Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Chào bạn cowardsp (khó nhớ quá), cảm ơn bạn.

TB:
AK47 và M16 thì nếu có dịp mình trở lại. Từ khía cạnh người dùng hay khía cạnh kỹ thuật thì tôi đều chứng minh đươc AK47 hơn hẳn M16. Và ngay cả việc xếp M16 là cây súng đứng thứ 2 sau AK cũng là điều khó tin. Nhưng thôi, để lúc khác kẻo lại loãng mất chủ đề chính.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Mà em có théc méc này nhờ bác Giáo Già giãi thích luôn, Máy bay Mỹ xài súng Gatling 6*20mm. (ngoại trừ A 10 xài cây 7*30mm diệt tank )Còn Châu Âu, Nga thì xài 1 cây 30mm thôi và đạn mang theo củng ít hơn cậy Vulcan 6*20mm của Mỷ.. Vì sao có sự khác biệt này..

Ngoài ra, Vì sao máy bay của Pháp, Châu Âu đều chuộng cánh delta như Mirage, Râfale, Euro fighter..cánh này sẽ làm drag force nhiều hơn..
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Giáo Già nói:
Cái thằng Mig 35 nó giải quyết chuyện tàng hình như tất cả máy bay hiện nay yêu cầu: tàng hình với rada thám trắc chứ không phải tàng hình với tia phản xạ (của rada), vì điều này ảnh hưởng tới kết cấu khung và giảm khả năng trang bị.
Cái platma nó dùng, theo tôi tương tự dùng trong thủy lôi và tên lửa BrahMos, trên máy bay Mig 35 nó được dùng như bạn dongtahdsu (hy vọng không kèm Hoàng Dung) đã nói. Và Mig 35 không ôm mộng biến mất trong mắt thường ai đó nhưng nó chỉ làm mù rada dẫn bắn. (Hoa Kỳ giải quyết chuyện này bằng dẫn bắn giai đọan cuối bằng GPS).
Kết cấu "gồ ghề lộn xộn" của Mig 35 làm tăng tải trọng rỗng nhưng chú trọng làm các tia phản xạ gia thoa triệt tiêu hay giảm thiểu nhau hơn là hấp thụ hoàn toàn tia ấy. Hình chụp của bạn SVG về cái "bụng" T-50 giống y chang Mig 35 cho thấy kết cấu khung của T 50 đi theo hướng này của Mig 35.
Ngoài ra Mig 35 cũng còn sử dụng các kỹ thuật hỗn hợp khác gồm phủ vật liệu ram hấp thụ cho bề mặt các ống dẫn, chỉ bù đắp cho những khu vực kết cấu dễ phản xạ...như ứng dụng của F-22 (F 22 dùng phủ toàn bộ).
Kỹ thuật tàng hình hỗn hợp này của Mig 35 theo cảm nhận đã được dùng hết cho T-50, và nó ưu việt hơn là rẻ và dễ bảo trì vật liệu. Việc đảm bảo đối phương "mù" còn ủy nhiệm cho hệ thống rada tiến hành chiến tranh điện tử (thằng Su 27 đã có chức năng này từ rada PhazotronN001VE/VEP).

Điều ảnh hưởng khả năng tàng hình của Mig 35 duy nhất còn lại là vũ khí treo ngoài, không có khoang chứa, nên các thiết bị điện tử của vũ khí khi khởi động làm lộ, nhưng như đã nói, Mig 35 không che dấu ý đồ chỉ tàng hình với rada dẫn bắn, tìm kiếm giá rẻ.
.......
Mình sẽ nhẩn nha thêm sau....

Có nhiều vấn đề em xin thắc mắc với bác Giáo Già.
1. Cái radar thám trắc kia là cái gì? Nó khác với radar bình thường trên máy bay thế nào mà Mig-35 có thể tàng hình? Thú thật là em không hiểu nghĩa của từ thám trắc? Có phải Detection không?
Mig-35 có thể thoát khỏi detection?
Em thì nghĩ rằng 1 vật thể bị detect khi nó phản xạ tín hiệu lại phần thu của radar phát. Do đó chỉ có 1 giải pháp duy nhất để không bị detect, đó là
+ Làm lệch tia sóng tới, khiến nó không phản xạ về phần thu sóng.
+ Hấp thu luôn tia sóng tới. Khiến nó không thể phản xạ về.

