Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Re:Mỗi ngày một chuyện.

@gadaubac: Khu TT Chu Văn An là số 12 Thụy Khê phải không? Thằng lớp trưởng lớp em nhà trong này.
Chợ Bắc Qua hồi đó nổi tiếng về món ăn vặt (ăn quà, theo chữ xưa). Nhưng khu chợ Hàng Da cũng khá nổi tiếng, nhất là phố Hàng Điếu và ngõ Văn Chương. Phở Bát Đàn thì nổi tiếng khỏi nói.
 
 
Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
Re:Mỗi ngày một chuyện.

Khu TT CVA thì nó nằm ngay trong trường, phía sát bờ hồ Tây, ở đấy có căn nhà bát giác trông ra hồ khá đẹp. Còn số nhà thì em phải nói thật là hòan tòan ko nhớ. Bọn em ngày xưa học chung cả đám hàng Chiếu, hàng Mã, Đồng Xuân, hàng Khoai, hàng Đậu. Sáng nào cũng lũ lượt rủ nhau đi học nhưng số nhà thì tuyệt nhiên ko quan tâm mặc dù nhà ở đâu thì biết rất rõ.
 
Bún thang chợ Đồng Xuân thì chắc chắn là em chưa bao giờ ăn, có lẽ vì nó cao sang quá chăng. Phố ẩm thực LVQ thì có lẽ nó chỉ bắt đầu có từ sau những năm 90, khi đó em đã ko còn ở HN nữa rồi.
 
Phố Lương Văn Can là con phố có nhiều tiệm ăn nổi tiếng từ dưới thời Pháp nên dĩ nhiên là dân đen như bọn em ngày xưa tuy đi qua hàng ngày nhưng chả bao giờ có ý định ghé vào.
 
Phố hàng Điếu xưa đúng là cũng có nhiều hàng ăn ngon & giá cả bình dân - nhà ông ngọai em ở phố này - tuy nhiên một năm bọn em chỉ đến nhà ông ngọai 1 lần vào dịp tết. Cứ sáng mùng một là cả nhà đi bộ từ hàng Giấy lên hàng Điếu, sau bữa cơm trưa xong là cả nhà lại đi bộ về ( cái thú đi bộ ngày mùng một tết chứ ko đi xe đạp )
 
Em nhớ lại là cái món phở mậu dịch ở chợ Đồng Xuân khi mua bao giờ cũng để bánh phở riêng, nước riêng. Các cô bán phở biết là mua về để ăn với cơm nguội nên bao giờ cũng cho nhiều nước hơn bình thường. Món bún ốc thì chỉ mua nước & ốc mà ko lấy bún, vì vậy nên đến mãi sau này khi đi làm trong Nam rồi em mới thực sự được ăn bát bún ốc mà có cả bún lẫn ốc. ( Cái rạp chiếu phim trên phố hàng Chiếu là rạp Long Biên chứ ko phải rạp Công Nhân )
 
Sau này các bác mới nghe nói đến bún chả hàng Mành, chứ hồi em đi học cấp 1 Thanh Quan, hàng ngày đi qua hàng Khoai thì đã thưởng thức món bún chả quạt than ngay trên vỉa hè rồi. Dĩ nhiên là cũng chỉ ngửi chứ làm gì có tiền mà ăn. Hồi mấy năm trước khi về HN em có ghé lại để ăn bún, ngồi tâm sự với bác chủ quán ( vẫn bán trên vỉa hè ) mới biết ngày xưa mẹ bác bán bún chả, còn bác chủ quán hồi đó còn bé thì phụ giúp mẹ quạt than, mới đó mà đã hơn ba chục năm rồi.
 
Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
Re:Mỗi ngày một chuyện.

