Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Lại dông dài kể lể chuyện ngày còn bé.
Năm 1977 em được lên HN học ở trường ĐHSPHN1, lớp chuyên toán. Thật là một sự kiện lớn.
Do đặc thù tuyển sinh, SPHN1 tuyển nhiều học sinh ở tỉnh trong khi ĐH Tổng hợp thường tuyển sinh HN nên ĐHTH thường giỏi hơn bọn em khi mới vào lớp 8. Đến khoảng lớp 10 thì bọn em đuổi kịp, nhưng nói gì thì nói, vẫn còn thua tí xíu, do vậy bọn ĐHTH đoạt nhiều giải hơn bọn em. Còn Chu Văn An thì bọn em không để mắt đến. (Sau này thì chuyên toán SP đi xuống nhiều, kém cả CVA, thậm chí là Trần Phú của HP, do việc đoạt giải Toán QT không còn được xuất du học.)
Phải nói là bọn chân đất mắt toét chúng em chịu khó tìm hiểu HN.
Gần như CN nào cũng có 1 tốp cùng lang thang khắp phố phường HN. Tuy nhiên do khoảng cách quá xa, bọn em ít đi đến vùng chợ Hôm hoặc phía Nam HN - đến ĐH Bách khoa là tận cùng.
Đi tàu điện có, xe buýt có, xe đạp có, còn lại thì đi chân đất. Trong túi thì chỉ có vài hào nên thường xuyên trốn vé. Em biết nhày tàu điện; tàu hoả, đu xe buýt cũng từ đó. Sướng nhất là cuối thu, đầu đông mà lang thang trong phố cổ HN, trời se lạnh đi mãi không có mồ hôi:D. Mùa hè thì bọn em hay vào khu Tràng Tiền mua kem, nhưng không dám ăn kem Bốn Mùa vì 1 cây tới 2 hào. Em còn nhớ ở phố Tông Đản có 1 cửa hàng kem rất rẻ, chỉ 1 hào 1 cây. Thằng ăn nhiều nhất ăn được tới mười mấy cây một lần.
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
tuonglahay nói:
Em còn nhớ bác Thiết ở gần chỗ có câu chuyện Bích Câu kỳ ngộ. Còn Mọc Quan nhân thì em không nhớ, nếu theo chữ Mọc thì nó phải ở khu làng Mọc. Nếu theo chữ quan nhân thì em nhớ đâu đó có ngõ Quan Nhân.
Những năm gia nhập quân đội, nhà mình ở đường Cát linh. Đến 76 mình mới "cắt hộ khẩu" ở Cát linh, về quê ... Thời đó, nhà mình cũng có chỗ để chìa khoá sau một khe gạch...
(Thật ra, chuyện móc túi trên xe điện,bách hoá th, ở HN, ngay cả thời chiến cũng có,nhưng ít. chúng chỉ hoạt động ở những nơi công cộng. Vào thời đó, vô phúc cho "vỏ lõi" nào bị túm. Nhừ đòn hội đồng . Hè...Người HN "xưa", ghét nhất gián điệp và...móc túi !)
Mọc Quan nhân phía ngoài Láng đó bác. Hồi mình học ở trường Yên Hoà, con đường dọc theo sông Tô lịch, từ Cầu giấy, vẫn còn làng làm giấy. Láng vẫn nổi tiếng...húng láng . Đình làng Mọc, với ao đình, cầu Mọc , vẫn còn cảnh làng quê. Phía sau Cơ khí "Trung quy mô" vẫn là ruộng lúa. Những cô bạn học " chân quê", ngoài giờ học vẫn chân lấm tay bùn mà vẫn đẹp như tiên thời ấy, giờ đã thành những bà lão gần thất thập. Nghe nói, có bà còn sinh con đẻ cháu tận trời Tây...
Mấy mươi năm mà vật đổi sao dời. Hà nội ơi !!!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Mr.Thiet nói:
tuonglahay nói:
Em còn nhớ bác Thiết ở gần chỗ có câu chuyện Bích Câu kỳ ngộ. Còn Mọc Quan nhân thì em không nhớ, nếu theo chữ Mọc thì nó phải ở khu làng Mọc. Nếu theo chữ quan nhân thì em nhớ đâu đó có ngõ Quan Nhân.
Những năm gia nhập quân đội, nhà mình ở đường Cát linh. Đến 76 mình mới "cắt hộ khẩu" ở Cát linh, về quê ... Thời đó, nhà mình cũng có chỗ để chìa khoá sau một khe gạch...
Thật ra, chuyện móc túi trên xe điện,bách hoá th, ở HN, ngay cả thời chiến cũng có,nhưng ít. chúng chỉ hoạt động ở những nơi công cộng. Vào thời đó, vô phúc cho "vỏ lõi" nào bị túm. Nhừ đòn hội đồng . Hè...Người HN "xưa", ghét nhất gián điệp và...móc túi !
Trên đường Cát Linh có ngõ Bích Câu tương truyền là nơi diễn ra chuyến BC kỳ ngộ (mà chắc thật vì gần Quốc Tử Giám)
 
Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
@p30548 : Bác Phan Hiền là ai thì em chịu, nếu nhà bác như vậy thì có lẽ nó ở hàng Đường chăng, bọn hàng Ngang, hàng Đường cũng học chung với tụi em khá nhiều.
Như em nói, sau năm 54 dân tứ xứ về HN khá nhiều, dân tiểu thương khắp các phố hàng cũng phần nhiều là dân ngọai tỉnh. Ngay như phố hàng Giấy mà em nói, dân HN gốc cũng rất hiếm
@Tưởng : có phố Bích Câu nằm trên đường hàng Bột ngày xưa bác ạ.
Ngay như các thầy cô giáo mà em đã học từ cấp 1 lên ĐH, số người gốc HN em có thể đếm trên đầu ngón tay như :
Thấy Bôn dậy nhạc hồi cấp 1 - nhà Thầy ở phố hàng Buồm
Cô giáo dậy sử hồi cấp 3 - nhà Cô ở Nguyễn Biểu, gần nhà thờ cửa Bắc.
Thầy Hiển dậy tiếng Nga hồi ĐH - nhà Thầy ở ngõ Tràng An - trên phố Huế.
Khi đến nhà các thầy cô giáo này, tụi em có cảm nhận rất rõ về nề nếp gia phong của gia đình các Thầy Cô.
Lại nói về gốc HN, hè rồi, có ông Bác là trưởng họ vào chơi. Bác chỉ F1 của em và nói rằng " cháu gốc 10 đời HN đây ". F1 của em sinh ở Từ Dũ, mười mấy năm ở SG thì ra chơi HN được chục lần, tết năm ngóai là cái tết đầu tiên mà em cho cháu ra HN để biết cái tết ngòai đó nó thế nào. Suy nghĩ lại thì em thấy ko phải Bác em hài hước, mà Bác nói cũng có phần đúng, cháu tuy ko sinh ra ở HN, ko sống ở HN nhưng nó vẫn có cái cốt cách của người HN mà nó cần tiếp thu và gìn giữ. Rất nhiều người sinh ra và lớn lên ở HN vài ba đời nhưng ở họ ko hề có cái cốt cách đó. Em nói như vậy ko có nghĩa là họ ko tốt, mà đơn giản chỉ là nếu ở quê thì họ thuần túy là người nông thôn tử tế hiền lành, nhưng khi phải sinh ra và lớn lên trong một môi trường khác, có nhiều phong tục, tập quán, cách sống khác thì họ sẽ có những cách thức phản kháng hoặc cố chứng tỏ rằng như họ mới là người HN theo thời đại mới. Điều đó dẫn đến nhiều lệch lạc sau này mà các bác khi ra HN chơi đã gặp phải.
 
