Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Trời, vẫn còn chuyện bàn tán nữa cơ à?

- Bạn myan: theo tôi biết thì ý tưởng tên lửa dùng trên máy bay của LX ra đời kém xa Hoa Kỳ cả về thời gian và tính năng lúc ban đầu. Ngay cả cái R3 xưa ấy được cho là lấy sao chép từ mẫu AIM-9, hay ít ra cũng giúp LX hoàn thiện ý tưởng của họ, vì bề ngoài nó giống hệt AIM-9 (lấy được qua 1 cuộc dodfight của Mig 17 (TQ) và F-86 (Hoa Kỳ) thời 195x gì đó.

- Bạn SVG: tôi thì không có "hân hạnh" dùng thứ này. Thời của tôi thì chỉ
biết cái R3 cổ lỗ cơ, ngắm mà lúc lắc chưa ổn định đường bay thì ngay cái quán tính bay nó đủ đưa cái R3 bay đi đâu không biết, nói chi dẫn đường đâu chả thấy dù ...gần sịt à.

- Muốn biết R 73 dùng rồi ra sao thì phải xem và tham khảo các tài liệu của Ấn hay đụng độ Trung Đông. Đến phiên bản R73M và sau này thì với góc bắn cực lớn, và ngắm trên mũ bay...ở tầm ngắn, R-73 chưa có đối thủ phương Tây nào so sánh với nó được. Tôi vẫn trao đổi với một cậu học trò cũ, có chân trong hội đồng nghiệm thu Su thì thấy cũng cùng quan điểm ấy.

Thân chào
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Việt Nam mà có vài chíêc này là vô đối nè các bác TU-160 :D
10834054_Tu11.jpg

10834054_Tu33.jpg

10834054_Tu77.jpg

10834054_Tu99.jpg

10834054_Tu100.jpg

10834054_Tu1222.jpg
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Ấn Độ khoái máy bay của Nga, ko hiểu sao chừ lại mua F 16N super viper của Mỹ

Lockheed: F-16 Ấn Độ tiên tiến hơn F-16 Pakistan
VIT - Công ty không gian vũ trụ khổng lồ của Mỹ, Lockheed Martin, hôm 29/3 quả quyết với Ấn Độ rằng, F-16 mà họ đang chào bán cho Ấn Độ sẽ “tiên tiến hơn nhiều” so với các chiến đấu cơ cung cấp cho Pakistan.
“Tôi có thể đảm bảo với các bạn, xét trên mọi khía cạnh Super Viper tối tân hơn nhiều so với những máy bay F-16 sẽ được cung cấp cho Pakistan,” Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển Kinh doanh (tại Ấn Độ) của Lockheed Martin, Orville Prins, phát biểu với một nhóm nhà báo đang có chuyến thăm Ấn Độ.

Lời đảm bảo trên đưa ra sau khi có thông tin rằng Ấn Độ lo ngại về việc Mỹ cung cấp một lô máy bay F-16 mới cho Pakistan, một quyết định mà có thể là nhân tố địa chính trị quan trọng khi Lực lượng Không quân Ấn Độ quyết định nhà thầu cung cấp máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA) trị giá 10 tỷ USD.

“Máy bay F-16IN Super Viper sẽ tiên tiến hơn nhiều F-16 Block 60 đã được giao cho Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gần đây. Những chiến đấu cơ mà chính phủ Mỹ sẽ cung cấp cho Pakistan là F-16 Block 50/52”, ông Prins tiết lộ.

Tuy nhiên, quan chức trên cho biết, ông sẽ không thảo luận thêm bất cứ điều gì về các thỏa thuận của công ty với Pakistan. Khi được hỏi về việc Mỹ bán cho Pakistan một lô gồm 18 máy bay chiến đấu F-16 mới, ông cho biết: “Chúng tôi chỉ ủng hộ các quyết định của chính phủ Mỹ”.

Thực tế, Prins đã cố gắng bảo vệ thỏa thuận mua bán máy bay chiến đấu của công ty với Pakistan bất chấp sự phản đối của Ấn Độ, khẳng định không chỉ có Lockheed cung cấp máy bay cho Islamabad mà còn gồm tất cả 6 nhà thầu trong cuộc đua MMRCA, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Các nhà thầu khác trong thỏa thuận MMRCA là Boeing của Mỹ, Dassault của Pháp, Gripen của Thụy Điển, EADS của châu Âu và MiG của Nga.

Chương trình giao 18 máy bay F-16 cho Pakistan, mang tên Peace Drive I, sẽ nâng tổng số F-16 Pakistan đặt mua lên 54 chiếc.

Đơn đặt mua Peace Drive I gồm 12 chiếc F-16C và 6 chiếc F-16D. Tất cả 18 chiếc này đều được trang bị động cơ Pratt & Whitney F100-PW-229 và sẽ được giao vào cuối năm nay.

Lực lượng Không quân Pakistan đã nhận được lô F-16 đầu tiên (Block 15 F-16A/B) vào năm 1982, nhưng họ vận hành máy bay của Lockheed Martin kể từ năm 1963, khi họ nhận máy bay vận tải C-130B.

Block 50/52 là block sửa đổi thứ tám của F-16. Những cải tiến của Block 50/52 – động cơ mạnh hơn, màn hình hiển thị buồng lái màu, bộ hệ thống tác chiến điện tử mới, vũ khí và thiết bị cảm biến tối tân – là kết quả trực tiếp của kinh nghiệm chiến đấu.

