Tên lửa hành trình tầm xa của Nga thống trị thế giới đến bao giờ?</h1>Thứ bảy 27/04/2013 21:06
ANTĐ - Các loại tên lửa Kh-101 và Kh-102 trên máy bay ném bom chiến lược của Nga, hiện nay có tầm bắn tới hơn 10.000km, độ chính xác tới 1m, gấp hơn 3 lấn Tomahawk của Mỹ.
Đề cập đến tên lửa hành trình, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là loại tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, đã thể hiện được uy lực trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Tên lửa hành trình là loại tên lửa thông minh hành trình bay sát mặt đất, có khả năng bay linh hoạt vòng tránh chướng ngại vật, tấn công cả những mục tiêu được ngụy trang khéo léo. Tên lửa hành trình Tomahawk không chỉ làm thay đổi cục diện của chiến tranh vùng Vịnh, mà còn làm thay đổi nhãn quan quân sự và hình thái tác chiến trên thế giới.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã sử dụng một số lượng lớn tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công chính xác tầm xa vào các mục tiêu trọng yếu của Iraq như: Sở chỉ huy, trạm radar, trận địa phòng không, công sự kiên cố, tàu thuyền lớn…, gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Iraq.
Tên lửa hành trình có uy lực tấn công rất lớn, khả năng tàng hình cao, tấn công chính xác. Lấy ví dụ là tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, nó sử dụng động cơ tên lửa thể tích nhỏ giúp tiết giảm trọng lượng phóng, nâng cao khả năng linh hoạt cho tên lửa trong suốt hành trình rất dài.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga có khả năng mang theo cả Kh-101 và Kh-102
Tomahawk được lập trình đường bay đến mục tiêu, sử dụng các điểm chuẩn, bản đồ số và hệ thống định vị GPS, để có thể lựa chọn tầm cao và tuyến đường bay đến mục tiêu. Tên lửa này cũng có thể điều chỉnh độ cao bay dưới 50m ở đoạn cuối, hoặc dựa vào các đặc điểm của mục tiêu, để điều chính góc độ tấn cống theo mặt phẳng ngang hoặc đâm bổ xuống theo một góc tà.
Tomahawk có khả năng tấn công đa dạng từ tất cả các phương tiện phóng mặt đất, trên không, trên biển và từ tàu ngầm. Với khả năng lập trình trước các tiêu điểm phòng ngự của địch trong hành trình bay nên tên lửa hành trình có khả năng qua mắt các radar cảnh báo sớm, vòng tránh các trận địa phòng không, tấn công bất ngờ và chính xác.
Tên lửa hành trình tầm xa tàng hình AGM-129 của Mỹ có phạm vi tấn công xa nhất hơn 3000km
Thế nhưng, điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là hành trình hạ âm, tốc độ dao động trong khoảng 700-900 km/h nên rất dễ bị pháo, tên lửa phòng không và máy bay đối phương bắn hạ. Vì vậy, điều cốt lõi nhất trước khi sử dụng tên lửa hành trình là phải làm tê liệt hệ thống chỉ huy và radar của kẻ địch.
Mặc dù sử dụng biện pháp áp chế thông tin chỉ huy, điều khiển hỏa lực và radar dự cảnh nhưng trong chiến tranh Kosovo, quân đội Nam Tư cũng đã bắn hạ được 328 trong tổng số hơn 1000 quả tên lửa hành trình Tomahawk mà Liên quân Anh - Mỹ đã sử dụng, đạt tỷ lệ đánh chặn trên 30%.
Điểm yếu khác thể hiện qua 2 cuộc chiến Iraq và Kosovo là Tomahawk chỉ có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu cố định. Sau này Mỹ đã có những cải tiến lớn về khả năng tấn công mục tiêu cơ động bằng cách điều chỉnh đường bay trên hành trình và dẫn đường bằng vệ tinh đoạn cuối, thế nhưng khả năng này vẫn chưa được thử lửa qua bất cứ cuộc chiến nào.
Tên lửa hành trình “Trường Kiếm-10” (CJ-10) của Trung Quốc cũng có tầm bắn 3000km
Vấn đề quan trọng nhất cần cải thiện là tốc độ bắn của tên lửa hành trình. Hiện Nga là nước dẫn đầu về công nghệ tên lửa hành trình tầm xa. Các loại tên lửa Kh-101 và Kh-102 trên máy bay ném bom chiến lược của Nga hiện nay có tầm bắn tới hơn 10.000km, độ chính xác tới 1m. Kh-101 và Kh-102 còn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, nhưng tốc độ của nó cũng mới đạt cận âm.