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Ui...Hồi chưa vào quân đội, nhà mình ở liền rào với chùa Bích câu, sát hồ Bích câu. Hàng ngày đi làm, ra hàng Bột, hàng Cháo, rồi Trần phú. Đi bộ chỉ vài chục phút...
Hết chiến tranh, sướng quá, mình ném cả băng đạn K43 xuống hồ Bích câu . Chuyện cứ như mơ...
Dù không phải dân gốc Thăng long, nhưng gia đình mình cũng đã vinh dự được đóng góp công sức với Thủ đô ngàn năm Văn hiến. Lâu nhất, có lẽ là chú mình, ông có mặt trong đội quân bảo vệ Thủ đô, năm 1946. Sau này ông ở Đặng dung. Khá lâu sau 75, ông mới chuyển vào SG...
Nhà mình "hồi xưa" ở đây , 12A Cát linh :
sieuthiNHANH2010101728941m2u3ytiwzw147891.jpeg

 
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
ngoại trừ bác gadaubac có thể nói về gốc Thăng long mười đời, dường như mỗi người đều có một HN riêng của mình để mà lưu luyến, để mà yêu.
nhưng có lẽ hiếm ai hiểu nhiều và hạnh phúc thấm thía sâu sắc về HN như hai bác Mr.Thiêt và Binchip33: những người đã có tình yêu và một cuộc hôn nhân bền vững hạnh phúc với người HN- cái hồn sống động nhất của xứ Hà thành.
Tình yêu cũng như nỗi đau, khó mà nói vì chỉ có thể cảm nhận và chịu đựng... may thay, tinh yêu đối với HN,  ta có thể chia sẻ cùng nhau thật chân tình.
mỗi lần trở về HN, em cứ đi và gặp gỡ, tìm những cái biết từ ngày xưa, tìm những cái ngày xưa chưa hề biết, cứ tìm một thứ gì mà mình chẳng rõ nữa...để rồi ngày giờ qua mau,  luyến tiếc rời HN, để rồi lòng lại hẹn lòng, lại phải trở về thôi... lại sẽ tìm kiếm sau...
có câu ..."vội vã trở về, vội vã ra đi ..."
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Nào thì Bích Câu
Trước hết nói về địa danh:
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch_C%C3%A2u

Sau đó là câu truyện: là tác phẩm thơ của Đặng Trần Côn, tóm lược
--------------
[<font]Bích Câu Kỳ Ngộ - Ðặng-Trần Côn

Truyện này kể một sự tích ở nước ta, tức là việc một người học trò tên Trần Tú Uyên gặp một nàng tiên ở đất Bích-câu, bởi thế mới đặt tên truyện là "Bích câu kỳ-ngộ" (sự gặp gỡ lạ lùng ở Bích-câu). Bích-Câu (ngòi biếc) trước thuộc làng Yên-Trạch, tổng Yên-hoà, huyện Thọ-Xương, tỉnh Hà-Nội; nay là phố Cát-Linh. Hiện còn đền thờ Tú-Uyên, bên cạnh nhà Văn-Miếu, là cái di tích của câu chuyện hoang đường này.
Truyện này gồm 648 câu, có thể chia làm 4 hồi:

I- Tú-Uyên gặp Giáng-Kiều, về ốm tương-tư (1 - 272):

Trần-tú-Uyên, một người học trò nghèo, thường hay đi chơi những nơi thắng-cảnh; một lần đến đất Bích-câu, thấy phong cảnh đẹp, bèn làm nhà ở đấy học. Một hôm, ông đi xem hội làm chay ở chùa Ngọc-Hồ (tức chùa bà Ngô ở phố Sinh-từ Hà-Nội). Chiều đến, sắp về, chợt thấy bay đến trước mặt một bài thơ có ý ghẹo mình. Trông ra cửa Tam-quan, thấy một người con gái rất đẹp. Ông bèn đi theo, đến Quảng-văn-đình (nay là chợ cửa Nam Hà-Nội) thì chợt người ấy biến mất. Từ đấy, Tú-Uyên sinh ra ốm tương-tư.

II- Tú-Uyên kết duyên cùng Giáng-Kiều (273 - 428):

Sau Tú-Uyên đến đền Bạch-mã (nay là phố Hàng Buồm) cầu mộng. Đêm thần bảo ông sáng hôm sau ra đợi ở Cầu Đông (nay ở phố hàng Đường) thì gặp người con gái ấy. Hôm sau ra đợi mãi đến chiều, chỉ gặp một ông lão bán bức tranh một tố nữ giống hệt người đã gặp hôm trước. Ông bèn mua về, treo ở nhà, cứ đến bữa ăn, dọn hai cái bát, hai đôi đũa, mời người trong tranh ăn. Một hôm, ông đi học về, thấy có mâm cơm dọn sẵn, trong bụng sinh nghi. Hôm sau, ông rình ở một chỗ, thấy người trong tranh bước ra, ông vội chạy lại hỏi, thì người ấy nói tên mình là Giáng-Kiều ở trên cung tiên xuống, xin kết duyên cùng ông. Giáng-Kiều làm phép biến chỗ nhà của ông thành nguy nga tráng lệ.