Block 60 F-16, gần đây được cung cấp cho UAE, cũng là loại máy bay tiên tiến với các hệ thống công nghệ mới.

F-16IN Super Viper sẽ có chung các công nghệ thế hệ năm – hiện có trên máy bay tấn công phối hợp F-35 Lightning II và F-22 Raptor. Cả hai sản phẩm này đều do Lockheed Martin chế tạo.

“Super Viper có thể được miêu tả là máy bay thế hệ thứ tư cuối cùng, được biến đổi để đáp ứng hoặc vượt quá tất cả các yêu cầu MMRCA của Ấn Độ,” ông Prins nói.

Super Viper sẽ có radar quét mạng điện tử chủ động (AESA) APG-80 của Northrop Grumman, AESA sẵn sàng hoạt động duy nhất trên thị trường thế giới hiện nay.



NM (Theo Times Of India)
Tin dịch
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Em sưu tầm được bài 1 pro Nga bên quansuvn.net về đối thủ của F-22, đọc mà tức ... cười, các bác đọc coi chơi :D

F-22 như thế nào
huh.gif
ai cũng biết đây là máy bay có phần động lực và vũ khí yếu, chỉ có thêm tính tang hình. nếu nó mang vũ khí lớn thì người ta không nhìn thấy nó nhưng nhìn thấy vũ khí
grin.gif
grin.gif
.

Tốc độ tối đa của F-22 là M1,8. Tốc độ không phải đốt đít khá cao, M1,45. Loại động cơ có áp suất đốt cao, lượng thông qua lớn, tương đương thế hệ AL-41 Nga nhưng lượng thông qua không bằng.

Radar truyền thống phương Tây, có kích thước rất nhỏ so với radar Nga.

Thật ra, F-22 là một phiên bản tàng hình hóa của F-15. Cấu trúc máy bay giống hệt. Phần đặc trưng của F-15, MiG-25 là cái cửa hút gió đóng mở được phía ngoài kiêm chức năng tấm lái đứng phía trước, phần này thay đổi đặc tính máy bay để thích hợp với dải tốc độ rộng, cho phép máy bay bay tốc độ rất cao và chở nặng bay chậm. Nhưng phần này phản xạ tốt, vậy nên bỏ đi, thay vào đó là cửa điều khiển lượng thông qua thông dụng. Vì bỏ đi nên F-22 yếu ớt ở tốc độ cao, nó cũng không phải là máy bay chở nặng bay chậm vì cái vỏ tàng hình. Thiếu hụt tính năng lái, chủ yếu tính năng của tấm lái đứng phía trước, được thay thế bằng tấm lái lực đẩy và lái máy tính.

Như vậy, F-22 là máy bay khá nặng nề, ưu thế vận động là khả năng đổi hướng ở tốc độ trung bình và thấp, không bay được tốc độ cao và F22 có gia tốc thấp.
Một ưu thế vận động là máy bay có thời gian bay lâu, tầm xa ở tốc độ dưới M1,5. đây là ưu thế của thế hệ động cơ mới, Nga Mỹ Âu đều có không riêng j` F22.

Như vậy, nếu bỏ áo tàng hình thì máy bay F-22 yếu, radar nhỏ mắt cận và cơ bắp nhão nhoét.
------------------


từ 197x, Nga Mỹ đấu nhau máy bay thế này.
Nga Mỹ cho ra MiG-23 và F-111, hơn kém xuê xoa, coi như huề.
Nga cho ra MiG-25 kế tiếp, Mỹ hoàn thiện F-4. Đáng buồn là Vịt nghèo, không tậu được MiG-23, MiG-25, phải lấy MiG-17-19-21 oánh nhau với F-4. Đáng tiếc là F-4 thua.
Mỹ phát triển A-12 (ném bom), F-12 (chiến đấu trên không), SR-71 (trinh sát), M-12 (trinh sát) song song với việc Nga phát triển các mẫu thử MiG-21, MiG-23 và MiG-25. Dòng A-12 làm bằng 98% titan, lại là titan mua lậu của Liên Xô, nên không vượt qua thử nghiệm. Tuy có được trang bị nhưng tỉ lệ rụng là 40%,
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
, hiện vẫn là kỷ lục.
Liên Xô không phải là nước nhiều mỏ titan, mà nhiều nhất là các đồng minh Mỹ: Nam Phi, Úc và chính Mỹ. Thật ra, titan nhiều nhất là ở bờ biển và đáy biển, chả của nước nào, ai giỏi thì lấy. Lượng Titan Liên Xô chủ yếu cũng là sa khoáng ở Ucraina. Tuy nhiên, Liên Xô lại có cái bí mật công nghệ luyện kim bột, chìa khóa cho ra titan tinh chế giá chịu được
grin.gif
grin.gif
. Bí mật công nghệ này đến thập niên 199x mới thất thoát, do bọn u bán rẻ. Nỗi nhục này cũng kha khá thối, nên các kênh quang quác như wiki tự do thường tìm cách nói tránh bằng dăm ba chuyện bịa đĩ điếm. Ngày nay, các nhà máy máy bay Nga vẫn là người gia công (maker) titan lớn nhất cho các nhà máy máy bay tên lửa Mỹ.
Chuyện thật như đùa, lúc đó, Liên Xô và Đông Đức đạt được rất nhiều thành công trong phát triển khoa học luyện kim bột, mà mục tiêu lớn nhất là phát triển luyện sắt ở Đông Đức, nơi chỉ nhiều than bùn, không có than mỡ làm lò cao, người ta đã tìm ra cách không cần nấu chảy quặng trong lò cao mà hóa khí than bùn và cho ra sắt xốp, công nghệ đến nay vẫn dùng. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị rởm đời dốt nát của họ (Liên Xô và Đông Đức), huyên hoang rằng, từ nay, titan kim loại rẻ như bèo. Các đoàn viên thanh niên cộng sản có người tin kẻ không, nhưng các nhà thiết kế máy bay Mỹ tin sái cổ. Họ mua khẩn cấp titan về để đóng thử máy bay (sau này có công nghệ làm nguyên liệu sau, máy bay phải đi trước một nước). Nhưng cho đến nay titan kim loại vẫn dùng để...trang sức. Một cái F-12 có 40 tấn kim loại, trong đó hơn 30 tấn titan, chắc chắn đủ cho 30 triệu cái nhẫn, cưới cho 15 triệu đôi (nếu không tái chế)
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
. Ngoài cái thành công luyện kim bột củat Liên Xô và Đông Đức thì F-12 có mặt bằng kỹ thuật rất thấp, đây là lớp máy bay thân hình trụ, cánh tam giác, cửa hút gió khe hẹp, động cơ áp thấp điển hình, cùng lớp với MiG-21, (dễ dàng nhìn thấy cái cửa hút khge hẹp, đặc trưng bởi cái chóp nhọn).