Như em đã nói, nếu ngày xưa các bác chỉ cần cho em biết là nhà bác ở khu nào thì em có thể xác định một cách tương đối là bác thuộc thành phần nào trong XH, cái này là có lẽ theo định hướng XHCN thì phải, dĩ nhiên là nó chỉ tương đối đúng với các khu được quy họach theo diện nhà nước. Còn với các phố hàng... thì tương đối phức tạp hơn vì thật giả bị trộn lẫn chắc là cũng theo định hướng của nhà nước để dễ kiểm sóat mấy thành phần ko cơ bản thì phải.
Sở dĩ em nói dài dòng vậy vì em sẽ kể chuyện về mấy nhà hàng xóm thì các bác sẽ thấy rõ hơn.
Cạnh nhà em ở là tiệm kem Thăng Long, tiệm này có từ thời Pháp, đến thời VNDC thì nhà tư sản này ko còn bán kem nữa mà chuyển qua bán đồ khô như lạc, vừng, đậu...mới đây em nghe nói 02 cô con gái ( Ông Thăng Long chỉ có 02 người con gái ) đã cùng nhau bán căn nhà này trị giá hơn ba chục tỉ để đi nơi khác rồi.
Nhà kế bên thì có 1 bác Nhân Văn Giai Phẩm, em chỉ nghe nói chứ có bao giờ thấy mặt bác đó đâu - thật tiếc, hoặc có thể em thấy nhưng ko biết.
Nhà em ở thì có tới 5 hộ gia đình. Bà chủ của chính căn nhà đó - trước năm 54 thì được chia 1 phòng ngay dưới đất bên phải cổng nhà, phòng bên trái thì được phân cho một bác người Huế - dân tập kết, 5 người con của bác này thì học cao nhất là hết lớp 10. Đi qua 1 khỏang sân thì đến 1 căn nằm dưới đất - căn này ngày xưa chỉ dành cho người giúp việc - chính là căn nhà của mẹ bác diễn viên của đòan kịch nói HN - bác Hồng Sơn - mẹ bác Sơn này bán hàng khô ở chợ Đồng xuân. Phía trên căn nhà này là 1 phòng được phân cho 1 bác cán bộ tập kết người Quảng Ngãi - bác này nguyên là giám đốc xí nghiệp tàu điện HN, vợ bác này là con gái phố Lương Văn Can. Nhưng có lẽ bác cán bộ tập kết này chỉ đọc thông viết thạo được cũng là may lắm rồi nên cả 5 người con của bác ấy cũng chỉ học hết lớp 10. Còn nhà em, đúng ra là nhà ông nội em, vì sau khi đi tản cư về HN thì căn nhà - cửa hàng của ông nội ở phố Sinh Từ đã được quốc hữu hóa để xây dựng CNXH, nên ông nội em được chia 1 phòng ở trong căn nhà này.
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Re:Mỗi ngày một chuyện.

Lại bàn về mộ rivie:
Hồi những năm 7x, mộ rivie nằm kế bên đường ngay ngã 3 đường đê (Đường Láng thì phải - lúc đó chưa có Láng Trung/Hạ/Thượng gì gì đó) và đường lên Cầu giấy (nối tiếp Nguyễn Thái Học). Ngôi mộ cũng có quy mô kha khá và được ghi rõ họ tên. Đi tàu điện tới đây là có dịp ngó xem.
Cũng trên đường Láng, gần ngã 3 Giảng Võ (khi ấy chỉ là ngã 3) là mộ Garnier tương tự như mộ Rivie chả biết bây giờ có còn không.
Sở dĩ em cứ nói mãi về cái lão Tây này vì đối với em, cái câu "Còn thoáng đâu đây dấu xưa oai hùng" nó ứng với 2 ngôi mộ này một cách kỳ lạ. Cái dấu đại bác ở cửa Bắc thì làm mình đau lòng nhưng 2 cái mộ này thì làm em có chút thoả mãn. Chí ít thì bọn đánh thành Hà Nội cũng phải trả giá.
Em cũng không hiểu sao Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc ít được nhắc tới trong sử sách, dù rằng LVP là thủ lĩnh quân Cờ Đen - một đám thổ phỉ nhưng hình như HKV thì không phải. Quân Cờ Đen sau lui về Sơn Tây và tan rã, còn HKV thì không biết số phận ra sao.
 
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Re:Mỗi ngày một chuyện.

Khi Nhà Nguyễn ký hòa ước Hoàng Kế Viêm rút về Huế (Ông là Tiến  sĩ đầu khóa ( Nhà nguyễn không có Trạng Nguyên) và là Phò Mã nên không tiếp tục được) về sau ông cấm các con ra làm quan (sai lầm nghiêm trọng). Hiện naycác nhà sử học đang đề nghị phục hồi công trạng ( giống như nhiều quan lại triều Nguyễn khác).
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Re:Mỗi ngày một chuyện.

