạn cao hơn máy bay nhỏ