Vậy Mig-35 làm thế nào để không bị detect?

2. Vấn đề thứ 2 em không hiểu chính là tia plasma tạo ra do công cụ nào. Theo em hiểu nôm na thì nó như 1 máy làm ion hóa không khí (ionized air). Một vật thể bay làm sao được bọc trong lớp khí ion hóa này?
Ví dụ 1 chiếc tank bắn 1 viên đạn gây mù. Nếu nó đứng im thì không ai thấy nó, vì lớp bụi mù phủ kín chiếc tank. Nhưng nếu bắn viên đạn mù xong lại tăng tốc 100km giờ thì lớp mây mù làm sao bảo phủ nó. Vì vậy buộc phải bắn liên tục. Máy bay thì tốc độ càng nhanh, phủ kín nó trong 1 lớp mây thì thiết bị nào đủ mạnh để tạo lớp ion trước mũi máy bay? Do đó lợi thế của tốc độ siêu âm trong tàng hình plasma là gì, em không rõ lắm? Đáng lý bay càng chậm càng tốt?

3. Vấn đề thứ 3 chính là thiết kế thân máy bay.
Chúng ta cùng xem qua các loại rồi tìm hiểu thiết kế của từng loại. Chú ý khoảng cách giữa 2 động cơ của thiết kế Nga, Mỹ.

T-50
t501.jpg



F-22
f221.jpg


Mig-35
mig354.jpg


F-18 E Hornet
f18ehornest.jpg


F-15
f15schem.jpg






Su-34, dùng bộ khung Su-27

su34image5.jpg


Su-27
Su-27_05.jpg


Chúng ta thấy máy bay Nga có thiết kế phần thân rộng. Khoảng cách giữa 2 động cơ rất lớn.
Lý do vì sao?
Thứ nhất là khoảng cách này giúp động cơ an toàn hơn. Một cái bị cháy nổ không ảnh hưởng tới cái kia. Nhưng đây chỉ là yếu tố phụ.
Yếu tố chính của thiết kế này chính là máy bay Nga to, nặng. Hệ số wing loading cao hơn so với cùng lọai của Mỹ.

Ví dụ F-15 có diện tích cánh là 56 m2. Hệ số wing loading là 358 kg/m2
Su-35 có diện tích cánh 62 m2, hệ số wing loading là 408 kg/m2

Hệ số wing loading càng lớn thì máy bay càng ít cơ động. Người ta giả quyết vấn đề này bằng cách tăng diện tích cánh. Nhưng càng tăng tì sức cản càng nhiều, ảnh hưởng tới vận tốc...
Người Nga giải quyết bằng cánh dùng chính thân máy bay làm cái cánh thứ 3. Họ tách 2 phần động cơ rộng ra, làm cho diện tích này thành 1 phần của diện tích cánh.

Bây giờ tới phần phản xạ radar.
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Trời, giải thích mấy thắc mắc này thì chắc chắn tôi cũng sa vào cảm tính chứ hẳn gì đã là đúng theo khoa học cho được?

Kỹ thuật khung sườn còn phụ thuộc vào "tay nghề" chuyên loại nào, nhiều khi khả năng tổ chức cho thí nghiệm mới mắc tiền cản trở thì sao? Việc tối ưu hóa cái mình có sẵn, đồng thời nó trong tương lai đồng bộ với những nghiên cứu thiết bị update lắp theo có thể chi phối xu hướng này. Bộ cánh delta lợi về lực nâng nhưng nếu bộ khung Su 27 đã tính đến lực nâng từ thân bù trừ cho cánh thì có lẽ người ta dễ chấp nhận hơn cho những nghiên cứu có sẵn. Nga với mẫu Mig 1.44 có cánh delta cũng không rõ sao bỏ. Cái này có lẽ về kỹ thuật thì phải nghiên cứu cả về trọng tâm động, tải trọng rỗng...nhưng có lẽ theo mình thì yếu tố tận dụng theo hướng chuyên sâu, quen dùng mỗi bên mà ra.

Vũ khí cũng vậy, nó theo hệ hậu cần sẵn có chứ đâu phải muốn lắp gì cũng được, hổng lẽ bán phi cơ bán kèm nhà máy chế đạn ư? tất nhiên trọng lượng thì bên dùng 20mm sẽ có cơ số nhiều hơn bên dùng 30mm. Đạn 30mm nổ gây tỷ lệ sát thương cao hơn đâu cần xài nhiều. Không chiến kiểu cận chiến cổ lỗ sĩ dùng cannon này chắc ít có lắm, trang bị có lẽ để phục vụ tuần tiều khu vực, bắn cảnh cáo nhau vài loạt cho tiện nếu bị xâm phạm chứ ai dùng hỏa tiễn cảnh cáo đâu ....

Cứ coi như chầu café sáng với nhau vậy.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Tiếp tục phần trên. Như bác Giáo có nói thiết kế thân và động cơ của Mig-35 giảm phản xạ radar.
Chúng ta xét qua F-117A

f117_69.jpg



f117aaircraft1.jpg


Chúng ta thấy thân F-117 bằng phẳng ở mặt dưới. Động cơ đưa hẳn lên trên lưng. B-2 cũng tương tự vậy.
Những góc cạnh đều thiết kế rất đặc biệt. Điều này làm cho F-117 và B-2 rất không cơ động.
Chiếc B-2 gắn 4 máy giúp cân bằng máy bay, rất phứa tạp và dễ hỏng. Hồi 1991 trong không quân có 1 thời gian người ta đặt vấn đề có nên duy trì B-2 hay không. Đây là chuyện nội bộ, em biết là do có người quen từng làm việc liên quan tới chứ không có báo chí Mỹ nào đăng. cuối cùng họ giữ nguyên, có lẽ người Mỹ không muốn mất mặt, cũng như giai đoạn này LX đang rã. Mỹ muốn duy trì sức mạnh quân sự để lôi kéo đồng minh.

Em sẽ có bài riêng về cách tàng hình của F-117. Tóm lại là thiết kế tàng hình rất phức tạp. Thiết kế của Mig-35 không có tý nào giảm sự phản xạ radar. Nó nguyên thủy như thời Mig-29.
Nếu có giảm RCS chính là lớp sơn hấp thụ radar chút ít.

Người Mỹ phải trả giá cho tàng hình rất đắt. B-2 phải ủ trong hangar lạnh. Đem ra nóng là lớp phủ rất nhanh hỏng.
F-22 thì dùng vật liệu sau này, tốt hơn nên khỏicần nằm trong tủ lạnh. Nhưng nó đặc biệt mau hao mòn. Vì vậy chu kỳ thay lớp RAM rất nhanh. Chi phí đắt.
Người Nga sx máy bay giá rẻ. Không biết họ dùng loại công nghệ gì tiên tiến hơn Mỹ? Nếu công nghệ không hơn Mỹ thì người Nga không có tiền để duy trì những vật liệu quý tộc này.

Vì vậy trong báo chí Nga mới đây đăng tin, họ nói T-50 dùng composite để giảm RCS.
Mà composite thì Mỹ không lạ gì. Vật liệu của F-22 gần 80% là phi kim loại. Nhưng họ phải tốn mớ tiền để phủ thêm vật liệu hấp thụ radar. Người Nga dùng composite, quá đơn giản chăng?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
cowardsp nói:
Bác Giáo có nói F 22 và T 50 đều dùng both AESA và PESA, em nghe có lý hơn bác Sinhvien. vì muốn gữi datalink, chia sẽ thông tin thì phải xài chủ động.. Trước đây bác sinhvien cho rằng F 22 or T 50 chỉ dùng 1 loại thôi AESA or PESA..

Cái này thì nhớ bác Giáo chỉ giúp. Sự khác nhau giữa 2 loại radar này là gì? Vì sao lại dùng cả 2 lại này trong 1 radar. Chẳng hạn APG-77 dùng PESA lẫn AESA?
Bác cowar hiểu lầm giữa chủ động và bị động đấy. Việc dùng datalink hay dữ liệu gì thì không liên quan chủ động hay bị động đâu.
Nhân đây em sẽ nói về quá trình ra đời của radar AESA để các bác biết cụ thể từng giai đoạn.
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Chào bạn SVG:
Mình xin có mấy lời trả lời nhanh, nếu cần rõ thì tối sẽ bàn kỹ cũng đước.
........................................
1
Về cái rada, gọi thám trắc cũng chỉ là cách gọi chung cho tất cả các loại rada phát hiện mục tiêu, có gì ghê gớm đâu.
- Cách làm lệnh tia sóng là cách tàng hình bằng kết cấu khung, giảm khả năng trang bị vũ khí cũng như cơ động, nó phải theo thiết kế không lợi cho khí động học.
- Cách hấp thụ sóng thì phải phủ bề mặt vật liệu, đối mặt với tài chính như F22.
- Một máy bay chống hay giảm khả năng phát hiện của rada đới phương, ngoài hai yếu tố bạn nêu còn yếu tố: bằng các góc cạnh gồ ghề cố ý của cấu tạo khung, làm cho các tia sóng giao thoa nhau ở các bước sóng nghịch nhau làm triệu tiêu hay giảm thiểu khả năng phản xạ hay lệch tia (lệnh tia vẫn bị vệ tinh hay trạm AWACS tóm). Mig 35 theo hướng này.