@gadaubac: phải nói là một trời kỷ niệm khi nhắc về Hà Nội. Biết rằng sự vật phải thay đổi nhưng khi nhắc về những người xưa cảnh cũ ta vẫn thấy đẹp làm sao. Lăng kính thời gian phủ lên một bộ cánh hư ảo của những kỷ niệm. Tuy nhiên phải là người biết trân trọng quá khứ (kể cả sai lầm mới thấy được vẻ đẹp đó).
--------------------
Lại 888 tiếp về HN xưa
---------------
So với gadaubac, em chỉ là thằng nhà quê chân đất mắt toét lạc vào HN. Còn nhớ có lần em lên đến HN thì đã 11h đêm (sau một chuyến tàu bão táp HP-HN khởi hành từ 11h trưa). Em chỉ còn cách đi bộ 8km từ ga về trường ĐHSPHN1. Khi đi qua Giám khoảng 400m (gần tới bến xe Kim Mã) em bị lũ bạn của bác gadaubac chặn lại định trấn lột, nhưng sau khi kiểm tra từ trên xuống dưới chỉ thấy cái kính cận là đáng giá chúng nó bèn cho em đi vô tư.
Trong khoảng 74-75 em có vài lần được lên HN theo người lớn, mỗi lần đi là cả ngày hội. Dù rằng em là dân HP, nhà cũng có điện, cũng được ăn kem:D, nhưng HN là cả 1 sự hấp dẫn khổng lồ.
Lúc đó em hay đi theo tuyến Phùng Hưng - Trần Phú - Điện Biên Phủ để xem bảo tàng Quân Đội rồi chui vào hàng rào để xem người ta xây Lăng Bác. Chán thì lại vòng qua Nguyễn Thái Học về Cửa Nam rồi về Nguyễn Quang Bích. (Nhân đây nhờ bác gadaubac bói xem bà nội em ở 1 phòng trong nhà 17 Nguyễn Quang Bích thì thuộc thành phần nào:D). Tuyến thứ 2 là Phùng Hưng - Cửa Đông - Lý Nam Đế - Vườn hoa Hàng Đậu (vì nó nối nhà của ông thiếu tướng trong họ ngoại nhà em với nhà bà nội em). Tuyến thứ 3 chính là Nguyền Quang Bích - Đường Thành - Hàng Gai - Hồ Gươm.
Toàn bộ lộ trình đều là đi chân đất hoặc tàu điện
 
Hạng C
15/5/07
952
591
93
59
Re:Mỗi ngày một chuyện.

Em thấy rất trân trọng tình cảm của bác Tưởng dành cho HN, mặc dù bác là người HP.
Nguyễn Quang Bích thì em phải nói thật với bác là em ko nhớ nó ở đâu, hehe. Nhưng theo tuyến phố mà bác mô tả thì ngày xưa khu này ko phải dân tiểu thương buôn bán, ít - hoặc ko có dân gốc HN, dân làm cán bộ hoặc có công với CM là phần nhiều.
Khu Phùng Hưng-Cửa Đông - Lý Nam Đế thì phần nhiều là sỹ quan hoặc có dính dáng đến quân đội.
Còn trấn lột ở HN thì ngay em cũng bị chứ ko phải chỉ mình bác, em đi mua cá trên Nghi Tàm cũng bị trấn, ra bờ đê sông Hồng ( từ nhà em chỉ băng qua hàng Khoai là tới bờ đê này rồi ) cũng bị bọn trẻ quân khu K95 ra trấn lột.
Hai cái mộ mà bác Tưởng nhắc tới thì em hòan tòan ko biết ( mặc dù sử cũng có ghi ), đơn giản là nói em chỉ đường ra Ngã Tư Sở thì em cũng chỉ ko được, đó là những chỗ mà chả mấy khi em đi tới.
Dân phố em ở thì ngòai một số rất ít các bác tập kết làm cán bộ còn lại hầu như chả có gia đình nào tham gia, hoặc có công với CM cả. Đối diện nhà em bên kia đường có bác thậm chí còn xin tị nạn chính trị trong sứ quán tàu hồi năm 78, nhưng thằng tàu nó thấy bác ý chỉ là dân tư sản cũ chứ chả dính dáng gì đến người Hoa nên đẩy bác đó ra đường. Kết quả là bác được nhà nước nuôi cơm miễn phí mấy năm. Đám thanh niên phố cũng rất ít đi bộ đội, bác nào trốn ko được thì đi về cũng chỉ kể tòan chuyện chơi bời gái quê, nơi các bác đóng quân chứ tuyệt nhiên ko có chuyện chiến đấu, đánh nhau gì hết. Nói chung là các cụ ngày xưa đã xác định rất đúng khi cho rằng nòng cốt của CM là lực lượng công - nông, đừng có trông mong gì vào đám tiểu tư sản, tiểu thương, dân thành thị.
 
