Bác chủ cho hỏi là tại sao người ta dùng động cơ chổi than mà không dùng loại không chổi than? Thứ nữa là dùng nắn dòng bằng diode (4 hoặc 6 con) thì dòng 1 chiều ra sẽ chưa chuẩn, phải cần đến tụ lọc, mà trong hình không thấy có.
Vậy khi dùng đến hệ thống âm thanh, nếu lấy trực tiếp điện từ máy phát được chỉnh lưu bằng diode chắc chắn nghe loa sẽ có tiếng ù. Đây là những thí nghiệm thời trẻ trâu mình đã thử nhiều
Dạ, cảm ơn bác đã đặt câu hỏi. Thực sự là nguyên tắc viết bài của e là chọn 1 loại phổ biến nhất để mọi người hiểu, e ko viết theo kiểu ví dụ như:
Bài 1: cấu tạo động cơ: động cơ thì có 4 loại động cơ xăng, động cơ điện, động cơ hybrid, động cơ diesel. Trong động cơ xăng thì có 2 loại 2 kỳ và 4 kỳ. Trong động cơ 4 kỳ thì có loại I4, loại V6, V8. Trong động cơ loại I4 thì có 2 loại, loại chế hòa khí và loại phun xăng điện tử...Các bác thấy có loạn ko, cái e cần ở các bác newbie là sự hình dung của những cái căn bản và phổ biến, ví dụ đọc bài e xong, các bác chỉ cần hình dung đc động cơ xăng 4 kỳ nó gồm cái gì, hoạt động ra sao là ok. Nó là tiền đề và niềm cảm hứng để các bác tìm hiểu diesel, rồi thì 2 kỳ, rồi thì bla bla...cực, cực, cực kỳ đơn giản.
Một điều nữa, e ko phải là thần thánh nên ko phải cái gì cũng biết, cũng chuẩn. E chỉ cam kết các nội dung cơ bản là đúng 100%, còn các nội dung nhỏ nhỏ hơn đôi khi có thể chưa đúng bởi lăng kính, trình độ và môi trường làm việc khác nhau nên nếu phần nào các bác thấy chưa ok thì các bác có thể góp ý thêm để e sửa lại cho nó đúng.
Trở lại câu hỏi của bác, chúng ta cần hiểu rằng chổi than ở đây là để đưa điện vào 1 thiết bị nào đó đang quay đúng ko ạ? Nếu bây giờ dùng máy phát ko chổi than thì bắt buộc 1 trong 2 thành phần Stato hoặc Roto phải là nam châm vĩnh cửu đúng ko ạ? Vậy thì kích từ ở chỗ nào để điều tiết dòng điện ạ?
Có trường hợp nữa là ta gắn được bộ tiết chế lên trục roto đi, bộ tiết chế này sẽ chỉnh lưu và lấy điện trực tiếp từ cuộn dây trong roto. Vậy điện trong cuộn roto lấy từ đâu? Nó lấy từ chính từ trường của cuộn dây trong stato, bởi stato là các cuộn dây khi mà có điện thì cũng có nghĩa là có từ trường. Khi này hình thành từ trường đa hài (theo chuyên nghành kỹ thuật là vậy). Nhưng vấn đề là phải dòng điện rất lớn trong stato mới sinh ra cái từ trường này đủ để tạo ra điện trong cuộn dây roto. Vì thế các máy phát công suất lớn như máy kéo, máy công trình, tàu thủy mới dùng loại ko chổi than bởi những máy này đầu ra chỉ có 1 vài phụ tải ổn định hoặc/và roto máy phát quay ổn định hoặc/và tăng dần đều chứ ko nhấp nha nhấp nhổm như trong ô tô, vừa phụ tải đủ thể loại trong khi tốc độ roto thì đủ thể trạng.
Nhiều bác bảo vậy gắn thêm sắt từ vào stato đi, cho nó tạo điện trường mạnh. Thế thì roto và stato thành 2 cục nam châm điện bà nó rồi, 2 cục nam châm quay với nhau thì tạo ra điện kiểu gì thì e cũng chịu.
Câu hỏi thứ 2 của bác, nếu bác dùng vài 3 diod thì mới cần tụ lọc, còn >=6 diod thì lại là chuyện khác, nếu bác học về điện, mời bác xem hình sẽ rõ ạ
Nếu như 1 diod sẽ tạo ra đồ thị U nửa sóng đúng ko ạ, có nghĩa là mất 1 khoảng thời gian U=0. Nếu 4 diod thì có thể tạo sóng toàn kỳ nhưng rất nhấp nhô.
Còn nếu 6 diod như trên hình thì bác thấy sao ạ?
E thì e thấy nhiều ng bảo ắc quy đóng vai trò tụ lọc, nếu như theo phân tích chủ quan thì e thấy nó cũng có thể vì nó cũng có khả năng hoạt động giống tụ điện thôi. Có nghĩa tích điện rồi phóng.
Các bác hiểu tụ điện là 1 bộ phận đóng vai trò như 1 ắc quy tí hon nhưng nó chỉ lưu điện khi có điện vào, nếu hết điện vào thì nó lại phóng ra từng đó luôn, ko có giữ điện lại đc. Giống như thằng nào nhét cơm vào miệng chúng ta, khi nhét thì cơm vẫn trong miệng ta, thằng đó mà ngừng nhét 1 phát thì ta phụt hết cơm ra. Ắc quy cũng có thể làm đc điều đó, nhưng trong thực tế thì e cũng ko tìm hiểu chuyên sâu nên ko rõ phần này lắm.
Sau khi khởi động, gần như ắc quy hết nhiệm vụ chứ e chưa bao giờ nói là nó hết nhiệm vụ. Bởi ắc quy còn dùng cho ECU...hoặc khi tải quá lớn máy phát ko chịu đc.
Chỉnh sửa cuối: