Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
@Magic: động cơ thứ hai mạnh hơn cho F 35 bị lão O3ma cắt hầu bao rùi.. coi như xếp xó !!
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
cowardsp nói:
@Magic: động cơ thứ hai mạnh hơn cho F 35 bị lão O3ma cắt hầu bao rùi.. coi như xếp xó !!

Không phải cái đó: The F135/F136 engines are not designed to supercruise[58][/sup] in the F-35. F135 của Pratt & Whitney là động cơ được lựa chọn chính thức. F136 do GE và RR phát triển đã bị cắt hợp đồng. Về sức đẩy F135 mạnh hơn F136. Còn cái "đồn đại" hiện đang nằm trong bí mật!
SMOKIN.GIF
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
He he...Ích ra cũng có người đồng quan điểm với em về F-35:
Andrew Tran - một "pro Mỹ" có hạn ở TTVNOL :
Trong những năm gần đây chúng ta thấy những bình luận trên báo chí, internet và quyết định của bộ quốc phòng Mỹ hoàn toàn trái ngược nhau. Trong lúc thiên hạ ca tụng F-22 thì BQP muốn giết nó bằng mọi giá. Trong lúc thiên hạ nguyền rũa f-35 thì BQP Mỹ bảo vệ nó bằng mọi giá kể cả khi nó đang đối diện khủng hoảng thử nghiệm. Cái đó nói lên điều gì? trước thời internet thông tin về vũ khí thường là bí mật. sau thời internet ta thấy nó ngập tràn mọi nơi. Nhưng phải chú ý lắm mới thấy 90% thông tin đó chỉ là hoả mù mà thôi. vì thế Việc dùng mấy bản tin để chưởi nhau như đang ngư trị TTVNOL trở nên thật buồn cười và trẻ con. Phải lâu lắm AT tôi mới nhận ra . Cũng thật là trẻ con.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
dưng em thấy F 35 xài 1 máy là ko an toàn bằng 2 máy... bên Mỷ, sĩ quan cấp tá đều bay máy bay hai máy... hệ số an toàn hơn mấy chiếc F16. có lẻ nếu trang bị hai động cơ thì chi phí sẽ cao hơn..thiết kế phức tạp hơn..
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
cowardsp nói:
dưng em thấy F 35 xài 1 máy là ko an toàn bằng 2 máy... bên Mỷ, sĩ quan cấp tá đều bay máy bay hai máy... hệ số an toàn hơn mấy chiếc F16. có lẻ nếu trang bị hai động cơ thì chi phí sẽ cao hơn..thiết kế phức tạp hơn..

Tuy có an toàn hơn nhưng xác suất hỏng hóc sẽ cao gấp đôi! Chi phí bảo dưỡng, phụ tùng cũng gấp đôi...
Dù F-35 có ra sao thì em thấy nó quá lợi cho Mỹ: Một khi đã trang bị rộng rãi thì hầu hết những lá chắn phòng thủ lâu nay đều trở nên lạc hậu. Thế là xuất hiện làn sóng mua sắm khủng khiếp từ đồng minh cho đến đối thủ. Hoặc sắm cho được thanh gươm tàng hình để cân bằng, hoặc phải trang bị hệ thống phòng không mới. Đồng minh thì thi nhau nạp tiền cho chú Sam (vì có ai khác Mỹ nắm rõ tàng hình đâu), còn kẻ thù thì sẽ hao tổn "nguyên khí" rất đáng kể!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
xxmagicxx nói:
He he...Ích ra cũng có người đồng quan điểm với em về F-35:
Andrew Tran - một "pro Mỹ" có hạn ở TTVNOL :
Trong những năm gần đây chúng ta thấy những bình luận trên báo chí, internet và quyết định của bộ quốc phòng Mỹ hoàn toàn trái ngược nhau. Trong lúc thiên hạ ca tụng F-22 thì BQP muốn giết nó bằng mọi giá. Trong lúc thiên hạ nguyền rũa f-35 thì BQP Mỹ bảo vệ nó bằng mọi giá kể cả khi nó đang đối diện khủng hoảng thử nghiệm. Cái đó nói lên điều gì? trước thời internet thông tin về vũ khí thường là bí mật. sau thời internet ta thấy nó ngập tràn mọi nơi. Nhưng phải chú ý lắm mới thấy 90% thông tin đó chỉ là hoả mù mà thôi. vì thế Việc dùng mấy bản tin để chưởi nhau như đang ngư trị TTVNOL trở nên thật buồn cười và trẻ con. Phải lâu lắm AT tôi mới nhận ra . Cũng thật là trẻ con.