Mấy tuyến phố mà bác hay đi, có lẽ em phải chỉnh lại chút xíu cho nó đúng : Phùng Hưng - Trần Phú - Điện Biên Phủ - ok
Phùng Hưng - Cửa Đông - Lý Nam Đế - Vườn hoa hàng Đậu : Tuyến này em thấy hơi ko ổn, bác muốn đi từ PH ra vườn hoa HĐ thì chỉ cần đi thẳng PH ra hàng Cót là ngay vườn hoa HĐ rồi
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Re:Mỗi ngày một chuyện.

@gadaubac: Nguyễn Quang Bích tên phố cũ là Phạm Phú Thứ. Là con phố nhỏ nối từ Phùng Hưng vào bên hông chợ Hàng Da.
Vụ ra vườn hoa Hàng Đậu là vì đến nhà ông ở 10A Lý Nam Đế, sau khi chào ông thì lại ra ngoài chơi, chờ đến giờ về ăn ké:D
 
Hạng C
29/7/10
777
8
18
TP.HCM
mợ tài nói:
P30584 nói:
Tặng các bác một bài hát gợi lại nhiều trong những người con đất Hà Thành kỷ niệm về một thời thơ ấu khó quên
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=NWfHMqRu6A
Bài hát này lúc nào cũng làm em xúc động khi được nghe, nhất là khi người ca sĩ này ôm cây ghi ta ngồi hát trong đêm khuya thanh vắng giữa Saigon

<span style=""color: #3366ff;"">MÃI VẪN LÀ TUỔI THƠ TÔI HÀ NỘI</span>

<span style=""color: #3366ff;"">Nhớ vô cùng ngày tôi xa Hà Nội </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Những phố phường tuổi thơ tôi bồi hồi </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Phố Hàng Lược chợ hoa, phố Hàng Đào lụa tơ </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Đất Thăng Long người ơi </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Mái nhà nào chờ tôi </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Bài hát của tôi, làn gió của tôi </span>

<span style=""color: #3366ff;"">Những tháng ngày tuổi thơ tôi - Hà Nội </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Những chiều chiều đội mưa </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Lũ bạn bè ngày xưa </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Trốn học đi tìm thơ </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Trái tim tôi mộng mơ. </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Bài hát mùa đông, làn gió mùa đông </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Phía sông Hồng </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Những cánh buồm, những cánh buồm nâu </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Những con thuyền dắt nhau về đâu </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Bãi dâu chiều khuất xa. </span>

<span style=""color: #3366ff;"">Mãi vẫn là tuổi thơ tôi - Hà Nội </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Dáng hiền từ, bà tôi, dắt tôi trong chiều nghiêng </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Mãi mãi truyện thần tiên </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Đất Thăng Long hùng thiêng </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Còn đó tuổi thơ, còn mãi ngày xưa </span>

<span style=""color: #3366ff;"">Sóng Tây Hồ </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Tiếng chuông chùa vẳng xa thật xa </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Những mái nhà ngói xô bài ca </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Những gì đã qua lại bao la vọng về </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Những gì đã qua lại bao la một chiều </span>

<span style=""color: #3366ff;"">Mãi vẫn là tuổi thơ tôi - Hà Nội..</span>
@P30584
bài hát mà em tìm kiếm
nó không phổ biến lắm phải không.
em nghe lần đầu bài này trong dĩa của một người bạn HN quen biết đã 30 năm gửi tặng SN.
giờ bác nhắc lại ca khúc này, làm em nhớ thương ngừoi ấy vô hạn!

@mợ tài : mợ cho em hỏi có phải đĩa CD mang tên " Nhớ tuổi thơ Hà Nội " mà bài mở đầu là bài "Hà Nội nhớ" của Hoàng Hiệp, bài thứ hai là bài "Làng lúa - làng Hoa" và bài hát trên lúc đó mang tên "Nhớ tuổi thơ Hà Nội" được xếp thứ ba phải không mợ.
Tặng Mợ và các bác một số ảnh Hà Nội cuối thu 2007
Kỷ niệm một thời Hà Nội

 
Kỷ niệm một thời Hà Nội

 
Kỷ niệm một thời Hà Nội

 
Và em đố các bác đây là quả gì ?
 
Kỷ niệm một thời Hà Nội
 
Hạng C
29/7/10
777
8
18
TP.HCM
@gadaubac
Vậy nhả em ở đối diện với nhà của bác Phan Hiền ngày xưa thì em thuộc loại nào vậy bác
21.gif
21.gif
21.gif
( Nhà em cách nhà bác gadaubac khoảng vài trăm mét hướng về bờ hồ )