III- Giáng-Kiều giận Tú-Uyên bỏ đi, sau lại trở về nhà (429 - 558):

Tú-Uyên lấy Giáng-Kiều được ba năm, thường cứ rượu chè say sưa, nàng can ngăn, ông không nghe, lại còn đánh đập. Một lần, nàng quá giận, bỏ ông biến đi. Đến lúc tỉnh, ông đi tìm đâu cũng không thấy, chỉ than khóc thương tiếc. Một hôm buồn quá, ông toan tự vận; chợt nàng Giáng-Kiều hiện ra, ông bèn từ tạ, hai bên đoàn tụ như xưa.

IV- Tú-Uyên và Giáng-Kiều lên cõi tiên (559 - 648):

Từ bấy giờ Tú-Uyên đối đãi tử-tế với Giáng-Kiều. Sau sinh được một đứa con trai đặt tên là Chân-Nhi. Nàng Giáng-Kiều bèn khuyên ong nên lên cõi tiên và trao cho bùa tiên cùng thuốc tiên để ông tu luyện. Rồi một hôm sau khi đã dặn dò Chân-Nhi ỏ lại cõi trần. hai vợ chồng cùng cỡi hạc bay lên cõi tiên.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
Đúng là mỗi con phố đều có thể gợi nhớ một kỷ niệm nào đó mà ngay khi sống ở đó có thể mình chưa cảm nhận được. Chả phải tự nhiên mà có câu " tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở".
Em biết đến phố Bích Câu và cũng chỉ đặt chân đến đấy duy nhất có 1 lần, chính là đến viện mắt, nếu em nhớ ko nhầm thì ngày xưa chỉ có duy nhất cái viện mắt nằm ở bệnh viện Bích Câu này thì phải. Nguyên là con trai lớn của cô giáo chủ nhiệm lớp em hồi cấp 2 mà em đã nói ở trên bị tai nạn ở mắt ( cũng là do học sinh trong trường gây ra ).
 
Các bác ra HN có thể đi thuyền trên Hồ Tây, hồ Trúc Bạch... nhưng ko biết có bác nào đã được đi thuyền trên hồ Gươm chưa nhỉ. Ngày xưa, bên cạnh Thủy Tạ là bến cho thuê thuyền để du khách dạo chơi trên hồ. Bọn em hồi đó còn học cấp 1, đầu cấp 2 Thanh Quan đã kéo nhau cả đám ra đây thuê thuyền để chơi. Nghĩ lại mà em chả hiểu tại sao ngày xưa các cụ lại có thể phó mặc con cháu cho giời như vậy. Tòan một đám con nít, chắc chỉ khỏang 8-12 tuổi, đa số ko biết bơi, ko biết chèo thuyền. ( Thuyền có 2 mái chèo )
 
