Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
@hcivic : Nhà bác trong khu TT này, vậy chắc bố mẹ bác là cán bộ của một nhà máy nào đó ở quanh khu chợ Mơ, Hòang Mai chăng ( cơ khí Mai Động, bánh kẹo Hải Hà, bệnh viện Thanh Nhàn... ) khu dưới đó thì em chả mấy khi tới vì ko có nhu cầu. Mẹ cho tới 1 đồng để đi chơi thì chắc là cán bộ to chứ chả chơi.
 
Nhẩy tàu với bọn trai phố thì là chuyện hàng ngày, hiếm khi nào mà bọn em phải mua vé ( hình như chỉ có 5 xu thì phải ) cứ đuổi cửa trước thì bọn em nhẩy xuống cửa sau, tòan đứng ở bậc lên xuống cho tiện trốn. Cũng hòan tòan ko có khái niệm đến bến, cứ ngang đường đi học mà gặp tàu là nhẩy vậy mà 1 lần em xém tiêu vì cái vụ nhẩy tàu này. Bữa đó đi học về, tới ngã tư Quan Thánh- Châu Long thì gặp tàu về, lúc này tàu vừa qua khỏi bến Quan Thánh - cái bến này nó nằm ngay chỗ lãnh sự quán hay đại sứ quán của nước nào đó ( em chả nhớ nữa ) và nó chạy khá nhanh, ko hiểu sao em đu theo ko kịp mà tay thì lại đã bám được vào tay vịn cửa tàu. Vậy là nó kéo lê em đi một đọan trên đường, em chỉ còn nhớ được có vậy, sau đó ko biết bằng cách nào mà em lại đu lên được chứ thông thường những trường hợp như vậy là hai chân sẽ tự động đưa vào bánh tàu, buông tay ra thì cũng khó mà thóat được.
 
@tuonglahay : Chùa một cột thì mãi về sau này, lúc học đại học em mới biết nó nằm ở đâu, hehe. Mặc dù từ trường CVA bọn em vẫn lang thang đi chơi quanh khu lăng Bác, vườn Hồng... Ko biết có bác nào có tình yêu đẹp ở cái khu vườn Hồng này ko ??
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
gadaubac nói:
@tuonglahay : Chùa một cột thì mãi về sau này, lúc học đại học em mới biết nó nằm ở đâu, hehe. Mặc dù từ trường CVA bọn em vẫn lang thang đi chơi quanh khu lăng Bác, vườn Hồng... Ko biết có bác nào có tình yêu đẹp ở cái khu vườn Hồng này ko ??
Thế mới biết cái sự yêu HN không phải độc quyền của người HN. Vườn Hồng thì chưa nghe tới:D
 
Hạng C
29/7/10
777
8
18
TP.HCM
gadaubac nói:
<span style=""color: #ff0000;"">@p30548 : Bác Phan Hiền là ai thì em chịu, nếu nhà bác như vậy thì có lẽ nó ở hàng Đường chăng, bọn hàng Ngang, hàng Đường cũng học chung với tụi em khá nhiều. </span>
<span style=""color: #ff0000;""> Như em nói, sau năm 54 dân tứ xứ về HN khá nhiều, dân tiểu thương khắp các phố hàng cũng phần nhiều là dân ngọai tỉnh. Ngay như phố hàng Giấy mà em nói, dân HN gốc cũng rất hiếm </span>
@Tưởng : có phố Bích Câu nằm trên đường hàng Bột ngày xưa bác ạ.
Ngay như các thầy cô giáo mà em đã học từ cấp 1 lên ĐH, số người gốc HN em có thể đếm trên đầu ngón tay như :
Thấy Bôn dậy nhạc hồi cấp 1 - nhà Thầy ở phố hàng Buồm
Cô giáo dậy sử hồi cấp 3 - nhà Cô ở Nguyễn Biểu, gần nhà thờ cửa Bắc.
Thầy Hiển dậy tiếng Nga hồi ĐH - nhà Thầy ở ngõ Tràng An - trên phố Huế.
Khi đến nhà các thầy cô giáo này, tụi em có cảm nhận rất rõ về nề nếp gia phong của gia đình các Thầy Cô.
Lại nói về gốc HN, hè rồi, có ông Bác là trưởng họ vào chơi. Bác chỉ F1 của em và nói rằng " cháu gốc 10 đời HN đây ". F1 của em sinh ở Từ Dũ, mười mấy năm ở SG thì ra chơi HN được chục lần, tết năm ngóai là cái tết đầu tiên mà em cho cháu ra HN để biết cái tết ngòai đó nó thế nào. Suy nghĩ lại thì em thấy ko phải Bác em hài hước, mà Bác nói cũng có phần đúng, cháu tuy ko sinh ra ở HN, ko sống ở HN nhưng nó vẫn có cái cốt cách của người HN mà nó cần tiếp thu và gìn giữ. Rất nhiều người sinh ra và lớn lên ở HN vài ba đời nhưng ở họ ko hề có cái cốt cách đó. Em nói như vậy ko có nghĩa là họ ko tốt, mà đơn giản chỉ là nếu ở quê thì họ thuần túy là người nông thôn tử tế hiền lành, nhưng khi phải sinh ra và lớn lên trong một môi trường khác, có nhiều phong tục, tập quán, cách sống khác thì họ sẽ có những cách thức phản kháng hoặc cố chứng tỏ rằng như họ mới là người HN theo thời đại mới. Điều đó dẫn đến nhiều lệch lạc sau này mà các bác khi ra HN chơi đã gặp phải.
 
