- [font="times new roman,times"]Thay lò xo bố 3 càng nhẹ hơn để bố nồi áp vào chuông nồi sớm hơn khi tăng tốc độ động cơ so với tính toán của nhà sản xuất (lực ly tâm của cụm bố 3 càng đủ lớn để thắng được lực lò xo kéo cụm bố 3 càng nên bố bung ra và tiếp xúc với chuông nồi ở tốc độ động cơ thấp hơn nhà sản xuất quy định). Việc này chỉ nên làm khi xe nào khởi hành bị ỳ máy, tức là kéo ga lớn xe mới chịu lăn bánh(cảm giác xe khởi hành dư máy, nặng nề, vất vả). Lưu ý việc thay lò xo bố 3 càng không liên quan và không giải quyết được vấn đề xe tăng tốc và chạy lỳ máy hoặc rồ ga.[/font]
[font="times new roman,times"]
- Ưu điểm: Xe lăn bánh khởi hành ở tốc độ động cơ thấp, cảm giác xe khởi hành nhẹ nhàng và khoẻ.[/font]
[font="times new roman,times"]
- Nhược điểm: Khi khởi động động cơ kéo ga lên chút xíu mà không bóp thắng hoặc bóp thắng nhẹ có thể dẫn đến việc xe nổ máy chạy luôn, dễ mất kiểm soát (nguy hiểm nhất cho phụ nữ).[/font]
[font="times new roman,times"]
2. Thay bi nồi (con lăn ở puli sơ cấp) nặng hơn hoặc thay lò xo nồi (lò xo ép má puli thứ cấp di động) nhẹ hơn để má puli sơ cấp di động ép vào đồng thời má puli thứ cấp di động mở ra sớm hơn, tỷ số truyền giảm nhanh hơn khi tăng tốc độ động cơ. Việc này chỉ nên làm khi xe nào chạy ỳ máy, tức là kéo ga lớn mà xe chạy chẳng bao nhiêu, cảm giác dư máy, hao xăng…[/font]
[font="times new roman,times"]
- Ưu điểm: Thay đổi tỷ số truyền của bộ truyền động hợp lý hơn theo thực tế để xe chạy không bị ỳ, cảm giác không bị dư máy, xe vận hành nhẹ nhàng, bớt hao xăng.[/font]
[font="times new roman,times"]
- Nhược điểm: Tăng tốc chậm và lên dốc yếu so với lúc chưa thay. Nếu tỷ số truyền giảm sớm quá có thể bị rung máy (giống như xe số chạy chậm mà để số 4 rồi ép ga tăng tốc)[/font]
[font="times new roman,times"]
3. Xe Hayate của tôi mới chạy 200km:[/font]
[font="times new roman,times"]
- Xe khởi hành tốt, nhích ga là chạy, bố nồi bắt sớm… vậy nên không cần phải thay lò xo bố 3 càng.[/font]
[font="times new roman,times"]
- Tốc độ từ 1- 15km/h và 35km/h trở lên xe chạy êm, nhẹ, bốc, khoẻ, không rồ máy, tức là “Tỷ số truyền của bộ truyền động hợp lý với tốc độ động cơ và tải trọng bánh sau” vậy nên chắc chắn không phải thay đổi bi nồi hoặc lò xo nồi.[/font]
[font="times new roman,times"]
- Nhưng ở tốc độ từ 15 đến 35km/h thì xe xe bị gằn, cảm giác dư máy vậy do cái gì??. Chắc chắn không phải do trọng lượng bi nồi và không phải do lực ép lò xo nồi, vì nếu trọng lượng bi hoặc lực ép lò xo nồi không hợp lý (nặng hơn hoặc nhẹ hơn) thì xe không thể chạy tốt ở tốc độ 1-15km/h và trên 35km/h như trên. Nếu tăng trọng lượng bi hoặc giảm lực ép lò xo nồi để giải quyết cho xe khỏi bị gằn ở đốc độ 15-35 thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tốc độ 1-15 và 35 trở lên.[/font]
[font="times new roman,times"]
Hiện tại em chưa lý giải được nguyên nhân dẫn đến xe chạy gằn máy ở đốc độ 15-35km/h nói trên. Vì chưa thực tế nhìn và sờ thấy bộ nồi bao giờ nên đang tưởng tượng và suy đoán “có khi nào do rãnh trượt của má puli di động không trơn tru nên khi xe chạy má puli chạy ra chạy vào bị sượng (hơi kẹt) ở khoảng vị trí đó dẫn đến tỷ số truyền không hợp lý nên xe bị gằn?? Qua khúc kẹt là hết?. Hoặc rãnh của bi nồi cong không hợp lý nên khi tăng tốc bi văng ra theo lực ly tâm và nằm ở vị trí không hợp lý dẫn đến má puli sơ cấp hơi kẹt ở khoảng vị trí cho tốc độ trên??[/font]
[font="times new roman,times"]
Em cũng mới sử dụng xe tay ga lần đầu, cũng mê kỹ thuật nên muốn tìm hiểu thêm. Các vấn đề nêu trên là kiến thức lý thuyết mà em hiểu và suy luận nên chia sẽ với các bác, nếu đúng hay sai chỗ nào các bác góp ý để em hiểu thêm, hiểu đúng để sửa cho xe mình.[/font]
[font="times new roman,times"]
Cám ơn mọi người đã đọc. Văn vẻ lủng củng quá, mong mọi người thông cảm.[/font]