2.
Như có lần đã nói, cũng như bạn dongta, thì Mig 35 đâu có tham vọng tàng hình trong rada đối phương toàn thời gian đâu, nó chỉ làm mù khi bị rada dẫn bắn khóa thôi, hoàn toàn rẻ hơn việc biến mất trên màn hình rada toàn thời gian.

3.
Công nghệ plama áp dụng trên Mig 35 cũng chẳng có gì ghê gớm, đắt tiền thì Nga không theo. Nó cũng chỉ cục bộ, nhất là với bộ phận hai đuôi phụt động cơ khi bị tên lửa lock on.

Ví dụ của bạn nghe hợp lý với việc phun kín toàn thân, tốc độ chậm. Nhưng Nga vận dụng nguyên lý của vật bay nhanh trong không khí thì giữa thân và lớp khí chuyển động nhanh phía ngoài có một lớp tự đệm tự sinh ra rất mỏng ngăn cách và còn có xu hướng chứa nhiều ion hơn bình thường phát sinh do cọ sát các lớp khí. Tốc độ càng lớn, lớp bám theo này càng tạo thành ống dài.

Lớp này có xu hướng "bay theo" thân máy bay bằng lực hút mà chính máy bay tạo ra, nói nôm na, nó "bám" theo thân. Đến đây, vấn đề tạo platma mỏng che cho phần đuôi lửa không khó nữa. Để có được lớp này, dày mỏng ra sao phụ thuộc hình khí động học nhất là mũi máy bay. Thực tế có hai loại khí bên ngoài thân: một sinh ra bởi mũi máy bay "đùn" chúng khi chiếm chỗ, tạo thành ống mà lõi là thân máy bay; và một nữa là khí bên ngoài.

Ví dụ một con muỗi bay trong chiếc xe hơi bạn đang chạy, nó không cần có vận tốc của chiếc xe hơi để ở mãi rình đốt bạn trong xe! Khối không khí trong xe "bám" theo bạn, chỉ khi muỗi bay ra quá rìa khối khí trong xe này nó mới bị mất hút. Hiện tượng "đu gió" cũng là một ví dụ cho dạng này (khối khí bám theo). Khí động học hay Thủy lực học đều biết hiện tượng này.

4.
Cấu tạo khung và lực nâng thì như bạn cũng biết, hệ Su bù trừ lực nâng bằng thân máy bay. Còn độ cơ động thì phụ thuộc nhều thứ chứ không chỉ cái tiết diện cánh hay tiết diện toàn máy bay. Nó phụ thuộc động cơ có tương ứng với thân ấy không, hệ thống cánh tà, góc vuốt thay đổi lực nâng của cạnh đầu cánh, thay đổi hướng phụt của động cơ (32 độ như bạn đã biết). Thế nên chỉ xét cho riêng thân máy bay để suy ra độ cơ động giống như ta xét độ mạnh của CPU khi chỉ tính tới con chip, bỏ qua card VA, Ram ..v...v......
.............
TB:
(F35 và ngay cả F22 vẫn luôn bị phàn nàn về động cơ yếu)
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nói về radar thì Electronically scanning array antenna (ESA) được xem là thành tựu công nghệ radar được phát minh gần đây nhất.
Nó khác với thập niên 60 trở về trước. Người ta phải xoay dĩa để hướng chùm quét. ESA có ưu điểm tạo chùm nhanh agility of the beam, tốc độ quét nhanh hơn quét cơ khí rất nhiều lần.
Nga, Mỹ là 2 nước ứng dụng công gnhệ này trước tiên. Nga có Mig-31 dùng Zaslon ESA radar.
Mỹ có B-1B cũng dùng loại này. Đồng thời hệ thống Aegis hay hệ thống Ballistic Missile Warning Radar cũng dùng công nghệ quét điện tử ESA. Người Mỹ không có máy bay chiến đấu nào dùng công nghệ ESA này.
Họ gọi đây là công nghệ passive electronically scanning array (PESA)

Công nghệ active electronically scanning array (AESA) vẫn chưa bao giờ đươc biết đến cho tới sau chiến tranh lạnh.

