RE: Kí hiệu dầu nhớt
Em xin có 1 vài ý kiến về vấn đề này như sau
1. Dấu gốc khoáng -mineral, có nguồn gốc từ dầu mỏ, và sự khác nhau về phẩm cấp API và độ nhớt, chủ yếu là do khác nhau về phụ gia . Khó nói dầu nhớt xe máy hay ô tô, cái nào tốt hơn, mà chính xác là cái nào PHÙ HỢP hơn thôi . Dầu cho xe máy thì không dùng thêm phụ gia giảm ma sát, vì để li hợp khỏi bị trượt, nhưng nó vẫn đảm bảo tính bôi trơn, và nó phù hợp hơn với xe máy . Còn dầu cho ô tô, thì pha thêm phụ gia giảm ma sát, và nó phù hợp hơn với ô tô . Còn nếu dùng lẫn cho nhau,e bảo đảm không có vấn đề gì nghiêm trọng cho máy, tuy nhiên , nên dùng đúng chủng loại thì tốt hơn . Cái quan trọng, chính là phẩm cấp API, và độ nhớt, khi mà độ chính xác chế tạo ngày càng cao, thì loại dầu có phẩm cấp cao thường có phụ gia có tính chống ô xy hóa cao, tính năng tẩy rửa cao, độ bền nhiệt tốt hơn .
Còn ký hiệu 15w -40, nghĩa là khi mùa hè, dầu này có độ nhớt như dầu 40, còn về mùa đông, nó lại như dầu 15 (khi nhiệt độ giảm xuống 0 độ C thì dầu 40 rất đặc, xe rất khó khởi động ). còn ở 100 độ C, độ nhớt của dầu đa cấp 15w -40 và dầu đơn cấp 40 là như nhau . Ở VN, nếu không có mác, và nhiệt độ thường, không thể phân biệt bằng cảm quan giữa 2 loại này . Nhưng nếu bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, các bác sẽ phân biệt được dễ dàng .Nói chung, xe mới thì nên dùng 5w -30 hay 10w -40 , 15w -40 còn xe cũ thì 20w -50 .
2. Dầu tổng hợp -fully synthetic , không phải từ dầu mỏ, mà tổng hợp từ phản ứng nối dài các phân tử có tên hóa học là olefin, nên gọi là poly -alpha -olefin . Dầu tổng hợp trung tính, có tính chống oxy hóa cao hơn dầu gốc, chỉ số độ nhớt (độ bền nhiệt) cao hơn . Vì thế đối với xe đắt tiền, hay ở khí hậu khắc nghiệt nên dùng dầu này, còn ở VN thì không bắt buộc . Nên chung thủy vói 1 loại dầu nhất định, không nên pha lẫn vì mỗi hãng có công thức pha khác nhau .Cũng không nên tự ý pha thêm bất cứ phụ gia nào vào, vì sẽ làm thay đổi lý, hóa tính của dầu .
Em xin có 1 vài ý kiến về vấn đề này như sau
1. Dấu gốc khoáng -mineral, có nguồn gốc từ dầu mỏ, và sự khác nhau về phẩm cấp API và độ nhớt, chủ yếu là do khác nhau về phụ gia . Khó nói dầu nhớt xe máy hay ô tô, cái nào tốt hơn, mà chính xác là cái nào PHÙ HỢP hơn thôi . Dầu cho xe máy thì không dùng thêm phụ gia giảm ma sát, vì để li hợp khỏi bị trượt, nhưng nó vẫn đảm bảo tính bôi trơn, và nó phù hợp hơn với xe máy . Còn dầu cho ô tô, thì pha thêm phụ gia giảm ma sát, và nó phù hợp hơn với ô tô . Còn nếu dùng lẫn cho nhau,e bảo đảm không có vấn đề gì nghiêm trọng cho máy, tuy nhiên , nên dùng đúng chủng loại thì tốt hơn . Cái quan trọng, chính là phẩm cấp API, và độ nhớt, khi mà độ chính xác chế tạo ngày càng cao, thì loại dầu có phẩm cấp cao thường có phụ gia có tính chống ô xy hóa cao, tính năng tẩy rửa cao, độ bền nhiệt tốt hơn .
Còn ký hiệu 15w -40, nghĩa là khi mùa hè, dầu này có độ nhớt như dầu 40, còn về mùa đông, nó lại như dầu 15 (khi nhiệt độ giảm xuống 0 độ C thì dầu 40 rất đặc, xe rất khó khởi động ). còn ở 100 độ C, độ nhớt của dầu đa cấp 15w -40 và dầu đơn cấp 40 là như nhau . Ở VN, nếu không có mác, và nhiệt độ thường, không thể phân biệt bằng cảm quan giữa 2 loại này . Nhưng nếu bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, các bác sẽ phân biệt được dễ dàng .Nói chung, xe mới thì nên dùng 5w -30 hay 10w -40 , 15w -40 còn xe cũ thì 20w -50 .
2. Dầu tổng hợp -fully synthetic , không phải từ dầu mỏ, mà tổng hợp từ phản ứng nối dài các phân tử có tên hóa học là olefin, nên gọi là poly -alpha -olefin . Dầu tổng hợp trung tính, có tính chống oxy hóa cao hơn dầu gốc, chỉ số độ nhớt (độ bền nhiệt) cao hơn . Vì thế đối với xe đắt tiền, hay ở khí hậu khắc nghiệt nên dùng dầu này, còn ở VN thì không bắt buộc . Nên chung thủy vói 1 loại dầu nhất định, không nên pha lẫn vì mỗi hãng có công thức pha khác nhau .Cũng không nên tự ý pha thêm bất cứ phụ gia nào vào, vì sẽ làm thay đổi lý, hóa tính của dầu .