Hạng F
13/1/06
12.145
2.235
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
gadaubac nói:
...
Các bác ra HN có thể đi thuyền trên Hồ Tây, hồ Trúc Bạch... nhưng ko biết có bác nào đã được đi thuyền trên hồ Gươm chưa nhỉ. Ngày xưa, bên cạnh Thủy Tạ là bến cho thuê thuyền để du khách dạo chơi trên hồ. Bọn em hồi đó còn học cấp 1, đầu cấp 2 Thanh Quan đã kéo nhau cả đám ra đây thuê thuyền để chơi. Nghĩ lại mà em chả hiểu tại sao ngày xưa các cụ lại có thể phó mặc con cháu cho giời như vậy. Tòan một đám con nít, chắc chỉ khỏang 8-12 tuổi, đa số ko biết bơi, ko biết chèo thuyền. ( Thuyền có 2 mái chèo )
Đúng là hồi xưa XH còn thanh bình chứ hông như bây giờ ..."loạn lạc' bác ah. cha mẹ tui cũng thường thả lỏng cho tui đi chơi một mình lên trung tâm - Bờ Hồ - bằng tàu điện. Dúi vào tay 10 hào, mẹ tui chỉ bảo một câu đại loại "con đi tàu đàng hoàng, đừng nhảy tàu nhé!" Thế là tui vui vẻ cuốc bộ từ trong khu Mai Hương (khu D, tập thể Quỳnh Lôi-bên cạnh trường cấp 3 Đoàn Kết) ra ngoài phố Hai Bà Trưng đón tàu (trạm Trại Găng) đi lên phố Lò Đúc rủ thằng em họ đi chơi cùng. Mẹ nó thì "kẹo kéo" lắm! Bà chỉ cho nó đúng 1 hào để đi về bằng tàu điện, còn tiền ăn quà thì..."chắc bác My-mẹ tui- đã cho cả 2 rồi?!"...Thế là 2 anh em ra đón tàu đi tiếp lên Bờ Hồ chơi. Để tiết kiệm tiền ăn kem thằng em rủ tui nhảy tàu, sợ lắm và nhớ lời mẹ dặn nhưng chẳng lẽ nó nhảy mình đứng lại? Thế là nhảy theo, may mà mình cũng có tý khiếu hay là phản xạ tốt nên không bị gì cả. Rồi leo trèo lội hồ ...thằng em tui "bụi đời" quá! Tui bị nó dẫn dắt suốt, và một lần bị vấp ngã khi phóng từ trên mỏm Tháp Bút Nghiên bên bờ Hồ Gươm xuống dưới, sái khớp tay, sợ quá về giấu bố mẹ vài tuần mới khỏi-tự khỏi do bong gân nhẹ-làm việc gì cũng một tay phải thôi, may quá nếu bị lộ là lần sau khỏi được cho đi chơi một mình...:confused:
Thằng em tui hiện nay vẫn còn sinh sống rất đàng hoàng bên Tiệp, mở 2-3 cái ki-ốt thức ăn nhanh ngoài phố chính cũng kiếm kha khá, giờ nó còn chơi món Tennis và tham gia thi đấu giải Quốc tế nữa...con nó học ngoan lắm và chơi đàn Piano, thi đấu quốc tế luôn...Em tui không thích về VN, bỏ mặc bố mẹ già neo đơn cô quạnh ở quê nhà vì nó "sợ VN" lắm rồi...!
Bà trẻ tui ngoài đó cũng có cậu con trai chạc tuổi tui, nhưng bà không dám cho cậu tui đi chơi một mình như thế vì sợ nguy hiểm. Mẹ tui nói "kệ tụi nó, con trai phải được vẫy vùng, cho biết đó biết đây chứ dì...". Bà trẻ tui hiện sống ở VT, con trai bà học hành rất giỏi, giờ làm PTS - cán bộ ngành khí hóa lỏng...
Chỉ có tui nhút nhát nên cuộc đời không thăng tiến, vẫn đi bưng bê cafe mà thôi...
tongue4.gif
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Lại 888 tiếp về cái bọn chân đất mắt toét chúng em:D
Khi ấy, HN với chúng em là cả một huyền thoại, bọn em đi và đi chứ không có ăn uống gì cả (kẻo hết tiền:p). Chùa Một Cột, quảng trường Ba Đình, Hồ Tây-Trúc Bạch-Yên Phụ, Hồ Gươm, Hồ Bảy Mẫu - Thuyền Quang, Láng, Cầu Giấy, Quan Chưởng, Đồng Xuân, Nhà Hát Lớn, Bách Hoá Tổng Hợp... Những cái tên mà chỉ được biết qua sách vở đều được tụi em xới tung lên và đến tận nơi để mục sở thị. Đến, nhìn ngó một hồi rồi lại đi tiếp. Ăn thì mỗi đứa tự kiếm một nơi ăn ké hoặc may thì được thằng lớp trưởng lôi về nhà chiêu đãi. (Ngày ấy cái ăn còn nặng lắm.)
@hcivic: khiếp, có tới 10 hào khi đi chơi cơ à, thuộc dạng tỷ phú đấy bác ạ.