Chiếc máy bay đầu tiên trang bị AESA không phải là F-22 mà chính là F-15C. APG-63 V2/3. Trang bị trên 18 máy bay vào năm 2000.

APG-77.jpg



Dự án AESA cho máy bay tàng hình Mỹ bắt đầu năm 1985. Đến 1997 thì APG-77 test trên boeing 757 và năm 2000 thì test trên F-22. Đến 2005 mới sẵn sàng trên F-22.
Theo thông tin từ hãng thì radar chứa 2000 MMICs (emitting modules), mỗi phần tử dài 70mm.
Tầm quét máy bay chiến đấu là 270-300km. tầm quét máy bay ném bom là 490km. Và 150km cho tên lửa.
Góc quét 60 grad in vertical and horizontal, nhưng trong không chiến tầm gần thì 30 grad.
Những thông tin trên mạng đều cho rằng F-22 có thể track trên 100 mục tiêu.
http://www.theregister.co.uk/2009/09/15/ford_taurus_raptor_radar/


APG-79 là dự án AESA cho F-18. Trang bị 2005, radar này nặng 300kg.

APG-81 dành cho f-35.
APG-80 dành cho F-16.

Ở châu Âu, dự án Airborne Multi-mode Solid-state Active-array Radar (AMSAR) bắt đầu 1993. tài chính chia sẽ giữa Anh, pháp. Đức hỗ trợ kỹ thuật.
Năm 1998 radar chỉ có 144 phần tử MMIC.
Sau này tổ hợp tan rã. Eurofighter dùng CAESAR – Captor Active Electronically Scanned Array Radar.
Pháp có dự án riêng gọi là Demonstrateur Radar e Antenna Active. (DRAA)

Thụy Điển (NORA), Israel (ELTA) đều có dự án riêng. Đáng kể là Israel, có thông tin cho là công nghệ không thua kém Mỹ. Pháp thì phải mua công nghệ chip MMIC của Mỹ.

Tổng quan phần tử thu nhận tín hiệu, tầm
APG-77: AESA, 2,000 T/R, 200~230 km
APG-79: AESA, 1,100 T/R, 120~130 km
APG-80: AESA, 1,000 T/R, 110~120 km
CAESAR: AESA, 1,200~1,500+ T/R, 165~220 km
NORA: AESA, 1,000 T/R, 100~120 km+
Về người Nga. họ quan tâm AESA từ cuối thập niên 80. Nhằm trang bị cho máy bay tàng hình Mig-1.42. Radar khi đó có tên N014.
Tuy nhiên công nghệ chip MMIC không sx được nên Nga chuyển qua dùng PESA.

Năm 2006 Zhuk-AE AESA lần đầu tiên test thử trên Mig-35. Chứa 680 phần tử thu phát, do 2 hãng Micran corp. và NIIPP sx. Năm 2007 đem trình diễn ở Ấn Độ. Đó là AESA radar đầu tiên mang đi trình bày trước công cộng.
Trước khi gắn lên Mig-35 thì nó có 1 phiên bản khác, trình bày ở triển lãm MAKS 2005, gồm 1000 MMIC, nhưng nặng hơn 400kg. Sau này họ thu nhỏ lại còn 680 phần tử (170 quadrupled).

radar trên Mig-35 có tầm quét máy bay chiến đấu 130km.
Trên biển thì 200km cho tàu chiến lớn. 120km cho tàu nhỏ.
30km cho nhóm xe tank.
Có thể vẽ bản đồ độ phân giải 1mx1 m ở tầm 20km. Độ phân giải thấp 300mx300m ở tầm 80km.
Góc quét 60 grad horizontal and vertical axis.
Track 30 mục tiêu, tấn công 6 mục tiêu.
MTBF (mean time between failures) 600 giờ, thấp hơn APG-77 tầm 800-1000 giờ, nhưng bằng APG-80.
Việc cải tiến vẫn tiếp tục nhằm nâng tầm.
Hình ở Air show 2007.