@gadaubac : Nhà em đây bác ơi ( bây giờ là anh chị em đang ở - ảnh chụp  vào tháng 10/2007/ em đang bế F1 )
Kỷ niệm một thời Hà Nội
 
Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
@p30584: Bác chụp hình cả cái mặt tiền nhà thì may ra em còn nhận ra, chứ thế này thì em chịu. Có lẽ nhà bác cũng gần nhà thầy Đề - vệ sỹ của cụ Hồ chăng. Ô mai thì em hay mua ở tiệm bên góc hàng Đường & Ngõ Gạch, chứ hàng Ngang ngày xưa, em nhớ là ko có tiệm nào bán ô mai đâu ạ ( ngay hàng Giấy  cũng có tiệm bán ô mai ngay trước cửa nhà em ). Bác có biết nhà cô bé Minh, nhà có mấy chị em tòan con gái cả, có thời gian làm ở báo văn nghệ HN - trên phố hàng Buồm ?
Ko biết nhà bác nằm ở phía nào nếu đi từ bờ hồ lại, phía bên tay phải có một nhà vẽ truyền thần cũng khá lâu đời, có một bác tên Tuấn lấy vợ phố em. Bác này và vợ ngày xưa đúng là 1 cặp trai tài gái sắc.
@bác Tưởng : Vườn Hồng chính là khu vực vườn hoa trước cửa lăng đấy bác, ngày xưa đấy là một địa điểm mà nam thanh nữa tú HN hay hẹn hò tán tỉnh nhau, bọn em thì tan giờ học cũng hay ghé qua chơi bời, hoặc buổi tối thì bắt cà cuống.
 
Hạng F
13/1/06
12.145
2.235
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
gadaubac nói:
@hcivic : Nhà bác trong khu TT này, vậy chắc bố mẹ bác là cán bộ của một nhà máy nào đó ở quanh khu chợ Mơ, Hòang Mai chăng ( cơ khí Mai Động, bánh kẹo Hải Hà, bệnh viện Thanh Nhàn... ) khu dưới đó thì em chả mấy khi tới vì ko có nhu cầu. Mẹ cho tới 1 đồng để đi chơi thì chắc là cán bộ to chứ chả chơi.

Nhẩy tàu với bọn trai phố thì là chuyện hàng ngày, hiếm khi nào mà bọn em phải mua vé ( hình như chỉ có 5 xu thì phải ) cứ đuổi cửa trước thì bọn em nhẩy xuống cửa sau, tòan đứng ở bậc lên xuống cho tiện trốn. Cũng hòan tòan ko có khái niệm đến bến, cứ ngang đường đi học mà gặp tàu là nhẩy vậy mà 1 lần em xém tiêu vì cái vụ nhẩy tàu này. Bữa đó đi học về, tới ngã tư Quan Thánh- Châu Long thì gặp tàu về, lúc này tàu vừa qua khỏi bến Quan Thánh - cái bến này nó nằm ngay chỗ lãnh sự quán hay đại sứ quán của nước nào đó ( em chả nhớ nữa ) và nó chạy khá nhanh, ko hiểu sao em đu theo ko kịp mà tay thì lại đã bám được vào tay vịn cửa tàu. Vậy là nó kéo lê em đi một đọan trên đường, em chỉ còn nhớ được có vậy, sau đó ko biết bằng cách nào mà em lại đu lên được chứ thông thường những trường hợp như vậy là hai chân sẽ tự động đưa vào bánh tàu, buông tay ra thì cũng khó mà thóat được.

