Hạng B2
27/4/13
145
0
16
So sánh F-35 Lighting II vs Su-35BM

Không lực Nga vs Mỹ


Trong khi T-50 thách thức F-22 và chế ngự F-35 thì F-35 sẽ là một thử thách với Su-35BM

Tàng hình:

F-35 có khả năng quan sát thấp, hạn chế vùng phía sau với thiết kế vòi phun chưa giảm tín hiệu hồng ngoại phát ra từ luồng khí phụt động cơ (chỉ có F-22), hình thể của nó có khả năng tàng hình hạn chế, tương tự như T-50. RCS được giảm chủ yếu nhờ RAM vật liệu hấp thụ radar có thể coi là vượt trội so với RAM T-50, F-35 được tối ưu hóa với radar X-band, F-22 được thiết kế để tàng hình với tất cả các loại radar. F-35 có RCS khoảng 0,1-0,01m2 và Su-35BM là khoảng 1m2 (với cả 2 máy bay ở clear ko tải và RAM, Su-35 ko RAM/clear/khung mới sẽ ở khoảng 2-3m2, RCS cả 2 đều nằm ở khía cạnh phía trước), cả 2 không có hồng ngoại tàng hình. Tuy nhiên Su-35 không tàng hình nên không thể che dấu trước APG-81 của F-35.

Không lực Nga vs Mỹ


Radar & Cảm Biến:

F-35 sử dụng rdar AESA APG-81 với 1200 T/R modul, nó có thể theo dõi 1 mục tiêu 1m2 ở 150km. Irbis-E của Su-35 có thể theo dõi 1m2 ở 260-300km, Cả 2 máy bay đều có khả năng theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại (IRST), nhưng khả năng tầm xa của DAS F-35 là không tốt như Su-35, lợi thế để có cái nhìn đầu tiên tránh bật radar (radar F-35 là loại AESA, có chức năng thay đổi tầng số nhanh tránh được SPO-15 RWR của Su 35 phát hiện, Su 35 lại không thể khai hỏa bất ngờ do đã bị ALR-67 RWR phát hiện nguồn phát Irbis-E chiếu xạ từ trước. RWR chỉ là phỏng đoán do chưa biết chính xác 2 loại RWR của F/Su-35 sử dụng là gì !), F-35 bổ sung với EOTS hệ thống quan điện tìm kiếm hồng ngoại (FLIR) vừa kiêm IRST vừa Targeting pod. Kết hợp với radar APG-81 (vả kể cả N035 Irbis-E cả 2 kiêm luôn radar chính và FC radar/system, sau khi được RWR phát hiện nguồn radar đối phương chiếu xạ, hoặc chính bản thân chúng tìm quét và kiếm mục tiêu sau đó kết hợp dẫn bắn tên lửa, sử dụng vũ khí) cả để theo dõi và phát hiện Su-35. Ngoài ra Irbis-E không phải là một radar LPI (xác xuất thấp bị chặn, tức là không thay đổi tầng số đa dạng như APG-81 như đã nói ở trên), do vậy làm cho F-35 dễ theo dõi Su-35 thụ động hơn (AESA > PESA).


Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ


Tải trọng và phạm vi

Su-35 có phạm vi tối đa 4500km, nhiều hơn so với F-35 chỉ 2222km. Và Su-35 cũng có khả năng mang nhiều vũ khí hơn, tuy nhiên không mang được trong thân. Trong khi đó F-35 có thể mang 10 tên lửa, 4 trong nội bộ và 6 bên ngoài, Su-35 có thể mang 12 tên lửa trên 12 giá treo vũ khí bên ngoài.

Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ


Khả năng không chiến và tốc độ

Đây là vấn đề lớn của F-35, nó không được thiết kế để không chiến, tốc độ tối đa chỉ M1.6, 1 chiếc F22 có thể siêu tốc nhanh hơn. Su-35BM là máy bay vượt trội không chiến nhanh hơn so với F-35, với vòi phin véc tơ, 1 khung máy bay siêu cơ động và bề ngoài kiểm soát lớn, trong khi đó các yếu tố thúc đẩy sự linh hoạt của F-35 chỉ là bộ phận thăng bằng ổn định theo chiều dọc lớn (hoặc fins/vây) và vũ khí trong thân, nhờ đó mà làm giảm lực cản và nâng cao khả năng cơ động (cũng như giảm RCS). tuy nhiên những chiếc F-35 1 động cơ duy nhất không thể cung cấp đủ năng lượng cho một tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng tốt, đó là cần thiết cho hiệu suất tốt trong khi cận chiến.
Kết luận cuối cùng