Các loại tên lửa hành trình của Nga hiện đang thống trị thế giới, cả Mỹ cũng phải e ngại các loại tên lửa hành trình cũ kỹ phóng từ trên không của Nga như Kh-22 Raduga (tầm bắn 600 – 800km) hoặc Kh-555 (trên 2000km), chứ không nói là 2 loại tên lửa kinh khủng trên. Ngoài ra, các thế hệ tên lửa hành trình Kaliber-S, Kaliber-K, Kaliber-N... cũng là nỗi kinh hoàng của các hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới.
Hiện nay, loại tên lửa hành trình tầm xa tiên tiến nhất của Mỹ là tên lửa hành trình tầm xa tàng hình AGM-129 nhưng phạm vi tấn công của nó chỉ đạt hơn 3000km, tốc độ cận âm. Còn Trung Quốc đang phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất “Trường Kiếm-10” (CJ-10), cũng có tầm bắn 3000km, trong khi Ấn Độ đang phát triển tên lửa Nirbhay, tầm bắn 1000-1500km.
Ấn Độ vừa thử không thành công tên lửa hành trình Nirbhay có tầm bắn 1000-1500km
Nga cũng đang nỗ lực tăng tốc độ cho các loại tên lửa của mình và đã đạt những thành công nhất định. Sau Nga 1 bước, cả Mỹ và Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ đều đang nghiên cứu, phát triển tên lửa hành trình tầm xa tốc độ siêu âm. dựa trên khả năng dẫn đường và định vị của vệ tinh, nhưng các loại tên lửa này đều đang trong giai đoạn phát triển hoặc thử nghiệm.
Có thể nói, phát triển tên lửa hành trình tầm xa tốc độ siêu âm, đang là xu thế phát triển của các cường quốc tên lửa trên thế giới. Trong tương lai nó sẽ là vũ khí lợi hại nhất trong các loại vũ khí thông thường, là vũ khí đáng sợ nhất trong chiến tranh hiện đại. Trong cuộc đấu này, hiện chưa có nước nào địch lại được Nga!
Kh-55: tên lửa đối đất đáng sợ nhất thế giới
(Kienthuc.net.vn) - Kh-55 là tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không có tầm bắn lên đến 3.000km và mang theo đầu đạn hạt nhân.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Không quân Liên Xô có phần lép vế so với Không quân Mỹ. Quân đội Liên Xô cần một vũ khí phóng từ trên không để có thể khắc chế sức mạnh quân sự của Mỹ. Phòng thiết kế Raduga được chính phủ Liên Xô giao trọng trách phát triển tên lửa hành trình mới vào năm 1971 có thể răn đe Mỹ và các đồng minh.
Nhóm thiết kế đã lựa chọn giải pháp thiết kế tên lửa có tốc độ cận âm vừa đảm bảo được tính hiệu quả vừa có chi phí thấp hơn so với phát triển tên lửa siêu âm, giảm những rủi ro trong quá trình phát triển. Tên lửa mới được chỉ định Kh-55 hay X-55 theo phiên âm tiếng Nga (NATO định danh là AS-15 Kent) được bắn thử nghiệm lần đầu năm 1976.
Tên lửa hành trình không đối đất chiến lược Kh-55 đời đầu.
Kh-55 có thiết kế khí động học tương tự như tên lửa hành trình nổi tiếng Tomahawk của Mỹ với thân hình trụ, 2 cánh ổn định sẽ bật ra sau khi phóng.
Tên lửa có chiều dài 6,04m, đường kính thân 0,514m, sải cánh 3m, trọng lượng phóng 1,21 tấn, trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 250 kiloton.
Tên lửa Kh-55 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt R95-300 ở phía dưới bụng phía sau đuôi tên lửa. Động cơ này được xem là một thành phần quan trọng của các công nghệ trên tên lửa Kh-55.
Đây là một loại động cơ phản lực cánh quạt nhỏ gọn, hiệu quả và rất tiết kiệm nhiên liệu trong khi cho lực đẩy tương đối lớn. Động cơ này có chiều dài chỉ 850mm, đường kính 330mm, trên thế giới chưa có loại động cơ nào tương tự.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu. Ở pha cuối, tên lửa có thể sử dụng radar chủ động để tìm kiếm mục tiêu và tấn công hoặc sử dụng cảm biến hình ảnh theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản về khu vực mục tiêu được lưu trong bộ nhớ của tên lửa.