@tuonglahay : Chùa một cột thì mãi về sau này, lúc học đại học em mới biết nó nằm ở đâu, hehe. Mặc dù từ trường CVA bọn em vẫn lang thang đi chơi quanh khu lăng Bác, vườn Hồng... Ko biết có bác nào có tình yêu đẹp ở cái khu vườn Hồng này ko ??
Ông ngoại tui là cán bộ ngành cơ khí bác ạ. được cấp cho 2 phòng dãy nhà D3, cho cha mẹ tui đi TNXP Cẩm Phả về ở nhờ 1 căn nhỏ. Nhớ lại cái "hầm tăng xê" sau chiến tranh phá hoại và 12 ngày đêm khốc liệt được cha tui tận dụng làm cái "nhà Toilet" mà kinh! Nó được đặt trong gian nhà tắm lộ thiên của "căn hộ" tập thể này. Mùa đông lạnh và khô, gió lùa mà ơn da gà! Còn lũ dxx thì kéo nhau bò ra từ cái "hầm tăng xê" đó lê la khắp sân, tẩm bổ cho lũ gà do ông - cha tui nuôi...:confused:
Còn nhớ bọn nhỏ tụi tui hay ra cái đống khung sườn xe cơ giới các loại xếp chồng bên cạnh 1 xưởng cơ khí (tên gì quên rồi) bên vệ đường đất khu vực Quỳnh Lôi này để vui chơi và khám phá, trốn tìm, câu ếch nhái, câu cá rô cá sặc bơi tung tăng dưới các vũng nước dưới đống khung gầm xe đó. Thú vị vô cùng! Còn cái dãy nhà vệ sinh công cộng ngay cạnh đống xe phế thải đó cũng kinh luôn...!:cool:
 
@ Hội Trưởng:
Còn chuyện được 10 hào để đi chơi là do bản tính mẹ tui rất thoáng, bà làm nghề may đo tại Hợp Tác Xã (HTX) may đo Bắc Sơn nên thu nhập có khá hơn cánh đi làm công chức hay công nhân nhà nước. Bởi thế nên mẹ th8a2ng em họ tui chỉ cho nó có 10 xu (1 hào) để đủ đi và về tàu điện mà thôi. Còn cha tui thì làm tại HTX nhiếp ảnh Nắng Xuân, thu nhập cũng khá luôn, thường xuyên được ăn thêm cá thịt chứ không như nhiều nhà khác chỉ gói gọn trong mớ tem phiếu eo hẹp mà thương...!:mad:
 
Chi Hội Phó XNL
30/10/09
5.093
1.087
113
saigon
ở phố Tôn Đản thời những năm 60-80 đúng là toàn các nhà quan lớn, chỉ lọt 1 khu chung cư có lẽ là dành cho công chức Pháp ngày trước còn để lại. Nhà ông bà ngoại của miu ở trong khu này, ngay cạnh tường với nhà ông Phan Anh, luật sư cố vấn của Bác Hồ (?). Nhà của ông ấy xanh và tĩnh lặng vô cùng, nghe nói vợ chồng con cái toàn nói với nhau bằng tiếng Pháp. Những nhà khác trên đường ấy thì thậm chí còn không mở cổng mấy khi, nên miu cũng không biết.
Khu chung cư của ông ngoại thì vui hơn vì có đến hơn 20 gia đình, nhưng không chật hẹp như trong phố cổ. Kiến trúc Pháp thuộc địa vẫn thật tuyệt vời vì nhà vừa thoáng mát, vừa cao, sáng. Ông ngoại miu thật sự không để lại trong lòng ai một hình ảnh "quan lớn" như bây giờ người ta vẫn chê bai. Ông sống cực kỳ đức độ, khiêm nhường, trong sạch đến khó tin. Ông chỉ tôn vinh những người tốt, dạy con cháu sống thiện, không làm điều ác. Bà ngoại là hiền nữ như trong truyện xưa, cổ cao 3 ngấn, suốt đời dịu dàng nhịn chịu, một lòng chăm sóc đàn con cháu đông đúc giữa thời chiến tranh. Mẹ miu đuểnh đoảng nhất trong 7 người con, nhưng lại có nhiều người yêu nhất trong 5 chị em (hehe). Nhưng ông ngoại chỉ ưng bố miu, 1 chàng trai Quảng Bình 1 thân ra HN học trường Bưởi rồi trở thành sinh viên Bách Khoa khóa 1. Ông ngoại hết sức tự hào và suốt đời vẫn yêu trọng người con rể này nhất.
 