Khơ-Rút-Sôv cản trở cuộc phát triển máy bay Nga, Mỹ đưa ra F-14 và F-15, hai máy bay theo kiểu dáng MiG-25. F-15 thiết kế theo concept đa năng, tầm nhìn phi công rộng, đánh mặt đất tốt. MiG-25 lại radar lớn, động cơ mạnh, không chiến vô địch. Vì những nguyên nhân này, Nga thua số lượng máy bay đa năng vào 1975.
Nga đưa ra Su-27, tiến lên thành 30-37, vượt trội xa vời F-15: radar lớn, mang nặng, bay lâu...Từ đó đến hết Thế Kỷ 20, cạ Su-27,37 và MiG-25,31 không ai vượt được: rẻ, số lượng lớn, tính năng mạnh và đầy đủ.

Nỗ lực đầu tiên mà Mỹ muốn vượt lên qua cạ trên là F-117. Đây là chiếc máy bay tàng hình có xuất xứ MiG-23. Tất cả các máy bay MiG-21, MiG-23, MiG-25 đều được Mỹ tìm hiểu, đóng và sử dụng thử nghiệm ở căn cứ Khu Vực 51 (Area-51). MiG-23 có số hiệu YF-113 cải thành 115, 117. F=Fighter, chiến đấu trên không đa năng. Nhưng F-117 chỉ tham chiến duy nhất 1 lần là rụng, mà lại rụng bởi đồ cổ là SAM-3. Trừ vỏ tàng hình đi thì F-117 chậm như MiG-17 mà không linh hoạt bằng (MiG-17). Sau đó, F-117 chuyển vào cột A (attacker, đối đất), rồi về vườn sớm.

Rồi F-22
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Mỹ đã nỗ lực tìm bằng được con hàng mới
grin.gif
grin.gif
. Con hàng mới này chưa biết làm phi công Mỹ thắng Nga được chưa, nhưng concept hoàn toàn mới, nhờ đó các nhà thầu đánh bại những thằng cãi láo. Đại diện cho concept này là F-117 đã rụng, nhỏ, chút xíu đó có thể dùng tập đoàn quang quác nói át đi. F-15 không đuổi được MiG-25, điều đó rõ như ban ngày. Nhưng MiG-25 có thắng được F-22 không, còn bàn chán chê, vì chúng đã gặp nhau đâu.
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
dân Mỹ thì vốn đầu óc giỏi giang, học hành tử tế, chưa gặp nhau mà so tốc độ với đặt tình huống là láo cả
grin.gif
grin.gif
.

Trong khi đó, với cái áo tàng hình vài mm thì không có thiên thần nào chống được radar dm hết. Như vậy, F-22 chỉ tàng hình với radar dẫn bắn đồ cổ thông thường=3cm, chứ với các radar cảnh giới cổ lỗ mà biết dùng thì giống như chuyện An-Đéc-Xen thôi. Các radar dẫn bắn hiện đại thì cũng vậy, giống F-117, về mà tàng hình trong bảo tàng. Với những đạn tự hành đánh chặn có concépt như SAM-2, SAM-3 thì chúng lại chả cần dẫn bắn dải cm
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Bọn này có đầu đạn to khủng bố (SAM-2 to nhất 295 kg), nổ trùm lên chứ không thèm bắn trúng
grin.gif
grin.gif
nên chả cần chính xác cho lắm
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Đấy là nguyên nhân F-117 đã rụng, và cũng là nguyên nhân F-22 nối tiếp F-1176 tàng hình trong bảo tàng. Kể ra, để tăng độ chính xác thì tầm cần rút đi chút, nhưng 20km thì vô tư, đủ bảo vệ mục tiêu
grin.gif
grin.gif
grin.gif