Su-35 áp đảo F-35 về khả năng cơ động, tốc độ, phạm vi và tải trọng. Trong khi đó F-35 hơn hẳn về mặt tàng hình và điện tử. Trong tình huống chiến đấu, F-35 sẽ khóa trước, vì F-35 ưu thế tàng hình và AIM-120 có tầm bắn xa hơn. Bởi vì Su-35 không thể khóa F-35 ở phạm vi xa, thật tiếc khi Su-35 không tàng hình. Su-35 có thể theo dõi F-35 ở 40km với IRST, 90km với radar Irbis-E, F-35 sẽ khóa Su-35 với APG-81 ở 150km. Ngoài ra Helmet Mounted Sight FOV tầm 180-230 độ chiều ngang, 120-135 độ chiều dọc, ngày-đêm của F-35 kết hợp AIM-9X (all-aspect, 360 độ. Tương đương với nó là R-73E), được thiết kế để giúp các phi công chống lại máy bay chiến đấu cơ động hơn ở WVR hoặc dogfight (Nga cũng có HMS nhưng có lẽ kém hơn về FOV và Tech, nên người Nga mới phải sử dụng Topsight của Pháp cho Mig 29K/KUB trong tác chiến tầm gần). Trên đây chúng ta cũng chưa xét tới các yếu tố khác như ECM (F35 ko trang bị, ngoại trừ radar AESA với tin đồn có khả năng gây nhiễu hạn chế mặt phía trước gây ra cho jamming pod hoặc radar đối phương, tuy nhiên chưa kiểm chứng và test, tóm lại nó ko trang bị ECM để chống tên lửa đối phương, nhất là các loại ARH/ARM-A2A như R-77M1, R-27PE), chaff/flares, decoy hoặc AWAC. Qua đây, chúng ta nhận thấy rằng F-35 sẽ chiến ưu thế ở BVR, Su-35 sẽ có ưu thế ở WVR còn Dogfight sẽ dựa vào kĩ năng trình độ của phi công, độ cơ động của máy bay, động cơ, công nghệ điện tử như mũ bắn, tên lửa bắn mọi khía cạnh và may mắn.

Không lực Nga vs Mỹ
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
Tiếc là F35 chĩ có một máy, các navy pilots thích máy bay có hai engines hơn vì lý do an toàn khi bay ngoài biển. F22 mà bay với F35 thì tác chiến mới ngon
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Bác nào rành GPS có thể nói rõ hơn về Navstar GPS ko ? em đọc thấy bảo năm 2008 Nga đánh Gru, Mỹ làm mờ và bôi đen vài khu vực của Gru, thành ra Nga phải ra sức làm Glonass. Kênh Navstar GPS đó nghe bảo phổ biến mà ? hay là Mỹ nó kiểm soat độc quyền nên có cách thao tác !

But Glonass is also vital for national security, he added, so that America does not deliberately alter or blur Russia's GPS signal - for instance, during a military conflict. One of the times such allegations surfaced was during the Russia-Georgia war in August 2008.

http://news.bbc.co.uk/2/h...nce/nature/8595704.stm
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h2>Sứ mệnh của Su-35: Cầm chân F-22, F-35 chờ J-20, J-31 lâm trận?</h2>11:11 AM, 28/07/2013, Views: 6582 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Chuyên gia quân sự Trung Quốc Liu Lin-chuan tán tụng Su-35 để đề cao J-20, J-31.
su3550.jpg
Trung Quốc mua sắm Su-35 để chuẩn bị giao phong với Nhật BảnChuyên gia quân sự Trung Quốc Liu Linchuan có cuộc trả lời phỏng vấn dài về sự cần thiết mua tiêm kích Nga Su-35.

Dưới đây, trích giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của chuyên gia này.