Em thì nghĩ ngược lại. F-22 là máy bay chủ lực của Mỹ, hiện nay nó tạm bị ngưng chứ không phải Mỹ chỉ có 187 chiếc F-22.
Lý do nó tạm ngưng vì BQP Mỹ muốn dùng ngân sách phục vụ cho những mục tiêu trước mắt. Lại đng thời khủng hoảng, triển khia những phi đội F-22 rất tốn kém. Do đó họ chốt 187 chiếc, đó là tạm thời, vì hiện nay vẫn chưa có ai sx máy bay đồng hạng với F-22, trừ T-50 vẫn chưa hòan thiện.

Về chuyện bí mật của vũ khí, dĩ nhiên không ai công bố cụ thể, nhưng những tính năng chung là không bí mật. Vì Mỹ dùng nó để quảng cáo với khách hàng.
Còn hiệu quả? Vũ khí ngoài tầm nhìn BVR: hiệu quả không cao. Phòng không Patriot: mở màn ở Iraq là một nỗi buồn không ai muốn nhớ. Nhưng trước khi đi vào phục vụ, có ai dám nói nó kém?

Máy bay F-35 là bản thay thế cho F-16. Nó là máy bay đa năng hạng nhẹ. Mỹ không dùng F-16 để làm chủ lực.
Trong cuộc chiến tổng lực thì cần huy động 1 cơ số máy bay cao, do đó nếu dùng những máy bay đắt tiền và hạng nặng thì vượt quá khả năng. Do đó mỗi nước luôn thiết kế 2 loại máy bay, 1 hạng nặng và 1 hạng nhẹ, rẻ tiền.

Nói về F-15 và F-16 để biết tổng quan về không lực Mỹ.
Thập niên 60, các quan chức không quân tin vào những trận không chiến giữa các tên lửa tầm xa. Lý do là những tiến bộ khoa học thời kỳ đó làm cho họ tin như vậy.
Vì vậy mục tiêu của không quân là phải có máy bay tầm xa, tốc độ cao, radar mạnh để phát hiện mục tiêu từ xa.
Lúc này F-111 vẫn chưa ra đời, F-4 đảm nhiệm vai trò chính, nó không trang bị súng vì tin vào hiệu quả của tên lửa. Tuy nhiên thực tiễn cuộc chiến cho thấy tên lửa tầm xa không đạt yêu cầu. máy bay vẫn cần tính thao diễn mạnh mẽ để chiến đấu tầm gần, và dĩ nhiên máy bay phải trang bị súng.

Lúc này không quân buộc phải thay đổi tư duy. Họ nghĩ đến những máy bay cánh to, nhằm giảm hệ số wing load để tăng sự cơ động. Nhưng việc này cũng làm tăng lực cản của không khí, người ta phải chia sẽ nhiều thứ, từ thiết kế airframe, bình chứa xăng...để đảm bảo mục tiêu hoạt động tầm xa và cơ động. và F-15 ra đời với chiến lược mới của Mỹ.

Ban đầu người ta vẫn chưa nghĩ cần phải có thêm F-16. Tuy nhiên 1 nhóm trong không quân chỉ ra những lý do cần phải có những máy bay hạng nhẹ, nhằm chia lửa và cũng để dễ xuất khẩu ra ngoài. Sau đó phiên bản hạng nhẹ mới được quan tâm và F-16 ra đời.
Những cuộc xung đột phi đối xứng thì không cần dùng toàn máy bay chủ lực. Đó là lý do Mỹ duy trì 2 hệ thống máy bay. F-16 ra đời với phương châm rẻ và hiệu quả. Và quả thật nó rất thành công, vì rất hiệu quả. Đối thủ của Mỹ không có không quân mạnh, vì vậy Mỹ không cần duy trì máy bay F-15 mà chỉ cần F-16 cũng đủ sức.