Chiếc máy bay tàng hình đầu tiên chính là A-12, F-12. Chúng có diện tích mặt ngoài thấp, dĩ nhiên, đấy là quả tên lửa có người lái đúng hơn là máy bay.
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Diện tích mặt ngoài thấp nên dễ phủ lớp sơn hấp thụ. Thật ưng huynh nối ưng đệ tiếp, F-117 có tỷ lệ rụng cũng kha khá, chưa bằng ưng anh nhưng cũng hơn khối gà
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif


F-22 nó như vậy, về lý thuyết, nó không phải là máy bay chiến đấu trên không mạnh vì người ta hết đạn vẫn dễ dàng co cẳng chạy. Về đối đất thì chỉ SAM-2 SAM-3 là bắn được. Dĩ nhiên là bắn nó rất khó, yêu cầu cải tiến thiết bị cũng như luyện quân nắn tướng. Thật ra, nếu cực đoan, có toàn siêu sỹ quan thì cả cần cải tiến thiết bị j`, SAM-2, 3 ốt F-22 tốt, nhưng điều đó là bất khả.

Nhìn chung, F-12, F-117, F-22 nối nhau là những nỗ lực của chú SAM vượt mặt Gấu cho bõ tức, nhưng vưỡn chưa thành công.
grin.gif
grin.gif
grin.gif


Thật ra, cái cụm từ "máy bay thế hệ 5" dành cho những máy bay có khả năng bị phát hiện bởi radar thấp là đặc sản của Mỹ, chứ không phải là máy bay tàng hình.

Ví dụ, trong số các hướng phát triển đến thế hệ tiếp sau của MiG, có hai phiên bản, thường được biết đến với các tên là Mẫu thử MiG-1.4 (41, 42, 44...) hay là MiG-7 (7.1... như vậy). Trong đó, dòng MiG-1.4 thường được coi là đối thủ của F-22, nhưng không phải như vậy một tí nào. MiG-1.4 là concépt của MiG-23, 27, 29, 33 phát triển kế tiếp. Còn chính MiG-7.1 mới là máy bay không chiến chuyên nghiệp nhưng dựa vào thế áo tàng hình.
MiG-1.4 giống như máy bay châu Âu, là máy bay đa năng tiền tuyến (MFI), chúng chỉ kết hợp tính tàng hình, chứ không tàng hình. Các máy bay này có cấu tạo khí động đơn giản về cơ khí, nhưng phức tạp về máy tính, cấu trúc tam giác lái đứng trước. Cấu tạo này rất nhẹ, chắc, linh hoạt... thích hợp cho loại máy bay tấn công mặt đất có chức năng không chiến chứ không phải chuyên nghiệp chiến đấu trên không.

MiG 7.1 mới là máy bay tàng hình chuyên chiến đấu trên không. Tuy vậy, nó chả giống F-22 tẹo nào. MiG-7 được phát triển trên cơ sở MiG-25 nhưng theo concep không chiến tàng hình. Nó giảm tối đa diện tích mặt ngoài và lộ cửa hút gió, trở thành một hình trụ dài thuỗn, trùng trục, cánh hẹp, đuối bé... đổi lấy cân bằng và lái bằng máy tính. Kiểu chiến đấu dự kiến của nó là mang đạn tự hành missile tầm xa ở khoang trong, đến gần địch và từ đó chiến như SAM. Phương pháp chiến đấu này cần bay nhanh, lâu, cao, chở nặng nhưng không cần linh hoạt gì cả. Kiểu chiến này mới quá và cũng có thể chỉ là do không may khi Liên Xô đổ, nó thiếu tiền phát triển.

Liên Xô và Nga sau này không bao giờ thiết kế theo các concep Mỹ và cũng không bao giờ coi một máy bay tàng hình là đáng quan trọng đến mức là ... một thế hệ máy bay mới, và dĩ nhiên họ không bao giờ coi trọng máy bay Mỹ về tổng thể, đặc biệt là khả năng vận động và không chiến.
grin.gif
grin.gif
có thể họ có lý, một viên đá núi thì tàng hình nhưng chiến đấu trên không hiệu quả thấp
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Có vẻ như Mỹ có vấn đề chỗ này, vì Typhoon EF vận động cao hơn F-22, tàng hình hiện không bằng nhưng tương lai tốt hơn (nó thiếu lớp vỏ hấp thụ như bù lại có vỏ ngoài bằng nhựa, thay hết các miếng kim loại cuối cùng là tàng hình hoàn toàn). Mỹ thì coi tàng hình là tất cả nên các EF hay Su, MiG là 4 rưỡi chứ không phải năm
grin.gif
grin.gif
grin.gif
, chúng có vỏ hấp thụ nhưng yếu mà
grin.gif
. Theo Mỹ, không có vỏ tàng hình thì kịch kim là 4, rưỡi thêm vào là có lớp hấp thụ yếu. Ngoài vỏ tàng hình ra thì cái gì gì bên trong không cần tính
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Dĩ nhiên theo thang điểm ấy thì viên đá là máy bay thế hệ 6 7 8 9 j` đó, nhưng thôi, đừng trêu người Mỹ, ở đây nói chuyện nghiêm chỉnh.