Chi Hội Phó XNL
30/10/09
5.093
1.087
113
saigon
Truyện về người HN xưa thật sự miu không biết nhiều, vì ít được phép đi lang thang như các bạn trai. Thời đó, con gái HN không được ở ngoài đường vào 6h chiều (là giờ nấu cơm) nên mãi sau này, khi lấy chồng rồi miu mới biết hoàng hôn đẹp. Nhưng cảm nhận của miu về HN ngày xưa rất thanh bình, khó khăn vô vàn, nhưng vui sống. Từ hồi đó đã có khá nhiều bà chửi bậy rất...hay, theo vần điệu, với những lời không thể nhắc lại được. Nhưng những người đó không nhiều.
Con đường Tôn Đản có 1 đầu là hàng kem mà bác tuong còn nhớ. Hàng kem ấy cũng là ước mơ của miu, và chưa bao giờ được ăn đến cái thứ 2. Ở giữa đường, đối diện với chung cư của nhà miu là cửa hàng dành cho cán bộ kha khá. Từ thời khó khăn nhất (khoảng những năm 1974-1978), miu vẫn có sữa tươi buổi sáng, nhưng không nhiều, không hoang tàn, không để phô trương. Phần sữa của ông được chia cho các cháu yếu nhất. Nhớ có lần miu bị sốt xuất huyết, dì chở ông đem lên 1 cục đá lạnh để ông tự tay pha nước chanh cho cháu gái. Cả đời, miu vẫn chỉ thích ly đá chanh nhất, đi đâu cũng gọi.
 
Chi Hội Phó XNL
30/10/09
5.093
1.087
113
saigon
con đường dài khoảng hơn 1 km chỉ có 3 loại cây: xà cừ, sấu và phượng. Sau này vào VT, miu rất vui vì VTau cũng có loại xà cừ, là loài cổ thụ cao lớn, lá xanh bóng, tỏa mát vô cùng. Nhưng đối với trẻ con, đây ko phải là cây hấp dẫn. Sấu với miu đẹp không kém gì me cổ thụ hay cây cóc ở trong này. Tức là dáng đẹp, mát (cái này rất quan trọng vì mùa hè HN khủng khiếp, chỉ mong có bóng mát để nương nhờ vào mà đạp xe tiếp). Lá non của sấu ăn chua thanh như lá cóc, là món khoái khẩu mà bọn con gái yếu nhão như miu chỉ có cách ngọt ngào xin lại của con trai. Sau giờ học, đặc biệt buổi trưa, bọn con trai cùng phố cùng trường chỉ thích leo sấu, hát véo von trên cành. Mùa xuân, chúng nó hái lá ăn. Mùa hè kéo sang thu, chúng nó săn sấu từ lúc còn bé tí (gọi là sấu bao tử), ăn gọn cả hạt cho đến khi sấu vàng suộm, ẩn trọn vị ngọt mát của mùa. Còn thú vui nữa là phượng, hoa cũng ăn được, mà còn bày thành đồ mua bán, chọi gà... Quả phượng khi già, tách lấy hạt, rang ăn cũng hay hay.
 