Theo Liu, Su-35 không có khả năng tàng hình và khả năng bay hành trình siêu âm, nhưng lại có khả năng siêu cơ động nhờ sử dụng các động cơ 117S có điều khiển vector lực kéo. Về mặt này, nó vượt trội bất kỳ tiêm kích thế hệ 4 (Trung Quốc gọi là thế hệ 3) nào.

Su-35 được trang bị radar trên khoang mạnh là Irbis mạng pha thụ động. Nga khẳng định rằng, radar này có khả năng phát hiện mục tiêu có bề mặt tán xạ hiệu dụng 0,01 m2 ở cự ly 90 km.

Mỹ tiết lộ, ở một số góc độ, bề mặt tán xạ hiệu dụng của F-35 chính bằng con số này; còn bề mặt tán xạ hiệu dụng của F-22 là 0,001 m2 (công ty Lockheed Martin thì cho biết, bề mặt tán xạ hiệu dụng phía trước của F-22 là 0,0001 m2). Nhưng ở một số nước xuất hiện thông tin nói rằng, bề mặt tán xạ hiệu dụng của F-35 là 0,05 m2, của F-22 là 0,01 m2.

Nếu như radar của Su-35 phát hiện được mục tiêu có bề mặt tán xạ hiệu dụng 0,01 m2 ở cự ly 90 km, thì ở cự ly này, nó có thể phát hiện được F-22 hay ít ra là F-35. Như vậy, ưu thế của các tiêm kích Mỹ về công nghệ tàng hình có thể bị hóa giải đáng kể.

So với Su-27, máy bay chiến đấu đa năng mới thế hệ 4++ Su-35 được trang bị các động cơ có lực đẩy mạnh hơn nhiều, lại có thêm các loa phụt xoay được. Hệ thống điều khiển điện từ xa của Su-27 có các tham số không cao và “những khả năng nghèo nàn”, Su-35 được trang bị hệ thống điều khiển điện từ xa kỹ thuật số tiên tiến hơn nhiều. Su-35 có các thiết bị avionics dạng các màn hình điện tử (“buồng lái kính”), nên nâng cao đáng kể khả năng nắm bắt tình huống của phi công và cải thiện tính công thái của buồng lái, dự trữ nhiên liệu bên trong máy bay tăng lên với khả năng lắp trêm các thùng dầu phụ bên ngoài làm tăng đáng kể tầm bay và bán kính chiến đấu.

Ngoài ra, Su-35 được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tối tân. Khác với Su-35, Su-27 chỉ có khả năng tác chiến đối đất yếu nên hạn chế rất nhiều tính linh hoạt trong sử dụng tác chiến máy bay này.

Trung Quốc rất muốn có được động cơ 117S, đây sẽ là một cái lợi nữa cho Trung Quốc. Nga sẽ không cung cấp các động cơ này nếu Trung Quốc không mua Su-35, cần phải hiểu điều đó. Trung Quốc vẫn cần các động cơ Nga và không được xem thường chúng.

Trung Quốc cũng rất quan tâm đến radar Irbis. Hiện nay, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ chế tạo radar anten mạng pha chủ động, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc từ chối xem các thiết kế nước ngoài. Irbis có những thứ độc đáo, trước hết là các thuật toán phần mềm tiên tiến. Các thiết bị của Nga thường được làm rất thô, nhưng lại có tính năng khai thác rất cao. Làm quen với Irbis sẽ giúp Trung Quốc hiểu được sự phát triển của các công nghệ then chốt trong lĩnh vực này, Trung Quốc phải tìm hiểu những mặt mạnh và mặt yếu của các thiết kế nước ngoài để làm các hệ thống của mình tốt hơn.

Trong kho vũ khí của Su-35 có các tên lửa tầm xa với động cơ phản lực-không khí dòng thẳng. Trung Quốc cũng đang phát triển các tên lửa đó, nhưng tại sao chúng ta lại không xem các thiết kế của người khác nếu như có cơ hội đó chứ?

- Liệu Su-35 có thể phá vỡ cán cân sức mạnh ở Đông Bắc Á không?

Trung Quốc đang tiến hành chính sách đối ngoại độc lập và không đe dọa ai. Trung Quốc đang thử tiêm kích J-20, nó cũng không đe dọa cán cân quân sự ở châu Á. Tuy nhiên, một số nước đang xâm nhập vùng biển chủ quyền của Trung Quốc. Nhật Bản có tâm lý bất thường và luôn nói về mối đe dọa Trung Quốc. Nước này quen quỵ lụy trước châu Âu và Mỹ, không tôn trọng đối với châu Á và coi thường Trung Quốc. tâm lý này vẫn còn.