Tuy vậy, sau này, Nga cũng kinh tế thị trường, không đổi máy bay lấy tình nữa mà lấy tiền, nên cũng cần làm hàng làm họ, nói một cách khoa học là làm thương hiệu. Họ cũng đóng mác thế hệ 5. Nhưng những máy bay có khả năng tàng hình mạnh của Su bán cho Ấn Độ, thế hệ 5, lại không phải đắt đỏ, không được quảng cáo là siêu sát thủ trên không. !!!! Sao ?? Trong khi đó, các mũi nhọn không chiến như Su-47 vẫn phát triển theo hướng mang nhiều, bay nhanh cao xa, radar lớn.... và vẫn là 4 rưỡi tính theo điểm tàng hình
grin.gif
grin.gif
grin.gif


Ngay cả những thứ cần tàng hình hơn máy bay như các đạn chống hạm lừng danh của nga cũng có khi chỉ 3 (thậm chí 2, 1, mo về tàng hình
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
. Có thể chúng là âm điểm thế hệ tàng hình, vì vừa bay chúng vừa thét toáng hàng đống thứ sóng radio rất đặc trưng, chả cần radar cũng thấy).

Các máy bay hợp tác MiG-Su-Ấn là các máy bay nhỏ, thiên về đột kích mặt đất, rẻ (ngược hoàn toàn với F-22) và dễ làm để có số lượng lớn, nó sẽ thay thế các MiG-21, 23, 29 và F-16 hiện tại, chứ không phải là siêu sát thủ như F-22 thường vỗ ngực. Các kêng quảng cao Nga, Ấn ồn ào lên đó là thế hệ 5. Cũng chả quan chức chuyên nghiệp nào nói đó là thế hẹ 5 hay 10 hay 1 j`, chỉ là cánh nhà báo đặt tên cho loại máy bay tàng hình, cứ tàng hình là 5 mà, cứ j` đắt rẻ.
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif


Có vẻ như có một cuộc không chiến, một số người thì cho tàng hình là quyết định không chiến, một số khác thì không
huh.gif
? Hiện nay F-22 và MiG-31 chưa giao chiến, nên chúng ta dùng phòng sinh học để simulation.

Chiếc máy bay không chiến mạnh nhất bầu trời đêm là j`. Không cần bàn, đó là con Dơi. Ưng giống như Sukhôi, có IRST siêu đẳng
grin.gif
grin.gif
grin.gif
, ban ngày không thỏ mèo nào thoát nó cả, nhưng ban đêm tịt ngóp, sao vậy, radar thua xa anh dơi.
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Anh dơi có thể bịt mắt mà bay trong nhà căng đầy dây, cột, mà không đập vào đâu cả. Anh ta lấy mũi làm antenna phát, tai để thu, ngoáy tai để định hướng-scan và dùng não để theo dõi-track, đủ cả chức năng tìm kiếm, theo dõi, bám dẫn và có cả multi target.
grin.gif
grin.gif
grin.gif
Su chưa chắc bằng được
grin.gif
grin.gif
grin.gif
IRST siêu cao thủ hơn cả đầu đầy củ như là anh Cú Mèo, đánh đêm tốt, nhưng lại ưa thịt chuột, thích đánh đất, ngồi trong cột A attacker, không tham ra cột F không chiến. Kể ra cũng nhiều lần anh Cú Mèo ra oai, nhưng kém cơ động nên tỷ lệ Kill-Lost với Dơi cũng 50. Động cơ anh Cú tuy khỏe, nhưng concept ném bom hạng nặng đổi hướng kém. Trong khi đó, thế hệ khí động của anh Dơi là loại diện tích cánh hẹp, động cơ rất khỏe-trong khi thân nhỏ nhẹ, gia tốc cực mạnh như MiG-21, Tốc độ leo cao luôn dẫn đầu.

Thật ra, rõ ràng, về không chiến, radar không sánh được với IRST. Chả thế mà cả Nga và Mỹ đều có tham vọng xây dựng hệ theo dõi hồng ngoại toàn cầu. Hiện nay máy tính chưa cho phép điều đó, nhưng Nga không từ chối bầu trời vũ trụ trước đã. Dơi có radar tốt, nhưng không dám ló mặt ra ban ngày. Ban ngày, dùng IRST thì Ưng cũng không phải giỏi, mặc dù là chúa tể. Chả thế mà Ưng chỉ thèm lắm mới nếm vài chú cu, sẻ, bắt chúng rất mệt, không lãi nhiều như bắt thỏ.

Cái con không chiến mạnh nhất là con chuồn chuồn, IRST to khủng khiếp, choáng hết toàn bộ khoang điện tử trước. Anh chuồn chuồn có hệ khí động lớn, hai động cơ rất khỏe trên cánh sau, hai cánh trước là tấm lái phía trước-rất hiện đại, cần máy tính mạnh, tấm lái này rất lớn=bằng cả cánh chính nhứ không nhỏ bé lạc hậu như của EF hay Su, tất nhiên không so với F vốn chưa đến tuổi dùng lái trước. Chuồn Chuồn có bộ đuôi hoàn toàn khí động máy tính, giảm tối đa kết cấu chịu lực, điều khiển trong và diện tích ngoài, kết cấu đuôi 2 tấm, khó lái hơn 3-4 tấm (hai chiều đứng ngang rõ ràng), nhưng được bù bởi máy tính khí động mạnh và tin cậy. Trong khi đó gà qué ưng sẻ vẫn phải 3 tấm 2 chiều vuông góc rõ ràng. Cái đuôi siêu việt này của anh Chuồn kiêm chức lái lực đẩy. Nhược điểm của anh Chuồn là không có radar, nên ban đêm anh thất nghiệp.