Từ thế hệ F-15, F-16. Ngày nay F22 và F-35 vẫn đi theo tư duy 2 hệ thống như vậy. Nếu quay về thời điểm máy bay thế hệ 5 được lên kế hoạch thì Mỹ cần 750 F-22 và khoảng 3000 F-35. Như vậy tạm quên vấn đề giá cả của F-22 thì chúng ta cũng thấy Mỹ chỉ duy trì 1 lượng nhỏ máy bay chủ lực. Còn lại nhiệm vụ chính giao hết cho máy bay hạng nhẹ.

Lúc này triều đại Obama cũng không đi sai hướng bao nhiêu, nhưng tài chính làm cho họ thu hẹp kế hoạch phát triển. Thay vì chi tiền để tiếp tục nâng cấp F-22 thì họ ưu tiên cho F-35. Việc này làm cho không quân lo ngại F-22 sẽ bị tụt lại so với các nước khác. Đó mới là lý do chính, còn F-35 thì số phận cũng không khá hơn F-22. ban đầu là khỏang 3000 chiếc. Sau đó cắt khoảng 2500, rồi xuống 1770, rồi khỏang 800-1000. và thực tế thì vẫn chưa biết là sẽ mua cụ thể bao nhiêu chiếc. Tùy vào ngân sách thông qua từng năm. Lúc này thì không quân phải lo vẽ vài kịch bản, dựng đầu TQ vào vai kẻ thù để quốc hội chi tiền. Sự xụp đổ của LX làm Mỹ khủng hoảng vì mất đối thủ để ganh đua.

Như vậy chúng ta thấy F-35 vẫn không thay vai trò của F-22. Hiện nay nó chỉ là phần được ưu tiên nghiên cứu. Việc này làm cho ngân sách của F-22 bị teo. Chứ bản thân F-35 vẫn còn chưa tự định đoạt được số phận của mình nửa.
Nếu F-35 mà có con số cụ thể thì F-22 dễ tính hơn. Do khi đó ngân sách sẽ phân bổ từng năm cho F-35 cố định. Nó sẽ không còn chen ăn ngân sách của F-22 nửa.
Về thực tế thì giá F-35 cứ đội lên từng ngày, số phận nó không khác F-22 . Có thể khi ra đời, phe ủng hộ F-22 sẽ quật lại, vì giá lúc này chênh lệch không bao nhiêu. Nhưng kiểu nào thì F-35 vẫn chiếm số nhiều hơn F-22.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
cowardsp nói:
dưng em thấy F 35 xài 1 máy là ko an toàn bằng 2 máy... bên Mỷ, sĩ quan cấp tá đều bay máy bay hai máy... hệ số an toàn hơn mấy chiếc F16. có lẻ nếu trang bị hai động cơ thì chi phí sẽ cao hơn..thiết kế phức tạp hơn..

Máy bay 2 động cơ thì khả năng "sống sót" cao hơn. hồi ở BH chiếc Su-27 vừa cất cánh liền bị chim bay vào động cơ, nếu 1 động cơ là coi như xong 1 máy bay. Nhưng may là 2 động cơ, nhưng do đang ở độ cao thấp nên phi công vẫn được lệnh nhảy dù. Tuy nhiên theo truyền thống VN, thà chết chứ không chịu hy sinh, phi công tăng tốc động cơ còn lại để bù vào cái hỏng, cố quay về và đáp thành công.

