Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
29/11/10
315
8.304
93
ngr040 nói:
Em ghét nghe cái điệp khúc tại xxx không a, b, c, ... nên người dân mới chịu thiệt x, y, z, ... "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân", việc của mình mình phải tự tìm hướng đi chứ có chuyện thì đổ cho người khác mà tại sao không chính ở bản thân mình?!
Bác nguy hiểm quá
24.gif
 
Hạng B2
13/12/10
338
11
18
HCMC
Các bác nói XXX em thấy sao nó chung chung quá.
Theo em, ở đây nói thẳng ra là trách nhiệm của các hiệp hội và bộ NN&PTNN.
Bản thân các hiệp hội dường như không phát huy vai trò đại diện quyền lợi, định hướng và đấu tranh các quyền lợi kinh tế một cách mạnh mẽ để các cơ quan cao hơn có cơ sở điều chỉnh chính sách mà chi lo mỗi một việc là báo cáo số liệu, thống kê.
 
Hạng B2
16/12/09
481
4
18
storm_auto nói:
Các bác nói XXX em thấy sao nó chung chung quá.
Theo em, ở đây nói thẳng ra là trách nhiệm của các hiệp hội và bộ NN&PTNN.
Bản thân các hiệp hội dường như không phát huy vai trò đại diện quyền lợi, định hướng và đấu tranh các quyền lợi kinh tế một cách mạnh mẽ để các cơ quan cao hơn có cơ sở điều chỉnh chính sách mà chi lo mỗi một việc là báo cáo số liệu, thống kê.

Em thấy giống trợ lý cho nhà nước hơn là cho dân ^^
 
Hạng D
14/8/09
1.276
3.968
113
42
Biên Hoà
kimlong501 nói:
@Phi_tran: Như vậy, việc ngèo của nông dân là do lỗi của xxx ta, từ thiếu thông tin đến hỗ trợ cho nông dân đúng ko a ?? Nếu như a sản xuất những sản phẩm khác, khi a gặp khó khăn thì a có đổ lỗi là do xxx cung cấp thông tin thiếu cho a ko ??? Quan điểm của e là xxx phải hỗ trợ nhưng mà phần nào thôi, chứ ko phải mình ngèo là do lỗi của họ.

Nông thôn và nông dân hoàn toàn không giống như sản xuất công nghiệp. Đối với sản xuất công nghiệp, em chỉ việc đầu tư vào máy móc thiết bị để ra sản phẩm. Nên nếu sản phẩm này không bán được em có thể đầu tư thay đổi công nghệ để sản xuất ra sản phẩm khác . Mà không bị điều kiện tự nhiên ràng buộc, chỉ bị luật pháp ràng buộc thôi.
Còn đối với sản xuất nông nghiệp còn phải gánh nặng vào tự nhiên, thiên nhiên, mùa vụ....
Nó nôm na là thế này:
Đối với ruộng nước thỉ em chỉ có thể canh tác được lúa nước, hoặc các loại cây có khả năng cho nông sản mà có thể sinh trưởng trong điều kiện ngập nước. Rồi xen canh bằng việc nuôi cá trong ruộng, vấn đề này rất khó, yêu cầu kỹ thuật cao, dự báo thời tiết phải chính xác. Nếu không có 2 điều này thì cây cũng chết mà cá cũng không sống được. Nước thuỷ lợi lại phụ thuộc vào nguồn nước của sông ngòi và người nông dân thì phải bỏ tiền ra mua (mua ở đây không giống như mình mua nước máy về sử dụng đâu, mua nước thuỷ lợi đóng theo năm - và cũng phải phụ thuộc vào kế hoạch của cơ quan thủy lợi và đia phương). Nên ví dụ em bỏ tiền ra nuôi cá trong ruộng nước, nhưng năm đó hạn hán, thì em sẽ lỗ nặng (cá phải có thời gian phát triển ít nhất là 4 tháng). Chính vì lý do này mà người nông dân không ham hố việc nuôi cá trong ruộng nước.

Đối với ruộng cạn: Việc gieo trồng bắt buộc phải theo mùa vụ. Mùa lúa bắt buộc phải trồng lúa, mùa bắp bắt buộc trồng bắp, cái này là theo cơ cấu mùa vụ của địa phương. Và cây trồng thì phải tránh mùa sâu bệnh. Nên mới có tình trạng ở miền Bắc và miền Trung chỉ có thể sản xuất lúa vào 2 vụ trong năm. Vụ tháng 05 và vụ tháng 10. Còn những vụ khác thì thay thế bằng đậu phộng, bắp, khoai lang, đậu, ớt ....