Thế là vua ngày và đêm thay nhau thống trị bầu trời. Cứ tối đến, anh Chuồn tìm các bụi cây đỗ ngủ, anh Dơi ra quân. Sánh đến, Anh Dơi tránh ánh nắng mặt trời, một điều kiện thuận lợi cho anh Ưng, tìm vào ống tre ngủ sớm. Anh Chuồn thế hệ sau, nên nhỏ, hiệu quả cao, anh Dơi lại có tầm và trần, tốc độ leo cao số một... Hai anh tuy khác võ công, nhưng đều chung mồi săn là đám nhặng.

Bạn nào sáng đi tập thể dục sớm, có thể nhìn thấy đầy trời nhặng chiến. Đây không phải loại nhặng xanh bẩn thỉu, mà là Nhặng chiến đen sì, chúng đỗ ở chỗ đất ẩm, ban đêm phi ra săn mồi. Nhặng chiến đen sì, to, rất giỏi bay đứng yên một chỗ, mồi là những loại ruồi bướm nhỏ, nhưng Nhặng chiến thích nhất là muỗi. Đến tuổi yêu nhau, mỗi mở hội lớn, trai gái phát tiếng kêu o o, tín hiệu mở hội này truyền theo không gian, muỗi trai muỗi gái rủ nhau tụ lại thành một đám theo tiếng kêu. Nhặng ta cũng theo tín hiệu đó, nó bay đứng yên trên bầu trời, trên cái búi hội muỗi kêu o o độ 3-4 mét. Thế rồi, từng động tác mạnh và chính xác, nhặng từ vị trí đứng yên vồ lấy một muỗi rồi lại vọt về chỗ cũ. Muỗi vốn hầu như không có mắt, IRST rất kém, chỉ trông cậy vào sóng radio (băng sóng siêu âm
grin.gif
grin.gif
grin.gif
) và mùi vị. Thế nhưng tại sao nhặng tung hoành trong đám muỗi, mà muỗi không hề biết
huh.gif
?

Muỗi có radar bé, âm thanh phản hồi từ đôi cánh cho biết trước mục tiêu, đàn hội muỗi tóe ra tắp lự khi thò một cái gậy vào đó, radar này cũng là tín hiệu tìm nhau lập đàn của muỗi, nó không track chính xác vị trí tốc độ mục tiêu, nhưng cho biến sự có mặt và hướng. Tuy vậy, nhặng chiến là sát thủ của muỗi, vì đó là thế hệ 5.

Từ những năm 195x, 6x, Liên Xô cũ đã phát triển công nghệ tàng hình. Trong một số bài báo phổ cập giáo dục, người viết báo gặp khó khăn khi mô tả điều này cho đại chúng, đã dùng hình tượng Nhặng chiến.

Không chỉ Muỗi, mà Dơi cũng tịt trước nhặng. Do đó, khi đêm buôn xuống thì không chỉ là thế giới của dơi, mà là của cả Nhặng chiến. Radar của Dơi có cả thụ động và chủ động, bằng chế độ chủ động, nó phát hiện ra bướm rất nhanh từ tầm xa và dùng động cơ cực mạnh tiêu diệt. Chế độ thụ động của nó phát hiện ra đàn muỗi từ rất xa. Thế nhưng, Dơi tịt ngóp trước Nhặng chiến, nên ngay ở trong màn đêm của Dơi, Nhặc Chiến vấn đứng yên bất động trên không. Một số sinh vật dùng chuyển động để track mồi (cóc, chẫu...), nên việc đứng yên sẽ làm mù các IRST của các con này và cơ chế tàng hình làm mù radar của Dơi.

Nhặng chiến có một lớp lông cực mịn-kích cỡ khác nhau thành từng lớp, chứa nhiều khí rất nhẹ. Áo xù này giảm khả năng vận động của thân chủ, nhưng hất thụ gần như hoàn toàn sóng siêu âm của Dơi. Nhặng chính là F không chiến thế hệ 5 tàng hình, siêu sát thủ
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif


Tuy nhiên, khi ánh dương lên tiếng, thì Nhặng chiến khẩn cấp trốn tránh. Chuồn lớn chuồn bé vác IRST to như bi dụi mắt tỉnh dậy, chú nhặng nào không may đi ngủ chậm là rồi đời. F-22 còn bàn cãi về khả năng tàng hình, chứ Nhặng chiến tàng hình 100% với Chuồn, đơn giản là vì Chuồn không có radar. Này thì tàng hình này, anh Chuồn Chuồn anh nuốt đánh ực. Cái áo bông xù của Nhặng chiến không cho phép hệ động lực của nó khỏe mạnh ở mức trung bình, trong khi đó chuồn các loại là hung thần của bầu trời.

Ngay cả ban đêm, F thế hệ 5 là Nhặng chiến cúng chỉ tang hình với bước sóng 3mm trở xuống, còn cỡ sóng dùng để phát hiện, cỡ 40-100KHz thì áo này vô dụng. Vậy nân Nhặng Chiến chỉ lởn vởn ở các bãi rộng, thấp, không bao giờ đong đưa trên các tán cây. Ở chỗ thấp còn nhiều địa hình, Dơi khó khăn, chứ lên cao như Bướm là Nhặng chiến vào bụng Dơi ngay.


