@hanoiman: Hề hề! Tôi đố kỵ mà nói vậy thôi mà!
Thực ra cách tiếp cận ban đầu của GG là phi chuẩn vì chú trọng đến việc "tầm chương, trích cú" chứ không giúp người đọc có được một cái nhìn tổng thể về phổ tài liệu mình đang tìm kiếm. Vì thế, thực ra đối với giới học thuật cách tìm thông tin của GG không hề được coi trọng. Nhưng hai đồng chí sáng lập GG đã nhìn thấy được sự bùng nổ của Internet và đánh giá được rằng giới học thuật sẽ chỉ là thiểu số trong cộng đồng người dùng Internet. Và GG đã ưu tiên phục vụ nhóm này. Chìa khóa thành công của GG chính là thuật toán phân loại, đánh giá, xếp hạng dữ liệu để tự động chọn ra tài liệu phù hợp nhất với yêu cầu trong một mớ tài liệu hổ lốn trên Internet. Mặc dù giới học thuật rất cay cú với cách làm này nhưng vì lượng dữ liệu cần tìm kiếm quá lớn, vượt quá khả năng phân loại của hệ thống biên mục hiện có nên đành tặc lưỡi thỏa hiệp. GG sau khi có được vị trí độc tôn cũng quay trở lại tinh chỉnh thuật toán của mình nhằm phục vụ những dạng đối tượng chuyên biệt hơn bằng những CSDL mà có khi nhiều bác ở đây không hề biết. Ví dụ:
- Google Patents tại địa chỉ google.com/patents chứa gần như đầy đủ các đơn sáng chế của Mỹ từ cuối thể kỷ XIX đến nay.
- Google Scholar tại địa chỉ google.com/scholar chứa các bài viết mang tính nghiên cứu, học thuật
- Google Books tại địa chỉ google.com/books chứa rất nhiều sách được số hóa
Tất cả CSDL này đều sử dụng thế mạnh của Google trong việc tìm kiếm để giúp người dùng lục lọi trong đống tài liệu này.
Tuy nhiên, có một ngộ nhận mà rất nhiều người mắc phải khi cho rằng "Đã có Google thì không cần thư viện nữa!!!" Đây là một nhầm lẫn to lớn nhưng để phân tích rõ thì cần viết dài lắm mà tôi thì lại lười!
Thực ra cách tiếp cận ban đầu của GG là phi chuẩn vì chú trọng đến việc "tầm chương, trích cú" chứ không giúp người đọc có được một cái nhìn tổng thể về phổ tài liệu mình đang tìm kiếm. Vì thế, thực ra đối với giới học thuật cách tìm thông tin của GG không hề được coi trọng. Nhưng hai đồng chí sáng lập GG đã nhìn thấy được sự bùng nổ của Internet và đánh giá được rằng giới học thuật sẽ chỉ là thiểu số trong cộng đồng người dùng Internet. Và GG đã ưu tiên phục vụ nhóm này. Chìa khóa thành công của GG chính là thuật toán phân loại, đánh giá, xếp hạng dữ liệu để tự động chọn ra tài liệu phù hợp nhất với yêu cầu trong một mớ tài liệu hổ lốn trên Internet. Mặc dù giới học thuật rất cay cú với cách làm này nhưng vì lượng dữ liệu cần tìm kiếm quá lớn, vượt quá khả năng phân loại của hệ thống biên mục hiện có nên đành tặc lưỡi thỏa hiệp. GG sau khi có được vị trí độc tôn cũng quay trở lại tinh chỉnh thuật toán của mình nhằm phục vụ những dạng đối tượng chuyên biệt hơn bằng những CSDL mà có khi nhiều bác ở đây không hề biết. Ví dụ:
- Google Patents tại địa chỉ google.com/patents chứa gần như đầy đủ các đơn sáng chế của Mỹ từ cuối thể kỷ XIX đến nay.
- Google Scholar tại địa chỉ google.com/scholar chứa các bài viết mang tính nghiên cứu, học thuật
- Google Books tại địa chỉ google.com/books chứa rất nhiều sách được số hóa
Tất cả CSDL này đều sử dụng thế mạnh của Google trong việc tìm kiếm để giúp người dùng lục lọi trong đống tài liệu này.
Tuy nhiên, có một ngộ nhận mà rất nhiều người mắc phải khi cho rằng "Đã có Google thì không cần thư viện nữa!!!" Đây là một nhầm lẫn to lớn nhưng để phân tích rõ thì cần viết dài lắm mà tôi thì lại lười!