- Trung Quốc mua Su-35 vì trong phát triển các tiêm kích tương lai J-20 và J-31 của chúng ta đã xuất hiện những khó khăn lớn?

Mua sắm Su-35 là cần thiết để tăng cường nhanh nhất sức mạnh của không quân Trung Quốc, bởi vì có những nguyên nhân nghiêm trọng để nảy sinh một cuộc chiến tranh lớn với Nhật Bản. Trong phát triển tiêm kích thế hệ 5, Trung Quốc đang tiến từng bước một. Sắp tới, J-20 sẽ có các động cơ mới có điều khiển vector lực kéo, sẽ có khả năng siêu cơ động và bay hành trình siêu âm. J-20 hiển nhiên vượt trội so với SU-35 về tính năng.

J-31 có radar yếu hơn Su-35, đơn giản là vì diện tích trường anten ở mũi J-31 nhỏ hơn, nhưng yêu cầu đó cũng không được đặt ra. Trong tương lai, J-31 sẽ có các động cơ mạnh hơn và sẽ có khả năng bay hành trình siêu âm.

Việc thử nghiệm một tiêm kích mới thường mất trung bình 6 năm trước khi nó được đưa vào trang bị cho không quân. Dĩ nhiên, Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ bay thử bằng cách huy động thêm các mẫu chế thử mới. Nhưng không thể cắt giảm triệt để thời gian này, đó là quy luật của khoa học. Một số người cho rằng, một khi tiêm kích đã cất cánh thì cần phải đưa nó vào trang bị và chỉ trích “các nhà trí thứ yêu nước”, những người vốn am hiểu các vấn đề kỹ thuật hơn họ.

Có lẽ tiêm kích Т-50 PAK FA của Nga tiên tiến hơn J-20 và dĩ nhiên cả Su-35 về mặt công nghệ. Nhưng tiêm kích này vẫn còn chưa chín muồi, vẫn đang thử nghiệm và vẫn chưa tiến hành thử nghiệm vũ khí. Nếu như Trung Quốc mua hay tham gia chương trình Т-50, Trung Quốc sẽ mất đi tự chủ trong lĩnh vực vũ khí này. Tôi tin rằng, lựa chọn Su-35 là đúng đắn và nó sẽ có thể đối kháng với F-22 và F-35 ở mức độ nhất định.

Nói một cách khách quan, tính tàng hình mang lại ưu thế lớn trong không chiến, chủ yếu là giảm cự ly địch phát hiện mục tiêu. F-22 có khả năng bay hành trình siêu âm, nhờ đó 6 tên lửa không chiến của nó có tốc độ ban đầu cao hơn, Không quân Mỹ trông cậy vào các cuộc tấn công tên lửa tầm xa, nhưng Su-35 sẽ là địch thủ đáng gờm.

Về mặt siêu cơ động, Su-35 có ý nghĩa tác chiến lớn. Nhiều chuyên gia cho rằng, thao tác cơ động Cobra (Rắn hổ mang) mà tiêm kích Su-27 thực hiện không có ứng dụng thực tế trong không chiến. Các động cơ của Su-27 không có chế độ điều khiển vector lực kéo, nên khi phóng tên lửa hay bắn pháo, máy bay có thể mất điều khiển và bị rơi vào trạng thái xoắn ốc. Bởi vậy, cho đến nay chúng ta chưa từng thấy các máy bay Su-27 của Nga sử dụng vũ khí khi thực hiện thao tác cơ động này.

Trước khi thực hiện thao tác Cobra, máy bay phải giảm tốc độ xuống còn 400 km/h, tức là thấp hơn nhiều tốc độ dưới âm cao thường được sử dụng khi tiến hành không chiến. Sẽ mất thời gian để máy bay tiêm kích trở lại thực hiện được các thao tác cơ động mạnh và lấy lại được tốc độ cần thiết, bởi vậy, trên Su-27, các ưu thế của thao tác cơ động này không thể tận dụng đầy đủ.

Với Su-35 thì khác vì nó được trang bị các động cơ mạnh hơn nhiều. Nhờ có điều khiển vector lực kéo của động cơ, Su-35 không phải dựa vào các cơ cấu điều khiển khí động truyền thống vốn có hiệu quả thấp ở tốc độ đó, không có nguy cơ bị lọt vào trạng thái bay xoắn ốc, nên cho phép máy bay phóng tên lửa và bắn pháo. Như vậy, khả năng cơ động và điều khiển tuyệt vời của Su-35 sẽ cho phép sử dụng hiệu quả thao tác cơ động Cobra trong không chiến.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>B-52, B-2 đã 'quá già nua' để chặn Trung Quốc?</h1>(Soha.vn) - Nếu trì hoãn việc phát triển máy bay ném bom mới, các binh sĩ và nhiều người dân Mỹ sẽ phải nhận hậu quả khó lường, chuyên gia phân tích quân sự hàng đầu của Mỹ nhận định.</h2>Chuyên gia phân tích quân sự Lauren B. Thompson nhận định lực lượng máy bay ném bom của Mỹ hiện nay không đủ khả năng đối phó với những thách thức mới bởi các quốc gia như Trung Quốc đang theo đuổi những chiến lược chống xâm nhập và hệ thống phòng không linh hoạt hơn. Ông Thompson cho rằng Mỹ cần nâng cấp và thay thế phi đội máy bay ném bom già nua. Nếu không thực hiện được điều này, quận đội Mỹ sẽ bị tụt hậu và khi đó những kẻ thù tương lai sẽ tấn công Mỹ.

B52_tiep_dau_tren_khong_Soha.vn39be5-10980.jpg

Oanh tạc cơ B-52 tiếp nhiên liệu trên không

Máy bay ném bom đóng vai quan trọng trong các cuộc xung đột gần đây với sự tham gia của quân đội Mỹ. Từ các cuộc xung đột ở vùng Balkan đến Afghanistan, Iraq và Libya, phi đội ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Mỹ đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong sứ mệnh đánh bại kẻ thù. Máy bay ném bom có khả năng mang theo vũ khí thông thường và vũ khí dẫn đường chính xác cao, có thể tấn công nhiều mục tiêu trong một chuyến bay vào ban ngày hay đêm và thời tiết tốt hay xấu.
Máy bay ném bom hạng nặng có ưu điểm ở khả năng linh hoạt, trọng tải lớn và chi phí thấp. Những tính năng này cho phép chúng thích ứng với các điều kiện thay đổi mà các máy bay chiến thuật nhỏ hơn - có người lái hoặc không người lái - không thể thực hiện được. Ví dụ, các máy bay ném bom B-52 đã được sử dụng như máy bay ném bom hạt nhân tầm cao, sau đó trở thành một máy bay ném bom thông thường, và ngày nay là một máy bay tấn công hỗn hợp, có thể phóng tên lửa hành trình.
can_cu_khong_quan_Whiteman_B2_spirit_Soha.vn239be5-c0686.jpg



1375075679436.jpg



1375075679442.jpg

Bóng ma B-2 tại căn cứ không quân Whiteman.

Những máy bay ném bom mới nhất trong phi đội máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Mỹ được thiết kế từ cách đây 30 năm. Lực lượng máy bay ném bom hiện nay của Mỹ vẫn hoạt động hiệu quả nhưng đã lạc hậu. Hiện tại, không quan Mỹ đang sở hữu 76 “pháo đài bay B-52 với độ tuổi trung bình là 50 năm, 63 chiếc B-1 Lancers 28 năm tuổi và 20 chiếc B-2 Spirits đã hoạt động hơn 20 năm.
Mỗi máy bay ném bom của Không quân Mỹ có thể mang theo một lượng vũ khí nhất định với tầm hoạt động không tiếp nhiên liệu là 9.600 km. B-52 là máy bay ném bom duy nhất có khả năng mang theo tên lửa hành trình, trong khi B-1 là máy bay ném bom siêu âm duy nhất và B-2 là máy bay tàng hình duy nhất của Mỹ. Tất cả những máy bay này đều gặp và những vấn đề liên quan tới “tuổi tác.”
B1_Lancer_Soha.vn139be5-8c79d.jpg



B1_Lancer_Soha.vn239be5-eeb11.jpg

Oanh tạc cơ B-1 Lancer.