Chuyện côn trùng như vậy. Tàng hình thì chỉ thích hợp với trực thăng hay đối đất nhỏ, cũng không chiến nhưng không chiến với Bướm, Muỗi, chứ gặp các sát thủ chuyên nghiệp như Dơi, Chuồn thì hết đất sống. Các sát thủ chuyên nghiệp yêu cầu cao nhất là động lực mạnh mẽ, sau đó là sensor, radar và IRST.

Vậy nên cái máy bay tàng hình của Nga nó mới bé tẹo và dùng cho Ấn Độ thay thế MiG-21, chứ không phong Tàng Hình làm Thế Hệ 5 và Sát Thủ bao giờ. Suy ra, F-22 chỉ dùng để ném bom và bắn trực thăng mà thôi. Mà đơn giản nhất, đối phương hết đạn co cẳng chạy thì F-22 không có khả năng đuổi, không chiến thế nào
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif


mà không riêng j` Nhặng chuồn dơi hay F-22, bao giờ giấu mình tàng hình cũng chỉ là đột kích đánh lén, không bao giờ là vũ khí chủ lực cả. Các kênh quảng cáo quàng quạc ngày đêm hô hét, chứ chuyện không chiến gần đây bị giấu nhẹm. Cụ thể là, gần đây, kiểu không chiến tầm xa quan AAM tỏ ra là cả một vấn đề. Hầu hết các đạn tầm xa điều khiển radar bắn trượt và các chiến công không chiển, kể cả của răm bô Anh Mỹ hay lũ vô danh tiểu tốt, đều là tầm ngắn hồng ngoại. Nếu không dùng radar mà chỉ dùng IRST thì hới ơi là tàng với chả hình, còn quá cả chuyện An-Đéc-Xen.

Tất nhiên, tác dụng lớn nhất cả nó là con hàng mới, đắt, làm xiếc tốt, mấu chốt của hợp đồng hàng trăm tỷ. Đó là tác dụng với xã hội Mỹ. Cách đây 200 năm, Horatio Nenson ném bố nó pháo của Ship Of The Line đi, xông vào giáp lá cà, bất chấp các nhà thầu và Hoàng Gia ngày đêm gào thét về ưu việt của pháo hạm. Tuy nhiên, Đô Đốc trúng thương vào mắt rồi chết sau trận thắng Trafaga, nên đến nay các nhà thầu quân sự vẫn làm xiếc trên đất Anh-Mỹ. Nếu ông còn sống, chắc là ông băm bọn nhà thầu đó cùng Bộ trưởng Hải Quân, và ra lệnh đóng thuyền thèo tay La Mã thay cho Ship Of The Line, và nay không có F-22 với M1.
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif
grin.gif


Tác dụng thứ hai, là cả thế giới phải phát động cuộc chạy đua vũ trang mới. Biết là F-22 chỉ giỏi đánh lén, biết là đóng F-22 địch thêm phần chết... nhưng mà không thể ngồi yên nó tự chết. Nó tốn 10 đồng thì ta cũng phải tốn 1, và Nga lại phải nhăn trán chế radar mới.

Châu Âu thì cười như công nông. Ở xứ hiểu biết cao này, dân chúng người ta biết máy bay hay tên lửa tốt nó trông như thế nào, ai lừa ai và ai được lợi. Gần đây châu Âu vốn thiếu tiền phát triển máy bay, thế nhưng, nay không cần chi thêm đồng nào mà châu Âu đã có Typhoon EF, mạnh nhất NATO. Cùng với những cái khác, châu Âu dần coi rẻ chú SAM, thậm chí Đức còn công khai hợp tác quân sự với Nga, đá chú Gruzia bẹp xác. Thật ra, F-22 về cấu trúc không có gì mới. Những cấu trúc mới là SU-47 quá đặc biệt. MiG-1.4 và Typhoon EF chung cấu trúc, đây là những cấu trúc khí động được mơ từ lâu, ưu việt, nhưng nay mới được áp dụng vì có máy tính mạnh. Chúng đều là những cách mạng khí động cả. MiG-1.4 đã ngỏm, và Typhoon EF độc quyền cấu trúc tam giác lái đứng trước, SU-47 độc quyền cánh ngược. Tầu nó cũng cựa quậy, có lẽ chỉ Mỹ là ôm khư khu cái kết cấu máy bay của Mikoyan đã 40 năm, già rồi nhưng khoác áo mới.

Tác dụng thứ 3, mà là tác dụng chủ yếu về quân sự. Đó là những nước không tự chủ vũ khí và nghèo kiết như Vịt run như dẽ, mấy chục năm nữa mới mua được của gấu cái radar trị F-22, nay lấy j`. Ngày xưa cha ông Vịt đứng đầu thế giới về Vũ Khí, được như ngày xưa sợ đinh thằng nào, nhưng nay không dùng giáo, súng đạn lại có vẻ ăn ngon, nên cứ hao dần.
grin.gif
grin.gif
grin.gif


Tác dụng lớn nữa là các kênh quàng quạc được dịp làm ăn nhớn. Từng cái lông nhìn thấy được của F-22 cũng được vuốt bóng lự trên tất cả các kênh thức ăn Vịt miễn phí, nguồn cung nguyên liệu nhồi sọ, mỗi năm cho ra hàng trăm triệu con bại não. Chỉ có ở đâu thiếu radar dm, chứ tất cả các hệ thống phòng không dùng vũ khí Nga đều bắt buộc phải đầy toét.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
myan nói:
Trên lý thuyết Nga Ngố trội hơn là cái chắc..hii ,nhưng em nghe nói dùng tên lửa gắn lên máy bay để diệt máy bay hình như là Liên Xô đi trước phải không bác SVg?