P8261831.jpg


P8261816.jpg



P8261825.jpg



Nói chung về AESA thì Nga vẫn đi sau Mỹ. Bởi vì công nghệ vi điện tử, phần mềm...Mỹ đều có căn bản từ lâu, công với nguồn lực kinh tế mạnh. Người Nga sở hữu công nghệ chế tạo chip từ thị trường thương mại. Rồi họ cải tiến dùng vào quân sự. Đó là lợi thế của thời toàn cầu hóa. TQ cũng tương tự Nga vậy.
Thời Nga dùng PESA thì Mỹ không trang bị trên máy bay của họ lọai này. F-15 khi đó vẫn dùng quét cơ. Nhưng khi chuyển qua AESA thì Nga sẽ vất vả theo Mỹ.

@ Em cũng xin trả lời bác Cowar là PESA hay AESA gì đều là quét bằng điện tử, tức cái antenna cố định, solid-state. Nếu muốn xoay thì chỉ nhằm tăng góc quét chứ không phải bắt buộc như thời kỳ quét cơ khí.
Do đó việc thu nhận tín hiệu hay datalink gì đó đều không liên quan gì tới Passive hay Active cả.

Cái khác nhau giữa 2 loại này là PESA chỉ có phần tử dùng chung 1 nguồn phát duy nhất, nó dịch chuyển pha bằng 1 bộ dịch pha điện tử, tức làm các pha trễ nhau theo chu kỳ nào đó do máy tính lập trình.
Còn AESA là 1 hệ thống mà mỗi phần tử là 1 nguồn thu phát tín hiệu riêng biệt chủ động. Mỗi module ở AESA là 1 cộng cụ thu phát với tần số riêng biệt, khác với PESA chỉ có 1 tần số phát ra duy nhất với 1 số lượng nhỏ transmitter.
Điều này làm cho AESA có khả năng sub-beam, quét nhiều mục tiêu hơn.
Nó cũng thay đổi tần số liên tục các chùm xung phát ra. rất khó để gây nhiễu hoặc bị phát hiện.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
vậy bây giờ cái Mig-29 nào ngon nhất trong dòng của nó vậy các bác? hình như là Mig-29 K? nhưng nó là bản hàng không mẫu hạm mà

Mig-29M được xem như cải tiến nhiều nhất. Sau này có chỉnh hướng phụt động cơ gọi là Mig-29OVT, tức Mig-35. Nó phát triển trên nền Mig-29M. nên nếu chỉ xét Mig-29 thì bản M là cao nhất. Sau này nó nâng cấp thêm radar, điện tử...

mig29upg1.jpg



mig29upg4.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Đồng ý với bác Giáo là chỉ xét riêng thân thì không nói lên tính cơ động. Nó còn phụ thuộc lực đẩy, cánh hay gọi chung là air-frame.

Riêng cảm quan của em thì cái gồ ghề bên dưới thiết kế Sukhoi và Mig chỉ đơn giản là thiết kế cho cơ động. họ bỏ mặc sự giao thoa phản xạ sóng radar. Vì làm điều này đòi hỏi phải thiết kế cầu kỳ như B-2 hoặc F-117, mà thực sự 2 chiếc này chủ yếu làm lệch tia sóng nhiều hơn là triệt tiêu chúng do giao thoa. Vì tùy góc quét mới biết nó giao thoa hay không, chúng ta không biết radar quét từ góc độ nào thì tính việc triệt tiêu tín hiệu bằng giao thoa rất khó, làm nó tán xạ thì dễ hơn. mà Nga thì thời trước không chú trọng tới tính tàng hình.
Nếu thiết kế như Sukhoi cũng giảm RCS thì Mỹ đã mất công cho B-2 hoặc F-22 ngày nay.

Với lại việc treo tên lửa làm hỏng hết tính tàng hình. F-35 bị chê cũng vì cái này, mang quá ít tên lửa trong bụng, dù đã được thiết kế air-frame tàng hình nhưng quan chức Mỹ chê nếu treo tên lửa bên ngoài thì tính tàng hình thành vô dụng.
Do đó em đóan Mig-35 cũng chẳng coi thiết kế tàng hình vào đâu. Vì bình thường nó mang cả đống tên lửa rồi.