Trong khi đó, nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đang âm thầm phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình hiên đại có khả năng tấn công hạt nhân vươn tới Mỹ. Ngoài ra, Nga cũng đang thực hiện dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược mới và hiện đại hóa các máy bay ném bom Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M3. Hơn nữa, trên chiến trường Trung Đông, các máy bay ném bom của Mỹ đang dần mất đi lợi thế khi các đôi thủ không ngừng tăng cường khả năng phòng không của mình.
may_bay_Tu160_soha.vn39be5-ab007.jpg

Thiên nga trắng Tu-160 của Không quân Nga.

Thế giới đã thay đổi rất nhiều từ khi phi đội máy bay ném bom của Mỹ được đưa ra vào sử dụng. Liên Xô đã tan rã và Trung Quốc đang nổi lên như một thế lực mới. Các công nghệ hủy diệt từ thời chiến tranh lạnh đã phổ biến tới nhiều quốc gia mới, trong khi những công nghệ mới lại rơi vào tay những quốc gia và tổ chức có tư tưởng cực đoan.
Vì thế, phát triển máy bay ném bom tầm xa mới rất cần thiết đối với Mỹ hiện nay. Với một hệ thống tấn công linh hoạt khi tình hình thay đổi, máy bay ném bom thế hệ mới sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn nguy cơ tấn công hạt nhân, bằng cách cho phép các nhà lãnh đạo Mỹ ra lệnh tấn công các cơ sở giá trị nhất của những quốc gia thù địch. Máy bay ném bom thế hệ mới cũng cho phép tấn công hiệu quả các mục tiêu ở ngoài tầm của các lực lượng không quân chiến thuật.
Vai trò quan trọng nhất của máy bay ném bom thế hệ mới là làm hàng rào chống lại các âm mưu tấn công quân sự bất thường ở thời kỳ thay đổi chưa từng thấy trong nền văn minh của loài người. Nếu trì hoãn việc phát triển máy bay ném bom mới, các binh sĩ và nhiều người dân Mỹ sẽ phải nhận hậu quả khó lường.
tu22m3_backfire_soha.vn39be5-e1938.jpg

Tu-22M3 của Không quân Nga.

Tuy nhiên, những nỗ lực mua máy bay ném bom mới của quân đội Mỹ đã bị trì hoãn nhiều lần. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Bộ Quốc phòng Mỹ đã dừng chương trình sản xuất máy bay B-2 và hoãn dự án phát triển máy bay ném bom thế hệ mới do tình hình thay đổi và những công nghệ mới có thể được sử dụng để nâng cấp khả năng chiến đấu cho phi đội máy bay ném bom hiện tại. Kết quả, Mỹ đã không phát triển máy bay ném bom mới trong 3 thập kỷ qua.
Hiện Không quân Mỹ đang có kế hoạch phát triển một máy bay ném bom mới. Dự toán ngân sách cho sự phát triển của loại máy bay ném bom mới từ năm 2013 đến năm 2017 vào khoảng 6 tỷ USD. Theo đó, không quân Mỹ sẽ mua 80-100 máy bay với chi phí trung bình 550 triệu USD mỗi chiếc, và có thể đưa vào hoạt động trong năm 2025. Mặc dù thông tin chi tiết không được tiết lộ, nhưng nhiều chuyên gia dự đoán các máy bay ném bom mới sẽ có khả năng hoạt động tự chủ trong không phận địch, mang nhiều loại vũ khí liên lục địa với độ chính xác cao.
Northrop_Grumman_soha.vn36fcc-8aa07.jpg

LRS-B - Phương án của Northrop Grumman.

