Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Cám ơn bạn SVG về mấy cái link. Nhưng đọc chúng, phải ở một trình độ chuyên môn nhất định hay đã nghiên cứu về rada mới hiểu hết, người không quan tâm lĩnh vực này dễ ù tai lắm..

Phân biệt quét cơ và quét điện tử nôm na thế này cho dễ hiểu:
1.
Về nguyên tắc, sóng rada phát ra phải có thời gian ngưng để không pha trộn và làm hư sóng phản về, khi sóng về tới mới phát tiếp.

Quay cơ khí dùng ăng ten chảo (hay gương hay ....) quét chùm tia theo vòng tròn, máy phát không phải ngưng chờ nữa vì chảo quay đủ 360 độ nó mới quét tiếp lượt nữa lên mục tiêu, thời gian ấy sóng về tới lâu rồi..

Với loại này, tùy tốc độ quay chảo mà ta có tín hiệu nhấp nháy trên màn hình nhanh hay chậm, đồng bộ tia sóng rada (kể cả loại màn hình hiểu thị sóng quay tròn 360 độ hay sóng nở từ trung tâm ra). Sóng đi qua, tín hiệu mục tiêu cũng mất. Thời xưa là thế.

Tăng tốc độ quay cơ có giới hạn về độ bền thiết bị, dủ sao cũng vẫn cho tín hiệu ...giật giật nháy trên màn hình.

2.
Việc tiến bộ trong nguồn phát tín hiệu vô tuyến cao tần ra khái niệm quét điện tử. Máy phát phát chùm tia theo hướng cố định (hình loa). Bình thường tuân thủ nguyên tắc không ảnh hưởng sóng về thì máy phát phải ngưng đủ cho sóng phản hồi rồi mới phát tiếp. Làm như vậy cũng được tuy nhiên hình vẫn giật nhấp nháy, tuy có cải thiện đáng kể so với quay cơ.

Người ta giải quyết bằng việc không phải ngưng phát nhưng không phá sóng về bằng việc biến đổi pha của lượt phát sóng tiếp theo và cứ như thế theo một chương trình tính sẵn, các sóng có pha lệnh nhau không ảnh hưởng tới nhau và sóng phản hồi (có nhiều pha) vẫn an toàn về trong bộ cảm biến, kết quả cho màn hình mịn hơn, mục tiêu có nhấp nháy nhưng tốc độ nhanh, trong thị giác người dùng cũng luôn là điểm sáng đều.

Cái trình bày của bạn SVG về hoạt động các module của PESA và AESA ở một góp ý trên (về biến đổi pha) thì thực chất mô tả việc tôi nói trên, đó là quét điện tử vậy.
..............
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Về cái khung SU/Mig hay khả năng tàng hình của chúng:
1.
Thật ra nói khung chống xung thì là một cách nói thôi, chứ nó không thể toàn mỹ, còn các thiết bị, vũ khí khiến ảnh hưởng xung phản hồi. Ở đây thì trong mô tả máy bay người ta thường gọi chung cả khối thứ với một từ là "các thiết bị điện tử" . Rồi ta nhiều khi chỉ hiểu đó là duy chỉ mổi cái rada, nhưng thật ra nó còn là chỉ các nguồn phát xung nhỏ để bù trừ với xung phản hồi mà ra cái xung làm yếu xung tới của rada đối phương. hay máy phát xung phá sóng tới khiến có cả một vùng mù trên màn hình....

2.
Thiết kế khung quan tâm tới việc giảm xung còn liên quan nhiều vấn đề, kể cả việc xen kẽ các vật liệu khác nhau (hằng số điện môi khác nhau) ở những khoảng cách là bội của ^ (bước sóng lamda), rồi các mấu lồi, cánh...cũng theo nguyên tắc ấy....Máy trộn pha sẽ làm phần việc còm lại nếu sóng tới có bước sóng khác tính toán trung bình.
..v...v..

3.
Bản thân cách làm tàng hình của Mig 35 cũng không phải là hữu hiệu, nó đâu so với tàng hình của F22 được, ngay cả với F117 cũng còn hơn nó. bạn cũng nói đúng khuyết điểm của nó với tên lửa ánh nhiệt đấy thôi. thực chất nó chỉ giảm RCS nên người ta đánh giá bộ khung của nó chỉ 4++ là vậy. Hy vọng thằng T50 phải khác và tốt hơn. Nhưng với giá tiền thì thế là phải rồi.
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Em nghĩ tốc độ tạo chùm (agile beam) quyết định việc track nhiều hay ít mục tiêu chứ.
Dĩ nhiên vật nằm trong phạm vi radar thì nó phải hiện lên hết. Cũng như mình dùng đèn pin chiếu vào. Nhưng việc tạo chùm chính là tạo nhiều tia sáng từ đèn pin. Và lợi thế của AESA là độ rộng của chùm xung rất hẹp, có thể tập trung năng lượng, vì vậy quét mục tiêu chính xác hơn. Điều đó làm cho AESA phát hiện hiều mục tiêu hơn PESA.
...................

Bạn ơi, nhiếu hay ít tia mình nói rồi đó thôi (độ nhạy). Còn tia hẹp hay rộng thì đây là một trong những ưu điểm của hệ thống AESA: nó cho khả năng phát hiện RCS nhỏ bao nhiêu, nhưng vẫn thuộc độ nhạy rada mà thôi.