Còn nói về vai trò của F-35 thì đây, chính ngôn của Major General Charles Davis, USAF, the Program Executive Officer of the JSF program:

The most challenging mission for the JSF is where the F-35s will have to penetrate deep into a dense integrated air defense system reinforced by enemy fighters and strike a target with no support, Davis said. This is the most difficult mission for the F-35, but it is also one that is near suicidal for current aircraft such as the F-16. Modern Russian built surface to air missile systems such as the SA-20 are deadly to conventional aircraft, Davis explained. A package of four, six, or even eight F-35s would have to divide up the responsibilities for the suppression of enemy air defenses, mapping out the target, clearing the skies, and striking the target, Davis said. The larger number of aircraft is necessary since the F-35 "doesn't have the kinematics of the F-22", Davis explained, "we're a slightly fatter, slower aircraft, so it takes a few more planes to get the job done."

Còn phi công bay thử F-35:

Beesley for his part, when asked which aircraft he preferred, said that "for clearing the skies" he'd have to pick the Raptor, but for everything else the F-35 would be his pick he said, adding,
"The F-35 offers a greater depth and breadth of missions." Beesley said, given the F-35s' awesome capabilities, "The only airplane that can complete with it is the Raptor. Everything else is playing in a different league."


NHư vậy vai trò của F-35 chẳng có gì phải bàn cải, nó là Strike, nó mập, leo dốc chậm, xoay trở yếu. Để làm sạch sẽ không phận và diệt phòng không chính thì F-22 đảm nhiệm. F-35 chỉ đóng vai phụ, hoặc làm nốt phần việc của F-22.
Bởi thế ngân sách cho F-22 bị cắt thì ai cũng rầu. Tuy nhiên lúc này Mỹ cũng chẳng có đối thủ, ngay cả với F-16. Do đó máy bay thế hệ 5 cứ thong thả.

Có thể lấy Úc làm ví dụ, Úc không có máy bay chủ lực kiểu F-15. Nếu mua F-35 làm chủ lực thì đừng mong cạnh tranh với TQ. Thà mua Eurofighter còn hay hơn.
http://www.livescience.com/technology/081107-f-35-fighter-jets.html
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
F 35 mặc dù nói là thay F 16 dưng bay chậm hơn tí.. nói chung ko có chiếc nào thực sư đa năng hữu hiệu 100%
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Em lại có suy nghĩ khác bác SVG:
- Các nước định mua F-35 đều chỉ có nhu cầu phòng thủ hay giỏi lắm là hỗ trợ là chủ yếu, trừ Anh Quốc (đã có Eurofighter không chiến tốt rồi).
- Trong hiện tại và tương lai, sẽ không có cuộc chiến tổng lực nào - ngoài Mỹ ra. Thay vào đó là các xung đột nhỏ, ngắn hạn.
- Ở chế độ phòng thủ thì hệ thống phòng không tầm xa, radar cảnh báo sớm...mới là chủ lực. Máy bay tiêm kích đánh chặn chỉ là 1 bộ phận trong hệ thống phòng thủ đó.
- Hãy so sánh chiếc F-16 đời đầu với phiên bản F-16 Block 50/60 bây giờ xem - 1 trời 1 vực. những người đánh giá thấp chúng có hình dung sau này trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của hàng chục quốc gia - ngay cả những nước thường xuyên có chiến tranh như Pakistan, Israel, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ...và chúng đã chứng tỏ hiệu quả. VD như trường hợp Pakistan đã cho không quân Sô Viết nếm mùi như thế nào, để sau đó không còn dám bén mảng tới nữa...Không quân Do Thái thì ai dám "ho he" với họ?!:D
F-35 cũng vậy. Chỉ mới là phiên bản đầu tiên, chắc chắn sẽ có nhiều cải tiến sau này. Tất nhiên là lại chi thêm tiền :p. Những đánh giá về nó hiện nay e là hơi sớm, nhiều thứ còn là bí mật, phiên bản hoàn chỉnh chưa ra đời. Chỉ có Úc, Nhật là lăng tăng về kỹ thuật, còn các nước khác chỉ ngại giá thành tăng vùn vụt so với dự kiến ban đầu trong lúc kinh tế khủng hoảng như thế này.
Còn nếu so về thông số (trừ F-22) thì em thấy chiếc Eurofighter mới là chiến nhất chứ không phải máy bay Nga.