Em cũng có ý đúng là không thể đổ hết lỗi lên đầu xxx, nhưng với tình trạng hiện nay, thì có thể khẳng định nông dân nghèo là do các cơ quan chức năng được lập ra hỗ trợ nông dân không hoàn thành trách nhiệm trên giao. Nói chung không lo chuyên môn, chỉ lo làm kinh tế, dân chết mặc dân.
Để hiểu rõ tầng lớp nào, em hãy lại gần họ, sống cạnh họ, thở dài theo hơi thở của họ, giật mình giữa đêm như họ. Lau nước mắt vì "hết tiền" như họ. Như thế em mới hiểu hết cái khổ của họ.

Anh có thể khẳng định câu này: "Không 1 cha mẹ nào cam chịu cho con cái mình thiếu thốn, nghèo khổ, đói rách như họ. Chỉ là họ không thể vuợt qua được, và họ cùng con cái họ phải cam chịu"
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
14/6/11
694
33.277
93
Long An
Mấy người chỉ biết chỉ trích cá nhân mà không có chút đóng góp ý kiến gì thì không nên tham gia làm gì đâu bác à.
Bomlaem nói:
ngr040 nói:
Em ghét nghe cái điệp khúc tại xxx không a, b, c, ... nên người dân mới chịu thiệt x, y, z, ... "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân", việc của mình mình phải tự tìm hướng đi chứ có chuyện thì đổ cho người khác mà tại sao không chính ở bản thân mình?!
Bác nguy hiểm quá
24.gif
 
Hạng D
14/8/09
1.276
3.968
113
42
Biên Hoà
storm_auto nói:
Các bác nói XXX em thấy sao nó chung chung quá.
Theo em, ở đây nói thẳng ra là trách nhiệm của các hiệp hội và bộ NN&PTNN.
Bản thân các hiệp hội dường như không phát huy vai trò đại diện quyền lợi, định hướng và đấu tranh các quyền lợi kinh tế một cách mạnh mẽ để các cơ quan cao hơn có cơ sở điều chỉnh chính sách mà chi lo mỗi một việc là báo cáo số liệu, thống kê.

Không phải cố ý nói chung chung đâu bác ạ. Chỉ là nhiều cơ quan quá, kể ra thì hơi lòng vòng:
- Thuỷ Lợi
- Dự báo thời tiết
- Khuyến Nông
- Trung tâm giống và cây trồng
- Trung tâm lập kế hoạch canh tác (thường là áp từ huyện xuống)
- Tổng công ty chế biến
- Tổng Công ty XNK Nông sản
....
Nhiều lắm, mỗi ngạch có 1 cơ quan nhà nước quản lý riêng. Nhưng không chịu trách nhiệm chung.
Dân chết mặc xxx dân.
 
Hạng B2
27/2/09
158
1
18
35
dân mình làm ăn cũng hơi bầy đàn 1 chút,ít khoa học, khi tôm sú đắt thì tranh nhau nuôi sú, khi heo đắt lại tranh nhau nuôi heo .... cuối cùng, chỉ béo thương lái, tha hồ ép giá .
 
Hạng B2
18/8/04
221
44
28
40
Bác tìm trên mạng tài liệu "điều tra nông dân Trung Quốc" sẽ thấy nhiều điều tương đồng với VN. Và sẽ trả lời được nhiều câu hỏi của Bác.
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
Các hoạt động nông nghiệp, trong xã hội có nền kinh tế phát triển về nguyên tắc đều là các hoạt động có thu nhập thấp.
Giả sử 1 người nông dân có 1ha ruộng (1 con số được coi là lớn hiện nay). Trồng lúa 3 vụ/năm, năng suất cả năm là 20 tấn (con số tương đối tối ưu, hiện có những nơi vụ chính đạt năng suất 10tấn/ha nhưng tính cả năm cũng chỉ 20tấn). Cho rằng giá lúa là 6000/kg và lợi nhuận là 30% như mục tiêu chính phủ đề ra. Vậy người nông dân đạt được thu nhập 36 triệu/năm, một con số khó tự hào được.
Chính vì vậy, các nước Phương Tây/Mỹ đã giảm tỷ lệ dân nông thôn xuống rất thấp (20%) cho phép nông dân canh tác trên diện tích >4ha/người. Ngoài ra còn có nhiều biện phát tập trung hoá/cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động của nông dân. Tuy vậy, thu nhập của nông dân ở các nước tiên tiến này vẫn không đủ để hấp dẫn nông dân, vì vậy Nhà Nước của họ phải đưa ra đủ các biện pháp để hỗ trợ nông dân: trợ giá, ưu đãi xã hội, xuất khẩu...
Nông dân VN hiện chiếm 70% dân số (tính cả già trẻ lớn bé) với diện tích SX chỉ khoảng 1000m2/người, quy mô thì manh mún thì làm sao mà giàu lên nổi. Em kính phục những người nông dân tuy có thu nhập thấp nhưng vẫn nuôi dưỡng được con cái thành tài.
Về vai trò của xxx, đáng trách thì nhiều mà đáng thông cảm cũng lắm, không phải điều gì báo chí nêu lên cũng là lỗi của xxx đâu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.