Tuy nhiên, sẽ phải mất 20 năm để phát triển, sản xuất và triển khai LRS-B (LRS-B - Long Range Strike – Bomber – dự án phát triển máy bay ném bom tầm xa tương lai của Mỹ). Trong thời gian đó, không quân Mỹ phải tiếp tục duy trì và nâng cấp các máy bay ném bom cũ. Đây là một khoảng thời gian khá dài đối với Mỹ, trong khi mà Nga và Trung Quốc đang tiến gần hơn tới một máy bay ném bom tối tân. Vì vậy, có thể nói nếu thất bại trong việc phát triển LRS-B, Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
nói chung Mỹ phải có chính sách thổi phồng trừ hao các mối đe dọa để quốc hội duyệt tiền mua sắm vũ khí, có thế mới dẫn đầu TG, mối đe dọa của Mỷ hiện nay lại là sự trỗi dậy của TQ
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Mỹ "bơm tiền" mua thêm 71 máy bay chiến đấu tàng hình F-35</h1>Thứ ba 30/07/2013 11:56

ANTĐ - Ngày 29-7, một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Lockheed Martin, đặt mua thêm 2 lô máy bay chiến đấu F-35 tiếp theo trị giá hơn 7 tỷ USD.

Thỏa thuận này bao gồm 71 chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, trong đó 36 chiếc được mua trong lô sản xuất thứ 6, và 35 chiếc thuộc lô sản xuất thứ 7.
Trong tổng số 71 chiếc F-35 trong thỏa thuận này, 60 chiếc mua cho quân đội Mỹ, và 11 còn lại sẽ được cung cấp cho quân đội các nước Australia, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.
Thỏa thuận đã được đàm phán mà không ảnh hưởng đến kế hoạch cắt giảm ngân sách toàn diện, áp dụng đối với Lầu Năm Góc hồi tháng 3, nguồn tin giấu tên cho biết.
Maybay_chiendau_F-35.jpg

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35


Tuần trước các quan chức Lockheed Martin cho biết, Lầu Năm Góc đã cố gắng giảm thiểu tác động của việc cắt giảm ngân sách đối với số lượng sản phẩm trong lô sản xuất thứ 7 này, được tài trợ từ ngân sách của năm tài khóa 2013.
Hiện Tập đoàn Lockheed Martin đang chế tạo 3 phiên bản máy bay chiến đấu F-35, cho quân đội Mỹ và 8 nước đối tác quốc tế gồm Anh, Australia, Canada, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Đan Mạch và Hà Lan. Ngoài ra, Israel và Nhật Bản cũng đã đặt mua loại máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại này.
Tháng 12 năm ngoái, Lầu Năm Góc đã ký một thỏa thuận với Lockheed Martin, về việc mua lô máy bay chiến đấu F-35 thứ 5 gồm 32 chiếc, trị giá 3,8 tỷ USD.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Tiết lộ kế hoạch nâng cấp máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack</h1>Ngày 26-7, Cục thiết kế Tupolev cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã ký một hợp đồng trị giá 3,4 tỷ rúp (103 triệu USD) với Tupolev và Nhà máy sản xuất máy bay Kazan về việc nâng cấp 3 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack.</h2>Theo kế hoach, số máy bay ném bom siêu âm hạng nặng này, sẽ được bàn giao lại cho Không quân Nga vào cuối năm 2015, sau khi hoàn thành nâng cấp.
Phiên bản nâng cấp, TU-160M, được trang bị các hệ thống vũ khí mới, các hệ thống điện tử và hệ thống điện tử hàng không cải tiến, khi đó sẽ nâng gấp đôi hiệu suất chiến đấu của máy bay, so với phiên bản cũ.
Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đến năm 2020, ít nhất 10 chiếc máy bay ném bom Tu-160 của Không quân Nga sẽ được nâng cấp và hiện đại hóa, sau đó số máy bay ném bom này sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga, cho đến khi một một máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, mang tên PAK-DA được phát triển.

1375153856229.jpg

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được mệnh danh là "Thiên nga trắng"


Theo số liệu chính thức, Không quân Nga hiện đang được biên chế ít nhất 16 chiếc máy bay ném bom Tu-160, và theo phát ngôn viên Không quân Nga, Đại tá Vladimir Drik, lực lượng này có kế hoạch sẽ nhận thêm hơn 10 chiếc máy bay hiện đại hóa nữa, nâng tổng số máy bay ném bom Tu-160 trong biên chế lên 30 chiếc.
Máy bay ném bom Tu-160, được biên chế hoạt động từ năm 1987 và vẫn là loại máy bay siêu âm lớn nhất thế giới, được thiết kế để tấn công các mục tiêu chiến lược sâu bên trong lãnh thổ đối phương, bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.
http://soha.vn/quan-su/ti...-20130730101730188.htm