Thực ra kể cả lý thuyết thì Nga cũng trội theo từng giai đoạn thôi.
Giai đoạn mà VN dùng K-13 (tây gọi là AA 2 Atoll), tên lửa này thua AIM 9 của Mỹ.
Thời hoàng kim của tên lửa đối không Nga theo em là giai đoạn thế hệ 4, tức R-73 trên Mig-29.

Nếu nói về khởi nguồn tên lửa thì phải kể Đức với X-4 là loại tên lửa đối không có điều khiển bằng dây dẫn. Ban đầu nó dùng để chống lại máy bay ném bom của Đồng Minh, tầm bắn xa hơn tầm đạn trên máy bay ném bom để giữ an toàn.

Tuy nhiên về tên lửa tầm nhiệt thì có lẽ Mỹ đi trước nhất. Vào khoảng 1956 là Mỹ cho ra đời AIM 9A/B.
Có nhiều thông tin cho rằng LX ăn cắp mẫu AIM 9 để cho ra đời mẫu K-13 tên lửa đối không tầm nhiệt đầu tiên của LX.
Vào 1958 thì Đài Loan và TQ có xảy ra không chiến giữa Mig-17 với F-86. Trong số các chiếc F-86 rơi thì còn nguyên tên lửa AIM-9B. LX lấy mẫu này về để chế ra K-13.

-------------------------------------------
Nói về air to air missile (AAM) thì nhắc qua về lịch sử của nó.

Thế hệ 1 là loại K 13 mà Vn dùng trong chống Mỹ. Nó chỉ có góc nhìn field of view (FOV) 30 độ. Off boresight 15 độ.
Cách hoạt động chỉ dùng track 1 bước sóng hồng ngoại IR ở bước sóng 3-5 micrometre nên chỉ có thể dò mục tiêu là hơi nóng ở động cơ. Do đó nó phải bám đuôi mục tiêu thì mới khai hỏa được.

Thế hệ 2 cũng giống thế hệ đầu, nhưng FOV tăng lên 45 độ.

Thế hệ 3 có 1 đổi mới "all aspect". Tức không cần phải bay sau đuôi mục tiêu mà có thể bắn từ bên cạnh hay trực diện. Mọi hướng.
Lúc này đầu dò không chỉ dò bước sỏng 3-5 micrometre mà tăng thêm ở bước sóng 8-13 micrometre. Giúp chống lại nhiễu giả hiệu quả.

Thế hệ 4 như R-73 có FOV 120 độ (Ban đầu chỉ 90 độ). Ngắm bắn qua mũ phi công, có thrust vectoring chỉnh hướng bay.

Thế hệ 5 có dò tìm ảnh nhiệt, tức không còn dò điểm nhiệt mà nó thấy cả hình ảnh mục tiêu. Không còn bị mồi giả gây nhầm lẫn.
Có thể lock sau khi khai hỏa. Do đó nó có thể bắn ngược về sau lưng.
Góc nhìn FOV tăng lên 180 độ.

Theo tài liệu ở chỗ em thì năm 2008 Nga là nước có tên lửa tầm nhiệt thế hệ 5 tầm bắn xa nhất, 40 km.
Nhưng nó không phải là tên lửa có thông số tốt nhất, Israel, Mỹ, châu Âu chế tạo tên lửa thế hệ 5 rất tốt. Để em kiểm tra lại thông số sẽ so sánh chi tiết.
Tuy nhiên như đã nói, thế hệ 4 thì R-73 trội nhất với ngắm bắn qua mũ (HMD), góc nhìn 90 độ (off boresight 45 độ), gimbal limit +- 20 độ.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Hiện nay trên thế giới có nứơc nào chế được động cơ phản lực cho máy bay phản lực nói chung & jet fighter nói riêng vậy các bác?
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
TKM nói:
Hiện nay trên thế giới có nứơc nào chế được động cơ phản lực cho máy bay phản lực nói chung & jet fighter nói riêng vậy các bác?

theo em biết thì công nghệ sx động cơ rất phức tạp , đòi hỏi trình độ sx khá cao do đó chỉ có vài nước làm được đó là Mỷ, Anh, Pháp, Nga...còn TQ thì em ko biết..chắc là mua máy của Nga về lắp vô
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Có vài tấm hình tên lửa để dễ hình dung.
Tầm của R-73 so với AIM-9

archer-winder-b.png



So sánh AA-11 (R-73) với AIM. Do góc R-73 lớn hơn nên nó khóa mục tiêu dễ hơn. Lại khóa bằng mũ chứ không phải xoay mũi máy bay vào mục tiêu, nên người ta nói trong không chiến tầm gần Mig-29 đối chọi được với F-15.

acm2.png



Python 4 (thế hệ 4) của Israel, góc off boresight 60 độ.
acm1.png
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Hiện nay hầu như nước nào sx được máy bay thì sx được động cơ. TQ cũng sx được nhưng gặp vấn đề về độ bền, (về công xuất động cơ thì họ không sợ). Vì vậy họ vẫn đặt hàng từ Nga để lắp cho máy bay J-10, J-11. Nhưng vẫn đang tự chế tạo riêng.
Công nghệ vật liệu là bí truyền của nhà sx nên học lóm rất khó, chỉ có thử nghiệm nhiều lần để tự rút kinh nghiệm.