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa tấn công mục tiêu với độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu CEP của Kh-55 khoảng 15m, tầm bắn của Kh-55 khoảng 2.500km.
Kh-55 được chấp nhận vào trang bị từ năm 1984 nó được phóng từ các loại máy bay ném bom chiến lược của Nga như: Tu-95MS, Tu-22, Tu-160 và sau này là cả cường kích Su-34.
Biến thể Kh-55SM với 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác.
Ngay khi Kh-55 được chấp nhận vào trang bị, nhóm thiết kế của Raduga đã phát triển biến thể nâng cấp Kh-55MS. Biến thể mới được bổ sung thêm 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên hông tên lửa, động cơ cải tiến với hiệu suất tốt hơn. Điểm nổi bật của Kh-55MS là được trang bị công nghệ dẫn hướng rất tinh vi hơn.
Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số sử dụng bộ lọc dữ liệu Kalman với một bản đồ kỹ thuật số, radar đo độ cao các bộ phận cấu thành này cho phép tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng kiểu TERCOM (men theo địa hình). Ở pha cuối, tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC cùng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa có độ chính xác rất cao, CEP của Kh-55MS dưới 5m, khả năng này tương đương với BGM-109 Tomahawk của Mỹ trong khi tầm bắn đạt 3.000km vượt xa hơn nhiều so với Tomahawk và trở thành loại tên lửa phóng trên không có tầm bắn xa nhất thế giới.
Ngoài các biến thể Kh-55/Kh-55MS dùng cho Quân đội Nga, có 2 biến thể được phát triển cho xuất khẩu bao gồm Kh-65SE có tầm bắn 600km theo điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung INF được ký kết giữa Mỹ-Liên Xô vào năm 1987. Một biến thể xuất khẩu khác là Kh-SD được giới thiệu vào năm 1995, có tầm bắn khoảng 300km.
Tu-160 phóng tên lửa hành trình chiến lược Kh-55.
Những năm 1990, Raduga tiếp tục phát triển một biến thể hiện đại hơn của Kh-55MS được chỉ định là Kh-101/102, trong đó Kh-101 được trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg còn Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Kh-101/102 được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, thân tên lửa hình oval thay vì hình trụ như nguyên bản. Tên lửa có kích thước lớn hơn, dài hơn trang bị công nghệ dẫn hướng tinh vi hơn, dự kiến tên lửa có tầm bắn khoảng 5.000km sẽ đi vào phục vụ trong biên chế Không quân Nga vào cuối năm 2013.
Khi Kh-101/102 đi vào biên chế nó có thể soán ngôi Tomahawk và trở thành loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tối tân nhất thế giới ở mọi chỉ số.
Tên lửa Tomahawk và lịch sử tham chiến</h1>
(ĐVO) Tên lửa hành trình hiện đại tiên phong
Sự phát triển của BGM-109 Tomahawk được khởi xướng từ những năm 1980, cùng thời với sự phát triển của tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô
(>> xem thêm), không biết ai sao chép của ai nhưng hình dáng bên ngoài và vai trò gần như tương đương nhau.
So với Kh-55, Tomahawk có nhiều thế mạnh hơn. Sau khi Liên Xô tan rã, Tomahawk nhanh chóng chiếm ngôi vị độc tôn trong kho tên lửa hành trình của thế giới.
Tên lửa này hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu. Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Rất nhiều quốc gia đã và đang cố gắng để phát triển hệ thống dẫn đường tương tự như của tên lửa Tomahawk.
Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.
Sau khi rời ống phóng, tên lửa sẽ được dẫn hướng theo chế độ quán tính. Sau khi tiến vào bờ biển, tên lửa sẽ được dẫn đường bằng chế độ TERCOM (kiểu men theo địa hình).
Đối với chế độ dẫn đường này, bản đồ khu vực mục tiêu phải được nạp sẵn trong bộ nhớ của tên lửa, radar khẩu độ tổng hợp trên tên lửa sẽ lập bản đồ khu vực mà tên lửa bay qua, sau đó, so sánh với bản đồ được lưu trong bộ nhớ để hiệu chỉnh đường bay.