TB: bạn để ý những viền vàng được vạch trên khung chiếc T50 bạn gì đó post lên không? nó tạo ra bộ khung trên máy tính và so sánh với hình thu được từ cái rada giả định của đối phương gắn lên máy bay bay theo cho ra cái RCS màn T50 hiện trên màn hình. Với nhiều rada thì nó chỉ là đốm sáng, hệ AESA tốt cho rõ ra hình dánh chủng loại máy bay nữa cơ đấy.
Những viền ấy còn nhiều tính năng khác của việc thử nghiệm, nhưng ở trên cũng là một trong những cái để ví dụ cho bạn thấy người ta quan tâm tới độ nhay rada thế nào.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bác Giáo nói đúng, với chi phí nghiên cứu và giá thành rẻ thì đạt như Nga là quá tốt. Thực tế như Mig-29 qua tay người Đức thì họ nhận xét nó rất tốt, dĩ nhiên không phải hoàn thiện nhưng cũng có thứ hạng. Nhiều người dễ lầm tưởng đồ rẻ thì dỏm.

Chắc bác Giáo từng phục vụ thời VN war. Không biết bác nhận xét thế nào giữa Mig 21 với F-105. Dù bề ngoài có vẻ F-105 chậm chạp hơn. hay so với F-4?
Nếu không quân Mỹ không chiếm ưu thế số đông thì so sánh công bằng, khả năng máy bay nào tốt hơn trong dogfight?
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Chắc bác Giáo từng phục vụ thời VN war. Không biết bác nhận xét thế nào giữa Mig 21 với F-105. Dù bề ngoài có vẻ F-105 chậm chạp hơn. hay so với F-4?
Nếu không quân Mỹ không chiếm ưu thế số đông thì so sánh công bằng, khả năng máy bay nào tốt hơn trong dogfight?
...................
Bạn thân mến ơi, so sánh cho chúng là khó, vì chúng khác chủng loại, tính năng.

Mig 21 là máy bay tiêm kích đánh chặn, nhiệm vụ là đánh chặn, gây rối, rồi nhường trận địa lại cho lực lượng khác. ca1c máy bay cường kích F105 gặp không chiến quăng thùng dầu phụ, có chiếc quăng bom để cơ động tránh, thế là đạt mục tiêu, còn bắn rơi cái nào thì tính sau.

F4 và F4H đa năng ngoài chức năng cường kích nó còn có chức năng tiêm kích. So khả năng tiêm kích với nhau cũng tàm tạm, tuy nhiên như đã nói, thằng Mig21 có nhiệm vụ như trên (phá rối) thôi.

Dù rằng Mig21 là tiêm kích, nhưng khả năng cơ động kém F4 rất nhiều, cánh tam giác nhỏ phù hợp cho tốc độ lớn (mach 2), xà quần với F4 phần thua nhiều do độ cơ động và vũ khí F4 tốt hơn, nhiên liệu dồi dào hơn... Và F4 sau này né Mig21 giai đoạn đầu, kiên quyết truy đuổi khi Mig21 rút.
Mig21 rơi nhiều.

Sau này Mig21 nếu đánh F4, thì dựa trên tính măng tốc độ cao, dùng đường bay chiếm ưu thế do dẫn đường mặt đất tốt, lock mục tiêu và bắn ngay (hai trái à), trượt thì sẵn trớn ...biến luôn, không không chiến nữa. Tỷ lệ thiệt hại có đỡ hơn chút. Nói chung so nhiều mặt không bằng F4, chỉ được cái tốc độ tiện đánh cú đầu rồi chạy.

 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Nói thêm về Nga, trước đây như tôi đã nói, Nga có nhiều ý tưởng độc đáo và đều làm được. Họ có tài nguyên nhất TG nên làm ...bất chấp giá thành, miễn là làm được thì thôi. (Cái Mig25 chẳng hạn, với khối lượng vật tư, tính ra tiền thì công nghệ Mỹ làm ba cái, Nga làn ra có hai cái thôi).

Ta thường thấy thiết bị Nga cồng kềnh, mạch thì bù tới vù lui nhức đầu....Chả thế mà trước đây họ có 4200 tấn vàng dự trữ, khi tan rả trong ngân khố còn vẻn vẹn chưa tới 19 tấn vàng kèm theo khoản nợ 160 tỷ USD!

Giờ họ phải tính chi phí chứ xưa thì...có khi họ ra nhiều thứ khiếp lắm. Lực lượng tay nghề cao giờ cũng hiếm, bỏ đi hết. (ví dụ, con số thợ cơ khí có tay nghề làm một số chi tiết chuyên trong tàu ngầm giờ còn một vài chục! trước đây là cả một ngành kỹ nghệ khổng lồ cơ đấy. Thảo nào Ấn nó phàn nàn 1/2 số tên lửa không đối không giao cho nó có lỗi!).
...................
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Động cơ Mig-35 cũng không phải mới, dùng cái RD-33 cải tiến cho bớt khói thôi.
...............
Bạn SVG có biết động cơ máy bay Nga nó kinh khủng thế nào không? cái Mig31 phát triển từ Mig25 ấy, ngay từ hồi đầu 90 thì động cơ của nó đã là không thể so sánh. Ngày nay với quan điểm bay của máy bay thế hệ 5, trước khi nghiên cứu ra các mẫu TH 5 cho mình của Nga, thì có những chiếc được cho là đạt tiêu chuẩn về động cơ: Mig 31; F22! chỉ thế thôi.(bay siêu âm không cần đốt nhiên liệu lần hai).
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Bạn xe đua Italy ơi,
Đó là điều dĩ nhiên. Máy bay thế hệ 5 làm ra với tiêu chí "Chiếm ưu thế trên không", mọi lĩnh vực nó phải good cả. Hiện nay trên thế giới thì vẫn mới chỉ có F22 duy nhất trong biên chế không lực.