Chi Hội Phó XNL
30/10/09
5.093
1.087
113
saigon
miu thì thích nhất, đêm đầu hạ sau mưa, cố học cho thật nhanh rồi chuồn xuống đường, ngắm hoa sấu rụng. Hoa sấu li ti như hạt gạo, trắng xanh, thơm hương đặc trưng của các loài hoa trắng, sau mưa rụng xuống trải thảm trên đường. Trong đêm tối mà cứ ánh lên rất đẹp. Vì sao phải đi xem hoa sấu đêm? Vì trong đêm khuya, người ta đã quét sạch phố mất rồi, sáng ra chẳng còn mảy may.
Về phía cuối đường Tôn Đản đằng ngược lại, là vườn cây nở ra các phía, phía nào cũng là Bảo tàng: Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, và Nhà Hát Lớn.
Ngày ấy, được vào Nhà Hát Lớn như được vào thánh đường, mà mỗi vở kịch, mỗi buổi công diễn nghệ thuật đều là một quà tặng của trời.
Thời trước của miu (thời của mẹ), người HN thường cho con cái học nhạc. đến loại 6x, 7x thì đã thành hiếm rồi, nhưng mà những đêm được xem ca nhạc trước quảng trường Ngân hàng, phía sau của đường T Đản, gần Hồ Gươm hơn, thì đều tuyệt vời, không thể bỏ qua. Người ta ken nhau đứng xem, trân trọng vô cùng. Vẫn nhớ Quý Dương, Thúy Hà..., vẫn nhớ cái dáng nhỏ bé của nhạc sĩ - chỉ huy dàn nhạc Cao Việt Bách...
Ở Tôn Đản còn có cái hay nữa là khu chung cư của miu có sân thượng rất rộng và mát. Mỗi đêm lên đây, đảm bảo đếm đủ sao không thiếu cái nào. Cứ mỗi dịp HN bắn pháo hoa ở Hồ Gươm thì nơi đây thành sân khấu hoành tráng và không bị chen lấn.
Người HN đặc biệt thích cây xanh. Khu chung cư chung vẫn có giàn nho chung, những chùm bé tí chua lè chỉ là cái cớ, mà lá xanh phủ mát mới thật như mơ. Nhà nào cũng có vài ba chậu cây cảnh. Hoa nở thơm thoảng mỗi ngày đêm. Ông miu đặc biệt thích cây và giỏi trồng. Ông kể khi đi hoạt động cách mạng, bị bắt ở tù, do biết tiếng Pháp nên ông được xung vào đội làm vườn của Cai ngục. Ông có những tuyệt chiêu trồng vườn mà cây nào vào tay ông cũng xanh tốt, hoa quả trĩu cành. Ông sáng chế ra 1 hệ thống để làm sao khi ông tưới cây, không một giọt nước nào rơi vào sân chung, để hàng xóm phải phiền lòng. Vì "vườn treo" của ông mà cả nhà miu, già trẻ lớn bé đều nghiện ớt xanh giòn mới hái, rau diếp cá, rau má (là những thứ ít người HN biết ăn)... Đặc biệt, hoa ông thường không để mãi trên cây, chỉ thưởng hoa 1, 2 buổi là cắt cành, tặng cho con cháu về cắm cho vui các gia đình nhỏ.
Thú vui chọn đào, quất đắt tiền mỗi mùa xuân nhà miu không được biết, vì trong nhà không giàu đến mức đó. Nhưng tất cả các loài hoa, dù chỉ là hoa dại cũng được đón mừng vào nhà như thượng khách.
Nhiều khi, cứ muốn nói về những kỷ niệm này, lại lo có người không hiểu, cho rằng mình cứ ca ngợi HN hão huyền.
Bây giờ thấy các bác lập hội bàn tròn hay quá, xin viết ra đây...
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
29/7/10
777
8
18
TP.HCM
gadaubac nói:
<span style=""color: #ff0000;"">@p30584: Bác chụp hình cả cái mặt tiền nhà thì may ra em còn nhận ra, chứ thế này thì em chịu. Có lẽ nhà bác cũng gần nhà thầy Đề - vệ sỹ của cụ Hồ chăng. Ô mai thì em hay mua ở tiệm bên góc hàng Đường & Ngõ Gạch, chứ hàng Ngang ngày xưa, em nhớ là ko có tiệm nào bán ô mai đâu ạ ( ngay hàng Giấy  cũng có tiệm bán ô mai ngay trước cửa nhà em ). Bác có biết nhà cô bé Minh, nhà có mấy chị em tòan con gái cả, có thời gian làm ở báo văn nghệ HN - trên phố hàng Buồm ? </span>
<span style=""color: #ff0000;""> Ko biết nhà bác nằm ở phía nào nếu đi từ bờ hồ lại, phía bên tay phải có một nhà vẽ truyền thần cũng khá lâu đời, có một bác tên Tuấn lấy vợ phố em. Bác này và vợ ngày xưa đúng là 1 cặp trai tài gái sắc. </span>
@bác Tưởng : Vườn Hồng chính là khu vực vườn hoa trước cửa lăng đấy bác, ngày xưa đấy là một địa điểm mà nam thanh nữa tú HN hay hẹn hò tán tỉnh nhau, bọn em thì tan giờ học cũng hay ghé qua chơi bời, hoặc buổi tối thì bắt cà cuống.
 
Nếu từ bờ hồ đi về nhà em nằm bên tay phải, cụ Đề ( Phải chăng bác nói đến bác Tạ Đình Đề ) là anh kết nghĩa của thân mẫu nhà mình, cửa hàng ô mai này lúc xưa nằm ở 20 Hàng Đường đấy bác ạ, tháng 8 năm1975 nhà em chuyển vào Nam ( thân phụ em là dân tập kết ) thì ngôi nhà ở Hàng Ngang được giao lại cho anh, chị của em ở. Nhà em cách nhà vễ truyền thần khoảng 5 mét. Bác biết nhiếp ảnh gia Trần Lợi không? Ông này cũng ở cùng khu nhà em.