Minh họa cơ chế dẫn đường TERCOM và DSMAC của tên lửa Tomahawk
Ảnh: FASKhi đến gần mục tiêu tên lửa sẽ sử dụng hệ thống dẫn đường kiểu DSMAC (phù hợp tương quan cảnh trí khu vực kỹ thuật số). Nói một cách dễ hiểu là một loạt các hình ảnh về khu vực mục tiêu sẽ được chụp bằng máy bay giám sát.
Những hình ảnh này sẽ chuyển cho tên lửa để so sánh với hình ảnh do camera của tên lửa chụp, một kiểu ứng dụng tìm kiếm tương phản, kết quả việc so sánh 2 hình ảnh sẽ làm căn cứ để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu.
Kiểu dẫn đường pha cuối khác của tên lửa Tomahawk là sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Tên lửa hoàn toàn có thể tấn công mục tiêu mà không cần dựa vào TERCOM hay DSMAC. Tuy nhiên, trên thực tế, tên lửa sẽ kết hợp ít nhất 3 kiểu dẫn đường khác nhau để tấn công mục tiêu.
Một điểm mạnh khác của tên lửa Tomahawk là nó có thể cập nhật thông tin về mục tiêu từ nhiều phương tiện giám sát khác nhau (từ máy bay, UAV, vệ tinh, bộ binh, xe tăng, tàu chiến…) Điều này là biểu hiện thực tế của học thuyết “mạng lưới trung tâm chiến tranh”, một ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến được Mỹ khởi xướng vào thập niên 1990.
Có độ cao hành trình rất thấp, cùng với thân hình nhỏ gọn nên tên lửa rất khó bị phát hiện bởi các radar mặt đất. Ngoài ra, việc phát hiện tên lửa bằng các biện pháp dò tìm hồng ngoại cũng rất khó khăn. Tên lửa có tốc độ cận âm cùng với động cơ phản lực cánh quạt chạy rất êm nên độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại không cao.
Tầm bắn của tên lửa từ 1.300-2.500km tùy biến thể, sai số vòng tròn bán kính (CEP) khoảng 3-5m (Kh-55 từ 6-9m).
Vì những lẽ trên, Tomahawk trở thành chuẩn mực cho vũ khí tấn công công nghệ cao và là đòn đánh phủ đầu lợi hại trong việc chế áp lực lượng phòng không không quân đối phương.
Lịch sử tham chiến
Không một loại tên lửa hành trình nào có bề dày thành tích ấn tượng như Tomahawk. Khoảng 1.562 tên lửa đã được phóng đi trong các cuộc chiến (chưa kể các lần phóng thử nghiệm hay tập trận khác). Khó có tên lửa hành trình nào trên thế giới được Tomahawk, tung hoành từ Trung Đông, Trung Á rồi Đông Âu.
Lần đầu tiên Tomahawk tham chiến là trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991). Trong chiến dịch Bão táp sa mạc, 297 tên lửa đã được sử dụng. Trong đó, 282 tên lửa phóng thành công, 9 tên lửa bị "xịt" không thể rời ống phóng, 6 tên lửa bị rơi xuống nước ngay sau khi rời ống phóng.
Tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục USS- Preble(DDG-88) lớp Arleigh Burke.
Trong số 282 tên lửa phóng thành công ít nhất 2 tên lửa (có nguồn nói 6) bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không Iraq.
Ngày 26/03/1993, 23 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng để tấn công Cơ quan tình báo Iraq .
Ngày 10/09/1995, 13 tên lửa đã được phóng đi từ bờ biển Adriatic nhắm vào một tháp chuyển tiếp vô tuyến điện của mạng lưới phòng không Bosnia trong chiến dịch Deliberate.
Ngày 3/09/1996, khoảng 44 quả UGM-109 được phóng từ tàu ngầm tấn công mục tiêu phòng không ở miền Nam Iraq.
Ngày 20/08/1998, khoảng 75 tên lửa đã được phóng đi tấn công 2 khu vực riêng biệt ở Afghanistan và Sudan nhằm trả đũa vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ của al Qaeda.
Mùa xuân năm 1999, khoảng 218 tên lửa Tomahawk đã được phóng đi trong chiến dịch ném bom Nam Tư.
Tháng 10/2001, hơn 50 tên lửa đã được phóng đi tấn công vào các mục tiêu ở Afghanistan trong những giờ đầu của chiến dịch Tự do bền vững.
Trong chiến tranh Iraq năm 2003 ghi nhận số lượng kỷ lục tên lửa Tomahawk được sử dụng trong một cuộc chiến. Hơn 725 đã được phóng đi tấn công các mục tiêu trên khắp Iraq.
Trong tháng 7/2009 ít nhất 2 tên lửa Tomahawk đã được phóng đi tấn công mục tiêu ở Yemen. Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết 55 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công.
Lần sử dụng Tomahawk nhiều nhất gần đây là trong chiến dịch Bình minh Odyssey chống lại Libya tháng 03/2011, ít nhất 124 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng, số tên lửa này đã góp phần quan trọng trong việc nhanh chóng “hạ gục” mạng lưới phòng không Libya.
Tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu của tên lửa trong thực chiến hơn 90% một con số mơ ước đối với bất kỳ loại tên lửa hành trình nào.
Những hạn chế
Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật và lịch sử tham chiến, Tomahawk quả là tên lửa hoàn hảo. Tuy nhiên, giống như bao vũ khí khác dù hiện đại đến mấy cũng sẽ có điểm yếu để khai thác. Tomahawk cũng không tránh khỏi điều này.
Điểm yếu căn bản của Tomahawk nằm ở cơ chế dẫn đường dù đây là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng tên lửa.
Đối với cơ chế dẫn đường TERCOM bản đồ khu vực mục tiêu bắt buộc phải được nạp vào tên lửa. Do đó, tên lửa gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở những khu vực địa lý phức tạp nhiều đồi núi nơi mà những hình ảnh từ vệ tinh có chất lượng không cao.
Cơ chế dẫn đường của tên lửa rất phức tạp và đó cũng chính là điểm yếu của tên lửa.
Trong những lần tấn công vào Afghanistan, nơi có địa hình phức tạp đã bộc lộ điểm yếu của Tomahawk. Tên lửa gặp khó khăn trong việc tiếp cận các mục tiêu bên trong các khu vực rừng núi.
Cơ chế dẫn đường DSMAC đòi hỏi tên lửa phải có bộ nhớ đủ lớn để cập nhật nhiều hình ảnh, ngoài ra cần có hệ thống liên kết dữ liệu băng thông rộng để cập nhật ảnh mục tiêu trong thời gian thực.
Việc truyền và nhận hình ảnh có độ trễ nhất định từ 1-2 giây. Ngoài ra, điều kiện thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hình ảnh và tốc độ truyền dữ liệu.
DSMAC thường bị chậm và chưa thực sự hiệu quả. Nó dễ bị đánh lừa bởi các biện pháp ngụy trang. Phương pháp này vẫn chưa được ứng dụng trong thực chiến do sự phức tạp của nó.
Đối với khả năng dẫn đường bằng tín hiệu GPS, ưu điểm là chi phí thấp và khá hiệu quả, nhưng thật không may việc phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh khiến tên lửa dễ bị tổn thương. Tín hiệu dễ bị gây nhiễu khiến tên lửa lạc mục tiêu.
Trong chiến tranh Iraq có nhiều tên lửa Tomahawk đã bị gây nhiễu. Theo một số nguồn tin, một lượng không nhỏ đã bay lạc sang tận Afghanistan và không phát nổ. Những tên lửa này đã được Trung Quốc săn lùng ráo riết để nghiên cứu công nghệ.
Bên cạnh đó, các quốc gia mà Tomahawk đã tham chiến hầu hết là các quốc gia không có lực lượng phòng không mặt đất tiên tiến. Iraq, Libya tuy có lực lượng phòng không đồ sộ nhưng đều lạc hậu không có các trang thiết bị hiện đại đáp ứng cho chiến tranh công nghệ cao.
Tại Iraq, Libya, Tomahawk phát huy tối đa năng lực ngoài còn do yếu tố địa lý. Địa hình sa mạc đã giúp Tomahawk hoành hành nhờ khả năng quan sát không bị hạn chế (lợi thế này không phát huy trên chiến trường Afghanistan).
Liệu Tomahawk có thể phát huy tối đa tác dụng khi tấn công vào các quốc gia có lực lượng phòng không mặt đất hiện đại hay không vẫn là ẩn số. Dù sao, kinh nghiệm trận mạc dày dạn đã giúp cho tên lửa khắc phục dần các điểm yếu điều mà các tên lửa hành trình khác không thể có được.